VÀI NÉT VỀ QUÂN ĐỘI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1558-1777)<br />
LÊ THỊ HOÀI THANH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Từ đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến tập quyền của Đại Việt suy<br />
yếu. Đất nước bị phân chia với những chính quyền riêng biệt: Bắc triều (nhà<br />
Mạc) - Nam triều (nhà Lê) và sau đó là Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) Đàng Trong (chúa Nguyễn). Để có thể đứng vững với tư cách là một chính<br />
quyền độc lập, các chúa Nguyễn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và phát<br />
triển quân đội trên tất cả các mặt: tuyển quân, tổ chức, rèn luyện, trang bị vũ<br />
khí, thưởng phạt binh sĩ nhằm tạo nên một quân đội mạnh góp phần vào sự<br />
nghiệp bảo vệ chính quyền và lãnh thổ Đàng Trong.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Năm 1558, Đoan quận công Nguyễn Hoàng nhận cờ tiết chế của vua Lê vào trấn thủ<br />
Thuận Hóa. Tại đây, với hơn mười năm trấn trị bằng chính sách “vỗ về quân dân, thu<br />
dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng” [4, tr. 28], Nguyễn Hoàng đã tạo lập được vị thế của<br />
mình trên vùng đất này. Để đến năm 1570, ông được vua Lê cho kiêm luôn chức trấn<br />
thủ Quảng Nam, đeo ấn Tổng trấn tướng quân và toàn quyền quyết định mọi công việc<br />
ở hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.<br />
Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất và cũng đã kịp dặn hoàng tử thứ sáu rằng: “Đất Thuận<br />
Quảng phía bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía<br />
nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi sơn) vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có<br />
cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống<br />
chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời’’ [4, tr. 37]. Nguyễn Phúc<br />
Nguyên lên thay cha cùng các hậu duệ đã hiện thực hóa tâm nguyện của chúa Tiên<br />
Nguyễn Hoàng. Một chính quyền riêng của dòng họ Nguyễn được thiết lập. Để đảm bảo<br />
sự tồn tại ở vùng đất với nhiều điều mới lạ, các chúa Nguyễn tích cực tổ chức bộ máy<br />
cai trị, tuyển chọn quan lại, tổ chức quân đội, phát triển kinh tế và không ngừng mở<br />
rộng đất đai về phương Nam. Trong tất cả những yếu tố trên thì quân đội là vấn đề được<br />
các chúa Nguyễn hết sức chú trọng. Trên cơ sở đó, các chúa Nguyễn tập trung thực hiện<br />
việc tuyển quân, tổ chức, rèn luyện, trang bị vũ khí và thưởng phạt binh sĩ để tạo nên<br />
một lực lượng quân đội mạnh cho chính quyền.<br />
2. TUYỂN CHỌN BINH SĨ<br />
Khi nói đến quân đội thì trước hết phải nói đến con người. Bởi đây chính là nhân tố chủ<br />
thể trong mọi hoạt động. Ở Đàng Trong, vấn đề tổ chức một đội quân hùng hậu với<br />
những binh sĩ tinh nhuệ được ưu tiên lên hàng đầu. Do vậy, tuyển chọn binh sĩ là việc<br />
làm đầu tiên và thường xuyên của chính quyền chúa Nguyễn trong xây dựng lực lượng<br />
quân đội.<br />
Chúa Nguyễn thực hiện chính sách cưỡng bức binh dịch. Tất cả dân đinh từ 18 tuổi trở<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 79-86<br />
<br />
80<br />
<br />
LÊ THỊ HOÀI THANH<br />
<br />
lên đều phải ghi tên vào sổ đinh để trình lên phủ, huyện xét duyệt, trừ những người đau<br />
ốm, tàn tật hay con một. Phép duyệt tuyển của chính quyền Đàng Trong bắt đầu được<br />
thi hành vào năm 1632, quy định: cứ 6 năm một lần tuyển lớn, 3 năm một lần tuyển<br />
nhỏ. Đến năm duyệt tuyển, vào tháng giêng, chính quyền sai các tổng, xã làm sổ hộ tịch,<br />
chia làm chính hộ (dân chính quán ở xã) và khách hộ (dân ngụ cư), mỗi loại chia thành<br />
các hạng tráng, quân, dân, lão, tật, cố, cùng, đào. Trong đó, hạng tráng là hạng khỏe để<br />
sung vào quân đội và hạng quân là hạng người được ở nhà làm ruộng, khi quân ngũ<br />
thiếu thì gọi theo thứ tự trong sổ để bổ sung.<br />
Sau khi phân rõ các hạng như trên, đến tháng 6 nhà nước chính thức duyệt tuyển và quy<br />
định trong một tháng thì tuyển xong. Ở các địa phương, chúa Nguyễn cho lập các tuyển<br />
trường, có quan văn, võ từ trung ương cử đến phụ trách việc duyệt tuyển. Ba huyện<br />
Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang đặt một trường, ba huyện Vũ Xương, Hải Lăng,<br />
Minh Linh đặt một trường, hai huyện Khang Lộc, Lệ Thủy và châu nam Bố Chính đều<br />
mỗi nơi một trường, sáu phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Ninh, Phú Yên,<br />
Bình Khang mỗi phủ một trường. Năm 1708, chúa Nguyễn cho đặt thêm 1 trường ở phủ<br />
Bình Thuận và 1 trường ở phủ Gia Định. Đến thời điểm này, ở Đàng Trong có tất cả là<br />
13 trường làm nhiệm vụ tuyển binh lính cho chính quyền. Các đời các chúa sau, cứ theo<br />
lệ mà tiến hành duyệt tuyển. Theo Đại Nam thực lục tiền biên, các chúa Nguyễn đã tiến<br />
hành duyệt tuyển vào những năm 1632, 1669, 1674, 1677, 1679, 1692, 1694, 1697,<br />
1698, 1701, 1703, 1706, 1707, 1708… cho đến những năm gần cuối của chính quyền<br />
Đàng Trong như năm 1772. Tháng 12 năm 1707, chúa Nguyễn Phúc Chu định thể thức<br />
duyệt tuyển, trong đó có một số điều về tuyển chọn quân sĩ như sau: “Các quan viên,<br />
binh viên cùng các chức trong xã, thôn, phường, cứ theo tên trong bảng lần lượt mà<br />
chép vào sổ. Người nào từ 56 đến 59 tuổi thì tùy dân, xem hình thể già yếu thì cho làm<br />
lão hạng. Những quân hạng, dân hạng cũ thì chép trở về tráng hạng, nếu là người thấp<br />
nhỏ thì cứ cho làm quân dân hạng như cũ. Dân mới vào sổ, người nào nhỏ bé cao độ 3<br />
thước trở xuống thì làm hạng nhiêu tật, hơi nặng thì cho làm hạng bất cụ. Như hạng<br />
nhiêu tật cũ, người nào khỏi tật thì trở lại làm bất cụ hay quân hạng, dân hạng. Khách<br />
hộ ở các thôn phường thì do tráng hạng, quân hạng theo lệ ghi vào sổ, tên nào trốn đi<br />
từ kỳ tuyển năm Quý Mùi trở lại không thấy mặt thì cho các chức xét thực trừ làm ngoại<br />
tịch” [4, tr. 121].<br />
Đối với bộ phận bảo vệ phủ chúa, hộ vệ chúa, chính quyền chỉ lựa chọn con cháu tướng<br />
võ người huyện Tống Sơn, Thanh Hóa (quê hương của chúa) nhằm bảo đảm sự trung<br />
thành tuyệt đối.<br />
Với cách thức tuyển chọn như trên, các chúa Nguyễn có trong tay một lực lượng quân<br />
đội đông đảo. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần mở một cuộc duyệt binh lớn ở An<br />
Cựu với số binh lên đến hơn 20.000 người. Lực lượng binh lính được tuyển chọn đã trở<br />
thành bộ phận quan trọng của chính quyền, đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ đất<br />
Đàng Trong.<br />
<br />
VÀI NÉT VỀ QUÂN ĐỘI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1558-1777)<br />
<br />
81<br />
<br />
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI<br />
Quân đội Đàng Trong bao gồm ba loại quân: túc vệ, chính quy và thổ binh.<br />
- Quân túc vệ: (còn gọi là thân quân) là lực lượng đóng ở chính dinh.<br />
- Quân chính quy: là lực lượng đóng ở các dinh.<br />
- Quân thổ binh: (còn gọi là thuộc binh, tạm binh) là lực lượng đóng ở các địa phương.<br />
Mỗi loại quân trên đều chia thành cơ, đội, thuyền, trong đó thuyền là đơn vị thấp nhất.<br />
Các đơn vị quân đội không có số lượng nhất định: mỗi thuyền có thể gồm từ 30 đến 60<br />
người, mỗi đội có thể gồm từ 2 đến 5-6 thuyền. Số đội, số thuyền ở mỗi cơ lại khác<br />
nhau, có cơ 400 hay 500 người nhưng cũng có cơ lên đến hàng ngàn người [1, tr. 39].<br />
Ngoài số binh trên còn có một bộ phận chiếm số lượng không nhỏ là binh lính làm các<br />
công việc như cắt cỏ ngựa; giữ từ đường, phủ, vườn, kho, lăng mộ; thợ đúc các cục, thợ<br />
súng, thợ rèn, thợ sơn, thợ mộc, thợ hỏa công, thợ tàu thủy… Các hạng tạp binh ấy tổng<br />
cộng cũng lên đến 2519 người. [2, tr. 190]<br />
Về binh chủng, quân đội ở Đàng Trong gồm có bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng<br />
binh. Bộ binh: là lực lượng cơ bản, trấn giữ ở các dinh và địa phương. Chẳng hạn, vào<br />
năm 1701, quân bộ binh Quảng Bình chia đặt 26 sở tuần trên chính lũy từ Ông Hồi đến<br />
Mỗi Nại với các đơn vị như sau: “2 thuyền Tân chí, Đại an thuộc đội Tả tiệp, 3 thuyền<br />
Phú nhị, Hậu súng, An nhất thuộc cơ Tả kiên, 4 thuyền Tả hùng, Hữu hùng, Hậu đao<br />
nhất, Hậu đao nhị, thuộc cơ Hữu kiên, 5 thuyền Tả nhất, Quảng nhất, Súng nhị, An nhị,<br />
Tiền kiên súng thuộc cơ Tả bộ, 5 thuyền Chí nhất, Chí nhị, Tráng súng, Kiên súng, Nhuệ<br />
súng, thuộc cơ Hữu bộ, các đao thuyền và các súng thuyền thuộc Trung cơ” [4, tr. 114].<br />
Ngoài ra, bộ binh còn giữ vai trò quan trọng trong các cuộc giao chiến với quân Trịnh,<br />
Champa, Chân Lạp và các thế lực phản loạn trong lãnh thổ.<br />
Thủy binh: Việc bảo vệ Đàng Trong trước những cuộc tấn công của quân Trịnh cũng<br />
như các thế lực xâm lược từ phía biển đông đã đặt ra nhu cầu buộc chính quyền phải<br />
quan tâm xây dựng và phát triển một lực lượng thủy binh mạnh. Kế thừa truyền thống<br />
về thủy quân của tổ tiên kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm của người Champa, các<br />
chúa Nguyễn có điều kiện để phát triển loại hình binh chủng này. Số lượng thuyền chiến<br />
của thủy binh đã được phản ánh qua một số tư liệu của người nước ngoài. Theo linh<br />
mục De Choisy, Đàng Trong (năm 1685 hoặc 1686) có 131 chiến thuyền, mỗi thuyền có<br />
2 người lái, 3 cai đội, 6 người đốt lò, 2 tay trống và 60 tay chèo [6, tr. 68-69]. Còn theo<br />
Thomas Bowyear, năm 1695, lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn Phúc Chu gồm:<br />
200 chiến thuyền lớn, 500 chiến thuyền nhỏ từ 40 đến 44 tay chèo, 100 chiến thuyền từ<br />
50 đến 75 tay chèo [1, tr. 40]. Hình thức thuyền chiến khá đẹp: “Đầu thuyền ngồi một vị<br />
quan, đuôi thuyền đứng một người cầm lái, giữa thuyền sáu mươi bốn quân nhơn đứng<br />
chèo; giữa khoang thuyền có bốn cọc nạng sơn son, trên bắc ngang một cây mõ gỗ, một<br />
lính ngồi gõ mõ làm nhịp cho những người đứng chèo; thuyền cạy qua tả là qua tả, bát<br />
qua hữu là qua hữu, miệng hò lơ, chân dậm ván, đều răm rắp theo nhịp mõ chẳng chút<br />
đơn sai… Thuyền dài mà hẹp như hình long chu, mũi rất cao, đuôi thuyền sơn đỏ…” [5,<br />
<br />
82<br />
<br />
LÊ THỊ HOÀI THANH<br />
<br />
tr. 132].<br />
Tượng binh: ở Đàng Trong, số lượng voi nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát<br />
triển của tượng binh. Theo một báo cáo của Hà Lan, chính quyền có đến 600 voi vào<br />
năm 1624 [6, tr. 72].<br />
Pháo binh: Chúa Nguyễn cho sản xuất súng và mua các loại súng từ các thương nhân<br />
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan để đáp ứng cho sự phát triển của pháo binh. Pháo<br />
binh đã tham gia trong những cuộc chiến đấu với quân Trịnh. Đại Nam thực lục tiền<br />
biên đã ghi nhận: ở trận đánh năm 1627, quân của chúa Nguyễn bắn đại bác về phía đối<br />
phương, góp phần đưa đến những thắng lợi đầu tiên.<br />
Như vậy, có thể thấy quân đội ở Đàng Trong có bước phát triển mạnh mẽ, bao gồm<br />
nhiều binh chủng được tổ chức quy cũ. Trong chiến trận, các binh chủng đã có sự phối<br />
hợp chặt chẽ để tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp quân đội chúa Nguyễn hoàn thành<br />
được những mục tiêu đặt ra.<br />
4. CÁCH THỨC ĐÀO LUYỆN BINH SĨ<br />
Chính quyền chúa Nguyễn luôn coi trọng việc rèn luyện trong quân đội nhằm đào tạo<br />
một đội quân có chất lượng cao. Do đó, binh sĩ Đàng Trong được luyện tập với các hình<br />
thức thi, thao diễn ở các binh chủng.<br />
Thủy binh: tháng 5/1642, chúa Nguyễn Phúc Lan ra lệnh cho ba huyện Hương Trà,<br />
Quảng Điền, Phú Vang làm trường thao diễn thủy quân, cứ đến kỳ tháng 7 thì diễn phép<br />
bơi chèo. Chúa Nguyễn còn tổ chức quân thủy tập luyện vào tháng 4 năm 1690; tháng<br />
8/1701; cuối mùa xuân năm 1702; hè năm 1708. Một buổi thao diễn thủy binh ở Đàng<br />
Trong đã được diễn ra như sau: “Tất cả có mười lăm thuyền chiến trên sông, có thuyền<br />
thếp vàng, có thuyền sơn son màu lửa, chúa ngự trên ngai đặt ở bờ sông có hai ngàn<br />
binh sĩ hai bên, tất cả đều mặc nhung phục như nhau, cùng mang võ khí như nhau.<br />
Thuyền chiến thì cứ một cặp ba chiếc, thẳng hàng ngay lối, không để lọt một đốt ngón<br />
tay, tiến lui đều đặn cả trong khúc vòng cũng vậy, điều hòa rất mực” [3, tr. 57].<br />
Tượng binh: chính quyền chúa Nguyễn cho diễn trận voi ở những năm 1694, 1698,<br />
trong đó các cơ chia phiên thao diễn trận pháp, mỗi ngày mỗi lượt. Hòa thượng Thích<br />
Đại Sán đến Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu cũng đã thuật lại rằng: “Lúc dàn<br />
trận, voi sắp từng hàng 10 con, đứng ở phía Tây… Phía đông, 500 quân cầm đao<br />
thương và đuốc châm lửa, xoay mặt về phía voi đứng… Cờ lệnh trên đài phất lên. Ba<br />
quân múa đao thương, nhắm hàng voi xông tới. Hỏa khí đốt lên, khói bay mù mịt, voi<br />
vẫn đứng yên. Bỗng chốc, trống đánh liên hồi, các quân phấn dõng xông vào voi, bọn<br />
nài bổ câu liêm vào đầu, võ sĩ đâm vào đùi. Bầy voi chạy thẳng đến rượt đuổi. Quân<br />
lính lui tránh, mỗi con voi lấy vòi quấn một bù nhìn bằng rơm đem về. Thớt voi nào<br />
chạy hơi chậm, liền bị thương đâm búa bổ, chảy máu đứt da, đến nỗi có con mệt quá,<br />
phục qụy không thể dậy nổi. Tan trận, lấy đó phân hơn thua” [5, tr. 92]. Năm 1700,<br />
chúa Nguyễn lại cho lập phép trận diễn voi: Sai viên thống lãnh dẫn voi vào trường theo<br />
thứ tự mà bày hàng. Nhạc bộ đánh trống ba hồi, rồi gãy đàn thổi sáo hát khúc Thái bình.<br />
Hát xong đánh ba tiếng chuông thì thống lĩnh dẫn voi tới và chúa đến duyệt.<br />
<br />
VÀI NÉT VỀ QUÂN ĐỘI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1558-1777)<br />
<br />
83<br />
<br />
Pháo binh: Cách thức tập luyện súng của các đội pháo binh đã được Bénige Vachet (là<br />
giáo sĩ đến Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Tần) miêu tả: “Đúng 9 giờ, toàn bộ đội<br />
binh, không có kiếm nhưng có súng, đến dưới một hành lang có mái ở phía trên bên kia<br />
ngôi nhà có đường nhìn ra cánh đồng: đó là để người này sau người kí bắn 4 phát súng<br />
cách điểm bắn 300 bước chân. Các mô bắn hình vuông, đường kính khoảng 10 mét, ở<br />
giữa có một cái bia bắn làm như bia bắn của chúng ta nhưng bề cao lớn hơn bề rộng,<br />
chấm đen nằm ở giữa chỉ rộng 4 lóng tay, tất cả mọi phát súng bắn trúng điểm đen sẽ<br />
được kịp thời ban thưởng…” [3, tr. 59]. Tháng 3/1696, chúa Nguyễn Phúc Chu sai<br />
dựng trường pháo, triệu các quan văn võ cùng các đội trưởng, văn chức và tam ty đến<br />
diễn tập. Bắn trúng thì được thưởng tiền theo thứ bậc.Từ đây, mỗi năm đều làm theo lệ<br />
này.<br />
Ngoài ra, chúa Nguyễn còn tổ chức thao diễn bộ binh (như vào các năm 1653, 1701,<br />
1709), cho binh sĩ tập phép cưỡi ngựa, bắn cung, nỏ… Tháng 5 năm 1681, chúa Nguyễn<br />
Phúc Tần ra lệnh các nội đội trưởng chuẩn bị thi ngựa và bảo các bề tôi rằng: “Binh<br />
phải nhờ vào sức ngựa, ngày thường diễn tập cũng là giảng võ đấy” [4, tr. 92] nên chúa<br />
sai sửa chữa đường quan, đắp đài mã ngựa để tập luyện. Nhờ vậy, quân kỵ xạ đều tài<br />
giỏi.<br />
Những buổi thao diễn, luyện tập, thi thố tài năng của tướng lĩnh cũng như binh sĩ ở mọi<br />
binh chủng là hoạt động hết sức có hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ tác chiến cho<br />
các đội quân.<br />
5. TRANG BỊ VŨ KHÍ CHO BINH SĨ VÀ CÁC BINH CHỦNG<br />
Trong quá trình xây dựng và phát triển quân đội, các chúa Nguyễn rất chú trọng đến<br />
việc trang bị vũ khí cho binh sĩ và các binh chủng. Binh sĩ Đàng Trong có súng ngắn,<br />
gươm, cung, nỏ, khiên. Cũng giống như các triều đại trước, súng đạn, thuyền chiến,<br />
gươm, giáo… là những mặt hàng thuộc độc quyền của nhà nước. Những thợ thủ công<br />
giỏi và binh lính được trưng tập vào các công xưởng để sản xuất vũ khí. Trong tổ chức<br />
chính quyền buổi đầu, ngoài 3 ty Xá sai, Tướng thần lại, Lệnh sử, còn có Ty Lệnh sử<br />
Đồ gia gồm các chức Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp, mỗi chức 3 người, lại viên 24 người<br />
với nhiệm vụ “giữ việc thu phát dây thau, khối sắt, đồ đồng, ngà voi, chiêng đồng, phát<br />
cho các cục để làm khí giới thuyền ghe, sửa sang tường thành nhà cửa và giữ các tích<br />
dầu, sơn, than gỗ, vàng thếp, cùng là kho quân khí” [2, tr. 144].<br />
Súng là một trong những loại vũ khí được nhà nước tập trung sản xuất. Năm 1631, chúa<br />
Nguyễn Phúc Nguyên đặt Ty Nội pháo tượng, hai đội Tả, Hữu pháo tượng với số lượng<br />
thợ là: Ty Nội pháo tượng có 1 thủ hợp, 1 ty quan, 38 người thợ; hai đội Tả Hữu pháo<br />
tượng thì 12 ty quan, 48 người thợ. Mặt khác, để tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật<br />
của phương Tây trong chế tạo súng, chúa Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Joao da<br />
Cruz (người Bồ Đào Nha) đến định cư và mở xưởng đúc súng tại Phường Đúc ở thế kỷ<br />
XVII. Xưởng đúc súng của Joao da Cruz đã sản xuất các loại súng tay và đại bác cho<br />
chính quyền.<br />
Đồng thời, nhằm gia tăng hơn nữa số lượng vũ khí để trang bị cho quân đội Đàng<br />
<br />