Nguyễn Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 97 - 101<br />
<br />
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR<br />
ĐỂ PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU GẠT PHÔI<br />
Nguyễn Thị Thanh Nga*, Hoàng Tiến Đạt<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày ứng dụng mô đun Dynamic Designer Motion Professional tích hợp trong<br />
phần mềm Autodesk Inventor để giải bài toán phân tích động học học cơ cấu phẳng - cơ cấu gạt<br />
phôi. Bằng việc vẽ các khâu của cơ cấu bởi mô hình khối rắn và lắp ráp các khâu bởi các liên kết<br />
(ràng buộc) giữa các khâu để tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh. Các kết quả của bài toán động học đã<br />
được xác định. Các kết quả này bao gồm quỹ đạo các điểm của cơ cấu, vận tốc và gia tốc của các<br />
điểm đó. Các kết quả đã đạt được cho thấy rằng việc giải bài toán phân tích động học bằng việc sử<br />
dụng phần mềm Autodesk Inventor là rất hiệu quả và nhanh chóng.<br />
Từ khóa: Động học cơ cấu, Autodesk Inventor, cơ cấu gạt phôi.<br />
<br />
GIỚI THIỆU*<br />
Cho đến nay đã có nhiều phương pháp phân<br />
tích động học học cơ cấu như: phương pháp<br />
vẽ hay phương pháp đồ thị [1], phương pháp<br />
giải tích [1,2,4,5,6] và phương pháp số [3].<br />
Phương pháp đồ thị rất thuận tiện, giải bài<br />
toán một cách nhanh gọn mà vẫn đạt được độ<br />
chính xác cần thiết trong bài toán kỹ thuật.<br />
Hơn nữa, trong một số trường hợp, quan hệ<br />
giữa các thông số của một số bài toán cho<br />
dưới dạng đồ thị mà không phải dưới dạng<br />
các biểu thức giải tích. Khi đó cần sử dụng<br />
phương pháp vẽ hoặc phương pháp tính bằng<br />
số. Phương pháp giải tích có ưu điểm là cho<br />
độ chính xác cao và mối quan hệ giữa các đại<br />
lượng được biểu diễn bằng biểu thức giải tích.<br />
Vì vậy, có thể dễ dàng nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của các thông số này đối với nhau. Tuy nhiên<br />
để khảo sát cơ cấu bằng phương pháp giải<br />
tích yêu cầu cần phải hiểu rõ bản chất về bài<br />
toán và cần thiết phải có kỹ năng lập trình<br />
một ngôn ngữ nhất định.<br />
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của<br />
công nghệ thông tin, nhiều phần mềm thiết kế<br />
ra đời tạo thuận lợi cho việc tính toán thiết kế<br />
cho các ngành kỹ thuật nói chung và ngành cơ<br />
khí nói riêng một cách dễ dàng, nhanh chóng<br />
và hiệu quả.<br />
Cơ cấu gạt phôi là cơ cấu có 8 khâu, trong đó<br />
khâu dẫn 1 là khâu phát động chuyển động<br />
*<br />
<br />
Tel: 0985 909792<br />
<br />
quay và nhờ sự nối động của các khâu để tạo<br />
thành thành chuyển động tịnh tiến khứ hồi<br />
của khâu đầu ra 7 (Hình 1). Nhằm tạo ra<br />
chuyển động gạt phôi khứ hồi. Cơ cấu này có<br />
rất nhiều ứng dụng trong thức tế, điển hình là<br />
dùng để gạt phôi trong hệ dẫn động băng tải.<br />
Việc phân tích động học cho cơ cấu này là rất<br />
cần thiết bởi vì từ việc phân tích này người ta<br />
có thể xác định được quy luật chuyển động<br />
của các khâu trong cơ cấu. Thêm vào đó, có<br />
