Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM SOFA TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG<br />
BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HUYẾT NẶNG<br />
TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU<br />
Huỳnh Quang Đại*, Trương Dương Tiển**, Phạm Thị Ngọc Thảo**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Thang điểm SOFA được phát triển nhằm mô tả một cách khách quan và định lượng mức độ<br />
suy cơ quan theo thời gian và tiên đoán tử vong những bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng điều trị tại khoa Hồi<br />
sức cấp cứu.<br />
Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác của thang điểm SOFA trong tiên lượng tử vong những bệnh nhân nhiễm<br />
trùng huyết nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát đoàn hệ tiến cứu trên những bệnh nhân nhiễm trùng<br />
huyết nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy với 34 giường nội ngoại khoa kết hợp từ tháng<br />
3/2010 đến tháng 9/2010.<br />
Kết quả: 43 bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng được theo dõi và đánh giá điểm SOFA lúc nhập ICU, sau<br />
24 giờ, sau 48 giờ và được theo dõi cho đến khi xuất khoa. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 56 tuổi, tỉ lệ<br />
tử vong là 46,5%. Điểm APACHE II trung bình là 18,12 ± 6,78 điểm. Điểm SOFA trung bình ngày nhập ICU,<br />
sau 24 giờ, sau 48 giờ lần lượt là 10,42 ± 3,4 điểm; 9,86 ± 4,2 điểm và 8,86 ± 5,1 điểm; với diện tich dưới đường<br />
cong ROC là 0,725; 0,842 và 0,892. Các thang điểm đều có giá trị p của thống kê Hosmer-Lemeshow >0,05.<br />
Kết luận: Thang điểm SOFA có độ phân tách và độ chuẩn hóa tốt trong tiên đoán tử vong những bệnh<br />
nhân nhiễm trùng huyết nặng tại khoa hồi sức cấp cứu.<br />
Từ khóa: SOFA, APACHE II, nhiễm trùng huyết nặng, Hồi sức cấp cứu (ICU), tiên lượng tử vong.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APPLICATION OF THE SEQUENTIAL ORGAN FAILURE ASSESSMENT SCORE IN PREDICTING<br />
OUTCOME IN ICU PATIENTS WITH SEVERE SEPSIS<br />
Huynh Quang Dai, Truong Duong Tien, Pham Thi Ngoc Thao<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 74 - 78<br />
Background: The Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score was developed to objectively quantify<br />
the severity of patients’ illness, based on the degree of organ dysfunction, and used to predict mortality in<br />
intensive care unit (ICU) septic patients.<br />
Objective: To evaluate the usefulness of the Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score in<br />
predicting mortality of severe sepsis patients in ICU.<br />
Design: Prospective, observational cohort study on severe sepsis patients conducted from March to<br />
September, 2010 in 34-bed medicosurgical ICU at Cho Ray hospital in HCM city, Viet Nam<br />
Results: Forty three consecutive severe sepsis patients admitted to the ICU, for whom the SOFA score was<br />
calculated on admission, after 24 hours and after 48 hours and patients followed till discharge from ICU. Mean<br />
<br />
* Bộ Môn Hồi Sức Cấp Cứu Chống Độc – ĐHYD TP.HCM;<br />
** Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Quang Đại ĐT: 0908704668 Email: dai.huynh@ump.edu.vn<br />
<br />
74<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
age was 56 years old and the mortality rate was 46.5%. The APACHE II score was 18.12 ± 6.78 points. The mean<br />
SOFA score on admission, 24h, 48h was 10.42 ± 3.4 points, 9.86 ± 4.2 points, 8.86 ± 5.1 points, and AUC of<br />
receiver operating characteristic (ROC) curve was 0.725, 0.842, 0.892, respectively.The p value of HosmerLemeshow statistic > 0.05.<br />
Conclusion: The Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score has good discrimination and<br />
calibration in predicting mortality of severe sepsis patients in ICU.<br />
Key words: SOFA, The Sequential Organ Failure Assessment score, APACHE II, severe sepsis, Intensive<br />
care unit (ICU), predicting outcome.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Đánh giá mức độ nặng của bệnh để tiên<br />
lượng và phân bố hợp lý các nguồn lực là nhiệm<br />
vụ quan trọng của các bác sĩ lâm sàng, đặc biệt<br />
là tại khoa Hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, việc tiên<br />
lượng bệnh nhân một cách khoa học chỉ mới<br />
được phát triển gần đây với sự ra đời của các<br />
thang điểm đánh giá độ nặng bệnh tật như<br />
APACHE, SAPS, MPM, SOFA, MOSF, LODS…<br />
Hầu hết các thang điểm này được suy ra từ<br />
phân tích hồi quy đa biến dựa trên những cơ sở<br />
dữ liệu lâm sàng lớn để tìm ra các yếu tố tương<br />
quan độc lập với biến cố tử vong. Thang điểm<br />
SOFA được hình thành từ hội nghị Hồi Sức Cấp<br />
Cứu Châu Âu tổ chức năm 1994 tại Paris. Ban<br />
đầu, từ SOFA được viết tắt từ “Sepsis-related<br />
Organ Failure Assessment score” (tạm dịch:<br />
thang điểm đánh giá suy cơ quan do nhiễm<br />
trùng huyết), nhằm mô tả một cách khách quan<br />
và định lượng mức độ suy cơ quan theo thời<br />
gian và đánh giá tử vong ở những bệnh nhân<br />
nhiễm trùng huyết. Sau đó, khi nhận ra rằng<br />
thang điểm SOFA có thể ứng dụng tốt cho<br />
những bệnh nhân điều trị tại khoa ICU mà<br />
không nhiễm trùng huyết, từ SOFA được hiểu<br />
như là “Sequential Organ Failure Assessment”<br />
(tạm dịch: thang điểm đánh giá suy cơ quan<br />
tuần tự theo thời gian)(1). Thang điểm SOFA<br />
đánh giá sáu hệ cơ quan chính bao gồm: hô hấp,<br />
tuần hoàn, thận, huyết học, gan và thần kinh<br />
trung ương. Điểm của mỗi hệ cơ quan được cho<br />
điểm từ 0 đến 4, phụ thuộc vào mức độ suy<br />
chức năng của chúng. Điểm SOFA tổng cộng là<br />
tổng điểm của các hệ cơ quan được tính lúc<br />
nhập viện và từng ngày trong thời gian điều<br />
trị(10).<br />
<br />
Ở các khoa ICU tại thành phố Hồ Chí Minh<br />
hiện nay, những thang điểm đánh giá độ nặng<br />
bệnh tật vẫn chưa được ứng dụng một cách<br />
rộng rãi. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu ứng dụng thang điểm SOFA trong<br />
tiên lượng và theo dõi bệnh nhân nhiễm trùng<br />
huyết nặng điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu<br />
bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu quan sát đoàn hệ tiến cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân nhập khoa hồi sức cấp cứu bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010<br />
được chẩn đoán nhiễm trùng huyết nặng theo<br />
tiêu chuẩn SCCM 1992 và 2001, được làm các xét<br />
nghiệm theo dõi đầy đủ theo các thông số trong<br />
thang điểm SOFA và APACHE II, thời gian điều<br />
trị tại khoa ≥ 48 giờ. Bệnh nhân được theo dõi<br />
đến lúc xuất khoa hay tử vong tại khoa.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân tử vong trong 48 giờ đầu nhập<br />
ICU, thiếu dữ liệu theo dõi.<br />
Định nghĩa biến số:<br />
SOFA_0: điểm SOFA trung bình ngày nhập<br />
ICU.<br />
SOFA_24: điểm SOFA trung bình sau 24 giờ<br />
nhập ICU.<br />
SOFA_48: điểm SOFA trung bình sau 48 giờ<br />
nhập ICU.<br />
SOFA_24_0: trung bình hiệu số điểm<br />
SOFA_24 và SOFA_0.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
SOFA_48_0: trung bình hiệu số điểm<br />
<br />
75<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
SOFA_48 và SOFA_0.<br />
<br />
và 48 giờ so với lúc nhập ICU đều khác nhau có<br />
ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân tử vong<br />
và còn sống. Nhóm bệnh nhân tử vong có điểm<br />
SOFA tăng dần so với thời điểm nhập ICU,<br />
trong khi đó, nhóm bệnh nhân còn sống có điểm<br />
SOFA giảm theo thời gian.<br />
<br />
APACHE II: trung bình điểm APACHE II<br />
ngày nhập ICU.<br />
<br />
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu<br />
Số liệu được nhập bằng phần mềm<br />
Microsoft Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS 16, Medcalc. So sánh tỉ lệ phần trăm bằng<br />
phép kiểm χ2. So sánh trung bình bằng phép<br />
kiểm student (t). Phân tích đơn biến bằng phép<br />
kiểm χ2, tính nguy cơ tử vong tương đối RR.<br />
Dùng đường cong ROC, diện tích dưới đường<br />
cong (AUC) để so sánh độ phân tách của các<br />
thang điểm với nhau. Dùng phép kiểm HosmerLomeshow để đánh giá độ chuẩn hoá của mô<br />
hình, với trị số C càng nhỏ, p càng lớn, mô hình<br />
càng có độ chuẩn hoá tốt.<br />
<br />
Giá trị tiên lượng của thang điểm SOFA<br />
Điểm SOFA ở các thời điểm<br />
AUC<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
Điểm<br />
cắt<br />
<br />
Độ Độ đặc<br />
nhạy hiệu<br />
<br />
SOFA_0<br />
<br />
0,725<br />
<br />
0,568 –<br />
0,850<br />
<br />
>8<br />
<br />
90%<br />
<br />
48%<br />
<br />
SOFA_24<br />
<br />
0,842<br />
<br />
0,699 –<br />
0,935<br />
<br />
>8<br />
<br />
85%<br />
<br />
61%<br />
<br />
SOFA_48<br />
<br />
0,892<br />
<br />
0,760 –<br />
0,966<br />
<br />
>7<br />
<br />
85%<br />
<br />
83%<br />
<br />
APACHE<br />
II<br />
<br />
0,735<br />
<br />
0,578 –<br />
0,857<br />
<br />
>20<br />
<br />
85%<br />
<br />
52%<br />
<br />
Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng<br />
9/2010, có 43 bệnh nhân được được chẩn đoán<br />
nhiễm trùng huyết nặng theo tiêu chuẩn SCCM<br />
1994 và 2001. Có 20 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ<br />
lệ 46,5%.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân nhiễm trùng huyết<br />
nặng<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
<br />
Cả nhóm Tử vong Còn sống p<br />
(n = 43) (n = 20) (n = 23)<br />
56 ± 18,7 58,6 ±<br />
53,5 ± 0,375<br />
20,4<br />
17,2<br />
44,2%<br />
42,9%<br />
45,5% 0,554<br />
62,8%<br />
61,9%<br />
63,6% 0,582<br />
<br />
Nam<br />
Nhóm bệnh nội<br />
khoa<br />
Thời gian nằm ICU<br />
11,8<br />
9,9<br />
13,6<br />
0,102<br />
