intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng mô hình đào tạo kép nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khái quát về hoạt động “đào tạo kép”, những lợi ích của nó đối với hoạt động đào tạo nghề và cách thức vận dụng mô hình trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nói chung và hoạt động đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng mô hình đào tạo kép nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Ứng dụng mô hình “đào tạo kép” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Hồng Mơ Tóm tắt Bài tham luận trình bày khái quát về hoạt động “đào tạo kép”, những lợi ích của nó đối với hoạt động đào tạo nghề và cách thức vận dụng mô hình trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nói chung và hoạt động đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM. Từ khóa: Đào tạo kép, giáo dục nghề nghiệp, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 1.Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới, mô hình “Đào tạo kép” trở thành xu hướng tất yếu trong tất cả các trường đào tạo nghề bởi nó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa có chuyên môn vừa có kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các chuyên gia đều cho rằng lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, các kỹ năng được trang bị không phù hợp với yêu cầu thị trường và phải đào tạo lại. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Cụ thể theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến quý 2/2018 thì lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 12,08 triệu người (chỉ chiếm 21,85% lực lượng lao động). Bên cạnh đó, Việt Nam đang trải qua cuộc cách mạng 4.0, sự thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ diễn ra nhanh chóng sẽ tác động đến cấu trúc việc làm. Theo dự báo, trong thập niên tới, máy móc tự động sẽ thay thế người lao động, như vậy sẽ có nhiều người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc phải chuyển đổi ngành nghề. Những yêu cầu trên đòi hỏi hệ thống giáo dục bậc cao, giáo dục nghề nghiệp phải linh hoạt, mở và sẵn sàng các năng lực cần thiết để cập nhật và theo kịp thị trường lao động. Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đối với giáo dục nghề nghiệp như sau: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật, công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong Quý 2/2018 có 171.000 chỗ làm được các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng nhưng chỉ có 14.400 người có nhu cầu tìm việc. Song song với đó là số lao động thất nghiệp 1.100.000 người với 288.000 lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 26,18%. Qua số liệu trên cho thấy mặc dù yêu cầu tuyển dụng không ít nhưng số lao động thất nghiệp vẫn cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: nội dung học chưa sâu vào thực tiễn, nặng lý thuyết ít thực hành, thiếu trang bị kỹ năng làm việc, đào tạo không phù hợp với thị trường lao động, nhiều sinh viên ra trường không đảm nhận được công việc, phải đào tạo lại. Từ hiện trạng này đặt ra một số vấn đề: nội dung chương trình đào tạo cần đảm bảo kiến thức chuyên môn về lý thuyết lẫn thực hành, song song kiến thức chuyên môn phải trang bị kỹ 963
