intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng phòng trừ sinh học cho đồng ruộng tiết kiệm chi phí

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

126
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biện pháp phòng trừ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ ở các nước, đặc biệt là nông dân có thể tự nhân nuôi, phóng thích các loài thiên địch hữu ích, thay dần các lần phun thuốc hóa học. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu ứng dụng thành công, tuy nhiên xu hướng này vẫn chưa được chú trọng. Gần đây, nông dân Sóc Trăng sử dụng chủng nấm xanh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu rất hiệu quả, tiết kiệm khá nhiều chi phí....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng phòng trừ sinh học cho đồng ruộng tiết kiệm chi phí

  1. Ứng dụng phòng trừ sinh học cho đồng ruộng tiết kiệm chi phí Biện pháp phòng trừ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ ở các nước, đặc biệt là nông dân có thể tự nhân nuôi, phóng thích các loài thiên địch hữu ích, thay dần các lần phun thuốc hóa học. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu ứng dụng thành công, tuy nhiên xu hướng này vẫn chưa được chú trọng. Gần đây, nông dân Sóc Trăng sử dụng chủng nấm xanh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu rất hiệu quả, tiết kiệm khá nhiều chi phí. Biện pháp phòng trừ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ ở các nước, đặc biệt là nông dân có thể tự nhân nuôi, phóng thích các loài thiên địch hữu ích, thay dần các lần phun thuốc hóa học. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu ứng dụng thành công, tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng. Gần đây, nông dân Sóc Trăng sử dụng chủng nấm xanh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí rất lớn. Rất nhiều nông dân Sóc Trăng tham gia tập huấn tại Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cách nuôi và sử dụng nấm xanh M. anisopliae phòng trừ rầy nâu, tỷ lệ nông dân nuôi cấy và sử dụng thành công rất cao. Chi phí phòng trừ bằng biện pháp này
  2. khoảng 100.000 đồng/ha/lần (thay vì sử dụng thuốc hóa học từ 200.000 - 800.000 đồng/ha/lần). Từ cuối năm 2008, mô hình sử dụng nấm xanh trừ rầy nâu trên lúa được 300 nông dân hưởng ứng, ước tính chi phí giả m so với sử dụng thuốc hóa học cho một vụ khoảng 4 - 5 triệu đồng/ha. Chương trình này được ứng dụng mạnh mẽ nhất khi dịch rầy nâu bùng phát. Mật số rầy nâu giảm nhanh chóng sau 7 ngày phun. Các mô hình ứng dụng phòng trừ rầy nâu bằng nấ m xanh ngoài việc giả m đáng kể chi phí thuốc hóa học, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với áp dụng các mô hình lúa - cá, lúa - tôm tại địa phương. PGS.TS. Trần Văn Hai (ĐH Cần Thơ) cho biết, sử dụng nấm xanh M. anisopliae phòng trừ sâu đo hiệu quả 70 - 89% chỉ sau 7 ngày từng được ứng dụng ở Hưng Yên. Tại Tây Ninh và Hòa Bình cũng đã sử dụng nấm M. anisopliae và M. flavoviride của Viện bảo vệ thực vật phòng trừ và dập tắt dịch châu chấu đạt hiệu quả 68,5 - 94% sau 2 - 6 tuần. Hiện nấ m xanh M. anisopliae và nấm trắng Beauveria bassiana đã được các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học ứng dụng và đạt được nhiều thành tựu. Nhiều địa phương đã sử dụng nấm trắng của Viện bảo vệ thực vật đã dập tắt dịch sâu róm hại cây rừng đạt hiệu quả 97,8% sau 2 - 3 tháng. Tại ĐBSCL, Viện lúa ĐBSCL cũng đã ứng dụng nấ m xanh M. anisopliae để phòng trừ rầy nâu, bọ xít, sâu ăn lá đạt hiệu quả cao. Tại Cần Thơ, bộ môn bảo vệ thực vật (khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, ĐH Cần Thơ) đã sử dụng nấ m xanh M. anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana và nấm tím
  3. Paecilomyces sp. để phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm, rệp sáp và bọ cánh cứng hại dừa đạt hiệu quả khá cao, từ 60 - 70% sau 7 - 12 ngày. Bộ môn bảo vệ thực vật ĐH Cần Thơ cũng đã nghiên cứu các đặc tính sinh học, hiệu quả của các chủng nấm xanh M. anisopliae đối với sâu xếp lá hại đậu phộng, nấm trắng Beauveria bassiana đối với sùng đất hại rễ bắp cho kết quả khả quan trên đất giồng cát Trà Vinh. Hiện nay, bộ môn này đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ nấm xanh M. anisopliae (Ma - ĐHCT), nấ m trắng Beauveria bassiana (Bb - ĐHCT) và nấm tím Paecilomyces (Pae - ĐHCT) dùng để phun trừ sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu đo, rầy mề m, rầy nâu, rệp sáp với liều lượng 3 - 4 kg/ha. Những lợi ích của việc ứng dụng phòng trừ sinh học rất lớn nên cần có chiến lược phát triển. PGS.TS. Trần Văn Hai cho biết, tiề m năng các loại nấm côn trùng là rất lớn, dùng để phòng trừ dịch hại do côn trùng gây ra, đặc biệt là nhóm côn trùng thuộc họ bọ rầy cánh cứng, vì vậy cần xây dựng “Trung tâm nghiên cứu phòng trừ sinh học” cho từng vùng sinh thái phù hợp với dịch hại trên cây trồng và nguồn thiên địch tại địa phương. Theo PGS.TS. Hai, kỹ thuật sản xuất nấm xanh M. anisopliae khá đơn giản, nông dân hoàn toàn có thể thực hiện được. Đơn giản là chỉ ngâm gạo với nước sau đó cho vào từng bọc nylon, hấp thanh trùng bằng nồi nhôm (nấu bằng củi, gas), sau đó cấy nấ m xanh gốc vào bọc rồi đem ủ trong điều kiện nhiệt độ 28 - 300C, sau 10 - 14 ngày nuôi cấy là có thể sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2