Chương VI: Một số bệnh phụ (nam) khoa<br />
I. Tắc kinh<br />
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ, đã đến ngày nhưng không<br />
thấy có kinh nguyệt xuất hiện gọi là tắc kinh. Tắc kinh có hai loại là tắc kinh sinh lý và tắc kinh<br />
bệnh lý. Tắc kinh sinh lý là chỉ tắc kinh do trước khi dậy thì, trong thời kỳ mang thai, thời kỳ<br />
cho con bú và thời kỳ mãn kinh, do thay đổi một số kích thích tố trong cơ thể, dẫn đến kinh<br />
nguyệt không có, nó thuộc loại hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng bế kinh bệnh lý bao<br />
gồm bế kinh đoạn phát và tắc kinh nguyên phát. Tắc kinh nguyên phát là để chỉ phụ nữ qua 18<br />
tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt. Tắc kinh đoạn phát là để chỉ hiện tượng trước đây đã từng có<br />
kinh nguyệt, nhưng đã mất kinh từ 3 tháng trở lên. Nguyên nhân gây ra tắc kinh nguyên phát<br />
có rất nhiều, có thể phân chia thành ba trường hợp sau:<br />
(1). Tắc kinh do tử cung, nếu bẩm sinh đã không có tử cung, tử cung phát triển không tốt,<br />
chức năng noãn già yếu.<br />
(2). Tắc kinh do thuỳ não điều khiển, ví dụ như thuỳ não bị u bướu, tổn thương.<br />
(3). Tắc kinh do thuỳ não dưới, ví dụ như các nhân tố tinh thần thần kinh, các bệnh về<br />
đường tiêu hoá, các bệnh tổng hợp do ức chế thuốc v.v…<br />
Điều cần chú ý là, có một loại tắc kinh trong một thời gian ngắn, nó là do nguyên nhân tắc<br />
cổ tử cung, tắc âm đạo, tắc màng trinh làm cho bộ phận sinh dục không thông. Khi mỗi lần có<br />
kinh nguyệt, kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài được, mà tắc trong tử cung, âm đạo, cho<br />
nên, những người phụ nữ này sẽ bị đau bụng theo tính chu kỳ. Đồng thời, khi đó, nếu sờ tay vào<br />
bụng dưới thì có thể thấy một cục cứng, dần dần ngày càng to. Đối với những trường hợp này<br />
cần tích cực can thiệp bằng phẫu thuật để chữa trị.<br />
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh<br />
Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng, đơn sâm có chức năng ức chế sự tích tụ của<br />
tiểu cầu máu, chống đông lại, từng bước hoà tan và không chế tắc mạch máu, có tác đụng đề<br />
phòng các chứng bệnh do tắc mạch máu. Nếu dùng đơn sâm và đường đỏ ngâm với nhau, làm<br />
thành trà để uống, có thể trị bệnh tắc kinh rất tốt.<br />
2. Các loại trà nên sử dụng<br />
(1). Trà đương quy ích mẫu<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 8 gam đương quy, 10 cỏ ích mẫu. Đun sôi<br />
những nguyên liệu trên lấy nước dùng làm trà. Mỗi ngày uống từ 2 lần trở lên.<br />
Công dụng chữa trị: Bổ huyết, giảm tích tụ máu, điều trị thống kinh.<br />
<br />
Chú ý: Phương thuốc này thích hợp với chứng tắc kinh, hư nhược.<br />
(2). Trà đại hoàng sơn tra<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 10 gam đại hoàng, 15 gam sơn tra rồi cho vào<br />
đun sôi lấy nước dùng.<br />
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu.<br />
Chú ý: Loại trà này thích hợp với chứng bế kinh tích tụ máu, bụng dưới đau nhói.<br />
(3). Trà đậu đen hồng hoa<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam đậu đen, 6 gam hồng hoa, 30 gam đường.<br />
Đậu đen chọn lấy những hạt tốt, ngon, đem rửa sạch. Cho đậu đen, hồng hoa vào nồi đun to lửa,<br />
cho thêm lượng nước vừa đủ, đun lửa to đến sôi, sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun cho đến khi<br />
đậu đen chín nhừ là được, bỏ đậu đen và hồng hoa đi, chỉ lấy nước, cho thêm đường đỏ vào<br />
khuấy đều lên uống là được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc.<br />
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu, điều hoà kinh nguyệt, giảm đau do kinh<br />
nguyệt.<br />
Chú ý: Loại trà này chủ trị bế kinh do khí huyết ứ đọng, kinh nguyệt không bình thường, eo<br />
lưng đau mỏi, bụng dưới trướng đau, buồn bực, dễ nổi cáu, mất ngủ, mơ nhiều.<br />
(4). Trà đan sâm đường<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đan sâm và đường, mỗi thứ 60 gam. Đun với 1,5 lít<br />
nước cho đến khi cạn còn 500 ml là được. Mỗi sáng, tối uống 1 lần, uống liền trong 2 tuần.<br />
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu, hoạt huyết điều kinh.<br />
Chú ý: Loại trà này chủ trị tắc kinh do âm huyết hư tổn, chứng viêm máu thường thấy, tinh<br />
thần mệt mỏi, váng đầu, ù tai, da mặt nhợt nhạt, sốt ruột, nôn nóng.<br />
(5). Trà khiếm thảo<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 60 gam rễ khiếm thảo. Thêm 1 lít nước đun sôi rồi<br />
uống. Uống 2 lần/ ngày.<br />
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu, hành khí giải sầu.<br />
Chú ý: Loại trà này chủ trị gan khí tích tụ, hành huyết không thông dẫn đến tắc kinh do tắc<br />
khí. Biểu hiện thường thấy tâm trạng buồn chán không vui, sốt ruột, nôn nóng dễ nổi cáu, bụng<br />
ngực sưng, hai xương sườn đau, không có kinh nguyệt.<br />
(6). Trà quả dâu mã lan<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam quả dâu, 3 quả đại táo, 15 gam gừng già, 1<br />
<br />
bộ rễ mã lan. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ đun sôi lên lấy nước<br />
uống, uống cho đến khi kinh nguyệt đến mới thôi.<br />
Công dụng chữa trị: Bổ thận hoạt huyết.<br />
Chú ý: Loại trà này chủ trị tắc kinh do thận hư tích tụ máu. Biểu hiện thường thấy: không có<br />
kinh nguyệt, eo lưng đau nhức, ù tai, bụng dưới đau, bầu vú đau nhức hoặc sưng tấy.<br />
(7). Trà ích mẫu<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 30 gam cỏ ích mẫu. Cho cỏ ích mẫu vào nồi,<br />
thêm 500 ml nước, đun lửa vừa vừa cho đến sôi, sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun trong khoảng<br />
15 phút, thêm lượng vừa phải vào khuấy đều, uống thường xuyên thay trà, dùng liền trong 3 -5<br />
ngày hoặc cho đến khi kinh nguyệt đến mới thôi.<br />
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu.<br />
Chú ý: Loại trà này chủ trị tắc kinh do tích tụ máu. Biểu hiện thường thấy: kinh nguyệt<br />
không đến đúng kỳ, thường kéo dài hơn 3 tháng mới thấy có, bầu vú đau nhức hoặc sưng tấy,<br />
bụng dưới đau, lưỡi xám xịt, da mặt tối, buồn chán phiền muộn.<br />
3. Những điều cần ghi nhớ<br />
Để phòng tránh chứng tắc kinh ngay trong cuộc sống hàng ngày có một số điểm bạn cần<br />
chú ý sau:<br />
Luôn duy trì tinh thần lạc quan, phóng khoáng, tâm trạng vui vẻ. Tắc kinh đa phần là do bài<br />
tiết trong cơ thể bị rối loạn, mà bài tiết trong cơ thể có quan hệ mật thiết với trạng thái tinh<br />
thần. Cho nên, nếu bị tắc kinh nên duy trì tâm trạng lạc quan, phóng khoáng, độ lượng, điều này<br />
có ý nghĩa rất tích cực với việc phòng ngừa bệnh tắc kinh. Bình thường, nên loại bỏ những yếu<br />
tố kích thích tinh thần, đặc biệt tránh bị tổn thương, buồn bã quá, tránh những suy nghĩ tiêu<br />
cực. Nếu gặp phải vấn đề gì, nên bình tĩnh, cùng mọi người giải quyết, sau khi việc đã qua,<br />
không nên suy nghĩ nhiều, càng không được buồn bã, ít nói ít cười, nếu không sẽ bị những yếu<br />
tố không tốt đó làm cho ảnh hưởng không tốt, cần tiến hành và nhẫn nại áp dụng các phương<br />
phát trị liệu kịp thời, giải trừ sự căng thẳng và tiêu cực của tinh thần, duy trì tâm trạng ổn định.<br />
Tích cực điều trị bệnh. Chú ý điều trị kịp thời các chứng bệnh khác là nguyên nhân gây ra<br />
bệnh tắc kinh, như các chứng viêm, lao, chế độ dinh dưỡng không tốt, thiếu máu, u bướu ở<br />
bụng, chức năng không tốt của nhóm máu A, của chức năng thận v.v… Tích cực đề phòng các<br />
nguyên nhân dẫn đến chứng tắc kinh, như rối loạn tử cung, điều trị bằng phóng xạ, tắc kinh do<br />
sử dụng thuốc tránh thai v.v…<br />
Chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá nặng nhọc, tăng cường rèn<br />
luyện sức khoẻ, nâng cao thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch, kịp thời chữa trị những<br />
chứng bệnh mãn tính.<br />
II. Nôn nghén<br />
<br />
Nôn nghén là để chỉ hiện tượng phụ nữ trong thời kỳ mới mang thai, phản ứng của cơ thể<br />
tương đối nghiêm trọng, nôn nhiều lần, thậm chí có thể dẫn đến không ăn uống gì được. Một<br />
khi xảy ra hiện tượng nôn nghén, thường dẫn đến chất điện giải trong cơ thể sản phụ mất đi sự<br />
cân bằng, thiếu hoặc dẫn đến nhiễm độc. Bệnh này chưa rõ nguyên nhân, nhiều quan điểm cho<br />
rằng nó có quan hệ với kích thích tố mao mạch trong máu và sự gia tăng của kích thích tố dạ<br />
dày. Tinh thần căng thẳng dẫn đến bệnh càng thêm nghiêm trọng. Phạm trù “nôn nghén” thuộc<br />
Đông y học cho rằng, chủ yếu là do gan khí, dạ dày, và thận tỳ của phụ nữ mang thai hư nhược,<br />
dẫn đến khí trong dạ dày gia tăng và buồn nôn.<br />
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh<br />
Kê nội kim có thể thúc đẩy sự phân tiết của dịch vị, nâng cao một cách rõ rệt nồng độ axit<br />
có trong dịch vị. Nước ép kê nội kim, uống cùng với trà sẽ có công dụng trị liệu rất tốt đối với<br />
chứng nôn nghén<br />
2. Các loại trà nên sử dụng<br />
(1). Trà gừng tươi mía<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nước mía, nước gừng tươi mỗi thứ 10 ml, trộn lẫn<br />
vào nhau rồi chia nhỏ uống dần, nhấp từng ngụm nhỏ.<br />
Công dụng chữa trị: Kiện tỳ vị, chống nôn.<br />
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị phụ nữ có thai thận vị hư nhược bị nôn.<br />
(2). Trà trứng giấm ăn và đường trắng<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 60 gam giấm gạo đun sôi, cho thêm 30 gam đường<br />
trắng vào đun tan, đạp thêm 1 quả trứng gà vào, uống hết sau khi đun chín. Uống 2 lần/ ngày.<br />
Công dụng chữa trị: Kiện vị, ngừng nôn.<br />
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị phụ nữ có thai thận vị hư nhược, bị nôn.<br />
(3). Trà trúc như mật ong<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam trúc như đun sôi lấy nước, cho thêm mật<br />
ong vào uống.<br />
Công dụng chữa trị: Từ âm dưỡng vị, chống nôn.<br />
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị phụ nữ có thai tỳ vị hư nhược và dạ dày, bổ âm không đủ.<br />
(4). Trà mật ong lá tỳ bà<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 2 lá tỳ bà, nướng trên lửa một chút cho cháy<br />
hết lông mao, đun sôi lên lấy nước, cho thêm 30 gam mật ong vào, uống là được.<br />
<br />
Công dụng chữa trị: Bảo vệ dạ dày, bổ âm.<br />
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị chứng phụ nữ có thai buồn nôn.<br />
(5). Nước gừng hẹ<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nước hẹ, nước gừng tươi, đường trắng mỗi thứ đủ<br />
dùng uống nước.<br />
Công dụng chữa trị: Ôn trung, trị nôn, hành khí hoà trung.<br />
Chú ý: Phương thuốc này chủ trị phụ nữ có thai buồn nôn do gan thận không tốt, triệu<br />
chứng thường thấy là buồn nôn, không muốn ăn uống gì cả.<br />
(6). Trà tía tô hương nhu<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá tía tô, hương nhu mỗi thứ 9 gam; 3 gam sa<br />
nhân, 6 gam trần bì, cho tất cả vào đun sôi lên lấy nước uống. Ngày uống 3 – 4 lần, khoảng 100<br />
ml/ lần.<br />
Công dụng chữa trị: Bổ tì khai vị, chống buồn nôn.<br />
Chú ý: Phương thuốc này chủ trị phụ nữ thời kỳ đầu có thai buồn nôn, nhiều đờm và nước<br />
bọt, bụng trướng to.<br />
(7). Trà rễ cần tươi<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 rễ cần tươi, 15 gam cam thảo, đun sôi lên, đập<br />
thêm một quả trứng gà vào là được.<br />
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt.<br />
Chú ý: Món này chủ trị phụ nữ có thai buồn nôn.<br />
(8). Trà hạt sen<br />
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam hạt sen, 1 gam trà xanh. Hạt sen cho thêm<br />
nước vào đun sôi lên khoảng 30 phút, sau đó, cho thêm trà xanh vào đun cùng, khuấy đều lên là<br />
được. Mỗi ngày làm 1 lần, chia làm 3 lần uống.<br />
Công dụng chữa trị: Kiện vị, chống tả, bổ dưỡng, tráng kiện.<br />
Chú ý: Phương thuốc này chủ trị phụ nữ có thai buồn nôn.<br />
3. Những điều cần ghi nhớ<br />
Nếu thực hiện tốt những điều sau đây, có thể sẽ giúp chứng nôn ở phụ nữ có thai giảm đi<br />
một cách đáng kể:<br />
Tránh tinh thần căng thẳng và những kích thích không tốt. Cần làm tốt công tác giải thích<br />
<br />