Vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nền giáo dục thực chất – Học thật, thi thật, nhân tài thật
lượt xem 3
download
Bài viết "Vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nền giáo dục thực chất – Học thật, thi thật, nhân tài thật" khái quát sơ lược về nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật; phân tích các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nền giáo dục thực chất đó. Từ vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nền giáo dục thực chất, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò đó trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nền giáo dục thực chất – Học thật, thi thật, nhân tài thật
- VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT – HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT ThS. Hoàng Thị Giang* 1 Tóm tắt: Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung khi soạn bài ký cho bia Văn Miếu tại quốc Tử Giám đã khẳng định vai trò của nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo, nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”1. Để tạo ra nguyên khí mạnh cho đất nước, chúng ta cần một nền giáo dục 2 thực chất, học thật, thi thật để tạo ra nhân tài thật. Muốn làm được điều đó, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, tác giả đã khái quát sơ lược về nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật; phân tích các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nền giáo dục thực chất đó. Từ vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nền giáo dục thực chất, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò đó trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Gia đình, giáo dục thực chất, học thật, thi thật, nhân tài thật. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong 17 mục tiêu thuộc Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, giáo dục giữ vai trò mục tiêu thứ 4 (SDG4) nhằm “đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. Phát triển nền giáo dục toàn diện là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Nhìn vào thực trạng nền giáo dục nước nhà, để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta cần hướng tới một nền giáo dục thực chất mà ở đó, giáo dục được xây dựng công bằng, không có gian lận trong thi cử, không có thành tích ảo, nói cách khác, đó là nền giáo dục mà sản phẩm của nó là những nhân tài thật. Để xây dựng một nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật, cần sự tác động cùng chiều của rất nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng hàng đầu của yếu tố gia đình. 1. SƠ LƯỢC VỀ NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT – HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT Trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giáo dục đã tồn tại, phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, luôn đóng vai * Học viện Kỹ thuật mật mã. Miêu Thảo (2019), Còn mãi hiền tài là nguyên khí quốc gia, baophapluat.vn. 1
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 285 trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của đất nước. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu lớn của dân tộc. Thời kỳ Bắc thuộc, nền giáo dục Việt Nam từng phải đương đầu với âm mưu xâm lược và đồng hóa của các thế lực phong kiến phương Bắc, song vẫn giữ được bản sắc truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để hình thành một nền giáo dục vừa có khả năng hội nhập, vừa giữ được những nét độc đáo của truyền thống dân tộc. Khi đất nước đứng trước các thế lực thực dân, đế quốc, giáo dục Việt Nam thời kỳ kháng chiến nhằm đào tạo ra những người con trung kiên, quật cường, luôn mang trong mình tư tưởng lớn nhất: cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh. Bước vào thời kỳ hiện đại, đất nước đã giành được chủ quyền, mục tiêu lớn nhất của giáo dục Việt Nam thời kỳ độc lập và xây dựng đất nước là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện sứ mệnh kép: bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid 19 đòi hỏi con người phải có khả năng ứng phó thực sự với những tình huống cấp bách có thể chưa từng xuất hiện trong lịch sử. Khi đó, giáo dục đòi hỏi sản phẩm là những con người có năng lực thực sự, đây cũng là một trong những yêu cầu mở đầu cho việc xây dựng một nền giáo dục thực chất. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khi nhận nhiệm vụ thủ lĩnh ngành giáo dục từng khẳng định “ngành giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua. Trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”1. Giáo dục thực chất là nền giáo mục mà nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục phù hợp với năng lực của người học, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thời đại. Sản phẩm của nền giáo dục thực chất phải là những con người mà bằng cấp đánh giá đúng năng lực thực sự của bản thân người học. Muốn xây dựng một nền giáo dục thực chất, trước hết cần xác định, mục tiêu giáo dục phải công bằng và toàn diện. Nền giáo dục được xây dựng phải là một nền giáo dục mở, phát huy năng lực chủ thể của người học. Nền giáo dục thực chất phải đáp ứng các tiêu chí: học thật, thi thật và nhân tài thật. Nghiêm Huê (2021), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Hành động vì một nền giáo dục 1 thực chất, tienphong.vn.
- 286 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Học thật, hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, tạo ra năng lực thực sự, là những con người có thể dùng tri thức cho công việc, mưu cầu hạnh phúc cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Thực học ở đây còn hàm nghĩa đó là nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất; giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, gắn chặt lý thuyết giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Khi đó, danh vị, học hàm, bằng cấp là phù hợp, phản ánh đúng năng lực thực sự của người học. Thi thật ở đây có nghĩa là thi trung thực, nội dung thi phù hợp với chương trình học tập, phù hợp với năng lực người học và đánh giá khách quan năng lực thực sự của người học. Để có thi thật đúng nghĩa, chúng ta cần sự tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm: chủ thể là người học, khi thi phải trung thực, không gian lận trong thi cử, không chỉ có kiến thức chuyên môn đã học mà phải biết vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn ấy trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; khách thể là đề thi, nội dung thi phải phù hợp với môn học, với chương trình học, phát huy được năng lực sáng tạo của người học chứ không máy móc, rập khuôn...; cơ chế chính sách áp dụng trong thi cử cũng cần xây dựng đồng bộ, ở khâu này, kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, giúp xây dựng, vận hành và đánh giá một cách khách quan, trung thực nhất quá trình thi cử. Khi có học thật, thi thật, tất yếu sẽ có nhân tài thật. Bởi, sản phẩm của nền giáo dục thật sẽ đánh giá đúng năng lực thực sự của người học. Khi đó, chúng ta sẽ có những nhân tài thật. Nhưng khái niệm “nhân tài thật” cũng là khái niệm vô vùng rộng. Nhân tài thật không chỉ là những con người có năng lực chuyên môn tốt, mà phải biết vận dụng trình độ chuyên môn trong những tình huống cụ thể. Hơn thế nữa, khái niệm nhân tài thật phải bao gồm cả hai mặt: đức và tài, còn gọi là “hồng” và “chuyên”. Khi có đủ “đức”, “nhân tài thật” sẽ vận dụng cái tài của mình đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, lựa chọn lợi ích Tổ quốc, nhân dân là trên hết và trước hết, thay vì lợi ích của riêng cá nhân. 2. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT – HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Học thật, thi thật luôn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục. Nhưng để có một nền giáo dục thật, tạo ra nhân tài thật, có vai trò quan trọng của gia đình – cái nôi đầu tiên của mỗi cá nhân, cũng là cái nôi định hướng và nuôi dưỡng nhân tài. Vai trò của gia đình đối với việc xây dựng một nền giáo dục thực chất thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 287 Gia đình có vai trò quan trọng nuôi dưỡng, vun đắp tâm hồn đẹp cho mỗi đứa trẻ Trong bất kỳ thời đại nào, gia đình luôn là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách mỗi con người. Gia đình trong xã hội hiện đại càng có vai trò quan trọng từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành. Mỗi đứa trẻ sinh ra từ dòng sữa mẹ, lớn lên từ tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ. Con trẻ nhận được đầu tiên cũng là môi trường giáo dục gia đình. Do đó, để trẻ có tâm hồn đẹp, luôn suy nghĩ đẹp, sống tích cực, vai trò giáo dục của gia đình là vô cùng quan trọng. Liệu, chúng ta có thể có một nền giáo dục thực chất khi mà giáo dục từ chính trong gia đình còn nhiều bất cập. Ở mỗi gia đình, bố mẹ luôn là tấm gương phản chiếu để con trẻ noi theo. Trong một gia đình mà bố mẹ gương mẫu, làm những việc tốt, đứa trẻ sinh ra nhất định có môi trường tốt để nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng nhân cách. Điều này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm giáo dục thực chất là nhân tài thật vừa “hồng” vừa “chuyên”, bởi nếu phần “chuyên” phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục từ nhà trường thì phần “hồng” lại đến phần lớn từ giáo dục trong gia đình. Giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục, của nhà trường, mà là sự kết hợp của cả gia đình, nhà trường, xã hội và các yếu tố có liên quan. Chính vì vậy, chúng ta không thể có một nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật khi mỗi đứa trẻ không có môi trường tốt để nuôi dưỡng nhân cách từ trong chính mỗi gia đình. Gia đình có vai trò quan trọng giáo dục con trẻ lòng trung thực Để có một nền giáo dục thực chất, trung thực luôn là phẩm chất quan trọng hàng đầu. Ở đây, trung thực không chỉ đến từ người học mà phải đến từ cả người dạy, từ tất cả các khâu trong một nền giáo dục, đặc biệt là kiểm định chất lượng giáo dục. Để xây dựng lòng trung thực, giáo dục gia đình có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể đợi mỗi đứa trẻ khi bắt đầu đến tuổi đi học mới giáo dục chúng lòng trung thực, mà trung thực đến từ rất sớm khi có sự giáo dục từ gia đình. Ông bà, bố mẹ khi nuôi dạy con, luôn răn dạy con phải sống trung thực, không gian lận thì đứa trẻ có môi trường giáo dục tốt sẽ sớm hình thành bản tính trung thực. Khi đi học, đi thi, phẩm chất đó sẽ được phát huy. Hơn thế nữa, khi đứa trẻ trưởng thành, tham gia vào các lĩnh vực công tác khác nhau, không chỉ là giáo dục, chúng phát huy đức tính trung thực trong mọi điều kiện, hoàn cảnh cần thiết, khi đó, chúng ta sẽ có nền móng vững chắc để xây dựng một nền giáo dục thực chất – tạo ra những sản phẩm là nhân tài thật bởi trước đó, chúng ta đã có những con người trung thực, có xã hội trung thực. Gia đình có vai trò quan trọng khi định hướng nghề nghiệp cho con cái trên cơ sở tôn trọng năng lực, thiên hướng của con Mỗi đứa trẻ khi bắt đầu bước chân vào môi trường học đường, chúng ta luôn nhận được định hướng lớn từ gia đình. Đến những cột mốc quan trọng trong cuộc đời học
- 288 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP sinh, chúng lại nhận được những định hướng liên quan đến tương lai, nghề nghiệp khi chọn lớp học, trường học, đặc biệt là ngành học. Phần lớn trẻ học thực sự nếu sự học bao gồm cả năng lực thực sự và đam mê của con trẻ. Bởi khi đó, chúng nhận thức được, đó là học cho mình, cho tương lai và học vì mình thích. Còn khi trẻ theo học một ngành học, trường học hay lớp học nào đó không phù hợp với năng lực hoặc sở thích, khi đó, trẻ sẽ học với tâm ý bị cưỡng ép, học vì bố mẹ, vì gia đình. Liệu sự học đó có thực chất, có đến từ đam mê để tạo kết quả thật. Chính vì vậy, định hướng của gia đình luôn rất quan trọng. Định hướng gia đình xuất phát từ các yếu tố: truyền thống gia đình, mong ước của bố mẹ, tính ổn định của nghề nghiệp, tương lai của nghề nghiệp và nhu cầu xã hội. Nhưng định hướng đó phải kết hợp hài hòa với năng lực thực sự và đam mê của con trẻ. Ở bất cứ ngành học nào, năng lực không phù hợp, người học không có đam mê, chắc chắn kết quả giáo dục không tốt. Nhiều khi người học phải chạy theo thành tích, điểm số khi năng lực không có. Khi đó, tất yếu không thể có nền giáo dục thực chất. Gia đình đánh giá đúng năng lực thực sự của con thông qua điểm số thật để có chiến lược đầu tư dài hơi cho con cái Hiện tại, có một sự thực là phụ huynh hay nhìn vào điểm số của con để so sánh những đứa trẻ với nhau. Phụ huynh kỳ vọng quá nhiều vào điểm số của con, vô tình tạo nên áp lực đối với mỗi đứa trẻ. Chúng ta nên nhớ, nhân tài kiệt xuất không có nhiều. Những đứa trẻ giỏi đồng đều tất cả các lĩnh vực cũng không có nhiều. Muốn con học thật, bố mẹ phải chấp nhận điểm số thật của con, kể cả khi điểm số đó không đẹp. Việc chấp nhận điểm số thật của con giúp phụ huynh đánh giá đúng năng lực thực sự của con, biết con mạnh ở đâu, yếu ở đâu, khi đó sẽ có chiến lược đầu tư về học tập phù hợp với năng lực của con, góp phần tạo nên một nền giáo dục thực chất, tránh chạy theo điểm số ảo, giáo dục ảo. Điều đó cũng góp phần làm trong sạch nền giáo dục, cắt đứt hiện tượng chạy chọt để nâng điểm, góp phần chấm dứt hiện tượng gian lận trước mỗi kỳ thi quan trọng, đồng thời góp phần khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Gia đình đầu tư thật sự cho việc học của con, thực hiện tôn sự trọng đạo theo đúng nghĩa góp phần tạo nên nền giáo dục thật Ở khía cạnh này, vai trò của gia đình thể hiện: đầu tư thực sự cho việc học của con nghĩa là xác định năng lực thực sự của con, đầu tư vào những mặt mạnh của con, khắc phục một phần hạn chế của con chứ không phải là cho con đi học thêm tràn lan, học tất cả các môn chạy theo xu hướng của xã hội theo kiểu nhồi nhét. Phụ huynh cũng cần quan tâm đến thầy cô, nhưng thực hiện tôn sự trọng đạo theo đúng truyền thống vốn có, quan tâm hỏi han, liên kết giữa thầy cô và gia đình để nắm bắt tâm lý, sức học của con, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, chứ không phải theo kiểu quan tâm về mặt
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 289 vật chất, chạy theo các giá trị vật chất làm ảnh hưởng đến đánh giá thực sự của giáo viên về năng lực học tập của con. 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT – HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT Việc xây dựng một nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật luôn có sự tác động của rất nhiều yếu tố, tiêu biểu phải kể đến như: Văn hóa khoa bảng Từ xa xưa, người Việt Nam chúng ta đã có truyền thống coi trọng lễ nghĩa, coi trọng sự học. Ở nước ta, chế độ khoa cử bắt đầu từ thời nhà Lý - năm 1075 để lựa chọn và bổ nhiệm quan chức. Hệ thống này có ba cấp độ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, trong đó, thi Đình là kỳ thi quan trọng nhất, khó nhất đối với các sĩ tử, do nhà vua trực tiếp làm giám khảo để chọn ra những tài năng ưu tú cho nước nhà. Những người đỗ trong kỳ thi này sẽ được phong danh hiệu Tiến sĩ. Người đỗ đầu bảng tiến sĩ được phong danh Trạng nguyên, giữ những trọng trách trong điều đình. Sau này, lịch sử khoa cử có thay đổi, nhưng phương thức đánh giá chung vẫn dựa vào những bài luận về chính trị thông qua các tác phẩm kinh điển như Tứ thư, Ngũ kinh...Văn hóa khoa bảng đã ăn sâu vào truyền thống của dân tộc ta, ghi nhận rất nhiều tấm gương sĩ tử gia đình nghèo khó, nhưng có nỗ lực vươn lên, dùi mài kinh sử, thi cử đỗ đạt và trở thành những trụ cột của triều đình. Văn hóa khoa bảng đã lan tỏa vào hầu hết các gia đình Việt Nam, nơi cha mẹ nuôi dưỡng, gửi gắm niềm tin và hy vọng về tương lai của con cái, của dòng tộc. Ở khía cạnh này, có thể thấy, văn hóa khoa bảng đã thúc đẩy phong trào học tập, thi cử, khuyến khích các sĩ tử dùi mài kinh sử, thi tuyển chọn nhân tài, làm rạng danh gia đình, dòng tộc để “vinh quy bái tổ”, xây dựng niềm tin về sự chăm chỉ, chịu khó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai. Bệnh thành tích trong học tập và thi cử Theo đánh giá của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) đầu năm 2018, Việt Nam đứng thứ 12/76 quốc gia và vùng lãnh thổ về chất lượng giáo dục toàn cầu. Thực tế tổng kết nhiệm vụ mỗi năm học cũng cho thấy, chúng ta luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra về giáo duc; học sinh, sinh viên Việt Nam cũng luôn giành thành tích cao trong các kỳ thi ở khu vực và quốc tế. Nhưng, vấn đề đặt ra là những con số đó có phản ánh thực sự chất lượng của nền giáo dục nước nhà, một số ít học sinh, sinh viên đạt thành tích cao có thực sự đại diện cho năng lực của toàn bộ các thế hệ học sinh, sinh viên các cấp khi kết quả đầu ra các cấp học của chúng ta rất cao, tỷ lệ tốt nghiệp luôn ấn tượng, nhưng khả năng làm việc và ứng dụng lại chưa thực sự cao. Một trong những căn nguyên lý giải cho vấn đề này chính là bệnh thành tích trong học tập và thi cử.
- 290 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Bệnh thành tích trong học tập và thi cử ở Việt Nam xuất hiện ở nhiều cấp học, bậc học, khi có những lúc, những nơi, nhà trường, gia đình và xã hội chú tâm quá mức vào các con số thành tích, chạy theo thành tích mà quên đi bản chất thực sự của giáo dục là tạo ra người thực tài. Bệnh thành tích đó khiến cho nền giáo dục của chúng ta đứng trước nguy cơ những con số đang dần che lấp chất lượng giáo dục thực sự. Từ các cấp giáo dục đến phụ huynh và bản thân học sinh thi đua chạy theo thành tích, thậm chí gian lận trong thi cử, nâng điểm, sửa điểm để có những con số tốt, những học bạ đẹp, hệ quả tất yếu của nó là một nền giáo dục không thật trong một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Các yếu tố: nội dung dạy học (dạy thật), phương pháp đánh giá (thi thật), yếu tố người học. Ba yếu tố này tác động rất nhiều đến chất lượng thực sự của nền giáo dục. Nếu nội dung dạy học phù hợp, mang tính thực tiễn cao mà ít giáo điều, thì tất yếu chất lượng giáo dục cũng nâng lên. Hơn thế nữa, dạy và học là hai mặt của một vấn đề. Muốn học sinh học thật thì giáo viên phải dạy thật. Muốn giáo viên dạy thật, chúng ta phải xây dựng một chương trình giảng dạy phù hợp với từng cấp học, ngành học, đồng thời, quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên, để giáo viên có thể thực sự sống tốt bằng nghề, mà không phải suy nghĩ nhiều đến việc dạy thêm, làm thêm để tăng thu nhập. Khi đó, chúng ta góp phần tạo nên “dạy thật”. Thi thật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: phương pháp đánh giá chất lượng khách quan, tiến bộ, hiện đại, nội dung thi mang tính tích cực, phù hợp với chương trình học, tính trung thực trong quá trình thi của người học. Để làm được điều này, chúng ta cần xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng thực sự đạt chuẩn. Đây là bài toán dài hơi đối với nền giáo dục nước nhà trong tiến trình chuẩn hóa quốc tế các chỉ tiêu giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục. Yếu tố người học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định tính chất của nền giáo dục. Nếu người học học theo năng lực thực sự của mình, khi đó, chúng ta sẽ có nền giáo dục thật. Nhưng học vì bắt ép, theo định hướng của gia đình, xã hội mà không chú trọng vào khả năng, thiên hướng phát triển thực sự của cá nhân, học vì thành tích, điểm số thì tất yếu khó có thể có nền giáo dục được gọi là học thật, thi thật. Chế độ, chính sách đối với người tài Từ xa xưa, cha ông ta đã quan niệm “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, cũng là hoài bão, sức mạnh và khát vọng của dân tộc. Để có hiền tài thật, chúng ta không chỉ dạy thật, thi thật, mà còn phải có cơ chế tốt để tuyển chọn, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là giữ chân nhân tài, đánh giá, sử dụng và phát huy năng lực thực sự của
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 291 nhân tài, tránh hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra hiện nay, khi rất nhiều học sinh, sinh viên giỏi của chúng ta sau khi học tập ở các đất nước có nền giáo dục tiến bộ đã quyết định không về quê lập nghiệp. Điều đó cho thấy, chúng ta chưa có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với những nhân tài thực sự. Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội Gia đình, nhà trường, xã hội và sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng một nền giáo dục thật - học thật, thi thật. Chỉ khi xã hội hướng tới sự trung thực, mục đích thực sự của giáo dục là tạo ra nhân tài thật được thực hiện nhất quán ở mọi cấp học, ngành học, đến từng lớp học, khi bản thân mỗi gia đình luôn lấy học tập thật và điểm số thật là kim chỉ nam để định hướng con em, dùng kim chỉ nam đó kết hợp với giáo dục nhà trường, khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng một nền giáo dục thật toàn diện. Còn ở đâu, khi nào, vẫn xuất hiện điểm số giả, vẫn xuất hiện sự chạy theo thành tích từ trong tư tưởng thì sớm muộn, tư tưởng ấy cũng biến thành hành động. Khi đó, không bao giờ chúng ta có thể xây dựng được một nền giáo dục thật, càng không thể có sản phẩm là những nhân tài thật. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT – HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Để phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật ở nước ta hiện nay, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau: Lấy con trẻ là trung tâm trong quá trình giáo dục. Khi lấy con trẻ là trung tâm của quá trình dạy dỗ, các bậc phụ huynh sẽ nhìn nhận đúng thực lực và định hướng tương lai cho con trên có sở thực lực và đam mê của chính con trẻ. Điều này góp phần quan trọng xây dựng nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật. Thông qua môi trường giáo dục gia đình, định hướng tương lai nghề nghiệp cho con trên co sở đánh giá đúng năng lực thực sự, tôn trọng sở thích, đam mê của con. Khi đó, chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng chạy theo thành tích, nuôi dưỡng đam mê và thúc đẩy con trẻ học tập phục vụ mơ ước, tương lai của chính con trẻ. Các bậc phụ huynh cần không ngừng học hỏi, nâng cao nhận thức của bản thân và giáo dục con trẻ nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học thật, thi thật để có tương lai thật. Việc nâng cao nhận thức bản thân sẽ khiến phụ huynh ý thức rõ, chỉ có học thật, thi thật, con trẻ mới có tương lai thật. Từ nhận thức đó, con trẻ sẽ được giáo dục từ rất sớm trong môi trường gia đình về việc phải học thật, thi thật, dựa vào năng lực thật của bản thân để có tương lai thực sự.
- 292 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Xây dựng chính sách tôn vinh những gia đình, dòng tộc giáo dục tốt thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục tinh thần trung thực, để tinh thần giáo dục ấy được lan rộng trong cộng đồng. Nhiều tấm gương giáo dục gia đình tốt sẽ tạo nên sự cộng hưởng tích cực đối với nền giáo dục nước nhà. Cần có chính sách khuyến khích tác động của cộng đồng đối với giáo dục gia đình như tổ chức các sinh hoạt cộng đồng tại địa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm, tập huấn các tri thức, kỹ năng kết hợp với thi đua, khen thưởng gia đình kiểu mẫu… Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt khắc phục bệnh thành tích trong học tập và thi cử, trong đó phát huy ưu điểm của từng môi trường giáo dục để không chỉ đi đến sự thống nhất trong giáo dục con trẻ mà còn hỗ trợ và đồng hành cùng mục tiêu chung là tạo dựng nguồn lực con người Việt Nam chuẩn mực về đạo đức, hoàn thiện về tri thức kỹ năng – sản phẩm của một nền giáo dục thật. KẾT LUẬN Muốn dự đoán tương lai của một dân tộc, hãy nhìn vào chất lượng của nền giáo dục. Một nền giáo dục thực chất sẽ luôn lấy dạy thật, học thật làm kim chỉ nam, khi đó, sản phẩm đầu ra sẽ là những nhân tài thật, góp phần củng cố và xây dựng nền móng vững chắc cho tương lai nước nhà. Để xây dựng nền giáo dục thực chất, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội mà ở đó có vai trò không thể thiếu của giáo dục gia đình. Trong bài viết này, tác giả đã khái quát những nét sơ lược về nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật. Tác giả cũng khẳng định vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nền giáo dục thực chất: Gia đình là tế bào của xã hội; giáo dục gia đình góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nền móng cho giáo dục thực chất thông qua việc bồi dưỡng tinh thần trung thực, nhận thức, đánh giá và phát huy đúng năng lực, đam mê, sở trường của con trẻ… Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nền giáo dục thực chất, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng nền giáo dục thực chất – học thật, thi thật, nhân tài thật ở nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Thị Bình, (2009), “Quan điểm của C.Mác và Ăngghen về gia đình trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Triết học. 2 Phạm Thị Bình, (2011), “Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng giáo dục của gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị. 3 Nghiêm Huê (2021), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Hành động vì một nền giáo dục thực chất, tienphong.vn. 4 PGS.TS. Nguyễn Hải Quân, (2021), Vì một nền giáo dục học thật, thi thật, nhân tài thật, vnuhcm.edu.vn. 5 Miêu Thảo, (2019), Còn mãi hiền tài là nguyên khí quốc gia, baophapluat.vn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong gia đình
292 p | 307 | 86
-
Bài thuyết trình: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình, vị trí và vai trò của gia đình đối với xã hội và việc giáo dục thanh niên ở nước ta hiện nay
32 p | 1241 | 81
-
Thực trạng định kiến đối với vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình
6 p | 154 | 18
-
Quan hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi trong các gia đình Việt Nam: Phần 2
180 p | 92 | 15
-
Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi ở đô thị hiện nay
9 p | 135 | 14
-
Thực trạng định kiến đối với vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình - Đỗ Hoàng
6 p | 131 | 12
-
Xây dựng nhân cách con người Việt Nam và các vai trò của gia đình: Phần 1
108 p | 87 | 12
-
Xây dựng nhân cách con người Việt Nam và các vai trò của gia đình: Phần 2
184 p | 60 | 7
-
Vai trò của gia đình đối với sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
18 p | 95 | 6
-
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay
8 p | 74 | 4
-
Chức năng xã hội hoá của gia đình và quan hệ của nó với những môi trường xã hội hoá khác
8 p | 65 | 4
-
Vai trò của hưu trí xã hội trong việc giảm nghèo cho người cao tuổi ở Việt Nam
13 p | 65 | 3
-
Vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
8 p | 11 | 3
-
Vai trò của gia tộc đối với việc xây dựng văn hóa gia đình hiện nay: Nghiên cứu trường hợp tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
8 p | 6 | 3
-
Thông tin xã hội học: Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ người già ở Thái Lan - Lưu Đình Nhân
3 p | 101 | 2
-
Nâng cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
6 p | 6 | 2
-
Sử dụng lý thuyết chức năng trong xác định vai trò của các loại hình tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp của người Việt ở Quảng Nam (Nghiên cứu trường hợp người Việt tại Thành phố Hội An)
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn