intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

UPAS L/C - Trong thanh toán xuất nhập khẩu

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nội dung bài viết này, tác giả đã phân tích khái niệm, quy trình, đặc điểm và những lợi ít khi thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm đối với người nhập khẩu nhưng lại có giá trị thanh toán ngay đối với người xuất khẩu (UPAS L/C), phân tích thực trạng ưu nhược điểm, nguyên nhân khi triển khai UPAS L/C tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm triển khai tốt UPAS L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: UPAS L/C - Trong thanh toán xuất nhập khẩu

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” UPAS L/C - TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU PGS.TS Hà Minh Sơn Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Th.s Nguyễn Quốc Việt, Đại học Công đoàn Tóm tắt: Trong nội dung bài viết này, tác giả đã phân tích khái niệm, quy trình, đặc điểm và những lợi ít khi thực hiện thanh toán bảng thư tín dụng trả chậm đối với người nhập khẩu nhưng lại có giá trị thanh toán ngay đối với người xuất khẩu (UPAS L/C), phân tích thực trạng ưu nhược điểm, nguyên nhân khi triển khai UPAS L/C tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm triển khai tốt UPAS L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới Từ khóa: UPAS, L/C, UPAS L/C 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết: Nghiệp vụ Thư tín dụng trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS L/C - Usance Payable at sight Letter of Credit) được triển khai các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam khoảng 10 năm nay. Trong giai đoạn 2020 - 2022 nghiệp vụ này đã trở thành một trong những sản phẩm tài trợ thương mại nổi trội, thu hút được nhiều khách hàng là doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong các giao dịch mua bán xuất nhập khẩu với các đối tác quốc tế cũng như thương mại nội địa với đối tác trong nước. Mặc dù đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc triển khai UPAS L/C trong thời gian qua còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, cần có những nghiên cứu thỏa đáng nhằm khuyến nghị, định hướng thực hiện phù hợp nghiệp vụ này. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Với chủ đề này, đã có một số nghiên cứu có liên quan như: Đặng Hoài Linh (2022), Một số khuyến nghị trong triển khai nghiệp vụ UPAS L/C của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 7/10/2022, Trần Nhi Quang (2021), Ứng dụng Blockchain trong giao dịch L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 11/8/2021; Nguyễn Văn Tiến (2017), Cẩm nang Thanh toán Quốc tế và Tài trợ ngoại thương, Nxb Lao động; Nguyễn Văn Tiến (2023), Trao đổi về UPAS L/C, Tạp chí Ngân hàng; Nguyễn Quốc Việt (2023) Triển khai UPAS L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số, NXB Lao động. Bài báo này chắt lọc, kế thừa kiến thức lý luận từ đó phân tích thực 496
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” tế để đề xuất một số ý kiến nhằm triển khai tốt UPAS L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 2. NỘI DUNG 2.1. Khung lý thuyết Thư tín dụng chứng từ (L/C) là hình thức thanh toán quốc tế mà NHTM thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được NHTM mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Hiện nay, trong giao dịch thanh toán quốc tế, hình thức L/C được sử dụng khá phổ biến nhưng chỉ có các khái niệm về thư tín dụng và một số loại thư tín dụng truyền thống mà không có khái niệm rõ ràng về thư tín dụng trả chậm nhưng có giá trị thanh toán ngay UPAS L/C. Tuy nhiên, căn cứ vào các mô tả và cách thức vận dụng trong thanh toán trên phạm vi toàn cầu, có thể hiểu, UPAS L/C là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả chậm hay còn gọi là thư tín dụng trả chậm nhưng có thể thanh toán ngay. Có nghĩa là bên bán (bên xuất khẩu) có thể nhận được tiền thanh toán ngay thông qua việc ứng vốn từ ngân hàng và bên mua (bên nhập khẩu) sẽ phải chịu lãi suất phái sinh cho việc thanh toán sớm này. Phương thức này thực sự đảm bảo an toàn, tránh một số rủi ro cho người mua như trường hợp giao hàng hóa không đúng cam kết hay người bán không giao hàng… Thực tế UPAS L/C cũng giúp các doanh nghiệp với tư cách là người mua hàng tiết giảm được chi phí tài chính từ 20 - 50%. Quy trình thực hiện thanh toán bằng UPAS L/C gồm 13 bước: (1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký hợp đồng ngoại thương, trong đó có quy định về việc sử dụng UPAS L/C; (2) Nhà nhập khẩu mở UPAS L/C tại ngân hàng phát hành; ngân hàng phát hành căn cứ vào đơn mở L/C đưa ra quyết định mở UPAS L/C; (3) Ngân hàng phát hành liên hệ với Ngân hàng chiết khấu để kiểm tra hạn mức chiết khấu được áp dụng cho giao dịch UPAS L/C cụ thể; (4) Ngân hàng phát hành gửi điện MT700 cho ngân hàng chiết khấu/Ngân hàng thông báo; (5) Sau khi nhận được thông báo UPAS L/C, Ngân hàng thông báo thực hiện thông báo cho nhà xuất khẩu; (6) Nhà xuất khẩu tiến hành thực hiện giao hàng; (7) Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng thực hiện lập bộ chứng từ theo yêu cầu của UPAS L/C và xuất trình cho ngân hàng thông báo/ngân hàng được chỉ định trong UPAS L/C (thường là ngân hàng chiết khấu); (8): Ngân hàng chiết khấu kiểm tra bộ chứng từ và gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành, đồng thời gửi yêu cầu chấp nhận thanh toán tới ngân hàng phát hành; (9) Ngân hàng phát hành gửi điện MT799 cho ngân hàng chiết khấu, thông báo về việc bộ chứng từ được chấp nhận thanh toán và phí (nếu có); (10) Ngân hàng chiết khấu trả tiền cho nhà xuất khẩu; (11) Ngân hàng phát hành trả bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu; (12) Vào ngày đáo hạn hối phiếu, nhà nhập khẩu thanh toán trị giá L/C cho ngân hàng phát hành; 497
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” (13) Ngân hàng phát hành trả tiền cho ngân hàng chiết khấu hoặc ngân hàng chiết khấu thực hiện trích nợ tài khoản Nostro của ngân hàng phát hành mở tại ngân hàng chiết khấu (nếu có). Đặc điểm của UPAS L/CL: (i) Về loại tiền tệ áp dụng: UPAS L/C có thể áp dụng cho tất cả các loại tiền do ngân hàng phát hành L/C thỏa thuận với nhà xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc với ngân hàng đại lý. (ii) về thời hạn của UPAS L/C: điều này tùy thuộc vào quy định của các NHTM; trên thực tế thường có thời hạn tối đa 12 tháng. (iii) về phương thức thanh toán UPAS L/C: doanh nghiệp có thể lựa chọn thanh toán bằng cách sử dụng vốn tự có, vốn hợp pháp để thực hiện đúng yêu cầu trên L/C. Tuy nhiên, việc cho vay thường yêu cầu sẽ phải có tài sản đảm bảo. Trên thực tế áp dụng mức cho vay tại mỗi ngân hàng là khác nhau, tùy vào mức thời điểm và phụ thuộc phần lớn vào giá trị của hợp đồng. (iv) Ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng chiết khấu có thể chiết khấu ngay cho người thụ hưởng. Lợi ích đa chiều của việc triển khai UPAS L/C: Đối với nhà nhập khẩu: (i) Nhà nhập khẩu thanh toán hàng nhanh, an toàn với chi phí hợp lý và được đảm bảo bởi một bên trung gian thứ 3 đó là NHTM. Vì vậy, nhà nhập khẩu tránh được những rủi ro như hàng hóa không đúng cam kết, không đúng số lượng, chất lượng… (ii) Nhà nhập khẩu thường được nhận mức giá thấp hơn nên giá trị thanh toán bằng UPAS L/C thường nhỏ hơn giá trị thanh toán bằng L/C thông thường đối với cùng một lô hàng. Điều này làm giảm chi phí về thuế một cách hợp pháp cho nhà nhập khẩu. (iii) Nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán các khoản phí dịch vụ mà không phải thực hiện vay nợ, vì vậy giúp ích cho việc cải thiện khả năng trả nợ, đánh giá mức nợ của nhà nhập khẩu. Đối với nhà xuất khẩu: UPAS L/C thực sự là cách để đảm bảo rằng nhà nhập khẩu sẽ hoàn tất mọi chi phí hợp đồng. Bởi có sự tham gia của ngân hàng nên việc thanh toán được đảm bảo, kể cả dù nhà nhập khẩu không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng vẫn sẽ đứng ra thanh toán. Ngoài ra, việc thực hiện hợp đồng có thể diễn ra ngay lập tức mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào giúp bên bán có vốn để xoay vòng sản xuất mà không phải đi vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác. Cùng chính từ lợi ích của việc có thể bán hàng nhận tiền ngay nên nhà xuất khẩu có thể bán hàng với giá cả cạnh tranh hơn, thay vì như L/C truyền thống thường phải đợi 90 đến 180 ngày, khi đó giá cả thường có xu hướng tăng lên. Ba là, lợi ích mà NHTM thu được Đối với ngân hàng phát hành UPAS L/C: Việc đưa vào áp dụng UPAS L/C giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng với chi phí hợp lý. UPAS L/C cũng đồng thời giúp ngân hàng tài trợ giao dịch cho khách hàng mà không phải bỏ vốn, bởi việc thanh toán thực tế được ngân hàng chỉ định 498
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của ngân hàng phát hành. Cùng với đó, ngân hàng phát hành có thể được hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của ngân hàng được chỉ định và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát hành có điều kiện duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thanh toán trong nước và quốc tế, tăng thu phí dịch vụ và doanh số thanh toán quốc tế Đối với ngân hàng được chỉ định:Ngân hàng được chỉ định sẽ được hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm. Đối với nền kinh tế: UPAS L/C đã hỗ trợ giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra thuận lợi, an toàn hơn, tránh được nhiều rủi ro so với một số hình thức L/C khác. Ngoài ra, loại L/C này còn giúp quy trình sản xuất và vận hành của nhà xuất khẩu không bị ngắt quãng, do tiền được thực hiện ngay lập tức mà không phải chờ 90 hay 180 ngày. Nhờ đó, tốc độ lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế được tăng lên. 2.2 Thực tiễn triển khai UPAS L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay Kết quả đạt được: Trong thời gian qua, sản phẩm UPAS L/C đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại cũng như hợp tác ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, UPAS L/C đã góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc triển khai UPAS L/C cũng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, xét trên một số khía cạnh sau: (i) Hành lang pháp lý của UPAS L/C đang ngày càng được hoàn thiện, được cụ thể hóa. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính có những động thái siết chặt việc vay vốn bằng ngoại tệ, nhất là với các doanh nghiệp không có các khoản thu bằng ngoại tệ. Điều đó làm cho việc sử dụng UPAS L/C càng trở nên có ý nghĩa hơn với các doanh nghiệp, (ii) Số lượng ngân hàng và số lượng sản phẩm UPAS L/C đều có sự gia tăng. Hiện nay tại Việt Nam ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại triển khai các sản phẩm UPAS L/C. Sản phẩm cũng ngày càng được cải tiến, hoàn thiện và đa dạng hóa cả về dịch vụ và quy trình để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng (iii) Một số ngân hàng đã tiên phong ứng dụng Blockchain trong thanh toán UPAS L/C: Blockchain không phải là một phương thức thanh toán mới trong giao dịch thương mại mà là một công nghệ mới được sử dụng trong quá trình thực hiện các các phương thức thanh toán để mang lại sự khác biệt theo hướng tốt hơn so với các giao dịch truyền thống trước đây. Ứng dụng Blockchain trong giao dịch L/C nghĩa là thực hiện các giao dịch L/C trên nền tảng công nghệ Blockchain. Một số tồn tại: (i) bản thân các NHTM Việt Nam còn chưa mạnh dạn chuyển đổi số Việc ứng dụng công nghệ Blockchain để thực hiện giao dịch L/C nói chung cũng như UPAS L/C nói riêng là hướng đi phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay. (ii) Rủi ro tín dụng trong thanh toán L/C: Việc sử dụng UPAS L/C tối đa đang làm giảm 499
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” nhu cầu vay vốn thông thường của khách hàng, đặc biệt đối với các NHTM đang thừa vốn nhưng vẫn nhận vốn tài trợ với tổng chi phí (all in fee) dưới lãi suất huy động vốn. (iii) Chưa có hành lang pháp lý cụ thể điều chỉnh các giao dịch L/C nói chung và UPAS L/C nói riêng trên nền tảng Blockchain, đặc biệt hiện nay chưa có quy định liên quan đến chứng từ điện tử trong khi chứng từ là điểm cốt lõi của giao dịch này. 2.3. Một số khuyến nghị đề xuất nhằm triển khai hiệu quả UPAS L/C tại Việt Nam 2.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán UPAS L/C Giao dịch L/C chủ yếu chịu sự điều chỉnh bởi các thông lệ và tập quán quốc tế của ICC. Về cơ bản, L/C đã có một bộ các quy tắc cần thiết quy định các giao dịch tín dụng chứng từ. Để tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng Blockchain trong giao dịch L/C, ICC cần tập trung vào các quy tắc đảm bảo việc cho phép các ngân hàng chấp nhận các chứng từ và dữ liệu điện tử. ICC đã sửa đổi và phát hành eUCP phiên bản 2.0 vào tháng 7 năm 2019 hướng dẫn việc xuất trình chứng từ điện tử theo L/C cùng với các hướng dẫn bổ sung. Ngoài ra, ICC đã soạn bản dự thảo Quy tắc thống nhất về giao dịch thương mại số (Uniform Rules for Digital Trade Transactions - URDTT nhằm đưa ra các quy tắc và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng chứng từ điện tử để xử lý các giao dịch thương mại kỹ thuật số. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng cho xuất trình và kiểm tra chứng từ điện tử trong giao dịch L/C trên Blockchain. Vì thế, ICC cần cập nhật hoàn thiện UCP và chính thức phát hành URDTT. Đồng thời, ICC cần cho ra đời quy tắc hướng dẫn rõ ràng về cách thức tự động hóa việc kiểm tra chứng từ bằng cách sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy… Ngoài ra, sự hỗ trợ và quy định pháp lý từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng rất quan trọng cho sự vận hành công nghệ Blockchain vào hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Việt Nam. Cùng với đó, ở góc độ Ngân hàng Nhà nước, cần tiếp tục ổn định chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả bằng các công cụ tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, lựa chọn thứ tự ưu tiên; vận động NHTM giảm lãi suất cho vay ở một số lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét kiểm soát điều kiện phát hành UPAS L/C nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn. Cần có cơ chế kiểm soát điều kiện phát hành theo hướng chặt chẽ hơn, cụ thể: (i) thời gian trả chậm UPAS L/C phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng (không quá 180 ngày); (ii) mặt hàng được tài trợ không thuộc diện hàng cấm theo quy định của pháp luật; (iii) khách hàng có xếp hạng tín dụng nội bộ, không có nợ xấu và nợ nhóm 2 trở lên tại các tổ chức tín dụng trong vòng 01 năm gần nhất; không có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC và các tổ chức tín dụng khác trong 2 năm gần nhất; khách hàng không có dấu hiệu đáng ngờ trong giao dịch, có ít nhất 1 giao dịch L/C thành công đối với mặt hàng, đối tác đề nghị mở L/C trong vòng 1 năm. 500
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 2.3.2. Ứng dụng Blockchain trong thanh toán UPAS L/C Bên cạnh đó, mô hình giao dịch L/C trên nền tảng Blockchain chỉ hoàn thiện khi giải quyết được hai vấn đề: (i) Có sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên tham gia dựa trên nguyên tắc đồng thuận; (ii) Thực hiện được trọn vẹn một quy trình giao dịch L/C khép kín từ khâu phát hành L/C, xuất trình và kiểm tra chứng từ cho đến khâu thanh toán trên cùng một mạng lưới Blockchain. Để khắc phục được hai vấn đề này, cần có các giải pháp đồng bộ từ các bên tham gia, đó là: - Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin về Blockchain và các ứng dụng của công nghệ này trong giao dịch L/C. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đổi mới phương thức giao dịch L/C truyền thống sang giao dịch trên Blockchain. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện giao dịch L/C, có thể chủ động tự thực hiện việc khâu khai báo thông tin và nhập các dữ liệu liên quan đến giao dịch. Việc ứng dụng Blockchain trong giao dịch L/C phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn, thường lựa chọn thanh toán bằng L/C trong các hợp đồng ngoại thương và có mức độ giao dịch thương mại lớn. - Các NHTM Việt Nam cần mạnh dạn thử nghiệm và triển khai ứng dụng rộng rãi Blockchain trong hoạt động giao dịch L/C, đồng thời thực hiện các giải pháp sau: (i) Xây dựng dự án ứng dụng Blockchain trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, trong đó quy định cách thức vận hành, tổ chức và quản lý các nguồn lực hỗ trợ một cách hiệu quả; bắt đầu triển khai với giao dịch L/C và sau đó áp dụng cho các giao dịch khác; (ii) Giới thiệu sản phẩm L/C trên nền tảng Blockchain cho khách hàng, đồng thời tiến hành khảo sát mức độ hiểu biết và nhu cầu của doanh nghiệp về sản phẩm mới này; (iii) Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, lựa chọn và làm việc với các công ty cung ứng công nghệ Blockchain; (iv) Phổ cập kiến thức về ứng dụng của công nghệ Blockchain trong giao dịch L/C cho nhân viên; (iv) Xây dựng quy trình nghiệp vụ và ban hành các văn bản hướng dẫn giao dịch L/C trên nền tảng Blockchain. - Các bên liên quan bao gồm cơ quan hải quan, công ty vận tải, công ty bảo hiểm, các cơ quan hữu quyền kiểm định và chứng nhận về hàng hóa cần mạnh dạn tham gia vào giao dịch L/C trên nền tảng Blockchain. Muốn vậy, các tổ chức này cần nghiên cứu phương thức cấp phát và lưu thông chứng từ điện tử cũng như cơ chế xác thực và bảo mật dữ liệu. Hiện nay, một số chứng từ thương mại đã được phát hành dưới dạng kỹ thuật số như vận đơn đường biển điện tử (eB/L), giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (eC/O) nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng đã sử dụng hệ thống cấp phát tờ khai hải quan điện tử cho doanh nghiệp. Vấn đề là cần tìm ra cách thức kết nối tất cả các bên vào một chuỗi khối và cấp phát chứng từ điện tử lên cùng hệ thống này. - 501
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 3. KẾT LUẬN Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số với nhiều công nghệ mới đã và đang mở ra cánh cửa đầy tiềm năng cho sự thay đổi mô hình thanh toán quốc tế và ứng dụng các sản phẩm mới. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng triển khai nhiều hơn thực hiện UPAS L/C trên nhiều nền tảng, vì vậy đòi hỏi cần tiếp tục có những nghiên cứu; nhất là khi nghiệp vụ L/C luôn là một nghiệp vụ phức tạp, đặc biệt là đối với một sản phẩm mới như UPAS L/C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Thanh Hà (2014), Giải pháp phát triên sản phẩm UPAS L/C tại Sacombank, Báo cáo nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín 2. Đặng Hoài Linh (2022), Một số khuyến nghị trong triển khai nghiệp vụ UPAS L/C của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 7/10/2022 3. Trần Nhi Quang (2021), Ứng dụng Blockchain trong giao dịch L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 11/8/2021 4. Nguyễn Văn Tiến (2017), Cẩm nang Thanh toán Quốc tế và Tài trợ ngoại thương, Nxb Lao động 5. Nguyễn Văn Tiến (2023), Trao đổi về UPAS L/C, Tạp chí Ngân hàng 04/7/2023 6. Nguyễn Quốc Việt (2023) Triển khai UPAS L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Phát triển bền vững hệ thống Tài chính Ngân hàng VN trong bối cảnh chuyển đổi số 2023, NXB Lao động 502
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2