(ngày)<br />
APACHE II<br />
18,1 ± 6,8 21,3 ± 6,6 15,1 ± 0,002<br />
5,6<br />
SOFA_0<br />
10,4 ± 3,4 11,8 ± 2,7 9,1 ± 3,5 0,007<br />
SOFA_24<br />
9,9 ± 4,2 12,4 ± 3,4 7,4 ± 3,4 0,0001<br />
SOFA_48<br />
8,9 ± 5,1 12,3 ± 3,9 5,6 ± 3,6 0,0001<br />
SOFA_24_0<br />
-0,56 ± 2,5 0,62 ± 2,7 -1,7 ± 1,7 0,002<br />
SOFA_48_0<br />
-1,56 ± 3,5 0,52 ± 3,4 -3,6 ± 2,3 0,0001<br />
<br />
Nhận xét: các đặc điểm về tuổi, giới tính,<br />
thời gian nằm viện, nhóm bệnh lý nội ngoại<br />
khoa khác nhau không có ý nghĩa thống kê,<br />
trong khi đó, điểm số APACHE II trong 24 giờ<br />
đầu nhập ICU, điểm SOFA lúc nhập ICU, sau 24<br />
giờ, sau 48 giờ và sự thay đổi điểm SOFA 24 giờ<br />
<br />
76<br />
<br />
Độ nhạy<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
100 – độ đặc hiệu<br />
<br />
Biểu đồ 1: Đường cong ROC của điểm SOFA trong<br />
tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm trùng huyết<br />
nặng<br />
Nhận xét: Khi so sánh diện tích đường cong<br />
ROC cho thấy điểm SOFA sau 48 giờ có giá trị<br />
cao nhất, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
điểm APACHE II, điểm SOFA lúc nhập ICU, và<br />
điểm SOFA sau 24 giờ, với p8, tỉ lệ tử vong là 60%, so với nhóm còn lại<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
có tỉ lệ tử vong là 15,4%, khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p = 0,008, nguy cơ tử vong tương<br />
đối tăng 3,9 lần. Những bệnh nhân có điểm<br />
SOFA sau 48 giờ >7, tỉ lệ tử vong là 81%, so với<br />
nhóm còn lại có tỉ lệ tử vong là 13,6%, khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001, nguy cơ tử<br />
vong tương đối tăng 5,9 lần.<br />
<br />
Sự thay đổi điểm SOFA theo thời gian<br />
Điểm<br />
cắt<br />
<br />
Độ<br />
nhạy<br />
<br />
Độ<br />
đặc<br />
hiệu<br />
<br />
AUC<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
SOFA_24_0<br />
<br />
0,752<br />
<br />
0,587 –<br />
0,871<br />
<br />
>0<br />
<br />
91% 55%<br />
<br />
SOFA_48_0<br />
<br />
0,833<br />
<br />
0,688 –<br />
0,929<br />
<br />
≥0<br />
<br />
87% 75%<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tất cả các điểm SOFA đều có giá trị p của<br />
thống kê Hosmer-Lemeshow > 0,05.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỉ lệ tử vong theo nghiên cứu của chúng tôi<br />
ở những bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng là<br />
46,5%, kết quả này khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê so với nghiên cứu MOSAICS thực hiện<br />
tại 150 khoa ICU của 16 nước khu vực châu Á<br />
với tỉ lệ tử vong là 44,9%. Cũng theo nghiên cứu<br />
này, những nước có thu nhập thấp như Việt<br />
Nam, Bangladesh, Nepal có tỉ lệ tử vong là<br />
46,6%, tương đương nghiên cứu của chúng tôi(5).<br />
<br />
Độ nhạy<br />
<br />
Điểm APACHE II và SOFA trung bình lúc<br />
nhập ICU của nghiên cứu chúng tôi lần lượt là<br />
18,1 ± 6,8 và 10,4 ± 3,4 điểm. Nghiên cứu của<br />
Hoàng Văn Quang trên những bệnh nhân<br />
choáng nhiễm trùng có có điểm APACHE II và<br />
SOFA trung bình lúc nhập ICU lần lượt là 19,2 ±<br />
3,3 và 8,6 ± 3,3 với tỉ lệ tử vong là 55,4%(4). Tương<br />
tự, nghiên cứu của Freitas và cộng sự có điểm<br />
APACHE II và SOFA trung bình lúc nhập ICU<br />
100 – độ đặc hiệu lần lượt là 20,6 ± 6,9 và 7,9 ± 3,7 với tỉ lệ tử vong<br />
là 57,1%(3). Trở lại nghiên cứu MOSAICS, điểm<br />
số APACHE II trung bình là 22,8 ± 8,7 điểm(5).<br />
Qua đó cho thấy bệnh nhân nhiễm trùng huyết<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi có độ nặng<br />
Biểu đồ 2: Đường cong ROC của sự thay đổi điểm<br />
tương đương với nhiều nghiên cứu khác.<br />
SOFA trong tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm<br />
trùng huyết nặng<br />
nhập ICU, điểm SOFA có AUC của đường cong<br />
Nhận xét: Sự thay đổi điểm SOFA sau 24 giờ<br />
ROC khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với<br />
và sau 48 giờ so với thời điểm nhập ICU cũng có<br />
điểm APACHE II. Điều này tương tự kết quả<br />
khả năng tiên đoán tử vong tốt với khả năng<br />
của nhiều tác giả khác như Trương Ngọc Hải,<br />
tiên đoán chính xác lần lượt là 74% và 81%.<br />
Bota, Timsit(9,7,8). Cả hai thang điểm đều có độ<br />
Những bệnh nhân có điểm SOFA sau 24 giờ<br />
chuẩn hóa tốt với p của thống kê Hosmertăng hơn so với điểm SOFA lúc nhập ICU có tỉ<br />
Lemeshow > 0,05.<br />
lệ tử vong là 84,6%, so với nhóm còn lại có tỉ lệ<br />
tử vong là 30%, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
với p = 0,001, nguy cơ tử vong tương đối tăng<br />
2,8 lần. Những bệnh nhân có điểm SOFA sau 48<br />
giờ không giảm so với điểm SOFA lúc ICU có tỉ<br />
lệ tử vong là 83,3%, so với nhóm còn lại có tỉ lệ<br />
tử vong là 20%, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
với p = 0,0001, nguy cơ tử vong tương đối tăng<br />
4,2 lần.<br />
<br />
Điểm SOFA tại thời điểm nhập ICU, sau 24<br />
giờ, sau 48 giờ đều có giá trị tiên lượng tốt. Đặc<br />
biệt điểm SOFA ngày 3 có giá trị tiên lượng tốt<br />
nhất, với AUC của đường cong ROC là 0,892, độ<br />
nhạy và độ đặc hiệu trên 80%, cao hơn có ý<br />
nghĩa thống kê khi so sánh với điểm SOFA lúc<br />
nhập ICU, điểm SOFA sau 24 giờ và điểm<br />
APACHE II. Kết quả này của chúng tôi cũng<br />
tương tự như kết quả của Trương Ngọc Hải<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
77<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
cũng thực hiện tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh<br />
viện Chợ Rẫy với AUC của đường cong ROC ở<br />
thời điểm ngày thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần<br />
lượt là 0,717; 0,763; 0,869(9). Nhiều tác giả khác<br />
như Bota, Ferreira, Timsit cũng cho thấy điểm<br />
SOFA ở các thời điểm đều có độ phân tách tốt<br />
với AUC của đường cong ROC > 0,7(2,6,7,8).<br />
Sự thay đổi điểm SOFA theo thời gian vừa<br />
có giá trị theo dõi bệnh nhân, vừa tiên đoán dự<br />
hậu của bệnh nhân, vừa giúp đánh giá đáp ứng<br />
điều trị. Điểm SOFA sau 24 giờ nếu tăng so với<br />
lúc nhập ICU, hoặc sau 48 giờ điều trị điểm<br />
SOFA vẫn chưa giảm, cho thấy mức độ nặng<br />
của bệnh chưa thuyên giảm, mức độ suy cơ<br />
quan còn diễn tiến, can thiệp điều trị chưa hiệu<br />
quả, và liên quan đến tỉ lệ tử vong cao.<br />
<br />
nhân, đánh giá đáp ứng điều trị.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng chiếm<br />
một tỉ lệ cao trong mô hình bệnh tật tại khoa hồi<br />
sức cấp cứu và tỉ lệ tử vong còn cao. Thang<br />
điểm SOFA có giá trị cao trong đánh giá độ<br />
nặng bệnh tật, mô tả một cách khách quan tình<br />
trạng suy cơ quan diển tiến theo thời gian và<br />
tiên đoán tử vong ở nhóm bệnh nhân này. Tại<br />
thời điểm nhập ICU, điểm SOFA có độ chính<br />
xác tương đương điểm APACHE II trong tiên<br />
đoán tử vong bệnh nhân. Điểm SOFA sau 48 giờ<br />
có khả năng dự đoán tử vong cao nhất với diện<br />
tích dưới đường cong ROC là 0,892, độ nhạy và<br />
độ đặc hiệu >80%. Hơn nữa, sự thay đổi điểm<br />
SOFA theo thời gian có giá trị theo dõi bệnh<br />
<br />
78<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Acharya S P, Pradhan B, Marhatta M N (2007), "Application of<br />
"the Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score" in<br />
predicting outcome in ICU patients with SIRS", Kathmandu<br />
Univ Med J (KUMJ), 5(4), 475-483.<br />
Ferreira F L, Bota D P, Bross A, Melot C, Vincent J L (2001),<br />
"Serial evaluation of the SOFA score to predict outcome in<br />
critically ill patients", Jama, 286(14), 1754-1758.<br />
Freitas F G, Salomao R, Tereran N, Mazza B F, Assuncao M,<br />
Jackiu M, et al. (2008), "The impact of duration of organ<br />
dysfunction on the outcome of patients with severe sepsis and<br />
septic shock", Clinics, 63(4), 483-488.<br />
Hoàng Văn Quang (2009), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của<br />
suy đa tạng và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc<br />
nhiễm khuẫn", Y Học Thực Hành, 694(12/2009), tr18-24.<br />
J. Phua Y K, B. Du, J.V. Divatia, C.C. Tan (2010), "Management<br />
of severe sepsis in asia: A prospective observational study", the<br />
MOSAICS Study Group.<br />
Minne L, Abu-Hanna A, de Jonge E, Park W Y, Hwang E A,<br />
Jang M H, et al. (2008), "Evaluation of SOFA-based models for<br />
predicting mortality in the ICU: A systematic review", Crit Care.,<br />
12(6), R161. Epub 2008 Dec 2017.<br />
Peres Bota D, Melot C, Lopes Ferreira F, Nguyen Ba V, Vincent J<br />
L (2002), "The Multiple Organ Dysfunction Score (MODS)<br />
versus the Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) score in<br />
outcome prediction", Intensive Care Med, 28(11), 1619-1624.<br />
Timsit J F, Fosse J P, Troche G, De Lassence A, Alberti C,<br />
Garrouste-Orgeas M, et al. (2002), "Calibration and<br />
discrimination by daily Logistic Organ Dysfunction scoring<br />
comparatively with daily Sequential Organ Failure Assessment<br />
scoring for predicting hospital mortality in critically ill patients",<br />
Crit Care Med, 30(9), 2003-2013.<br />
Trương Ngọc Hải, Vũ Đình Hùng, Đỗ Tất Cường (2009),<br />
"Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu<br />
pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân suy đa tạng", Y Dược Học<br />
Quân Sự, 34/2009, 63-69.<br />
Vincent J L, de Mendonca A, Cantraine F, Moreno R, Takala J,<br />
Suter P M, et al. (1998), "Use of the SOFA score to assess the<br />
incidence of organ dysfunction/failure in intensive care units:<br />
results of a multicenter, prospective study. Working group on<br />
"sepsis-related problems" of the European Society of Intensive<br />
Care Medicine", Crit Care Med, 26(11), 1793-1800.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />