intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vaccin cúm và phế cầu – khuyến cáo trong chuyên khoa hô hấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm trùng do cúm và phế cầu (S. pneumoniae) là những bệnh lý thường gặp. Các bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn ở một số nhóm đối tượng theo tuổi, hoặc khi có kèm các bệnh lý suy giảm miễn dịch. Việc tiêm vaccine phòng cúm và phế cầu trên những đối tượng nguy cơ cao là cần thiết, giúp giảm nguy cơ xuất hiện bệnh, giảm tỷ lệ các đợt cấp, và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vaccin cúm và phế cầu – khuyến cáo trong chuyên khoa hô hấp

  1. Tổng quan VACCIN CÚM VÀ PHẾ CẦU – KHUYẾN CÁO TRONG CHUYÊN KHOA HÔ HẤP PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hồi 1. VACCIN CÚM B. Theo WHO, các kháng nguyên trong vaccine cúm từ tháng 05 đến tháng 10 năm 2018 bao gồm Cúm là một bệnh hô hấp cấp tính do vi-rút cúm các chủng (6,7): A hoặc B gây ra. Bệnh thường xảy ra thành dịch hàng năm, chủ yếu là trong mùa đông, hoặc lúc - Cúm A - Michigan/45/2015 (H1N1) pdm09; giao mùa xuân hè. Vi-rút cúm thường xuyên thay - Cúm A - Singapore/INFIMH-16-0019/2016 đổi các đặc điểm kháng nguyên, do vậy, sự xuất (H3N2); hiện và lây lan để hình thành các dịch cúm tiếp theo phụ thuộc vào tính nhạy cảm của quần thể - Cúm B - Phuket/3073/2013; đối với các kháng nguyên mới của vi-rút. Việc - Cúm B - Brisbane/60/2008 (chỉ có trong tiêm phòng cúm hàng năm là biện pháp dự phòng vaccine cúm bốn kháng nguyên) quan trọng nhằm ngăn ngừa nhiễm cúm, đặc biệt Các kháng nguyên trong vaccine cúm từ với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hoặc tháng 11 đến tháng 4 năm 2019 bao gồm (8): có sức đề kháng suy giảm. Vaccine cúm bảo vệ cơ thể chủ yếu nhờ kích thích cơ thể tạo ra các - Cúm A - Michigan/45/2015 (H1N1) pdm09; kháng thể kháng vi-rút, trong đó chủ yếu chống - Cúm A - Singapore/INFIMH-16-0019/2016 lại kháng nguyên hemagglutinin của vi-rút (1-4). (H3N2); Do có tỷ lệ đột biến cao, nên ảnh hưởng tới - Cúm B - Colorado/06/2017; khả năng của hệ thống miễn dịch của cơ thể mỗi khi xuất hiện chủng vi-rút có kháng nguyên đột - Cúm B - Phuket/3073/2013 – chỉ có trong biến. Để khắc phục điều này, các vaccine mới cúm bốn kháng nguyên; luôn được sản xuất để phù hợp với sự xuất hiện Vi-rút cúm A đặc biệt dễ thay đổi kháng nguyên của các chủng vi-rút mới. Quá trình sản xuất vỏ glycoprotein, hemagglutinin và neuraminidase. vaccine cúm hiện nay mất chừng 6 tháng kể từ khi Trong các vi-rút cúm A lây nhiễm sang động vật có lựa chọn được chủng cho sản xuất vaccine. Việc vú, ba phân nhóm chính của hemagglutinin (H1, lựa chọn chủng cho sản xuất vaccine được quyết H2 và H3) và hai phân nhóm của neuraminidase định dựa trên sự giám sát toàn cầu của vi-rút cúm (N1 và N2) thường gây ra bệnh ở người; Các phân ở cuối mùa trước, điều này làm gia tăng mức độ nhóm còn lại cũng đã gây ra những đợt nhiễm vi- phù hợp của vaccine được sản xuất với chủng vi- rút lẻ tẻ (ví dụ, H5N1, H7N9). Những thay đổi lớn rút lưu hành (4,5). trong các glycoprotein này được gọi là sự thay đổi Các vaccine cúm hiện bao gồm hai loại: kháng nguyên, và những thay đổi nhỏ được gọi là vaccine cúm ba kháng nguyên, hoặc vaccine trôi dạt kháng nguyên. Sự thay đổi kháng nguyên cúm bốn kháng nguyên. Vaccine cúm ba kháng thường liên quan đến đại dịch cúm A. nguyên bao gồm hai kháng nguyên vi-rút cúm Vi-rút cúm B ít thay đổi kháng nguyên hơn, A và một kháng nguyên vi-rút cúm B, trong khi và chỉ có một số thay đổi nhỏ với kháng nguyên vaccine cúm bốn kháng nguyên bao gồm hai hemagglutinin. Nhiều dưới nhóm hemagglutinin kháng nguyên cúm A và hai kháng nguyên cúm và neuraminidase có thể cùng tồn tại trong vi-rút 11 Hô hấp số 17/2018
  2. Tổng quan cúm gia cầm A so với vi-rút cúm A gây nhiễm nên việc tiêm phòng thường có thể bắt đầu ngay cúm theo mùa. sau khi bệnh nhân có chỉ định, sau đó sẽ được bắt đầu vào thời điểm tháng 9 ở năm tiếp theo (9). Các dạng vaccine cúm hiện nay: Có thể tiêm vắc-xin cúm bất hoạt cho những Có hai loại vaccine cúm hiện đang dùng gồm: người bị bệnh hô hấp nhẹ có hoặc không có sốt vaccine bất hoạt và vaccine sống giảm độc lực. (10) . Trường hợp bệnh nhân đang có triệu chứng Việc lựa chọn loại vaccine phụ thuộc vào từng cúm, hoặc đang có bệnh cấp tính khác nên điều trị trường hợp. Theo FDA, các vaccine được chỉ ổn định, rồi sau đó chỉ định tiêm vaccine phòng định trong những trường hợp cụ thể sau: cúm cho bệnh nhân. - Vaccine cúm ba và bốn kháng nguyên, loại Một số vấn đề lưu ý khác: bất hoạt, liều tiêu chuẩn: tiêm bắp cho người lớn ở mọi lứa tuổi. Những vaccine này chứa 15 mcg - Tiêm cùng vaccine khác: do vaccine cúm hemagglutinin (HA) mỗi vi-rút và được sản xuất không có tương tác với các vaccine khác nên có từ trứng gà được tạo phôi. thể tiêm đồng thời, tuy nhiên nên tiêm ở những vị trí khác nhau; [11] - Vaccine cúm bất hoạt ba kháng nguyên, liều cao: dạng tiêm bắp, chỉ định cho người ≥ 65 tuổi; - Vaccine nên được tiêm cho tất cả các đối vaccine chứa 60 mcg HA mỗi vi-rút; tượng từ 6 tháng tuổi trở nên. Tuy nhiên, trong điều kiện không có đủ vaccine thì cần quan tâm - Vaccine cúm bất hoạt ba kháng nguyên có chỉ định tiêm vaccine cho những người có nguy bổ sung: chỉ định cho những người ≥65 tuổi. Đây cơ cao bao gồm: là thuốc chủng ngừa cúm theo mùa có bổ sung đầu tiên được chấp thuận sử dụng tại Mỹ; . Những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng khi nhiễm cúm: Những trẻ có tuổi từ 6 đến - Vaccine cúm bất hoạt bốn kháng nguyên, 59 tháng tuổi; Người ≥50 tuổi; Có bệnh phổi mạn sản xuất từ các tế bào nuôi cấy – loại vaccine này tính, bệnh tim mạch (trừ tăng huyết áp), bệnh được sản xuất từ các tế bào động vật có vú, được thận, gan, huyết học, bệnh rối loạn chuyển hóa chỉ định cho những người ≥4 tuổi; (bao gồm đái tháo đường) hoặc thần kinh (bệnh - Vaccine cúm bất hoạt được sản xuất bằng của não và tủy sống, bại não, động kinh, đột quỵ), công nghệ DNA tái tổ hợp và hệ thống trình diện khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển trung bình đến baculovirus, được FDA chấp nhận chỉ định cho nặng, rối loạn loạn dưỡng cơ, tổn thương tủy những trường hợp từ 18 tuổi trở lên. Vaccine chứa sống); Có bệnh tổn thương miễn dịch do bất kỳ cả kháng nguyên HA và neuraminidase; nguyên nhân nào (bao gồm suy giảm miễn dịch do thuốc hoặc nhiễm HIV); Có hoặc sẽ có thai - Vaccine bốn kháng nguyên, loại vi-rút sống trong mùa cúm; Sống tại nhà dưỡng lão hoặc các giảm độc lực (LAIV): được chấp thuận cho những cơ sở chăm sóc bệnh mạn tính khác; Người có chỉ người khỏe mạnh, không có thai, từ 2 đến 49 tuổi. số BMI ≥40. Lịch trình tiêm Vaccine cúm: . Những người sống cùng, hoặc chăm sóc Các đợt bùng phát cúm thường xảy ra trong những những đối tượng có nguy cơ cao: Nhân viên y tháng mùa đông (xảy ra vào những thời điểm khác tế; Thành viên có tiếp xúc trong gia đình (kể cả nhau trong năm). Do vậy, vaccine nên được tiêm trẻ em) hoặc người chăm sóc trẻ em ≤59 tháng, trước khi bắt đầu vào tháng 9 hàng năm, và sau đó hoặc người lớn ≥50 tuổi, đặc biệt là tiếp xúc với nhắc lại các năm tiếp theo (4). Tuy nhiên, cần lưu trẻ em
  3. Tổng quan Cần tiêm phòng cúm cho những đối tượng polysaccharides kháng nguyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nguy cơ cao hàng năm, ngay cả khi các vaccine nhỏ. Tới năm 2010, PCV7 được bổ sung thêm các phòng cúm của năm trước đó có chung chủng với type huyết thanh và được cung ứng ra thị trường vaccine cúm năm tiếp theo do tình trạng giảm với tên PCV13, vaccine này được khuyến cáo sử dần khả năng miễn dịch theo thời gian (4,12). Tiêm dụng cho trẻ sở sinh và trẻ nhỏ (thay cho PCV7). vaccine hàng năm giúp giảm tỷ lệ tử vong do cúm Các vaccine PCV có vai trò kích thích sản tới 41% (95% CI 13 - 60%) (13). xuất các kháng thể ngay tại các niêm mạc, do vậy 2. VACCIN PHẾ CẦU CHO NGƯỜI LỚN giúp giảm đáng kể số lượng các S. pneumoniae tại khoang mũi, miệng. Do đó, ngay sau khi sử dụng Các bệnh do S.pneumoniae bao gồm nhiễm trùng rộng rãi PCV7 đã làm giảm sự lây lan của phế hô hấp (viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi, cầu khuẩn ở các trẻ nhỏ, trẻ lớn tuổi và người lớn áp-xe phổi, đợt cấp COPD, giãn phế quản đợt bội chưa được tiêm chủng. nhiễm…), viêm màng não, viêm não. Bệnh nhiễm S. pneumoniae làm gia tăng nghiêm trọng tỷ lệ tử Chỉ định tiêm Vaccine phế cầu: vong ở trẻ nhỏ và người ≥ 65 tuổi, những người Vaccine polysaccharide của S. pneumoniae 23 có bệnh mạn tính kèm theo như bệnh phổi mạn đã được khuyến cáo trong nhiều năm ở Mỹ cho tính, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa… tất cả người lớn ≥65 tuổi, và những bệnh nhân Có hai loại vaccine S. pneumoniae hiện được trẻ có nguy cơ mắc bệnh do S. pneumoniae có FDA chấp thuận sử dụng bao gồm: nguy cơ tử vong cao (nhiễm S. pneumoniae trên những bệnh nhân có bệnh mạn tính, bệnh ác tính, - Vaccine polysaccharide phế cầu khuẩn suy giảm miễn dịch). Năm 2012, ACIP (Advisory (PPSV): lần đầu tiên được bán trên thị trường Committee on Immunization Practices, Mỹ) vào những năm 1970 dưới dạng vaccine chứa khuyến cáo sử dụng cả PCV13 và PPSV23 cho polysaccharides dạng viên từ 14 type huyết thanh những đối tượng ≥ 19 tuổi có gia tăng đáng kể phế cầu gây bệnh thường gặp. Năm 1983, vaccine nguy cơ nhiễm S. pneumoniae nghiêm trọng (4). này được bổ sung thêm các type huyết thanh, Năm 2014, ACIP đã mở rộng chỉ định PCV13 và và bao gồm 23 type huyết thanh polysaccharide PPSV23 cho tất cả người lớn ≥65 tuổi (15). Năm của các chủng phế cầu thường gặp nhất, và được 2011, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược bán trên thị trường với sản phẩm Pneumovax phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt PCV13 để sử dụng 23 (PPSV23). Hiện nay, PPSV23 chứa ở người lớn ≥50 tuổi (17), và trong năm 2016, đã polysaccharides dạng viên từ phế cầu khuẩn gây mở rộng phạm vi tuổi được chấp thuận để bao ra khoảng 60% các bệnh lý nhiễm S. pneumoniae gồm người lớn từ 18 đến 49 tuổi (8). ở người lớn (14). Các vaccine PPSV được sử dụng ở người lớn và trẻ em được ≥2 tuổi nhưng không Chỉ định tiêm vaccine PPSV23: Theo ACIP: dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ
  4. Tổng quan - Có bệnh phổi mạn tính, bao gồm hen suyễn - Người lớn hoặc người lớn bị suy giảm miễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; dịch có nguy cơ cao bị nhiễm S. pneumoniae, những người có bệnh thận giai đoặn nặng, hoặc - Có kèm bệnh đái tháo đường; người đã cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách; - Có bệnh lý do sử dụng rượu kéo dài; hoặc có dò dịch não tủy; hoặc những người chưa Chỉ định tiêm vaccine PCV13 và PPSV23: tiêm vaccine S. pneumoniae nào trước đây: nên Theo ACIP, vaccine PCV13 và PPSV23 nên được được tiêm một liều PCV13 và tiếp theo là PPSV23 chỉ định cho tất cả những người có tuổi ≥ 65 tuổi, ≥8 tuần sau đó. Các năm tiếp sau tiêm PPSV23 và những người lớn < 65 tuổi khi có một trong sau mỗi 5 năm của liều PPSV23 gần nhất; các yếu tố sau: - Những người ≥65 tuổi, không kèm bất cứ - Rò rỉ dịch não tủy. tình trạng bệnh lý suy giảm miễn dịch nào: nên tiêm PCV13 trước, sau đó 1 năm: tiêm PPSV23, - Các trường hợp mất chức năng lách do và tiêm nhắc lại PPSV23 sau mỗi 5 năm của liều giải phẫu hoặc chức năng, các bệnh lý giảm bạch PPSV gần nhất (14). cầu đa nhân trung tính, bệnh do hemoglobin khác, giảm bạch cầu bẩm sinh. Những trường - Theo UpToDate: không khuyến cáo dùng hợp không có khả năng tạo kháng thể kháng S. PCV13 cho những người khỏe mạnh ≥65 tuổi. Do pneumoniae, yếu tố duy nhất lọc S. pneumoniae vậy, việc sử dụng vaccine S. pneumoniae nào nên là lách. Do vậy, những trường hợp đã cắt lách, căn cứ thêm vào khả năng cung ứng vaccine của địa phương (19). Do vậy, với trường hợp không có hoặc mất chức năng lách: S. pneumoniae rất dễ PCV13, ở đối tượng có chỉ định tiêm vaccine S. lan tràn trong máu và gây sốc nhiễm khuẩn. pneumoniae bệnh nhân được chỉ định PPSV23, - Các bệnh lý có suy giảm miễn dịch: và nhắc lại PPSV23 sau mỗi 5 năm; . Các bệnh lý co suy giảm miễn dịch bẩm 3. VACCIN CÚM VÀ PHẾ CẦU TRONG sinh hoặc mắc phải (thiếu tế bào lympho B hoặc CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP T, rối loạn đại thực bào, bệnh u hạt mạn tính); Vaccine trong COPD: . Nhiễm HIV; Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến của đợt cấp . Các bệnh lý ác tính có dùng hóa trị liệu; COPD. Các nghiên cứu đều chứng minh nhiễm . Các bệnh lý ác tính huyết học (bệnh vi-rút, vi khuẩn chiếm 70 - 80% căn nguyên đợt bạch cầu, u lympho Hodgkin, u lympho không cấp COPD. Việc tiêm phòng cúm và phế cầu giúp Hodgkin, đa u tủy) giảm tần xuất các đợt nhiễm trùng đường hô hấp, do vậy giảm tần xuất các đợt cấp COPD. . Các bệnh nhân có ghép tạng, sau đó dùng thuốc chống thải ghép; Nên tiêm vaccine phòng phế cầu cho tất cả bệnh nhân COPD. Bệnh nhân COPD
  5. Tổng quan bốn thử nghiệm cho thấy giảm tỷ lệ mắc đợt cấp dùng cho những bệnh nhân xơ nang phổi từ trên COPD (OR: 0,6, 95%CI 0,39-0,93). 6 tháng tuổi (30). Nên tiêm vaccine phòng cúm hàng năm cho Vaccine phế cầu: S. pneumoniae không phải tất cả bệnh nhân, đặc biệt là những người bị COPD căn nguyên thường gặp trong các đợt cấp của (20-23) . Trong một thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên bệnh xơ nang phổi, tuy nhiên, tiêm phòng S. trên 125 bệnh nhân COPD, tiêm vaccine làm pneumoniae vẫn được khuyến cáo cho tất cả các giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm đến 76%, bất kể mức bệnh nhân xơ nang phổi. Với những bệnh nhân độ nghiêm trọng của bệnh COPD (20). Việc tiêm < 24 tháng tuổi tiêm PCV13 và với những bệnh vaccine cúm không làm gia tăng nguy cơ đợt cấp nhân từ > 2 tuổi tiêm vaccine PPSV23 (30). COPD (24). Poole P.G và cộng sự (2006) tổng hợp Vaccine và xơ phổi vô căn (IPF): kết quả nghiên cứu từ 11 nghiên cứu về vai trò của vaccine cúm, trong đó có 6 nghiên cứu tiến Xơ phổi vô căn (IPF) là tình trạng viêm phổi kẽ hành trên các bệnh nhân COPD, các nghiên cứu mạn tính, tiến triển, xơ hóa kẽ không rõ nguyên còn lại tiến hành trên người ≥ 65 tuổi. Kết quả cho nhân, xảy ra ở người lớn, giới hạn tổn thương ở thấy tiêm vaccine phòng cúm giúp giảm tần xuất phổi. Chẩn đoán xác định dựa chủ yếu vào các các đợt cấp COPD (22). biểu hiện lâm sàng, tình trạng xơ hóa phổi thấy trên phim chụp X quang, CT Scan ngực, và hình Trên các bệnh nhân COPD kèm bệnh tim ảnh xơ hóa trên bệnh phẩm sinh thiết phổi. mạch, vaccine phòng cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm. Với vaccine phòng phế cầu PPSV23 Tổn thương xơ phổi thường kèm theo giãn được khuyên dùng cho những bệnh nhân ≥ 65 phế quản, do vậy có thể tồn tại tình trạng cư trú tuổi. Với những bệnh nhân < 65 tuổi PCV13 và các vi khuẩn thường xuyên trong nhu mô phổi của các bệnh nhân. Các đợt nhiễm khuẩn của xơ phổi PPSV23 được khuyên dùng, với cách tiêm minh thường bắt đầu với các đợt nhiễm vi-rút, bên cạnh họa trong phần trên (26). đó, khi có các đợt nhiễm trùng phổi tiên lượng Vaccine trong hen phế quản: của bệnh nhân xơ phổi vô căn thường rất nặng, do Cả vaccine cúm và phế cầu đều làm giảm nhiễm vậy, việc tiêm phòng cúm và phế cầu luôn được trùng đường hô hấp ở bệnh nhân hen phế quản, khuyến cáo ở các bệnh nhân này (31). giảm tỷ lệ nhập viện. Kết quả các nghiên cứu Vaccine và giãn phế quản: gợi ý tiêm vaccine phòng cúm và phế cầu cho Không nhiều dữ liệu về hiệu quả của vaccine các bệnh nhân lớn tuổi mắc hen phế quản hoặc phòng cúm và phế cầu trên các bệnh nhân giãn COPD giúp giảm tần suất các nhiễm trùng phổi phế quản. Tuy nhiên, vaccine phòng cúm luôn trong cộng đồng, hạn chế tần suất đợt cấp. Tiêm được khuyến cáo tiêm phòng hàng năm cho các vaccine an toàn, không làm gia tăng tỷ lệ các biến bệnh nhân như với các bệnh phổi mạn tính khác. cố không mong muốn (27,28). Vaccine phế cầu cũng được chỉ định cho Vaccine và bệnh xơ nang phổi: các bệnh nhân giãn phế quản. Nhằm đánh giá Vaccine phòng cúm: nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả của vaccine phòng cúm và phế cầu do vi-rút là nguyên nhân thường xuyên gây ra các trên các bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, đợt cấp của bệnh xơ nang phổi (29). Đã có một số Furumoto A và cộng sự (2008) đã nghiên cứu nghiên cứu đánh giá về vai trò của các vaccine hiệu của của vaccine phòng cúm và phòng phế phòng cúm trên bệnh nhân xơ nang phổi, tuy cầu (PPSV23) trên các bệnh nhân có bệnh phổi nhiên số liệu nghiên cứu chưa nhiều. Dựa trên mạn tính (trong đó có 20 bệnh nhân giãn phế hiệu quả của vaccine cúm ở những nhóm bệnh quản), kết quả cho thấy nhóm nhận cả hai loại nhân khác, vaccine phòng cúm được khuyến cáo vaccine cúm và phế cầu có giảm đáng kể số ca 15 Hô hấp số 17/2018
  6. Tổng quan có đợt nhiễm trùng cấp tính ngay sau lần tiêm Các bệnh phổi mạn tính thường kèm theo vaccine đầu tiên (32). các tổn thương cấu trúc phổi, phế quản. Các đợt KẾT LUẬN nhiễm trùng cấp tính trên các bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính thường làm xấu đi nhanh chóng Nhiễm trùng do cúm và phế cầu (S. pneumoniae) chức năng phổi, thúc đẩy tiến triển các tổn thương là những bệnh lý thường gặp. Các bệnh lý này trở mạn tính. Việc ngăn ngừa các đợt cấp trên nhóm nên nghiêm trọng hơn ở một số nhóm đối tượng theo tuổi, hoặc khi có kèm các bệnh lý suy giảm đối tượng này trong nhiều trường hợp là mục miễn dịch. Việc tiêm vaccine phòng cúm và phế tiêu chính của điều trị và dự phòng bệnh. Việc cầu trên những đối tượng nguy cơ cao là cần thiết, tiêm vaccine phòng cúm và phế cầu thường được giúp giảm nguy cơ xuất hiện bệnh, giảm tỷ lệ các khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân có bệnh đợt cấp, và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. phổi mạn tính. Tài liệu tham khảo 1. Uyeki TM. Preventing and controlling influenza with aged 50 and older. J Am Geriatr Soc 2007; 55:1499. available interventions. N Engl J Med 2014; 370:789. 12. Bateman AC, Kieke BA, Irving SA, et al. Effectiveness 2. Treanor JJ. CLINICAL PRACTICE. Influenza of monovalent 2009 pandemic influenza A virus subtype Vaccination. N Engl J Med 2016; 375:1261. H1N1 and 2010-2011 trivalent inactivated influenza vaccines in Wisconsin during the 2010-2011 influenza 3. Paules C, Subbarao K. Influenza. Lancet 2017. season. J Infect Dis 2013; 207:1262. 4. Grohskopf LA, Sokolow LZ, Broder KR, et al. Prevention 13. Ahmed AE, Nicholson KG, Nguyen-Van-Tam JS. and control of seasonal influenza with vaccines: Reduction in mortality associated with influenza vaccine Recommendations of the Advisory Committee on during 1989-90 epidemic. Lancet 1995; 346:591. Immunization Practices United States 2018-2019 influenza season. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2018. 14. Kobayashi M. Intervals between PCV13 and PPSV23 vaccines: Evidence supporting currently recommended 5. Kilbourne ED. Influenza immunity: new insights from old intervals and propose d changes. Advisory Committee studies. J Infect Dis 2006; 193:7. on Immunization Practices, June 25, 2015. 6. World Health Organization. Recommended composition 15. Tomczyk S, Bennett NM, Stoecker C, et al. Use of of influenza virus vaccines for use in the 2018 south 13-valent pneumococcal conjugate vaccine and 23-valent ern hemisphere influenza season. Available at: http:// pneumococcal polysaccharide vaccine among adults aged www.who.int/influenza/vaccines/virus/recommendation ≥65 years: recommendations of the Advisory Committee s/2018_south/en/ (Accessed on February 06, 2018). on Immunization Practices (ACIP). MMWR Morb Mortal 7. Garten R, Blanton L, Elal AIA, et al. Update: Influenza Wkly Rep 2014; 63:822. Activity in the United States During the 2017-18 Season 16. European Centre for Disease Prevention and Control. and Composition of the 2018-19 Influenza Vaccine. Vaccine schedule. http://vaccine-schedule.ecdc.europa. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2018; 67:634. eu/pages/scheduler.aspx 8. World Health Organization. Recommended composition 17. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). of influenza virus vaccines for use in the 2018-2019 Licensure of 13-valent pneumococcal conjugate vaccine northern hemisphere influenza season. Available at: for adults aged 50 years and older. MMWR Morb Mortal http://www.who.int/influenza/vaccines/virus/recommend Wkly Rep 2012; 61:394. ations/2018_19_north/en/ (Accessed on June 05, 2018). 18. Prevnar 13 (Pneumococcal 13-valent Conjugate 9. Moura FE. Influenza in the tropics. Curr Opin Infect Dis Vaccine [Diphtheria CRM197 Protein])- Highlights of 2010; 23:415. prescribing information. http://www.fda.gov/downloads/ 10. National Center for Immunization and Respiratory BiologicsBloodVaccines/Vaccines/ApprovedProducts/ Diseases. General recommendations on immunization UCM201669.pdf (Accessed on July 29, 2016). recommendations of the Advisory Committee on 19. Musher D.M. “Pneumococcal vaccination in adults”. Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep UpToDate 2018; 2011; 60:1. 20. Wongsurakiat P, Maranetra KN, Wasi C, et al. Acute 11. Kerzner B, Murray AV, Cheng E, et al. Safety and respiratory illness in patients with COPD and the immunogenicity profile of the concomitant administration effectiveness of influenza vaccination: a randomized of ZOSTAVAX and inactivated influenza vaccine in adults controlled study. Chest 2004; 125:2011. 16 Hô hấp số 17/2018
  7. Tổng quan 21. Nichol KL, Baken L, Nelson A. Relation between influenza 26. Noth I, Schmidt G.A. Management of the patient with vaccination and outpatient visits, hospitalization, and COPD and cardiovascular disease. UpToDate 2018 mortality in elderly persons with chronic lung disease. 27. Voordouw BC, van der Linden PD, Simonian S, et al. Ann Intern Med 1999; 130:397. Influenza vaccination in community-dwelling elderly: 22. Poole PJ, Chacko E, Wood-Baker RW, Cates CJ. impact on mortality and influenza-associated morbidity. Influenza vaccine for patients with chronic obstructive Arch Intern Med 2003; 163:1089. pulmonary disease. Cochrane Database Syst Rev 2006; 28. Tata LJ, West J, Harrison T, et al. Does influenza vaccination :CD002733. increase consultations, corticosteroid prescriptions, or exacerbations in subjects with asthma or chronic 23. Calderón-Larrañaga A, Carney L, Soljak M, et al. obstructive pulmonary disease? Thorax 2003; 58:835. Association of population and primary healthcare factors with hospital admission rates for chronic obstructive 29. Viviani L, Assael BM, Kerem E, ECFS (A) H1N1 study pulmonary disease in England: national cross-sectional group. Impact of the A (H1N1) pandemic influenza study. Thorax 2011; 66:191. (season 2009-2010) on patients with cystic fibrosis. J Cyst Fibros 2011; 10:370. 24. Tata LJ, West J, Harrison T, et al. Does influenza vaccination increase consultations, corticosteroid 30. Simon R.H. Cystic fibrosis: Overview of the treatment of prescriptions, or exacerbations in subjects with asthma lung disease. UpToDate 2018 or chronic obstructive pulmonary disease? Thorax 2003; 31. King T.E. Treatment of idiopathic pulmonary fibrosis. 58:835. UpToDate 2018 25. Walters JA, Tang JN, Poole P, Wood-Baker R. 32. Furumoto A, Ohkusa Y, Chen M, et al. Additive effect of Pneumococcal vaccines for preventing pneumonia pneumococcal vaccine and influenza vaccine on acute in chronic obstructive pulmonary disease. Cochrane exacerbation in patients with chronic lung disease. Database Syst Rev 2017; 1:CD001390. Vaccine 2008; 26:4284. 17 Hô hấp số 17/2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2