intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trình bày vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định

Chia sẻ: Pham Van Binh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

323
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường không làm giảm nhẹ sự quản lý của nhà nước. Vấn đề là phương thức quản lý của nhà nước như thế nào để vừa đảm bảo đầy đủ các quy luật khách quan của bản thân nền kinh tế thị trường vừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trình bày vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định

  1. Câu 25: Trình bày vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN và nêu các công cụ quản lý vĩ mô của nền kinh tế đó. Phân tích vai trò của kế hoạch hóa trong hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN * Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường không làm giảm nhẹ sự quản lý của nhà nước. Vấn đề là phương thức quản lý của nhà nước như thế nào để vừa đảm bảo đầy đủ các quy luật khách quan của bản thân nền kinh tế thị trường vừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Vai trò kinh tế của nhà nước * Một là: Nhà nước phải đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế, từ đó mà phát triển kinh tế * Hai là: Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định. + Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển, đầu tư vào một số lĩnh vực trọng điểm để dẫn dắt nền kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. + Nhà nước sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. * Ba là: Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả + Ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội như lạm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp. + Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thị trường. * Bốn là: Nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt hạn chế của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội Cơ chế thị trường có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, nhưng bản thân nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội cố gắng vươn tới, vậy nên nhà nước phải thực hiện phân phối công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này thực hiên rõ rệt nhất tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta. - Nội dung quản lý nền kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam. * Quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế. Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế -xã hội, xác định rõ mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu. Muốn vậy cần thực hiện dân chủ hóa, thể chế hóa quyết sách. * Kế hoạch, đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu chiến lược, nó là sự triển khai, cụ thể hóa chiến lược. Kế hoạch xác định mục tiêu dài và ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó. * Tổ chức, là một nội dung của quản lý nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch đã định. Nó gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu, xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của
  2. các tố chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn và bố trí cán bộ thích hợp. * Chỉ huy và phối hợp nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, vì thế để cho nền kinh tế hoạt động bình thường, có hiệu quả, cần có sự chỉ huy thống nhất. Muốn vậy phải có cơ quan quản lý thống nhất, đó là cơ quan có quyền lực, có đầy đủ thông tin về mọi mặt để điều hòa, phối hợp các mặt hoạt động của nền sản xuất xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh để đảm bảo sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế. *Khuyến khích hoặc trừng phạt. Thông qua các đòn bẩy kinh tế và cùng với khuyến khích mọi tổ chức kinh tế hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch. Muốn vậy phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, nếu theo đúng định hướng của kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được khuyến khích, ngược lại thì phải ngăn chặn và trừng phạt. * Các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: - Kế hoạch và thị trường - Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả - Hệ thống pháp luật - Công cụ tài chính - Công cụ tiền tệ - Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại * Vai trò của công tác kế hoách hóa - Nên kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đòi hỏi phải sử dụng hai công cụ cơ bản là kế hoạch và thị trường. Việc sử dụng hai công cụ quản lý này không thể tách rời nhau mà là sự vận dụng quy luật phát triển có kế hoạch để điều tiết hoạt động của quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị nhằm quản lý kinh tế theo kế hoạch - Từ chổ đối lập kế hoạch với thị trường, ngày nay chúng ta đã nhận thức rõ, cả kế hoạch lẫn thị trường đều là hai công cụ quản lý nền kinh tế, trong đó thị trường là căn cứ, là đối tượng là công cụ kế hoạch hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kế hoạch háo phải bao quát tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các quan hệ thị trường, không chỉ các quan hệ thị trường trong nước mà cả các quan hệ thị trường ngoài nước - Kế hoạch nhà nước bao gồm kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Thông qua kế hoạch dài hạn, nhà nước cụ thể hóa chiến lước phát triển kinh tế - xã hội, từ đó vạch ra các chương trình kinh tế có mục tiêu để định hướng đầu tư, điều tiết các hoạt động kinh tế và đề ra các chính sách kinh tế thích hợp (thuế, tín dụng, xuất- nhập khẩu, chuyển giao công nghệ …)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2