  2. năng cần thiết và cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Khái quát về Đào tạo kép Nếu như ở Việt Nam, hình thức đào tạo kép còn khá xa lạ nhưng tại nước Đức, mô hình này đã có từ lâu đời và rất phát triển. Mô hình này được cả thế giới đánh giá cao, bằng cấp được Đức cấp cho học viên tham gia mô hình đào tạo này được cả thế giới công nhận. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mô hình đào tạo kép là chìa khóa thành công của nền kinh tế Đức Trong hệ thống đào tạo này, người học được đào tạo khoảng 70% thời gian tại nơi làm việc và 30% còn lại ở các trường nghề. Chính vì người học được đào tạo 2 nơi nên hệ thống đào tạo này được gọi là “kép”. Cần lưu ý là tốt nghiệp THCS ở Đức, người học có 3 lựa chọn để học cao hơn là học nghề kép, học nghề toàn thời gian tại các trường nghề hoặc học đại học. Như vậy, mô hình đào tạo kép chỉ là một trong 2 mô hình đào tạo nghề của nước Đức. Điều này cũng lý giải vì sao một trường nghề của Đức thường vừa có học sinh theo mô hình kép vừa có học sinh theo mô hình đào tạo toàn thời gian tại trường. Theo số liệu năm 2018 của Viện nghiên cứu đào tạo nghề liên bang Đức thì khoảng 52% dân số ở độ tuổi 16 - 24 tham gia hệ thống đào tạo nghề kép. Mức phụ cấp đào tạo trung bình cho người học được người sử dụng lao động trả là 876 euro/tháng. Quy mô hệ thống đào tạo kép khoảng 1,32 triệu người/năm với độ tuổi trung bình của người tham gia học là 19,4 tuổi. Về cơ cấu người học, theo số liệu năm 2016, trong tổng số học viên mới tuyển (hay số hợp đồng mới đượcngười sử dụng lao động ký với người học nghề kép) là 520.332 hợp đồng thì 58,5% trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, 27,2% trong lĩnh vực thủ công, còn lại là trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ công và nghề tự do. Hiện có khoảng 20% các doanh nghiệp tại nước Đức tham gia đào tạo kép. Trung bình 95% số người học tốt nghiệp có việc làm, trong đó khoảng 68% người học tiếp tục được công ty nhận đào tạo thuê tuyển ký hợp đồng lao động. Mức đầu tư trung bình cho một người học nghề kép là 18.000 euro/năm nhưng khoảng 2/3 tổng chi phí sẽ được bù đắp từ việc tham gia của người học trong quá trình sản xuất kinh doanh.Với quy mô và hiệu quả đào tạo của mô hình như vậy nên đào tạo kép được gọi là trụ cột của hệ thống đào tạo nghề ở Đức. 2.2. Vận hành của hệ thống đào tạo nghề kép 2.2.1. Hoạt động đào tạo a) Đào tạo tại doanh nghiệp: Theo mô hình “đào tạo kép” của Đức thì hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp phải tuân thủ quy định do Chính phủ liên bang ban hành. Các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký với Phòng Thương mại quản lý trên địa bàn để được cấp phép đào tạo. Người học muốn học nghề theo mô hình đào tạo nghề kép thường chủ động tìm thông tin và nộp hồ sơ đăng ký với doanh nghiệp. Lưu ý là người học tìm đăng ký học với doanh nghiệp chứ không phải với trường nghề dù khoảng 30% thời lượng ở trường nghề là bắt buộc. Các doanh nghiệp sau kiểm tra hồ sơ và năng lực thực tế của người học, nếu thấy đáp ứng yêu cầu, doanh nghiệp và người học sẽ ký hợp đồng đào tạo. Hợp đồng giữa 2 bên là căn cứ pháp lý điều chỉnh quá trình triển khai hợp 964
  3. đồng của doanh nghiệp. Nội dung của hợp đồng tương tự như hợp đồng lao động, cụ thể gồm các nội dung: thời gian đào tạo, thời gian bắt đầu, kết thúc đào tạo, ngày nghỉ, nội dung đào tạo, phụ cấp đào tạo người học được hưởng và việc thanh lý hợp đồng. Doanh nghiệp bắt buộc triển khai đào tạo trong các điều kiện làm việc thực tế (người dạy là lao động trong doanh nghiệp, thiết bị hiện đại…), phải trả phụ cấp đào tạo cho người học trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 bên, và chi trả các chi phí khác. Nội dung đào tạo tại doanh nghiệp chủ yếu là kỹ năng thực hành tại nơi làm việc và phải tuân thủ chuẩn đào tạo tại doanh nghiệp. Người dạy ở doanh nghiệp toàn thời gian phải phải có bằng cử nhân nghề - master craftsman do Phòng thương mại quản lý và kiểm soát – tương đương bậc cử nhân hệ hàn lâm. Với người dạy bán thời gian thì không cần phải có chứng chỉ chính quy nào, yêu cầu chỉ là lao động có kỹ năng của công ty. Các phòng thương mại có trách nhiệm đăng ký cấp phép hành nghề cho người dạy tại doanh nghiệp. b) Đào tạo tại trường nghề: Khác với đào tạo tại doanh nghiệp trong “đào tạo kép” do chính phủ liên bang quy định, đào tạo tại trường nghề lại do chính quyền từng bang quy định. Chính quyền các bang đầu tư và chi trả toàn bộ chi phí đào tạo tại các trường nghề. Việc giám sát quá trình đào tạo tại trường nghề bao gồm đánh giá chất lượng do cơ quan thanh tra trường học – thuộc chính quyền từng bang thực hiện. Nội dung đào tạo tại trường nghề trong đào tạo kép thực hiện theo chương trình khung (framework curriculum) bao gồm các môn học cơ sở để học chuyên ngành và các nội dung lý thuyết chuyên ngành để hỗ trợ việc đào tạo tại doanh nghiệp, các môn học khác như kỹ năng mềm, ngoại ngữ, thể chất… Giáo viên tại trường nghề gồm: giáo viên dạy môn chung, lý thuyết nghề và giáo viên dạy các môn thực hành nghề. Yêu cầu với giáo viên là phải có bằng Thạc sỹ tương đương bậc 7 trong Khung trình độ quốc gia. Giáo viên được đào tạo 2 giai đoạn gồm giai đoạn học ở trường đại học (từ 4,5-5 năm, trong đó có thực hành tại một trường nghề và một doanh nghiệp) và giai đoạn tập sự kéo dài từ 1 đến 2 năm để quan sát giảng dạy cũng như trực tiếp giảng dạy có người giám sát. Người học phải thi đỗ kỳ thi kết thúc mỗi giai đoạn mới được tốt nghiệp. 2.2.2. Chuẩn đào tạo: Chuẩn đào tạo trong mô hình đào tạo kép gồm chuẩn đào tạo tại doanh nghiệp (training regulations) và chương trình khung (curriculum framework) đào tạo các trường nghề. Chuẩn đào tạo tại doanh nghiệp do Bộ Liên bang (Federal Ministry) thường là Bộ Liên bang Công nghiệp và Năng lượng ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Liên bang Giáo dục và Nghiên cứu. Đã có chuẩn đào tạo cho 328 ngành nghề đào tạo (training occupations) trong hệ thống đào tạo nghề kép. Nội dung chuẩn đào tạo đối với từng nghề bao gồm các nội dung sau: tên nghề đào tạo, thời gian đào tạo, bản mô tả kiến thức, kỹ năng và năng lực cần đạt được cho ngành nghề đào tạo, bản hướng dẫn kế hoạch triển khai đào tạo, cơ cấu phân bổ về nội dung và lịch trình đào tạo, cuối cùng các yêu cầu kiểm tra đánh giá người học cần biết để đạt yêu cầu đào tạo. Chương trình, kế hoạch đào tạo tại doanh nghiệp đảm bảo hài hòa với chương trình khung tại các trường nghề để nội dung đào tạo tại 2 địa điểm phù hợp và bổ sung cho nhau. Chính phủ 965
  4. từng bang cũng căn cứ chuẩn đào tạo tại doanh nghiệp khi xây dựng hoặc cập nhật chương trình khung đào tạo tại trường nghề. Điểm đáng chú ý là quy trình xây dựng, cập nhật chuẩn đào tạo nghề kép thường không kéo dài quá một năm để đáp ứng phát triển kinh tế và sự thay đổi công nghệ nhanh chóng. Doanh nghiệp là chủ thể chủ động xác định, đề xuất các nội dung mới tại nơi làm việc cần được đào tạo và căn cứ đề xuất của doanh nghiệp, Viện nghiên cứu đào tạo nghề liên bang Đức là cơ quan nghiên cứu của Chính phủ Liên bang phối hợp với các chuyên gia từng ngành, nghề (do ngành/người sử dụng lao động đề xuất) và các tổ chức công đoànđể xây dựng các chuẩn đào tạo tại doanh nghiệp. Viện nghiên cứu đào tạo nghề liên bang Đức cũng nghiên cứu, xuất bản các tài liệu hướng dẫn thực hiện các chuẩn đào tạo trong doanh nghiệp như: giải thích mục tiêu học tập trong kế hoạch dào tạo chung, hướng dẫn cho người dạy, người kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, hướng dẫn với người học, kết cấu bài thi, cách thức thiết kế kế hoạch đào tạo, mẫu biểu sử dụng... 2.2.3. Kiểm tra, đánh giá tốt nghiệp và bằng cấp đào tạo: Thời gian học nghề kép từ 2 đến 3,5 năm tùy vào từng lĩnh vực ngành nghề và bậc đào tạo trong khung trình độ quốc gia. Khung trình độ quốc gia của Nước Đức (ban hành năm 2013) quy định 8 bậc trình độ, đảm bảo tham chiếu với 8 bậc trình độ trong khung trình độ châu Âu, trong đó bậc đào tạo nghề gồm bậc 3, bậc 4 và bậc 6. Người tốt nghiệp học nghề kép được xếp bậc 3 hoặc bậc 4 tùy vào khóa đào tạo đăng ký (bậc 3 với thời gian đào tạo thời gian 2 năm, bậc 4 với thời gian đào tạo từ 3-3,5 năm) Hình 1: Sơ đồ đào tạo kép tại Đức 966
  5. Để tốt nghiệp, người học phải đỗ kỳ thi theo chuẩn quốc gia (nationwide standardized testing). Nội dung lý thuyết và thực hành trong các bài thi tốt nghiệp ở toàn bộ 16 bang đảm bảo theo chuẩn như nhau. Riêng thi lý thuyết được tổ chức thi chung, cùng một thời gian trên toàn quốc. Như vậy, dù nội dung đào tạo tại các trường nghề có thể không hoàn toàn giống nhau do được quy định bởi các chính quyền bang khác nhau, nhưng kỳ thi tốt nghiệp phải đảm bảo sự thống nhất cấp quốc gia và bằng cấp được cấp theo khung trình độ quốc gia. Kỳ thi tốt nghiệp do các Phòng thương mại tổ chức. Phòng Thương mại có trách nhiệm lựa chọn những người có đủ năng lực, tư cách để tham gia Hội đồng kiểm tra gồm đại diện người sử dụng lao động, người lao động (do Hiệp hội doanh nghiệp đề cử) và giáo viên các trường nghề (do các Chính quyền từng bang quản lý). Các thành viên Hội đồng kiểm tra phải đảm bảo có mặt trong các ngày kiểm tra đánh giá và Hội đồng có trách nhiệm ghi chép các thủ tục trong quá trình kiểm tra và ghi bằng, chứng chỉ cho người tốt nghiệp. Người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề kép muốn học lên trình độ nghề cao hơn tương đương bậc 6 của Khung trình độ quốc gia thì có 2 lựa chọn gồm học các khóa học lấy bằng cử nhân nghề (master craftman) do Phòng thương mại quản lý để (bằng cấp này là bằng cấp bắt buộc để dạy trong doanh nghiệp hay làm chủ doanh nghiệp) hoặc chuyển học bậc đại học hàn lâm. 2.3. Lợi ích của “Đào tạo kép” Mô hình “Đào tạo kép” của Đức được tổ chức gắn kết Doanh nghiệp với Nhà trường đem lại những lợi ích cơ bản sau đây: - Doanh nghiệp có ngay đội ngũ lao động vững vàng kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng ngay yêu cầu công việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí đào tạo lại hoặc sa thải nhân sự không đáp ứng yêu cầu công việc. - Nhà trường tận dụng được cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và tiếp nhận công nghệ mới để điều chỉnh chương trình và quy trình đào tạo. - Người học sẽ tự tin cạnh tranh trên thị trường lao động vì được đào tạo bài bản, trải nghiệp qua các hoạt động thực hành ở nhà trường và thực tế ngay tại doanh nghiệp. Hơn nữa, trong thời gian học tập và thực hành tại doanh nghiệp, họ nhận được sự hỗ trợ kinh phí và khoản thù lao phù hợp với công việc họ làm. Khi tốt nghiệp, họ cũng có ngay việc làm tại doanh nghiệp đó hoặc lựa chọn cho mình những công việc khác phù hợp với thực tế nghề nghiệp đã được học. Như vậy, lợi ích của mô hình “đào tạo kép” là không thể phủ nhận. Nhưng do bối cảnh lịch sử và điều kiện đặc thù của Việt Nam nên không thể sao chép y nguyên hệ thống đào tạo nghề kép của Nước Đức. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình đào tạo nghề kép của Nước Đức sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho hệ thống đào tạo của Việt Nam, đặc biệt là các trường dạy nghề có thể tham khảo trong hoạch định chính sách cũng như triển khai thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. 2.4. Một số bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình “Đào tạo kép” trong các trường nghề ở Việt Nam Thực hiện triển khai mô hình “Đào tạo kép”, tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, sinh viên sẽ được học kiến thức cơ bản trong nhà trường (30% thời lượng) kết hợp với rèn luyện kỹ năng chuyên môn tại doanh nghiệp (70% thời lượng). Trong thời gian học tại doanh nghiệp, 967
  6. sinh viên sẽ được giảng viên có kinh nghiệm thực tế giám sát, hỗ trợ, đồng thời được các chuyên gia có kinh nghiệm của doanh nghiệp tham gia hướ ng dẫn trên tài liệu, giáo trình đư ợc phối hợp biên soạn. Mặc dù mới triển khai nhưng trường đã làm việc và ký kết được với 4 doanh nghiệp có uy tín để đưa 26 sinh viên tham gia khóa học đầu tiên. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo (1.150 giờ, trong đó học tại doanh nghiệp là 890 giờ) sinh viên có thể làm việc chính thức ngay tại doanh nghiệp mà không phải đào tạo lại. Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho biết, tới năm 2019, trường đã ký kết được với hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Việc kết hợp cùng doanh nghiệp đào tạo sẽ mang đến cho sinh viên cơ hội cọ xát, trải nghiệm, lĩnh hội kiến thức một cách thực tế. Doanh nghiệp không chỉ tham gia vào quá trình xây dựng chương trình với nhà trường, giảng dạy với nhà trường mà còn mang những kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm làm việc đến cho sinh viên, đồng thời dạy sinh viên khả năng thích ứng với thị trường lao động. Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn đã ký kết hợp tác và triển khai mô hình “đào tạo kép” với 9 doanh nghiệp. Hàng năm, trường quan tâm đầu tư trang thiết bị đào tạo, tuy nhiên chưa đồng bộ. Doanh nghiệp có thế mạnh là trang thiết bị hiện đại, là nơi trang bị cho người học nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, việc phối hợp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chung sẽ có lợi cho cả hai bên, thương hiệu doanh nghiệp gắn liền với thương hiệu nhà trường. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đã áp dụng mô hình “đào tạo kép” tại doanh nghiệp. Theo đó, 50% thời lượng sinh vên được học các môn lý thuyết cơ bản tại trường, 50% thời lượng sinh viên sẽ được gửi tới doanh nghiệp thực hành trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Để thực hiện mô hình đào tạo này, nhà trường phải thiết kế lại toàn bộ chương trình đào tạo theo hướng giảm lý thuyết tăng thực hành, thực tập và tự rèn luyện tay nghề của sinh viên. Ngoài ra, nhà trường phối hợp với doanh nghiệp sắp xếp lại thời khóa biểu, chuẩn bị máy móc, thiết bị và cán bộ doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên thực hành. Thông qua quá trình thực hành tại doanh nghiệp, sinh viên được hướng dẫn làm việc tại các vị trí cụ thể, để từ đó học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên sâu đối với một số vị trí công việc nhất định. Sau thời gian sinh viên thực tập, thực hành tại doanh nghiệp, giảng viên hướng dẫn và cán bộ sẽ đánh giá kết quả của sinh viên làm căn cứ đánh giá kết quả học tập chung. Những sinh viên không đạt yêu cầu sẽ được tổ chức thực tập lại. Chương trình này tạo được hiệu quả cao, sinh viên được đảm bảo về kỹ năng nghề nghiệp để tiếp cận ngay với thực tế sản xuất của các doanh nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng mối quan hệ mật thiết với hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các tỉnh xung quanh như Bình Dương, Long An, …để cùng đồng hành đào tạo, vận động tài trợ vật tư, máy móc, thiết bị học tập và tặng học bổng. Năm 2019, trường phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo hơn 1.500 sinh viên theo mô hình “đào tạo kép”, đảm bảo học sinh – sinh viên ra trường đáp ứng ngay nhu cầu của doanh nghiệp, không phải đào tạo lại. Nhìn chung, phần lớn các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khi triển mô hình “Đào tạo kép” chủ yếu ở khối ngành kỹ thuật – công nghệ do đặc thù của nghề là có nhà xưởng, máy móc, đội ngũ công nhân, mặt bằng sản xuất nên dễ tìm được doanh nghiệp có không gian và địa điểm thuận lợi để phối hợp thực hiện. Riêng đối với ngành Du lịch nói chung 968
  7. và ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng thì các trường có đào tạo ngành nghề này cũng mới chỉ đạt được mức gửi sinh viên đi tham quan kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp chứ chưa thực sự “đào tạo kép”. Vấn đề này được tác giả nghiên cứu tìm hiều và tìm kiếm những giải pháp phù hợp để có thể vận dụng được mô hình “đào tạo kép” đối với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 2.5. Vận dụng mô hình “Đào tạo kép” trong đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM Việc áp dụng mô hình “Đào tạo kép”, đào tạo gắn kết với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp tại các trường nghề sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay. Nhờ vào việc sản phẩm đầu ra đã có đơn đặt hàng giúp cho nhà trường nắm bắt được yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất và số lượng cần đào tạo. từ đó thiết kế nội dung các chương trình đào tạo, tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên. Mặt khác áp dụng “đào tạo kép” giúp cho nhà trường có được nguồn kinh phí và sự nâng cấp về cơ sở vật chất thông qua đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh, thu hút lượng thí sinh đầu vào chất lượng đăng ký dự tuyển. Có thể thấy, mô hình “đào tạo kép” mang lại nhiều lợi ích cho cả phía Nhà trường và Doanh nghiệp nên đã trở thành xu hướng vận dụng và định hướng đào tạo tại các trường Cao đẳng trong thời gian tới. Và trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cố gắng đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp vào quá trình giảng dạy, từng bước tăng thời gian học tập, thực hành tại doanh nghiệp lên 50% thời lượng toàn khóa. Một số khoa gắn kết với doanh nghiệp tổ chức “Học kỳ doanh nghiệp”, đào tạo tại cơ sở của công ty. Trường cũng đã thành lập các trung tâm để hỗ trợ học sinh – sinh viên nhằm xây dựng quan hệ với các doanh nghiệp để chuyển giao khoa học – công nghệ phục vụ giảng dạy, học sinh sinh viên có nơi thực tập, thực hành và tìm kiếm việc làm. Riêng ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của nhà trường là một ngành mới mở nên cần có sự đầu tư nghiên cứu để vận dụng được mô hình “đào tạo kép” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy. * Một số giải pháp vận dụng mô hình “Đào tạo kép” trong đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Với đặc thù của chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tác giả đề xuất giải pháp áp dụng mô hình “đào tạo kép” như sau: Thứ nhất, triển khai giảng dạy môn học Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam theo mô hình “đào tạo kép” với 29 giờ lý thuyết được giảng dạy ở nhà trường nhằm trang bị kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn của các vùng du lịch Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Sau đó đến doanh nghiệp du lịch, sinh viên sẽ được doanh nghiệp đào tạo thực hành 30 giờ và kiểm tra 1 giờ với mục đích trang bị kiến thức thực tế về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch đặc trưng, trung tâm và những điểm du lịch quan trọng của các vùng du lịch nói trên.Vì chỉ có ở doanh nghiệp kinh doanh du lịch mới cập nhật được những sự thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, biết cụ thể các sản 969
  8. phẩm du lịch đặc trưng cũng như nắm được các điểm du lịch thực sự quan trọng, được du khách quan tâm, tìm hiểu và tham quan. Qua đó, sinh viên có thể nắm bắt một cách đầy đủ về lý luận và chính xác về thực tiễn đối với địa lý và tài nguyên du lịch của Việt Nam, phục vụ cho công việc thuyết minh, hướng dẫn khách du lịch sau này Thứ hai, triển khai giảng dạy môn học Tuyến điểm du lịch Việt Nam theo mô hình “đào tạo kép” với 29 giờ lý thuyết tại nhà trường, sinh viên được trang bị kiến thức về các loại hình du lịch đặc trưng, các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu cùng một số tuyến du lịch đang phát triển của các vùng du lịch Việt Nam, sau đó đến doanh nghiệp du lịch, sinh viên sẽ được doanh nghiệp đào tạo và huấn luyện thực hành thực tế 30 giờ (và 1 giờ kiểm tra) tất cả các nội dung trên thông qua quá trình sinh viên tham gia các tour du lịch của doanh nghiệp hiện đang được khai thác kinh doanh và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Từ đó, sinh viên có thể tổng hợp được những nội dung cụ thể và thiết thực về các tuyến và điểm du lịch của Việt Nam làm hành trang kiến thức phục vụ cho công việc sau này. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chọn lọc được những sinh viên phù hợp để tuyển dụng làm nhân viên cho mình Thứ ba, triển khai giảng dạy môn học Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch nội địa theo mô hình “đào tạo kép” với thời lượng 30 giờ lý thuyết ở Nhà trường, sinh viên được trang bị kiến thức về công việc của người hướng dẫn viên, những phẩm chất và năng lực cần có của một người hướng dẫn viên du lịch thực thụ, nắm bắt những phương pháp thuyết minh cơ bản, sau đó đến doanh nghiệp du lịch thực hành 29 giờ (và 1 giờ kiểm tra), sinh viên sẽ được doanh nghiệp đào tạo về cách thức sử dụng phương pháp thuyết minh cho từng đối tượng khách du lịch cụ thể, thực hành thuyết minh phục vụ khách trên các tour du lịch thực tế hiện đang được doanh nghiệp khai thác kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng huấn luyện cho sinh viên các kỹ năng xử lý tình huống trên tour, quy trình và thủ thuật ứng xử với mọi tình huống xảy ra trong quá trình hướng dẫn và phục vụ khách du lịch. Đây là các vấn đề thường xuyên xuất hiện trong quá trình kinh doanh và phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp. Qua thực tiễn này, sinh viên tự tổng hợp kiến thức, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân sau này khi làm nghề hướng dẫn. Và doanh nghiệp cũng tìm được những sinh viên có năng lực phù hợp để tuyển dụng. Bốn là, triển khai giảng dạy môn học Quản trị kinh doanh lữ hành theo mô hình “đào tạo kép”: ở nhà trường, sinh viên được đào tạo 30 giờ lý thuyết nhằm trang bị kiến thức về các loại hình doanh nghiệp du lịch, phân biệt các mô hình tổ chức, tìm hiểu các sản phẩm của doanh nghiệp, đặc điểm của các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, sau đó đến doanh nghiệp du lịch, sinh viên được doanh nghiệp đào tạo thực hành trong thời lượng 29 giờ (và 1 giờ kiểm tra) về cách thức xây dựng và tính giá chương trình du lịch, các kỹ năng chào bán chương trình du lịch, cách thức quảng cáo và tiếp thị tour, soạn thỏa hợp đồng du lịch, tư vấn và chăm sóc khách hàng … thông qua quá trình sinh vên tham gia thực hiện các tour đang được doanh nghiệp khai thác và kinh doanh. Từ đó, sinh viên có thể tích lũy cho mình kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ phục vụ cho bản thân khi làm nghề. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phát hiện và tuyển dụng những sinh viên phù hợp cho mình. Năm là, triển khai giảng dạy môn học Tổ chức sự kiện theo mô hình “đào tạo kép”: ở nhà trường, sinh viên được giáo viên trang bị kiến thức về các loại trò chơi được sử dụng khi phục vụ cho khách du lịch, kỹ năng tổ chức các trò chơi và thực hành tổ chức các trò chơi trong thời lượng 15 giờ, sau đó đến doanh nghiệp du lịch, sinh viên được doanh nghiệp huấn luyện và đào tạo trong thời lượng 58 giờ (và 2 giờ kiểm tra)về các trò chơi cụ thể, kỹ năng tổ chức và cách thức lựa chọn trò chơi phù hợp với thời gian, không gian, phương tiện vận chuyển, địa điểm tổ 970
  9. chức, điều kiện tổ chức và tâm lý khách du lịch. Đây là các vấn đề chỉ có ở doanh nghiệp và nó nảy sinh trong quá trình sinh viên tham gia đi hướng dẫn các tour thực tế của doanh nghiệp hiện đang khai thác và kinh doanh phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Từ đó, sinh viên đúc rút kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho mình làm hành trang làm nghề hướng dẫn viên sau này. Và doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ đội ngũ sinh viên do mình tham gia đào tạo sẽ trở thành nguồn nhân sự cho các chính sách phát triển sau này. 3. Kết luận Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mọi lĩnh vực đều có sự cạnh tranh gay gắt, lĩnh vực giáo dục cũng nằm trong xu thế đó. Năng lực cạnh tranh của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tạo nên từ nhiều yếu tố trong đó có cách thức và mô hình đào tạo giữ vai trò quan trọng. Một hoạt động đào tạo hiệu quả phải đáp ứng được nhu cầu xã hội, nghĩa là sinh viên tốt nghiệp từ hoạt động đào tạo đó phải đạt được yêu cầu cơ bản và đáp ứng được yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Mô hình “đào tạo kép” sẽ đáp ứng được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, nhu cầu và yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực, tăng chất lượng cho hoạt động đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và tăng khả năng cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong xu thế đó, đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nhân lực ngành Du lịch nói riê ng trong giai đoạn hiện nay cần có sự đổi mới nhất định đáp ứng với yêu cầu thực tế xã hội và phù hợp với xu thế mới. Vì vậy, việc vận dụng mô hình “Đào tạo kép” trong đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM hoàn toàn mang tính khả thi với mong muốn đưa mô hình mới vào đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về “chất” và “lượng” trong sự phát triển chung của xã hội cũng như của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TpHCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Tạo. 2022. Quản lý đào tạo nghề theo hướng đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 11, Số 4, 2022, 21-32. 2.Mạnh Tuấn. 2019. “Hệ thống đào tạo kép của Cộng hòa liên bang Đức và giá trị tham khảo với Việt Nam”. Truy cập ngày 10/9/23. http://gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/37108/seo/He-thong-dao-tao-nghe- kep-cua-CỘNG HÒA LIÊN BANG-Duc-va-gia-tri-tham-khao-voi-Viet-Nam-Bai-1-He-thong- dao-tao-nghe-kep-cua-CỘNG HÒA LIÊN BANG-Duc-/Default.aspx 3. Nam Giang. 2019. “Độc đáo mô hình đào tạo kép”. Truy cập ngày 10/9/2023. https://nld.com.vn/cong-doan/doc-dao-mo-hinh-dao-tao-kep 20191209213150569.htm 4. Bùi Tư. 2019. “Đào tạo kép – Mô hình hợp tác hiệu quả giã nhà trường và doanh nghiệp”. Truy cập ngày 10/9/2023. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/dao-tao-kep-mo-hinh- hop-tac-hieu-qua-giua-truong-nghe-va-doanh-nghiep-68935.html 5. Thanh Tàu. 2018. “Hiệu quả từ mô hình đào tạo kép”. Truy cập ngày 10/9/2023. https://hanoimoi.vn/hieu-qua-tu-mo-hinh-dao-tao-kep-564777.html. THÔNG TIN TÁC GIẢ ThS. Phan Thị Hồng Mơ, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tp.HCM 971
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2