thể dựa vào việc phân tích này để tính công<br />
suất và động năng của máy. Việc phân tích<br />
này còn sử dụng để nghiên cứu và cải thiện<br />
chuyển động thực của máy dưới tác dụng của<br />
các lực vì để làm điều đó cần biết vận tốc hay<br />
tỷ số vận tốc của các khâu; muốn tính được<br />
lực quán tính trên các khâu để tính sức bền cho<br />
các khâu hay chạy thử dao động trong máy phải<br />
biết quy luật biến đổi gia tốc các khâu.<br />
Từ các lý do trên, việc giải bài toán động của<br />
cơ cấu gạt phôi là rất cần thiết. Nghiên cứu<br />
này trình bày việc giải bài toán phân tích<br />
động học cơ cấu này bằng việc sử dụng phần<br />
mềm thiết kế Autodesk Inventor.<br />
O3<br />
<br />
O2<br />
0<br />
<br />
O1<br />
<br />
D<br />
<br />
7<br />
<br />
3<br />
<br />
C<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
A<br />
<br />
2<br />
<br />
B<br />
<br />
4<br />
<br />
E<br />
<br />
Hình 1: Lược đồ động học cơ cấu gạt phôi<br />
<br />
97<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu này đã sử dụng mô đun Dynamic<br />
Designer Motion Professional của phần mềm<br />
Autodesk Inventor để khảo sát bài toán động<br />
học của cơ cấu gạt phôi. Để làm được việc đó,<br />
cơ cấu gạt phôi được xác định với các kích<br />
thước động của các khâu và một thông số đầu<br />
vào là góc quay của khâu dẫn 1 ϕ1, với các<br />
kích thước động học cụ thể: O1A = 100 mm;<br />
O1O2 = 222 mm; AB = 206 mm; AC = 306<br />
mm; O2B = O3E = 233 mm; O2O3 = BE = CD<br />
= 415 mm.<br />
Tiếp theo, để giải được bài toán động học các<br />
tác giả dựng được họa đồ vị trí của cơ cấu với<br />
các thông số đã cho. Phần mềm Autodesk<br />
Inventor được dùng để vẽ mô hình các khâu<br />
dưới dạng khối rắn. Sau đó lắp ráp các khâu<br />
với việc sử dụng các liên kết cần thiết sẽ tạo<br />
ra được cơ cấu lắp ráp hoàn chỉnh.<br />
Bài toán phân tích động học bao gồm các bài<br />
toán vị trí, bài toán vận tốc và bài toán gia<br />
tốc. Bài toán chuyển vị trí xác định quỹ đạo<br />
của các điểm thuộc các khâu trên cơ cấu. Bài<br />
toán vận tốc để xác định vận tốc của các điểm<br />
trên các khâu bị dẫn. Và bài toán gia tốc để<br />
xác định gia tốc của các điểm trên các khâu bị<br />
dẫn. Cụ thể, trong cơ cấu này xác định quỹ đạo,<br />
vận tốc và gia tốc các điểm A, B, C, D, E.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Với việc sử dụng mô đun Dynamic Designer<br />
Motion Professional trong phần mềm<br />
Autodesk Inventor đã đạt được kết quả một<br />
cách nhanh chóng và hiệu quả.<br />
Sự mô phỏng chuyển động của cơ cấu được<br />
thực hiện một cách dễ dàng. Vẽ các khâu, lắp<br />
rắp cơ cấu và khai báo các thông số. Trong<br />
Inventor việc tạo nên các khâu ở mô hình<br />
khối rắn 3D được thực hiện một cách dễ dàng<br />
và nhanh chóng. Việc lắp rắp các khâu cũng<br />
được thực hiện rất trực quan nhờ các liên kết<br />
(ràng buộc) thường gặp trong kỹ thuật. Hình 2<br />
là cơ cấu đã được lắp ráp xong tại vị trí ϕ1 = 00.<br />
Bài toán vị trí<br />
Sau khi cơ cấu đã được lắp ráp hoàn chỉnh và<br />
cho khâu dẫn quay với một vận tốc góc không<br />
đổi bằng 10 (rad/s), quỹ đạo của các điểm trên<br />
các khâu A, B, C, D, E được thể hiện trên<br />
hình 3.<br />
<br />
93(05): 97 - 101<br />
<br />
Hình 2: Vị trí cơ cấu tại ϕ1 = 00<br />
<br />
Hình 3: Quỹ đạo của các điểm trên cơ cấu<br />
<br />
Khi khâu dẫn O1A chuyển động quay quanh<br />
tâm O1, khâu 2 và khâu 6 chuyển động song<br />
phẳng, còn khâu 3 và 5 chuyển động lắc<br />
quanh tâm O2 và O3; hai khâu còn lại là khâu<br />
4 và khâu 7 chuyển động tịnh tiến. Để cơ cấu<br />
thực hiện được nhiệm vụ gạt phôi ta thấy rằng<br />
khâu đầu ra 7 chuyển động tịnh tiến với quỹ<br />
đạo như hình 3 (điểm C, D).<br />
Bài toán vận tốc<br />
Bằng việc khai báo các thông số cần thiết việc<br />
xác định các véc tơ vận tốc của các điểm A,<br />
B, C, D, E được thể hiện trên hình 4. Các véc<br />
tơ vận tốc này được xác định tại mọi thời<br />
điểm chuyển động của cơ cấu. Trên hình 4 là<br />
véc tơ vận tốc của các điểm tại t = 1,24 (s) .<br />
Phần mềm Inventor không những thể hiện<br />
được các véc tơ vận tốc của mọi điểm thuộc<br />
các khâu, mà còn xác định được giá trị vận<br />
tốc của chúng tại mọi thời điểm thông qua đồ<br />
thị. Trên hình 5 là đồ thị biểu diễn vận tốc của<br />
các điểm C, D hay chính là vận tốc của khâu<br />
CD. Hơn nữa, giá trị cực trị của chúng cũng<br />
hoàn toàn xác định được vmax= 1919,06<br />
(mm/s) tại t = 2,45 (s); vmin = 1,11432 (mm/s)<br />
tại t = 3,79 (s).<br />
Bài toán gia tốc<br />
Bài toán gia tốc cũng tương tự như bài toán<br />
vận tốc. Các véc tơ gia tốc của các điểm trên<br />
các khâu cũng được thể hiện trên Hình 6. Giá<br />
trị gia tốc của điểm C, D thể hiện trên đồ thị<br />
hình 7.<br />
<br />
98<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 97 - 101<br />
<br />
Hình 4: Véc tơ vận tốc của các điểm A, B, C, D, E tại thời điểm t = 1,24s<br />
<br />
Hình 5: Đồ thị biểu diễn vận tốc của điểm C, D theo thời gian<br />
(a) Vận tốc toàn phần; (b) Hình chiếu vận tốc theo phương x, vx;(c) Hình chiếu vận tốc theo phương y, vy<br />
<br />
Hình 6: Véc tơ gia tốc của các điểm A, B, C, D, E tại thời điểm t = 1,9s<br />
<br />
99<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 97 - 101<br />
<br />
Hình 7: Đồ thị biểu diễn gia tốc của điểm C, D theo thời gian<br />
(a) Gia tốc toàn phần; (b) Hình chiếu gia tốc theo phương trục x, ax ;<br />
(c) Hình chiếu gia tốc theo phương trục y, ay<br />
<br />
Giá trị gia tốc lớn nhất của chúng cũng được<br />
xác định với amax = 29211,1 (mm/s2) tại t =<br />
6,88 (s); amin= 4393,4 (mm/s2) tại t = 5,17 (s).<br />
KẾT LUẬN<br />
Việc giải bài toán phân tích động học của cơ<br />
cấu, máy là rất quan trọng cho việc thiết kế<br />
máy. Bài toán phân tích động học cơ cấu bao<br />
gồm: bài toán vị trí, bài toán vận tốc và bài<br />
toán gia tốc.<br />
Có nhiều phương pháp để giải được bài toán<br />
này, bao gồm: phương pháp vẽ, phương pháp<br />
<br />
giải tích và phương pháp số. Trong bài báo<br />
này trình bày ứng dụng của mô đun Dynamic<br />
Designer Motion Professional tích hợp trong<br />
phần mềm thiết kế 3D Autodesk Inventor để<br />
giải bài toán động học cơ cấu gạt phôi. Các<br />
kết quả đạt được cụ thể như sau:<br />
- Bài toán vị trí, vận tốc và gia tốc được xác<br />
định nhanh chóng và chính xác;<br />
- Vận tốc và gia tốc của điểm không những<br />
biểu diễn được các véc tơ, mà giá trị của<br />
chúng còn được xác định theo hệ trục tọa độ<br />
đề các vx, vy, ax, ay;<br />
<br />
100<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Giá trị cực trị của vận tốc và gia tốc đã được<br />
xác định.<br />
Việc áp dụng phương pháp phân tích động<br />
học như trên có ý nghĩa lớn trong việc tính<br />
toán thiết kế cũng như trong giảng dạy tại các<br />
trường đại học kỹ thuật.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đinh Gia Tường, Nguyễn Xuân Lạc, Trần<br />
Doãn Tiến, Nguyên lý máy, Nhà xuất bản Đại học<br />
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1970.<br />
[2]. Robert L. Norton, Design of Machinery, The<br />
center for library resources and education media<br />
Suranaree University of Technology, McGrawHill, Inc.<br />
<br />
93(05): 97 - 101<br />
<br />
[3]. Numerical Method for Kinematics,<br />
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=nu<br />
merical%20method%20for%20kinematics&source<br />
=web&cd=1&ved=0CCAQFjAA&url=http%3A%<br />
2F%2Fwwwinst.eecs.berkeley.edu%2F~cs184%2Ffa11%2Fres<br />
ources%2Fik_soln.pdf&ei=vfP5TpGCNZGeiAeH<br />
3rXDAQ&usg=AFQjCNFI6uoO7nR6VqelmBxqJ<br />
tDYf5xalw&cad=rja (truy cập ngày 12/12/2011)<br />
[4]. Vũ Công Hàm, Nguyên lý máy, Nhà xuất bản<br />
quân đội nhân dân, Hà Nội 2011.<br />
[5]. Oleg Vinogradov, Fundamentals of<br />
Kinematics and Dynamics of Mechanisms, CRC<br />
Press Boca Raton<br />
London<br />
New York<br />
Washington, D.C.<br />
[6]. Đinh Gia Tường, Tạ Khánh Lâm, Nguyên lý<br />
máy, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.<br />
<br />
SUMMARY<br />
KINEMATIC ANALYSIS OF WALKING BEAM EIGHT BAR TRANSPORT<br />
MECHANISM USING AUTODESK INVENTOR SOFTWARE<br />
Nguyen Thi Thanh Nga*, Hoang Tien Dat<br />
College of Technology - TNU<br />
<br />
This paper presents the application of module's Dynamic Designer Motion Professional of<br />
Autodesk Inventor software to solve the kinematic analysis of walking beam eight bar transport<br />
mechanism. The links are drawn by Autodesk Inventor the same as solid model. And then they are<br />
joined by nodes (reduced degree of freedom) to create mechanism. The result determined<br />
positions, velocities and accelerations of points on the links. All results achieved show that using<br />
Autodesk Inventor to solve kinematic mechanism efficiently and quickly.<br />
Keywords: Kinematic mechanism, Autodesk Inventor, walking beam eight bar<br />
<br />
Ngày nhận bài: 8/3/2012, ngày phản biện: 4/5/2012, ngày duyệt đăng:<br />
*<br />
<br />
Tel: 0985 909792<br />
<br />
101<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />