intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của Đại học ngoài công lập trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: Việt Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

95
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói vai trò của hệ thống các Trường ĐH-CĐ ngoài công lập trong nền giáo dục Đại học Việt Nam là vô cùng to lớn. Để nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Vai trò của Đại học ngoài công lập trong bối cảnh hội nhập".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của Đại học ngoài công lập trong bối cảnh hội nhập

  1. VAI TRÒ CỦA ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP GS Trần Hồng Quân Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH­CĐ ngoài công lập 1. Vừa qua Hiệp hội các Trường ĐH­CĐ ngoài công lập (VIPUA) tổ chức tổng   kết 20 năm hoạt động. Vẫn còn bao vấn đề ngổn ngang đặt ra cho các trường và phía   xã hội. Nhưng không còn nghi ngờ gì khi nói về vai trò của hệ thống các Trường ĐH­ CĐ ngoài công lập trong nền giáo dục Đại học Việt Nam. Công bằng mà nói, từ khi có   chủ  trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, nhờ  nỗ  lực của các trường,   suốt 20 năm qua, gần 1/7 số sinh viên cả nước được đào tạo qua hệ thống này mà nhà  nước “không phải tốn một đồng xu nào”. Điều đáng tiếc là thành quả đáng kể đó vẫn   chưa được xã hội vui vẻ  đón nhận, ngay cả  một số  cơ  quan quản lý xã hội, đây đó  vẫn còn kỳ  thị  khi công khai không nhận sinh viên tốt nghiệp từ  các trường đại học   ngoài công lập.  Hầu  như  trong  các  văn  kiện  của  Đảng và  Nhà  nước,  trên các  phương tiện  truyền thông, ta bắt gặp rất nhiều những mệnh đề  cổ  xúy cho các trường ngoài công   lập, nhưng dường như chỉ có giá trị  về mặt nhận thức và thiên về ý chí hơn là ý thức   về  sự sống còn của hệ  thống giáo dục này. Những bất cập này biểu hiện trên nhiều   phương diện, đến nỗi các nhà quản lý đại học đã phải thừa nhận, không phải đối với   loại hình đào tạo này mà ngay cả mục tiêu cao cả “hội nhập” mang tính sống còn của   giáo dục đại học Việt Nam thì không ai trả  lời được phải làm thế  nào để  tránh tụt  hậu. Như  vậy vấn đề  vẫn phải quay lại: để  tránh giáo dục đại học bị  tụt hậu, ai sẽ  thực hiện và thực hiện như  thế  nào. Có một điều chắc chắn là không thể  không đề 
  2. cập đến vấn đề xã hội hóa giáo dục, một con đường mà nhiều nước phát triển đã phải   trải qua.  Ở đây thấy cần đi sâu vài khía cạnh mà chúng tôi cho phải thẳng thắn nhìn  nhận.  2. Trước hết, nói về  vấn đề  tăng trưởng nóng của các trưởng ngoài công lập   trong những năm gần đây. Trong hội thảo vừa qua, các nhà quản lý đã chỉ  ra chỗ  bất   cập về chất lượng đào tạo dựa trên tiêu chí tỷ lệ sinh viên/ vạn dân. Có một điều mà   bất cứ một nhà khoa học, nhà quản lý nào (xuất phát từ môi trường giáo dục đại học)   cũng biết rằng sự phát triển quy mô đại học bao giờ cũng dựa trên thực lực, bao gồm   năng lực tài chính và quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia (GS, PGS, TS). Trước 1975,  cả  miền Bắc có khoảng…. trường, nhưng sau gần bốn năm con số  đã lên … trường.  Đặc biệt, từ  khi xuất hiện trường ngoài công lập theo chủ  trương xã hội hóa, trong  vòng hai mươi năm, ban đầu chỉ  có… trường, đến nay tăng lên… Riêng việc mở  trường như  vậy, dù nhân danh đảm bảo nhu cầu, quyền lợi học tập của nhân dân đi  nữa   thì   thực   tế   việc   tuyển   sinh  hằng  năm,   vấn  đề   nổi  cộm  vẫn  xoay  quanh  câu   chuyện thị  phần mà miếng bánh ngày càng nhỏ  lại đe dọa sự  tồn tại của các trường   ngoài công lập chứ chưa bàn đến chất lượng đào tạo; lấy người ở đâu ra mà dạy trong   khi các giảng viên giỏi đều  ở  trường công lập. Xu hướng thực dụng dần chiếm lĩnh  môi trường giáo dục trường ngoài công lập là điều không tránh khỏi. Thực trạng này có nguyên nhân sâu xa từ  cách nhìn, quan niệm của xã hội về  trường ngoài công lập và quan niệm về  cơ  chế  thị  trường của các nhà đầu tư  mở  trường. Do đó một trong những vấn đề cần làm ngay là phải cải thiện lại hình ảnh, vị  thế  của các Trường ĐH­CĐ ngoài công lập. Vấn đề  này phải đi từ  hai phía. Đối với   các nhà đầu tư, sau những gặt hái tạm gọi là thành công bước đầu, một số  trường  ngày càng phát triển, củng cố thương hiệu sánh ngang với các trường công như  Đại  học ngoại ngữ  Tin học, Đại học Hoa Sen, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Lạc  Hồng… Còn đa số vẫn còn lập lờ giữa làm giáo dục và làm kinh tế. Không ít chủ đầu   tư quan niệm sai về hoạt động tài chính từ việc thu tiền học. Sau khi trả chi phí giảng 
  3. dạy và một số hoạt động khác thì còn lại được xem là lợi nhuận bỏ túi. Rõ ràng quan  niệm như vậy thì việc mở trường đã mang lại lợi nhuận khủng. Cho nên không lạ gì,  nhiều trường được mở  ra trong một thời gian ngắn. Có trường xuất phát điểm có vài  tỷ, sau sáu bảy năm đã có trong tay hàng trăm tỷ. Thay vì dùng nó tái đầu tư, phục vụ  cho đào tạo thì số tiền đó được xem là lợi nhuận để phục vụ cho cá nhân. Đã đến lúc   cần có luật cụ thể để chế tài vấn đề này. Kinh phí chỉ được phép chi bao nhiêu phần   trăm cho đầu tư  cơ  bản, kéo dài bao lâu để  thu hồi. Chủ  đầu tư  cũng phải hưởng  lương. Số  tiền còn lại phải được chi tiêu công khai cho các hạng mục công tác thật  căn cơ, có kế  hoạch. Nếu đưa vào luật và có chế  tài thì nhiều người không dám đầu   tư kiểu chụp giựt dẫn đến tình trạng gây mất đoàn kết như đã thấy ở một số trường   tạo nên hình ảnh phản cảm đối với xã hội. Hiện nay, có trường như Đại học Văn Hiến đã có quan điểm giáo dục đúng đắn   và dám đầu tư  theo tinh thần phục vụ  giáo dục. Trong tình hình các ngành thuộc lĩnh  vực KHXH­NV đang  ế   ẩm, trường mạnh dạn giảm 50% học phí trong hai năm đầu  cho thí sinh đầu vào trong năm học 2013 ­ 2014. Đấy là động thái tích cực mà nhìn   dưới góc độ kinh tế chắc không mấy nhà đầu tư dám làm. 3. Một vấn đề  khác cần phải bàn một cách căn cơ  quyết liệt là đội ngũ. Một  trường đại học muốn có đội ngũ chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo cần   phải trải qua hàng chục năm sàng lọc mới tập hợp được. Việc chọn lọc lại phải có   điều kiện rất cụ thể. Đối với trường công do sức hấp dẫn của thương hiệu và sự  an  toàn về chế độ  an sinh nên việc tuyển ngay từ sinh viên ưu tú của trường là điều dễ  thực hiện, lôi kéo những người tài từ nguồn khác về mang tính khả thi. Trường ngoài  công lập hầu như chủ yếu tập hợp từ hai nguồn: một là giảng viên đại học đã về hưu,   tuy đầy kinh nghiệm nhưng đến độ  tuổi nhất định, không còn sức bật, một số  khác  được mời hợp tác, thỉnh giảng dài hạn khi vẫn đương nhiệm  ở  các trường công và   cuối cùng là người có bằng cấp từ  các nguồn tự  do. Cho hay những người có bằng  cấp và năng lực thực sự  bao giờ  cũng  ưu tiên xin vào trường công trước sau đó mới  
  4. đến trường ngoài công lập. Số này chủ yếu là giáo viên phổ  thông học tiếp lấy bằng   hoặc sinh viên sau khi học ở các ngành thi vào chuyển tiếp bậc cao hơn. Đa số chưa có  kinh nghiệm giảng dạy và được rèn luyện trong môi trường giáo dục đại học. Trong   tình trạng loạn bằng cấp như hiện nay thì đối tượng này vẫn chưa thực sự được sàng  lọc và trở thành lực lượng đủ sức cạnh tranh về năng lực đào tạo với các trường công   lập. Đó là lý do chất lượng đào tạo giảm sút do chạy theo số lượng và lợi nhuận, một   hiện tượng phổ biến ở trường ngoài công lập. Bài toán này vẫn còn làm nhức đầu các  nhà đầu tư. Lâu nay Hiệp hội các Trường ĐH­CĐ ngoài công lập đang tập trung vận   động đảm bảo sự  công bằng trong tuyển sinh mà thiếu những động thái tích cực cho   vấn đề  này. Phần lớn các trường tự  bươn chải. Do đó, để  các trường ngoài công lập  thật sự  có được đội ngũ đảm bảo chất lượng, không phụ  thuộc vào lực lượng bên  ngoài nhằm ổn định lâu dài rất cần đến nhiều yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài   chính sách của các nhà đầu tư  hợp lý, nếu phối hợp với xã hội và nhà nước đề  ra   những quyết sách thích đáng, hy vọng sẽ  cải thiện được. Nếu không, trường ngoài   công lập khó lòng cạnh tranh công bằng với các trường công lập được và khó để  cải   thiện cách nhìn định kiến của xã hội như lâu nay. Rõ ràng bức tranh loang lỗ, chỗ đậm chỗ nhạt này của đại học, cao đẳng ngoài  công lập tất yếu chịu cảnh thân phận loại hai là điều không tránh khỏi. 4. Về phía nhà nước, như đã nói, tất cả động thái tích cực có tính toán của Bộ  GD­ĐT trong các mùa tuyển sinh vừa qua cũng chỉ là giải pháp tình thế. Để cải tạo lại  cái nhìn đúng và tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập tham gia một cách bình  đẳng phải có những quy định ban hành thành luật và chế tài mạnh, phối hợp đồng bộ  từ  nhiều đơn vị, bộ  phận chức năng có liên quan. Tình trạng một số  tỉnh thành công   khai không nhận sinh viên ngoài công lập vừa qua có một phần từ phía nội lực của các  trường ngoài công lập và phần khác do định chế xã hội chưa nghiêm.  Cần phải mổ xẻ đến tận cùng hiện tượng tại sao Malayxia xã hội hóa giáo dục  gần như  ta nhưng nay đã có tỷ  lệ  chiếm 80% sinh viên và 20% vào trường công mà  
  5. nền kinh tế vẫn phát triển còn của ta trường công chiếm 7/1 so với trường ngoài công   lập thì kinh tế  vẫn lẽo đẽo theo sau và nguy cơ  tụt hậu không tránh khỏi. Tại sao  người ta làm được mà mình không làm được? Những nỗ lực của hệ thống ngoài công  lập rất cần đến hỗ  trợ  từ  phía chính sách, các định chế  thích hợp mới hy vọng trở  thành lực lượng thực sự hữu ích cho công cuộc cải cách giáo dục hiện nay nhằm tiến  tới hội nhập với khu vực và thế giới. Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước  cho biết: “Các tổ chức quốc tế đều đánh giá trong chiến tranh Việt Nam là tấm gương   về giáo dục. Song đến bây giờ, giáo dục Việt Nam hầu như xếp hạng chót. Có những   tổ  chức đánh giá giáo dục Việt Nam còn kém hơn cả  Lào và Campuchia”. Như  vậy  nguy cơ tụt hậu đã lộ diện chứ không còn tiềm ẩn. Kết luận: Nếu không khẩn trương khắc phục và tìm những đối sách phù hợp, thì hệ thống   trường ngoài công lập vẫn luẩn quẩn chưa thể  trở  thành một lực lượng quan trọng   trong việc tạo nguồn lực chất xám cho đất nước. Và càng khó để  mong nó trở  thành   một bộ  phận đắc lực tham gia vào guồng máy giáo dục đại học của đất nước đang  đứng trước thách thức hội nhập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2