intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vài suy nghĩ bước đầu trong quá trình nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội - GS. Phạm Như Cương

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vài suy nghĩ bước đầu trong quá trình nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội" giới thiệu đôi điều nhận xét trong quá trình phát triển tư duy về chủ nghĩa xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu, với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vài suy nghĩ bước đầu trong quá trình nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội - GS. Phạm Như Cương

Xã hội học, số 3,4 - 1988<br /> <br /> VÀI SUY NGHĨ BƯỚC ĐẦU TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LẠI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI * .<br /> Giáo sư PHẠM NHƯ CƯƠNG<br /> Ủy viên dự khuyết BCHTƯĐCS Việt Nam<br /> Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam<br /> Từ kinh nghiệm của nước chúng tôi kết hợp với việc theo dõi, tiếp nhận những kinh nghiệm của các nước<br /> anh em, chúng tôi đang cố gắng đổi mới tư duy, trước mắt là đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ<br /> quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.<br /> Trong thời gian hạn chế dành cho mỗi người được phát biểu, dưới đây xin nêu lên một cách vắn tắt một đôi<br /> điều thu hoạch của chúng tôi trong quá trình đổi mới tư duy:<br /> -Phải khắc phục tận gốc chủ nghĩa giáo điều, đóng khung sự suy nghĩ của chúng ta trong những câu chữ<br /> của Mác, Ănghen, Lênin, nhưng đồng thời phải nâng cao bản lĩnh nắm vững tinh thần, thực chất của chủ nghĩa<br /> Mác - Lênin như công cụ phương pháp luận để nghiên cứu, phân tích, lý giải các vấn đề hôm nay của chủ nghĩa<br /> xã.hội với điều kiện là chúng ta luôn luôn biết phân biệt cái chung và cái cụ thể chứa đựng trong các luận điểm<br /> của các nhà kinh điển, biết nắm bắt lấy cái khung làm công cụ phương pháp để tự mình phát hiện, tìm ra cách<br /> giải quyết tối ưu cho những vấn đề của hôm nay. Trong thái độ đối với chủ nghĩa Mác - Lênin không nên<br /> chuyển từ thái độ giáo diều sang thái độ phủ định, hoài nghi tất cả. Vấn đề nghiên cứu, đánh giá lại, hiểu lại một<br /> cách khoa học hơn di sản lý luận của Mác – Ănghen – Lênin về những vấn đề của chủ nghĩa xã hội đang là một<br /> yêu cầu của việc đồi mới tư duy. Không ít sai lầm, vấp váp của chúng ta trong quá trinh xây dựng chủ nghĩa xã<br /> hội có nguyên nhân của nó ở chỗ người ta đã xuyên tạc hoặc từ bỏ những tư tưởng đúng đắn của Lênin, ví dụ tư<br /> tưởng của Lênin về chính sách kinh tế mới hoặc về vấn đề hợp tác hóa...<br /> - Chủ nghĩa xã hội hiện thực kể từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay đã xuất hiện ở nhiều loại hình<br /> nước khác nhau, trong đó có các nước có xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển kinh tế - xã hội như Mông<br /> Cổ, Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, ba nước ở bán đảo Đông Dương. Phải chăng các yếu tố sau đây tạo thành<br /> tính độc đáo, tính riêng biệt của quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước:<br /> + Đặc điềm, truyền thống lịch sử của mỗi nước, mỗi dân tộc.<br /> + Xuất phát điểm (xét một cách toàn diện trên tất cá các lĩnh vực của đời sống xã hội của mỗi nước khi bắt<br /> đấu quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.<br /> + Sự khác nhau về bồi cảnh quốc tế của mỗi nước.<br /> Chính vì không nghiên cứu một cách thấu đáo những mặt trên đây nên dễ sa vào bệnh công thức giáo điều<br /> hoặc biến những kinh nghiệm của một nước thành mô hình để sao chép.<br /> Một bài học của chúng tôi là: tuy thuận lợi đã sớm có ý thức (từ năm 1957) và chỉ ra rằng đặc điểm lớn nhất<br /> của Việt Nam khi đi vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là xuất phát từ một nền kinh tế với đặc trong chủ<br /> yếu là nền sản xuất nhỏ... nhưng cho đến nay chúng tôi vẫn thiếu những công trình khoa học cơ bản nghiên cứu<br /> một cách cặn kẽ các đặc điểm đó, do vậy trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa,<br /> v.v... cho đến trước Đại hội Đảng lần thứ VI chúng tôi đã mô phỏng theo kinh nghiệm của các nước có xuất<br /> phát điểm là một trình độ phát triển trung bình hoặc tương đối cao của chủ nghĩa tư bản. Mác có nói đến con<br /> đường phát triển lịch sử được rút ngắn nhưng trước hết Mác coi quá trinh lịch sử như một quá trình lịch sử tự<br /> nhiên có tính quy luật khách quan nghiêm ngặt. Lênin nói rất nhiều về tính phức tạp, về những khó khăn của sự<br /> quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, về sự cần thiết phải tìm ra những bước<br /> qua độ nhỏ, những hình thức quá độ thích hợp. Chúng tôi đã nhấn mạnh một cách phiến diện về sự rút ngắn là<br /> <br /> *<br /> Tham luận đọc tại Hội nghị các phó chủ tịch Viện Hàn lâm phụ trách Khoa học xã hôi<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Xã hội học, số 3,4 - 1988<br /> <br /> sự bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà không chú ý đầy đủ rằng đây là sự rút ngắn một quá trình<br /> lịch sử của tự nhiên không đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn phải tạo ra các tiền đề vật<br /> chất – kỹ thuật, văn hóa - khoa học mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cho bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội như<br /> Mác đã từng phân tích. Từ đầu những năm 70, chúng tôi đã nói đến tính tất yếu của bước đi ban đầu của sự<br /> nghiệp công nghiệp hóa, tiếp đến ở Đại hội lần IV (1976) chúng tòi đưa ra luận điểm về chặng đường đầu tiên<br /> của thời kỳ quá độ. Nhưng vì thiếu những công trình khoa học cơ bản về tính chất sản xuất nhỏ, về di sản lịch<br /> sử nên tư tưởng nóng vội, duy ý chí vẫn tiếp tục chi phối hoạt động thực tiễn của chúng tôi. Một điều cần nói<br /> thêm ở đây là không những phải tìm ra được đặc điểm riêng trong bước đi, hình thức so với các nưởc khác<br /> trong việc thực hiện mục tiêu chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn phải tìm ra được bước đi, hình thức<br /> quá độ thích hợp đối với mỗi vùng khác nhau của đất nước. Vừa qua chúng tôi cũng đã phạm sai lầm là áp dụng<br /> một cách máy móc những kinh nghiệm, đáng tiếc là cả những kinh nghiệm không thành công, của miền xuôi<br /> lên miền núi là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thìểu số đang ở trình độ phát triển phong kiến và ở một chừng<br /> mực nào đó chúng tôi cũng đã không chú ý đầy đủ đến những sự khác biệt kinh tế - xã hội còn tồn tại một cách<br /> khách quan giữa miền Bắc và miền Nam sau khi thống nhất đất nước.<br /> Nhấn mạnh đến những đặc điểm riêng của mỗi nước để từ đó tìm ra những bước đi, những hình thức<br /> phương pháp thích hợp với mỗi nước trong khi cùng thực hiện một mục tièu chung là xây dựng chủ nghĩa xã<br /> hội không hề có nghĩạ là chúng ta có thể xem nhẹ những vấn đề chung đang đặt ra cho tất cà chúng ta trong<br /> việc hoàn thiện nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn vấn đề sản xuất hàng hóa trong nền<br /> kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch. Một nhược điểm khá phổ biến của nhiều nước xã hội chủ nghĩa hiện nay -<br /> Ở Việt Nam nhược điểm đó lại càng thể hiện một cách đậm nét - là một nền kinh tế thiếu hụt với hiện tượng<br /> nhân dân xếp hàng dài nối đuôi nhau trong các cửả hàng, một sức cạnh tranh rất yếu trên thị trường quốc tế và<br /> chưa có một đồng tiền nào của một nước xã hội chủ nghĩa được dùng làm phương tiện chuyển đổi, thanh toán<br /> ngay giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nhau. Phải chăng tình hình không vui đó có phần bắt nguồn từ một<br /> quan niệm không đúng đắn tồn tại trong thời gian khá dài là xem sản xuất hàng hóa là đặc trưng riêng của xã<br /> hội tư bản, do đó tựa hồ như mỗi bước phát triển cao hơn của chủ nghĩa xã hội phải là một sự thu hẹp tương ứng<br /> của kinh tế hàng hoá, do đó mà đem đối lập kế hoạch với thị trường ? Mong rằng giới khoa học xã hội chúng ta<br /> sẽ thảo luận nhiều hơn về vấn đề này.<br /> Vấn để chủ nghĩa đa nguyên (plurallsme) cũng là vấn đề chung đặt ra cho chúng ta trong nhận thức mới về<br /> chủ nghĩa xã hội. Đúng là chế độ xã hội chủ nghĩa cho phép chúng ta loại bỏ dần các mâu thuẫn đối kháng<br /> trong xã hội cũ và tạo ra sự thống nhất chính trị - tinh thần ngày càng cao. Nhưng trước đây chúng ta hiểu sự<br /> thống nhất đó một cách đơn điệu, giá tạo, kết quả là chúng ta có một “sự thống nhất” đồng nghĩa với sự nghèo<br /> nàn xơ cứng. Một sự thống nhất chân chính được lạo ra trong lòng chủ nghĩa xã hội, trong quá trình xây dựng<br /> chủ nghĩa xã hội phải là sự thống nhất phong phú thống nhất bao gồm sự khác nhau, sự đa dạng trong mọi lĩnh<br /> vực kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, sự thống nhất của sự đa dạng vô tận về cá tính của mỗi con<br /> người. Từ góc độ này mà chúng ta xem xét lại thực trạng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay, mà giải<br /> quyết tốt hơn vấn đề phát huy một cách đầy đủ nhất bản chất nhân đạo của chủ nghĩa xã hội.<br /> Có thể nói đến một vấn đề chung nóng hổi nữa đang đặt ra trước chúng ta trong quá trình đổi mới tư duy là<br /> vấn đề về mối quan hệ giữa tính giai cấp và tình nhân loại, giữa lợi ích dân tộc, khu vực và toàn cầu trong thế<br /> giới. hiện nay mà chúng ta đang sống và đang cùng nhau bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21.<br /> Chúng ta đang sống ở một điểm ngoặt với tất cả những khó khăn, mâu thuẫn, những triển vọng,<br /> tiềm năng phát triển chứa đựng trong nó. Điểm ngoặt đó đang đòi hỏi có một bước ngoặt mới trong<br /> phong cách tư duy của chúng ta: phong cách tư duy biện chứng mà trước đây Lênin đã từng xem là<br /> linh hồn sống của chủ nghĩa Mác và đã biểu hiện một nghệ thuật bậc thầy trong việc vận dụng nó. Bằng<br /> sự nỗ lực trí tuệ tập thể trong nghiên cứu khoa học sáng tạo, chúng ta chắc chắn sẽ làm giàu thêm, hoàn<br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Xã hội học, số 3,4 - 1988<br /> <br /> thiện thêm quan niệm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội.<br /> Thời gian hai năm hãy còn quá sớm để nói rằng chúng tôi đã đạt được một quan niệm đổi mới hoàn<br /> chỉnh, thống nhát. Các vấn đề đều đang ở trong qúa trình thảo luận trong đó chủng tôi khuyến khích sự<br /> tự do suy nghĩ, sự tranh luận, sự cọ sát giữa những ý kiến khác nhau. Mong các đồng chí xem các ý<br /> kiến phát biểụ của cá nhân tôi và các đồng nghiệp Việt Nam như là những cố gắng của chúng tôi để tự<br /> giải phóng mình ra khỏi gánh nặng của chủ nghĩa giáo điều và sự thử nghiệm về cách tiếp cận mới<br /> trong quá trình nghiên cứu.<br /> Lời phát biểu của đồng chí Trần Xuân Bách đã nói lên đầy đủ sự đánh giá của Đảng chúng tôi về<br /> thành tựu và khuyết điềm của khoa học xã hội Việt Nam đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ của chúng tôi<br /> trong việc thực hiện nghị quyết của Đại hội Dảng lần thứ VI. Trong hai năm nay, khoa học xã hội của<br /> chúng tôi đã bắt đầu có một sự khởi sắc thể hiện qua việc tích cực tham gia vâo vièc soạn thắo Cương<br /> lĩnh mới của Đảng sẽ đuợc thảo luận và thông qua ở Đại hội Đảng lần thứ VII. Hiện nay chúng tôi đang<br /> tích cực chuẩn bị để trình bày lên Bộ: Chính trị bản dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ của khoa học xã<br /> hội trong gịai đoạn mới. Chắc chắn là những điều học tập được ở Hội nghị lần này sẽ giúp ích chúng tôi<br /> rất nhiều…<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2