intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng phó với đồng nghiệp “ghen ăn tức ở”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

102
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồng nghiệp “ghen ăn tức ở” có thể không làm gì được bạn, nhưng những hành động, lời nói "xấu xí" của họ có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để đối phó với tình cảnh này: Trước khi đưa ra bất cứ hành động nào, bạn cần đảm bảo rằng vấn đề thật sự xuất phát từ sự ghen tức của đồng nghiệp chứ không phải vì cảm nhận chủ quan của bạn hay vì bản thân cũng có ác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng phó với đồng nghiệp “ghen ăn tức ở”

  1. Ứng phó với đồng nghiệp “ghen ăn tức ở” Đồng nghiệp “ghen ăn tức ở” có thể không làm gì được bạn, nhưng những hành động, lời nói "xấu xí" của họ có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để đối phó với tình cảnh này: Trước khi đưa ra bất cứ hành động nào, bạn cần đảm bảo rằng vấn đề thật sự xuất phát từ sự ghen tức của đồng nghiệp chứ không phải vì cảm nhận chủ quan của bạn hay vì bản thân cũng có ác cảm với người đó. Hãy nói chuyện với những đồng nghiệp khác để biết họ có thấy lời ăn tiếng nói, hành động của người kia nhằm “chơi xấu” bạn hay không. Ý kiến của nhiều người sẽ giúp bạn đánh giá tình huống một cách trung thực, đa chiều hơn, từ đó đề ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Bên cạnh phân tích lại tình huống, bạn cũng nên xem lại bản thân mình. Liệu có phải một cách vô tình, bạn khiến đồng nghiệp có ác cảm mình? Chẳng hạn trong lúc "PR" bản thân, bạn lại hạ thấp khả năng của người đồng nghiệp kia. Nếu có điều gì bạn có thể thay đổi về bản thân mình, hãy thực hiện trước khi tình hình càng trở nên xấu hơn. Sau khi đã cân nhắc thật kỹ lưỡng, bạn thấy đúng rằng vấn đề xuất phát từ đồng nghiệp, hãy cố gắng nói chuyện trực tiếp với anh/cô ấy. Trong cuộc nói
  2. chuyện hãy thẳng thắn và khéo léo, đừng nóng vội hay tỏ ra thù địch. Hãy nói khéo rằng bạn muốn có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành tốt công việc, để trở thành một nhóm làm việc ăn ý. Sau đó lắng nghe quan điểm của anh/cô ấy. Khi hai bên hiểu rõ nhau hơn, sự “ghen ăn tức ở” có thể dần tan biến trong êm đẹp và mối quan hệ hai bên sẽ được cải thiện đáng kể. Đôi khi sự “ghen ăn tức ở” không đến từ đồng nghiệp mà đến từ sếp của bạn. Có thể anh/cô ấy ghen tị vì bạn được lãnh đạo cấp cao quý mến hơn, bạn là “ngôi sao” trong nhóm và bạn có khả năng “tiếm ngôi” của sếp. Đây là một tình huống nhạy cảm, bạn không thể gặp mặt trực tiếp để “ba mặt một lời” với sếp hay đi “rêu rao” khắp văn phòng rằng sếp tị nạnh với bạn. Cách tốt nhất là hãy giữ khoảng cách với sếp và phớt lờ tình huống. Theo thời gian, sự đố kỵ sẽ phai nhạt dần. Đây là giải pháp phù hợp trong trường hợp sự ghen tị không thể hiện rõ ràng mà chỉ bạn và người liên quan cảm nhận được. Nếu sự ghen tức của đồng nghiệp đã quá rõ ràng qua những hành động, lời nói ảnh hưởng tới lòng tự trọng, khả năng làm việc của bạn, bạn không thể lảng tránh. Và trong trường hợp bạn không thể tự giải quyết vấn đề, hãy nói chuyện riêng với người quản lý, giải thích tình huống và mong nhận được sự tư vấn của họ. Bạn cũng có thể chia sẻ với đồng nghiệp, người thân, bạn bè đáng tin cậy. Có thể có người đã trải qua tình trạng tương tự và họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích. Công sở là nơi bạn dành phần lớn thời gian trong ngày và cuộc đời mình. Vì thế nếu có vấn đề gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thể tập trung làm
  3. việc, hãy nhanh chóng giải quyết. Đừng để lòng đam mê, niềm hạnh phúc trong công việc của mình bị tác động tiêu cực bởi người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2