Ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong xây dựng đường sắt tốc độ cao bắc nam
lượt xem 3
download
Tài liệu "Ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam" gồm các nội dung chính như sau: Ưu điểm của máy toàn đạc điện tử; máy toàn đạc điện tử TC(R)-405; Đặc tính kỹ thuật cua máy toàn đạc điện tử TC(R)405; chức năng, nhiệm vụ, cách sử dụng từng bộ phận trong máy toàn đạc điện tử
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong xây dựng đường sắt tốc độ cao bắc nam
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. (113) ỨNG DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO BẮC NAM PGS.TS Phạm Văn Chuyên Trường đại học Xây dựng Hà nội ĐẶT VẤN ĐỀ. Đừơng sắt tốc độ cao bắc nam là một công trình hiện đại ,qui mô lớn, dài 1541 km, điểm đầu tại ga Ngọc hồi (Hà nội) , điểm cuối ga Thủ thiêm (thành phố Hồ chí Minh), đi qua 20 tỉnh thành ,có 23 ga khách , 5 ga hàng , đường sắt đôi, khổ 1435 mm, điện khí hoá, tảỉ trọng 22,5 tấn/trục,tốc độ thiết kế 350 km/giờ, chạy trên ray, có khoảng 60 % là cầu cạn ,10 % là hầm , 30 % là nền đất. Để xác định vị trí , hình dạng , kích thước công trình này cần phải ứng dụng kỹ thuật đo đạc trắc địa tiên tiến của thế kỷ 21 là công nghệ định vị toàn cầu GPS 1. ƯU ĐIỂM CỦA MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ. Máy toàn đạc điện tửlà dụng cụ đo đạc trắc địa hiện đại và tiên tiến của thế kỷ 21,có những ưu điểm sau : 1/ Đo được tất cả các yếu tố: góc, dài, cao . 2/ Độ chính xác đo đạc cao. 3/ Tự động hóa cao : các số đo hiện lên màn hình dễ đọc ,tự động lưu trữ vào bộ nhớ trong máy ,kết nối dễ dàng với máy vi tính . 4/ Năng suất lao động cao. 5/Làm được rất nhiều việc để xây dựng công trình một cách thuận tiện, nhanh chóng. Để đơn giản và dễ hiểu dưới đây sẽ xem xét cụ thể máy toàn đạc điện tử Leica TC(R)405. 2. MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TC(R)-405 1
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Máy toàn đạc điện tử TC(R)-405 được minh họa trên hình 2.1, gồm có : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1516.1718 Hình 2.1 1/Ống ngắm sơ bộ .2/Đèn hồng ngoại .3/Ôc vi động đứng của ống kính .4/Pin . 5/Hộp pin. 6/Nắp đậy pin. 7/Kính mắt . 8/Vòng xoay kính mắt .9/Quai xách tay. 10/Đế máy . 11/Ốc cân bằng máy . 12/ Kính vật. 13/Màn hình. 14/Các phím điều khiển chức năng. 15/ Ông thủy tròn. 16/Phím tắt mở . 17/ Phím trigger. 18/Ôc vi động ngang ống kính. 3. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CUA MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TC(R)405 1/ Có chức năng đo không gương. 2/Độ chính xác đo góc là 5". 3/Đo cạnh có gương . + Chế độ đo khoảng cách dùng gương (IR), với gương tròn GPR1 (trong điều kiện thời tiết tốt) là: 3500m. +Độ chính xác với chế độ đo này: Đo chuẩn/Đo nhanh/Đo đuổi lần lượt là: 2mm + 2ppm/5mm + 2pmm/5mm + 2ppm. 4/Đo cạnh không có gương . Chế độ đo khoảng cách không dùng gương (RL), với hai model là: +Power sử dụng công nghệ PinPoint R400 đo khoảng cách >400m; +Ultra sử dụng công nghệ PinPoint RI000 đo khoảng cách >1000m. 5/ Đo cạnh bằng tia laze và có gương . 2
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. + Chế độ đo khoảng cách bằng tia laze kết hợp với sử dụng gương tròn GPR1 (trong điều kiện thời tiết tốt) là: 7500m. + Độ chính xác nếu đo khoảng cách trong khoảng: Từ 0 - 500m là 2mm + 2ppm Từ >500m là 40mm + 2ppm 6/Bộ nhớ trong: 12500 điểm đo, đối với điểm cứng là 18000 điểm. 7/Thời gian đo với pin GEB 121 là gần 6 giờ (khoảng 9000 điểm). 8/ Quy trình thao tác được kết hợp giữa các bộ phận cơ quang thông thường với điều khiển hệ thống các phím điện tử chức năng. 9/ Số liệu đo đạc được hiện lên màn hình rất dễ đọc và được tự động ghi vào “sổ điện tử”. “Sổ điện tử” được ghép nối vào máy đo đã làm cho việc thu thập ghi chép số liệu được tự động hóa và ghép nối với máy vi tính rất thuận tiện. 10/Đặc biệt nhờ có một số chương trình con giải các bài toán trắc địa chuyên dụng được cài đặt trong máy đo đã làm cho nhiều việc được tự động hóa hơn nữa :Nhờ vậy năng suất lao động đạt rất cao. 11/Trên thế giới có nhiều nước đã chế tạo được máy toàn đạc điện tử.Các nướcTây Âu (hãng Leica), Mỹ (hãng Trimble), Nhật Bản (hãng Nikon, Topcon, Pentax). Chú ý: Những điểm cần chú ý khi sử dụng máy toàn đạc điện tử TC(R) 405: 1/ Không được nhìn thẳng trực diện vào tia laze (hỏng mắt). 2/Không được chiếu tia laze vào người khác (gây tai nạn nguy hiểm!). 3/Phải kiểm tra sự đồng trục của tia laze với trục quang học của ống kính. 4/Chỉ sử dụng nguồn điện theo đúng quy định của nhà sản xuất Leica. 5/Khi pin mới đưa vào sử dụng, để tăng tuổi thọ của pin thì lần đầu tiên phải nạp từ 8 đến 12tiếng đồng hồ, ngay sau đó xả sạch điện bằng cách bật chiếu sáng màn hình và bật chế độ đo tracking. Làm lặp lại như thế một lần nữa. 6/Trong quá trình sử dụng sau này khi pin gần hết thì phải được nạp điện ngay kịp thời. 7/ Hãy ngắt việc sạc pin đúng lúc khi pin vừa đầy. 8/Không ngắt việc sạc pin sớm quá khi pin chưa đầy. Vì nhiều lần như thế sẽ tạo ngưỡng đầy giả tạo cho pin, làm cho lần sau khi sạc đến ngưỡng đó thì pin sẽ báo đầy theo hiệu ứng nhớ của pin, nhưng thực tế thì dung lượng của pin lại vẫn chưa đầy. 9/Không ngắt việc sạc pin quá muộn khi pin đã đầy lâu rồi. Vì như thế pin sẽ bị chai dần, dẫn tới hiệu suất sử dụng kém. 3
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. 4.CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ , CÁCH SỬ DỤNG TỪNG BỘ PHẬN TRONG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ . 14 bộ phận quang cơ.(giống với máy kinh vĩ quang học truyền thống). 1.Chân máy. Chân máy là cái giá ba chân để đặt đầu máy lên khi đo đạc . 2. Hòm máy. Để chứa đựng và bảo quản đầu máy. 3.Ống kính. Để ngắm điểm mục tiêu ở xa đươc rõ ràng và chính xác. 4.Bàn độ ngang. Để đo góc bằng . 5.Bàn độ đứng . Để đo góc đứng . 6.Ống thủy tròn . Ống thuỷ tròn dùng để cân bằng máy sơ bộ. Nó là căn cứ để đưa một đường thẳng về vịtrí thẳng đứng vuông góc với mặt thuỷ chuẩn (phương dây dọi). 7.Ông thủy dài Ống thuỷ dài dùng để cân bằng máy chính xác. Nó là căn cứ để đưa một đường thẳng về vị trí nằm ngang. 8. Ốc nối máy. Để nối chân máy với đế máy .Nó thường được gắn giữ ở chân máy. 9. Ốc liên kết. Để liên kết đế máy với đầu máy . 10. Ba ốc cân bằng máy. Để cân bằng máy: đưa một đường thẳng chuẩn về trạng thái nằm ngang (như trục ống thủy dài),hay thẳng đứng (như trục ống thủy tròn). 11. Ốc khoá ngang ống kính(trong một số máy hiện đại không còn ốc này). Để hãm hay mở ống kính theo phương ngang (trái, phải). 12. Ốc vi động ngang ống kính. 4
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Để xoay ống kính theo phương ngang đi một chút (sang trái hay phải). sang phải một chút. 13. Ốc khoá đứng ống kính.(trong một số máy hiện đại không có ôc này nữa ). Để hãm hay mở ống kính theo phương đúng (ngước lên cao hay chúi xuống thấp). 14. Ốc vi động đứng ống kính. Để quay ống kính lên cao hay xuống thấp một chút (theo phương đứng). Những bộ phận chỉ có trong máy toàn đạc điện tử.(từ mục 15 đến 25) 15. Màn hình. 1/Để hiển thị số đo được và những thông tin cần thiết. 2/Muốn điều chỉnh độ sáng màn hình hãy nhấn phím ánh sáng. 16. Bàn phím điều khiển điện tử. 1/ Phím cứng là những phím tồn tại trên thân máy. 2/Phím mềm là những phím chỉ xuất hiện tại dòng thông báo cuối cùng dưới đáy màn hình khi máy chạy các chương trình ứng dụng. Điều khiển các phím mềm hoạt động bằng cách ấn nút Fl, F2, F3, F4 tương ứng ở trên thân máy. -3/Các kí hiệu , biểu tượng chỉ xuất hiện trên màn hình khi máy hoạt động. Nhờ vậy mà sự phối hợp làm việc giữa người và máy trở nên dễ dàng, thuận tiện. 17. Các phím cứng (có 7 phím cứng). 1/ [PAGE] Chuyển sang trang tiếp theo khi giao diện có nhiều trang màn hình. 2/ [MENU] Truy cập vào chương trình ứng dụng, cài đặt, quản lí dữ liệu, hiệu chỉnh, thông số kết nối, thông tin hệ thống và truyền dữ liệu. 3/ [USER] Phím được lập chương trình với chức năng tìr menu FNC. 4/ [FNC] Truy cập nhanh vào những chức năng đo và hỗ trợ quá trình đo. 5/ [ESC] Thoát khỏi giao diện hiện tại hoặc chế độ soạn sửa. Trở về mànhình trước đó. 6/ Xác nhận dữ liệu vào và tiếp tục trường tiếp theo. 7/ Trigger key Phím trigger có thể được đặt một trong 3 chức năng (ALL, DIST, OFF). 18. Các phím mềm(có 18 phím mềm). 1/ [ALL] Đo và lưu kết quả vào bộ nhớ máy. 2/[DIST] Đo và hiển thị trên màn hình, không lưu kết quả vào trong máy. 3/ ỊREC] Lưu kết quả đang hiển thị trên màn hình vào trong máy. 4/ ENTER] Xoá giá trị hiện tại, sẵn sàng nhập giá trị mới. 5/ [ENH] Nhập toạ độ 5
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. 6/ [LIST] Hiển thị những điểm có sẵn 7/ [FIND] Tìm kiếm điểm. 8/ [EDM] Cài đặt các tham số liên quan đến chế độ đo dài. 9/ [IR/RL] Chuyển đổi giữa chế độ đo có gương và không gương. 10/ [PREV] Về giao diện màn hình trước 11/ [NEXT] Tiếp tục tới giao diện tiếp theo. 12/ [STATION] Cài đặt trạm máy. 13/ [SetHz] Cài đặt góc bằng. 14/ [COMP] Cài đặt chế độ bù nghiêng (2 trục, 1 trục hoặc tắt chế độ bù). 15/ [SecBeep] Cài đặt tiếng kêu bip khi góc bằng đi qua vị trí 0°, 90°, 180°, 270°. 16/ Chuyển đổi chức năng của phím mềm. 17/ Chuyển đổi chức năng của phím mềm. 18/ [OK] Xác nhận cài đặt và thoát khỏi giao diện hiện tại. 19. Các kí hiệu ( có 9 ký hiệu). 1/ Thể hiện khoảng cách nghiêng 2/ Thể hiện khoảng cách ngang 3/ Thể hiện chênh cao (khoảng cách đứng) 4/ Hai mũi tên chỉ ra rằng có nhiều trường để lựa chọn. 5/ Sử dụng các phím di chuyển để chọn các thông số theo yêu cầu. 6/ Thoát khỏi một sự lựa chọn bằng phím ENTER hoặc phím di chuyển. 7/ Chỉ ra có nhiều trang màn hình và có thể lựa chọn trang bằng phím [PAGE]. 8/ I, II Chỉ ra ống kính ở vị trí I hoặc II. 9/ Chỉ ra chiều tăng của góc bằng Hz khi quay máy ngược chiều kim đồng hồ. 20. Biểu tượng trạng thái pin: Chỉ ra dung lượng pin còn lại. 21. Biểu tượng của trạng thái bù. Chỉ ra đang bật chức năng bù. Chỉ ra đã tắt chức năng bù. 22. Các biểu tượng chỉ trạng thái của chế độ đo dài: (InfraRed) biểu thị chế độ đo hồng ngoại cần có gương hoặc tấm phản xạ. 6
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. (ReAectorless) biểu thị chế độ đo không cần gương. 23. Biểu tượng trạng thái bù khoảng cách: Chế độ bù khoảng cách đang bật. 24. Biểu tượng của trạng thái nhập kí tự: Chế độ nhập số. Chế độ nhập chữ. 25. Phím Menu. Phím Menu chứa các chức năng trong ba trang sau: Trang 1/3: F1 (Programs): Chứa các chương trình ứng dụng. F2(Settings): Các cài đặt. F3 (EDM Settings): Cài đặt các thông số đo dài. F4 (File Management): Quản lý file. Trang 2/3: F1(Calibrations): Hiệu chỉnh sai số. F2 (COMParameters): Cài đặt tham số trút dữ liệu. F3 (Data Transfer): Định dạng kiểutruyền dữ liệu. F4 (System Info): Thông tin hệ thống máy. Trang 3/3: F1 (Auto Start): Khởi động theo chuỗi (Đặt hiển thị màn hình khi khởi động máy). 5. CÁC CÀI ĐẶT TRONG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TC(R) 405 1. Cài đặt trong bốn trang máy Setting. 7
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. 2. Cài đặt trong phím chức năng Function [FNC]. 3. Cách cài đặt cho phím User. 4. Cách cài đặt cho phím Trigger. 1/Phím Trigger có thể được cài đặt một trong 3 chức năng: ALL (do ghi), DIST (đo không ghi), OFF (tắt). 5. Cài đặt thông số liên quan đến đo khoảng cách (EDM) . 6. Chức năng định tâm bằng laser và cân bằng sơ bộ.. 6.NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN TẠI MỖI TRẠM MÁY (MTĐĐT). Những việc làm giống như với máy kinh vĩ quang cơ truyền thống.( các mục 1,2,3) 1. Đặt máy. 1/ Định tâm máy sơ bộ 2/ Cân bằng máy sơ bộ 3/ Cân bằng máy chính xác 4/ Định tâm máy chính xác 2. Tìm màng dây chữ thập rõ nét nhất. 1/Ngước ống kính lên bầu trời trong sáng, xoay vòng kính mắt cho đến khi nào nhìn thấy màng dây chữ thập hiện lên rõ nét nhất thì thôi. Việc này phụ thuộc vào mắt của từng người. 2/Chú ý : việc vặn vòng xoay kính mắt thuận hay ngược chiều kim đồng hồ không được quá một vòng . Nếu vặn qus sẽ làm hỏng máy . 3. Ngắm điểm mục tiêu. 1/ Bắt mục tiêu sơ bộ 2/ Bắt mục tiêu chính xác 3/Khử hiện tượng thị sai. Những việc làm chỉ có với máy toàn đạc điện tử.(từ mục 4 đến 11). 4. Khởi động máy làm việc (ON/OFF). Trước tiên đểkhởi động máy làm việc hãy bật công tắc tắt mở nguồn điện[ON/OFF] (mầu đỏ) trên thân máy. 5. Mở mục lục các loại công việc (menu) . Để chọnloại công việc cần làm nào hãy ấnphím cứng [MENU]trên thân máy, màn hình hiện ra như hình 6.1, trên đó hiển thị mục lục các loại công việc khác nhau mà máy 8
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. làm được.Có tất cả ba trang màn hình (1/3 ; 2/3 ; 3/3) liệt kê chín loại công việc.Ấn phím cứng [PAGE] trên thân máy để mở ra trang mong muốn rồi chọn loại công việc sẽ làm. Hình 6.1. 6. Mở danh sách các loại chương trình làm việc (programs). Muốn chọnloạichương trình làm việc nào thì theo hình 6.1 phải ấn phím mềmF1 (Prog), màn hình hiện ra như hình 6.2, trên đó hiển thị danh sách các loại chương trình làm việc khác nhau mà máy thực hiện được. Có tất cả hai trang màn hình (1/2 và 2/2)liệt kê támchương trình này.Nhấn phím cứng [PAGE] trên thân máy để mở trang mong muốn rồi tiếp theo sau là chọn chương trình sẽ làm . Hình 6.2. 7. Chọn chương trình làm việc mong muốn Để làm việc với chương trình nào thì theo hình 6.2 phải ấn phím MỀM tương ứng. Ví dụ nếu nhấn phím F1 (Suveying), thì màn hình hiện ra như hình 6.3, trên đó sẽ hiển thị ra các bước thao tác cơ bảnlần lượt tiếp theo phải thực hiện như: đặt tên công việc ( set job ).thiết lập trạm máy ( Set Station ).thiết lập định hướng ( Set Orientation )… 9
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Hình 6.3 8. Đặt tên công việc (Set job) Muốn cho việc quản lý và khai thác thông tin được thuận tiện thì mỗi một công việc phải được đặt cho một tên gọi riêng (set job).Điều này giúp cho mọi dữ liệu việc làm sẽ được lưu trữ vào trong bộ nhớ của máy như là những thư mục. Từ màn hình 6.3, ấn phím mềm F1(set job), màn hình hiện ra như hình 6.4: Hình 6.4. Tới đây có thể sử dụng job cũ đã tạo trước đó hoặc tạo job mới. 1/ Sử dụng job cũ :Khi muốn sử dụng job cũ đã tạo trước đó thì dùng phím di chuyển sang trái/phải để lựa chọn job sau đó ấn F4 (OK) để chấp nhận. 2/Tạo job mới : Khi muốn tạo job mới, ấn phímF1 (NEW), tiếp theo ấn phím F1 (INPUT) để nhập tên job sau đó ấn F4(OK) để kết thúc việc tạo job, lúc này có thể nhìn thấy dấu chấm được tích trong dấu móc vuông [ ], như vậy là việc tạo job đã hoàn thành, với các bước khác khi thực hiện xong dấu chấm cũng được tích tương tự. Ở mục này, chỉ cần đặt tên job các dòng khác có thể bỏ qua. Chú ý: 1/ Nếu người sử dụng không tạo job thì máy sẽ tự động mặc định một job có tên là “DEFAULT”. 2/Tên job mới phải không được trung với job đã có trong máy và tránh các ký tự đặc biệt như “*”, “.”, “:” và một số ký tự khác không được đứng đầu tiên. 3/Ghi chú : Ký hiệu tên gọi của tất cả các điểm khống chế trắc địa (điểm thiết lập trạm máy , điểm thiết lập định hướng ) và của các điểm cần được đo đạc , …phải hoàn toàn khác nhau .Không cho phép có bất kỳ một điểm nào lại có tên gọi trùng lặp giống với tên gọi của một điểm khác . 9. Thiết lập điểm trạm máy (Set Station). Thời cơ:Sau khi đặt máy vào điểm mốc trắc địa xong , phải tiến hành thiết lập điểm trạm máy , 10
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Định nghĩa:Thiết lập điểm trạm máy tại điểm M là nhập tọa độ của nó (x M ,y M ,H M ) bằng bao nhiêu vào máy đang đặt tại đây . Thao tác: Sau khi đặt tên công việc (tạo job) xong, màn hình đã trở về như hình 6.3. 1/Từ màn hình 3,ấn phím F2 (Set Station), màn hình hiện ra như hình 6.5. Hình 6.5. Đến đây hãy chọn lấy một cách phù hợp nhất trong hai cách sau: +Hoặc là theo cách 1: Gọi điểm từ trong bộ nhớ ra làm điểm trạm máy (xem điểm 2/). +Hoặc là theo cách 2: Thiết lập điểm trạm máy bằng cách nhập trực tiếp tọa độ (xem điểm 3/). 2/. Cách 1: Gọi điểm từ trong bộ nhớ ra làm điểm trạm máy. a/Từ màn hình 6.5 ,ấn phím F1 (INPUT) để nhập vào tên điểm (đã lưu trong bộ nhớ) cần làm trạm máy, sau đó ấn Enter, ví dụ điểm cần tìm làm trạm máy là điểm 3 (hình 6.6): Hình 6.6. Tiếp theo từ màn hình 6.6 , ấn phím F2 (FIND), màn hình hiện ra như hình 6.7. 11
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Hình 6.7. Sau đó lựa chọn đúng điểm cần làm trạm máy rồi ấn F4 (OK). b/Chú ý: Nếu không ấn F1 (INPUT) như trên thì có thể ấn F3 (LIST) để gọi ra danh sách điểm rồi dùng phím di chuyển lên/xuống để lựa chọn điểm cần làm trạm máy rồi ấn F4 (OK). Kết thúc việc thiết lập trạm máy, lúc này màn hình hiện ra như hình 6.8. Hình 6.8. c/Tiếp theo, tiến hành nhập chiều cao máy bằng cách ấn F1 (INPUT), ví dụ trên màn hình là 1.4m, ấn Enter rồi ấn F4 (OK). Việc thiết lập điểm trạm máy đã hoàn thành. Màn hình sẽ quay trở về hình 6.3. 3/ Cách 2: Thiết lập điểm trạm máy bằng cách nhập trực tiếp tọa độ. Từ màn hình 6.5, ấn phímF4 (ENH), màn hình hiện ra như hình 6.9: Hình 6.9. Tiếp theo phải lần lượt thực hiện: +a/Nhập tên điểm (số thứ tự) làm trạm máy, chú ý là tên điểm trạm máy không được trùng với tên điểm đã có trong job đó (ví dụ trên màn hình là 11). + b/Nhập tọa độ điểm trạm máy, với: East ứng với giá trị tọa độ Y Northứng với giá trị tọa độ X Heightứng với giá trị độ cao H. + c/Nhập xong tọa độ, ấn Enter - ấn F4 (OK), màn hình hiện ra như hình 6.10: 12
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Hình 6.10. +d/Tiếp tục nhập chiều cao máy (H i ) . Ấn Enter – F4 (OK) để kết thúc việc thiết lập trạm máy . Màn hình sẽ quay về hình 6.3. 10. Thiết lập định hướng (Set Orientation). Thời cơ:Sau khi thiết lập trạm máy tại mốc M xong , phải tiến hành thiết lập định hướng . Định nghĩa:Thiết lập định hướng trạm máy tại mốc M là phải nhập được tọa độ của một mốc N nữa ở bên cạnh vào máy để cố định bàn độ ngang của máy,lúc này bán kính chỉ không độ của máyluôn luôn trùng với hướng bắc của kinh tuyến giữa múi (trục x). Thao tác : \ 1/Từ màn hình 6.3 ,ấn F3 (Set Orientation), màn hình hiện ra như hình 6.11: Hình 6.11. Đến đây hãy chọn lấy một cách phù hợp nhất trong hai cách sau: +Hoặc là theo cách 1: Định hướng bằng cách nhập góc (xem điểm 2/). +Hoặc là theo cách 2: Định hướng bằng cách nhập tọa độ (xem điểm 3/). 2/. Cách 1: Định hướng bằng cách nhập góc. Từ màn hình 11, ấn F1(manual angle setting) , màn hình hiện ra như hình 6.12. 13
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Hình 6.12. Tiếp theo, tiến hành: +Ngắm chính xác vào tiêu hoặc gương ở điểm định hướng. +Nhập góc định hướng (Brg) +Nhập chiều cao gương (hr). +Nhập tên điểm (số thứ tự) định hướng (Point). Sau đó ấn phím F3 (REC) để định hướng. Nếu trường hợp đặt được gương chính xác thì ấn phím F4 (ALL) để định hướng. . Như vậy việc thiết lập định hướng đã hoàn thành. Màn hình quay trở về như hình 6.3 Tới đây, để đo đạc điểm, ấn phím F4 (Start). 3/ Cách 2: Định hướng bằng cách nhập tọa độ. Từ màn hình 6.11, ấn phím F2 (Coordinate), màn hình hiện ra như hình 6.13. Hình6.13. Đến đây hãy chọn một trong hai trường hợp thích hợp sau để áp dụng: +Hoặc là theo trường hợp 1: Nhập trực tiếp tọa độ điểm định hướng (xem điểm.4/). +Hoặc là theo trường hợp 2: Gọi điểm đã có trong bộ nhớ ra làm điểm định hướng (xem điểm 5/). 4/ Trường hợp 1: Nhập trực tiếp tọa độ điểm định hướng. Từ màn hình 6.13, ấn phím F3 (ENH), màn hình hiện ra như hình 6.14. 14
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Hình 6.14. Tiến hành quay máy bắt mục tiêu chính xác vào gương đặt tại điểm định hướng. Tiếp theo nhập vào hình 6.14: a/Nhập tên (PtID) của điểm định hướng. Chú ý là tên của điểm định hướng không được trùng với tên của điểm đã có trong job đang làm việc và phải khác tên của điểm trạm máy. Ví dụ: Nếu đặt tên của điểm trạm máy là1,thì tên của điểm định hướng phải đặt là2. b/ Nhập tọa độ của điểm định hướng, với: +East ứng với giá trị tọa độ Y +Northứng với giá trị tọa độ X +Heightứng với giá trị tọa độ H. Ấn phím F4 (OK) để chấp nhận thực hiện những việc làm trên kia đồng thời màn hình hiện ra như hình 6.15. Hình 6.15. c/ Tiếp theo, cần nhập vào chiều cao gương (hr) . Ân phím F3 (REC), hoặc ALL để định hướng. Ghi chú :Vì máy toàn đạc điện tử TPS 400 cho phép định hướng tối đa đến 5 điểm, nên sau khi định hướng xong điểm thứ nhất máy sẽ hỏi có muốn định hướng thêm điểm nữa không (hình 6.16)? 15
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Hình 6.16. + Nếu muốn định hướng thêm điểm nữa thì ấn F1 (Yes), rồi làm tương tự như định hướng với điểm thứ nhất. +Nếu không muốn định hướng thêm điểm nữa thì ấn F4 (No), để kết thúc việc định hướng và quay trở về màn hình 6.3. 5/ Trường hợp 2: Gọi điểm đã có trong bộ nhớ ra làm điểm định hướng. Từ màn hình 6.13, ấn F1 (INPUT), sau đó: +Nhập vào (dòng BS:...) tên điểm (hay số thứ tự) của điểm cần làm điểm định hướng và ấn Enter. +Nhập vào chiều cao gương (hr) rồi tiến hành việc định hướng như trên. Ghi chú:Nếu nhập tên điểm định hướng mà nó không có (Point not found) trong job đó thì máy sẽ hiện ra chế độ tìm điểm (Poin search), lúc này cần nhập trực tiếp tọa độ điểm định hướng bằng cách ấn F4 (ENH).Như vậy là sau khi định hướng xong thì số đọc trên bàn độ ngang của máy toàn đạc điện tử khi ngắm tới “một điểm nào đó” sẽ chính là góc định hướng của cạnh nối từ điểm trạm máy tới “điểm nào đó” ấy. Kết thúc việc định hướng thì màn hình sẽ quay trở về như hình 6.3. 6/ Ghi chú : 1/Định hướng bàn độ ngang trong máy toàn đạc điện tử là xoay bàn độ ngang sao cho bán kính đi qua vạch “0” của nó song song với hướng Bắc của hệ trục tọa độ vuông góc phẳng trong trắc địa (trục ox). 2/Khái niệm định hướng bàn độ ngang trong máy toàn đạc điện tử này khác với khái niệm định hướng bàn độ ngang trong máy kinh vĩ quang học.Tại vì định hướng bàn độ ngang trong máy kinh vĩ quang học là xoay bàn độ ngang sao cho bán kính đi qua vạch “0” của nó trùng với hướng nối điểm trạm máy tới điểm cần định hướng (cạnh khống chế). 11.Kết thúcmáy làm việc:thoát khỏi chương trình làm việc và tắt máy. Khi kết thúc công việc tại mỗi trạm máy,cần phải thực hiện hai bước sau: 1/Bước 1: thoát khỏi chương trình làm việc. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tất cả các dữ liệu đã thu thập được thì trước tiên phải ấn phím cứng [ESC] trên thân máy nhằm thoát khỏi chương trình đang đo đạc, đồng thời trở về màn hình ban đầu. 16
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. 2/ Bươc 2: tắt máy. Tắt máy bằng cách ấn ngắt công tắc tắt mở nguồn điện [ON/OFF] (mầu đỏ) trên thân máy. 7.CHƯƠNG TRÌNH ĐO ĐẠC TỌA ĐỘ ĐIỂM BẰNG MTDĐT. TC(R)405. Chương trình này được áp dụng khi đo vẽ bản đồ địa hình, đo vẽ bản đồ địa chính ,đo vẽ mặt cắt địa hình ,đo vẽ hoàn công ,quan trắc biến dạng công trình ,…. Bài toán :điểm P đã được đánh dấu ở ngoài thực địa , hãy đo đạc để xác định tọa độ của điểm P(x p ,y p ,H P ) này là bao nhiêu? Giả sử ở ngoài thực địa đang tồn tại hai điểm mốc M(x M , y M , H M ) và N(x N , y N , H N ) thuộc lưới khống chế trắc địa . Đặt máy tại điểm M(x M , y M , H M ). Ngắm về điểm N(x N , y N , H N ) để định hướng bàn độ ngang. Trình tự đo như sau: 1.Đặt máy. 2.Tìm màng dây chữ thập rõ nét nhất. 3.Ngắm điểm mục tiêu . 4. Khởi động máy làm việc (ON/OFF). 5. Mở mục lục các loại công việc (menu) . 6. Mở danh sách các loại chương trình làm việc (programs). 7.Chọn chương trìnhlàm việc mong muốn. 8. Đặt tên công việc (Set job). 9. Thiết lập điểm trạm máy (Set Station). 10. Thiết lập định hướng (Set Orientation). 11. Tiến hành đo đạc tọa độ điểm (Start). 1/ Ngắm đến gương đặt tại điểm cần đo đạc (P).Từ màn hình chương trình “đo đạc”, ấn phím F4 (Start) để đo, màn hình hiện ra như hình 7.1. Hình 7.1. 2/ Trước tiên cần nhập vào hình 7.1: 17
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. 2a/Nhập tên (PtID) của điểm được đo đạc vào dòng PtID .Tên điểm thường được đặt là số thứ tự ,ví dụ trên màn hình là 3. Số thứ tự của điểm cần đo đạc tiếp theo sẽ không phải nhập nữa mà nó sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị. Chú ý phải đảm bảo nguyên tắc rằng tên điểm cần đo đạc này phải khác tên điểm thiết lập trạm máy , khác tên điểm thiết lập định hướng và khác tên của các điểm đã lưu trong job trước đó. Không cho phép tên của bất kỳ một điểm nào lại trùng lặp giống với tên của một điểm khác. 2b/Nhập chiều cao gương (hr) đặt tại điểm được đo đạc, ví dụ ở màn hình trên là 1,5m. 2c/ Nhập mã (Code) ký hiệu ghi chú về điểm được đo đạc, ví dụ ở màn hình trên là điểm đo “góc nhà”. Máy có thể định được nhiều khuôn dạng dữ liệu khác nhau .V iệc nhập kí hiệu ghi chú điểm sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý số liệu nội nghiệp được thuận lợi hơn rất nhiều . Nếu đặt định dạng có đuôi “.dxf”, thì việc nối các điểm trên AutoCAD sẽ được thực hiện một cách dễ dàng nhờ vào kí hiệu điểm. Ví dụ ở màn hình trên là điểm đo “góc nhà”, khi phun điểm trên AutoCAD sẽ có điểm với kí hiệu là gocnha xuất hiện. 3/ Sau đó ấn phím F3 (ALL) để đo và lưu kết quả đo được vào trong máy . 4/ Khi chuyển sang đo đạc điểm mới tiếp theo thì thông thường máy sẽ tự đông đặt tên cho điểm cần đo (bằng số thứ tự),nhưng phải chú ý nhập chiều cao của gương hr đặt tại điểm cần đo và code ghi chú về điểm cần do đạc.Trong quá trình đo chỉ phải ấn phímALL để đo và lưu kết quả đo được vào trong máy. 12.Kết thúcmáy làm việc:thoát khỏi chương trình đođạc và tắt máy. Khi kết thúc công việc tại mỗi trạm đo đạc,cần phải thực hiện hai bước sau: 1/Bước 1: thoát khỏi chương trình đo đạc. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu đã thu thập được thì trước tiên phải ấn phím cứng [ESC] trên thân máy nhằm thoát khỏi chương trình đo đạc đồng thời trở về màn hình ban đầu. 2/Bươc 2 : tắt máy . Tắt máy bằng cách ngắt công tắc tắt mở nguồn điện [ON/OFF] (mầu đỏ) trên thân máy. 13. Ý nghĩa của việc đo đạc tọa độ điểm : 1/Tọa độ của các điểm mặt đất tự nhiên được dùng để biểu diễn bình đồ địa hình phục vụ cho việc khảo sát , thiết kế công trình . 2/Tọa độ xác định vị trí ,hình dáng , kích thước công trình .Ở giai đoạn thi công , ban đầu tọa độ được sử dụng để định vị công trình , phục vụ cho việc thi công xây lắp .Sau đó khi đã xây dựng xong thì tọa độ công trình được xác định để thành lập bản vẽ hoàn công ,phục vụ cho việc bàn giao ,nghiệm thu công trình , đánh giá chất lượng công trình ,quản lý sử dụng khai thác công trinh đạt hiệu quả cao nhất . 3/Ở giai đoạn sử dụng , tọa độ của các điểm đặc trưng của công trình được xác định vào những thời điểm khác nhau cho người ta biết được độ biến dạng công trình (lún , chuyển vị , nghiêng , cong , võng , nứt ,….). phục vụ việc khai thác sử dụng công trình tốt nhất. 18
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. Đo đạc xác định tọa độ điểm là việc làm cần thiết trong tất cả các giai đoạn khảo sát , thiết kế , thi công , sử dụng công trình .Mục đích của trắc địa là xác định tọa độ điểm thuộc trái đất .Chỉ trắc địa mới có tọa độ điểm cung cấp cho xã hội sử dụng . 8.CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH BẰNG MTDĐT.TC(R)405. Chương trình này được sử dụng để chuyển điểm thiết kế đã biết trước tọa độ ra ngoài thực địa (bố trí công trình ).Ví dụ như khi định vị công trình , xác định điểm khoan cọc nhồi ,…. Bài toán:Đã biết tọa độ thiết kế của điểm cần bố trí là Q(x Q , y Q, H Q ), hãy tìm và đánh dấu cố định điểm Q này ở ngoài thực địa? Giả sử ở ngoài thực địa đang tồn tại hai điểm mốc M(x M ,y M ,H M ) và N(x N ,y N ,H N ) thuộc lưới khống chế trắc địa bố trí công trình của công trường xây dựng . Đặt máy tại điểm M(x M ,y M ,H M ). Ngắm về điểm N(x N ,y N ,H N ) để định hướng bàn độ ngang. Trình tự bố trí như sau: 1.Đặt máy. 2.Tìm màng dây chữ thập rõ nét nhất. 3.Ngắm điểm mục tiêu . 4. Khởi động máy làm việc (ON/OFF). 5. Mở mục lục các loại công việc (menu) . 6. Mở danh sách các loại chương trình làm việc (programs). 7.Chọn chương trìnhlàm việc mong muốn. 8. Đặt tên công việc (Set job). 9. Thiết lập điểm trạm máy (Set Station). 10. Thiết lập định hướng (Set Orientation). 11. Bắt đầu bố trí (Start). 1/Từ màn hình chương trình “bố trí”,ấn phím F4 (Start), màn hình hiện ra như hình 8.1. Hình 8.1. 19
- PGS.TS.Phạm Văn Chuyên. 2/Đến đây cần phải chuyển đổi tính năng của các phím mềm đang hiển thị trong hình 8.1 bằng cách ấn phím F4 () hai lần để cho trên dòng thông báo nằm ở dưới đáy màn hình hiện lên các phím mềm mới là ENH, B&D, MANUAL, | . Màn hình hiện ra như hình 8.2. Hình 8.2. Từ đây chỉ chọn một phương pháp bố trí thích hợp nhất để áp dụng : + Hoặc áp dụng phương pháp 1: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ không gian vuông góc (x, y, H), (xem điểm 3/). + Hoặc áp dụng phương pháp 2: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ độc cực (, d), (xem điểm 6). 3/ Phương pháp 1: Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa vào tọa độ không gian vuông góc (x, y, H). Trước tiên, chọn một trong hai trường hợp thích hợp để áp dụng: + Hoặc theo trường hợp 1: Nhập trực tiếp tọa độ điểm thiết kế vào và lưu lại trong máy (xem điểm 4/). + Hoặc theo trường hợp 2: Gọi điểm thiết kế đã lưu trong bộ nhớ ra (xem điểm 5/). 4/Trường hợp 1: Nhập trực tiếp tọa độ điểm thiết kế vào và lưu lại trong máy. Từ màn hình 8.2, ấn phím F1 (ENH), màn hình hiện ra như hình 8.3. Hình 8.3. Tiếp theo làm lần lượt như sau (trong hình 8.3): + Nhập vào tên điểm (PtID), tên điểm này không được trùng với tên các điểm đã có trong job đang làm việc. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích hệ thống bê tông cốt thép
6 p | 468 | 203
-
Khoa học môi trường đại cương P3
13 p | 334 | 149
-
Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ điện tử DT - 200 - FOIF
20 p | 508 | 134
-
Chương 6: Các nguyên tắc điều khiển tự động truyền động điện
8 p | 1159 | 78
-
Các hướng dẫn về phơi nhiễm phóng xạ
4 p | 170 | 31
-
An toàn Vệ sinh Lao động khi vận hành máy phát điện (DIESEL)
3 p | 154 | 25
-
Giáo trình AN TOÀN LAO ĐỘNG - Ch 6
7 p | 119 | 22
-
NỀN KINH TẾ TRI THỨC TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
7 p | 122 | 17
-
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM THỐNG KẾ THÉP TKT2013
5 p | 244 | 16
-
Bài giảng Đo đạc điện tử - Bài 4: Khảo sát khả năng ứng dụng máy toàn đạc điện tử TCR-705 trong công tác trắc địa
7 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn