Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay
lượt xem 4
download
Trong bài viết này xuất phát từ quan điểm về gia đình, vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, thực trạng việc thực hiện vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của gia đình với việc giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay The role of the family in educating the young generation in our country today Vũ Văn Đông Email: duydongvu82@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 02/3/2020 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/9/2020 Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020 Tóm tắt Thế hệ trẻ là tương lai của mỗi gia đình nói riêng, của đất nước nói chung, do đó việc nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ là việc làm rất cần thiết đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Để giáo dục thế hệ trẻ được hiệu quả cần phải có sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế - xã hội có những tác động không nhỏ tới thế hệ trẻ, cả về mặt tích cực và hạn chế. Điều này đòi hỏi cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ để việc giáo dục thế hệ trẻ được tốt hơn. Trong bài này, xuất phát từ quan điểm về gia đình, vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, thực trạng việc thực hiện vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của gia đình với việc giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Gia đình; vai trò của gia đình; giáo dục gia đình; giáo dục thế hệ trẻ; thế hệ trẻ. Abstract The younger generation is the future of each family in particular and of the country in general, so the education and nurturing of the younger generation are essential for each family and the whole society. In recent years, the socio-economic development has had significant impacts on the younger generations, both positively and limitedly. This requires a sufficient way of seeing and evaluating to educate the younger generation well. To effectively educate the younger generation, there must be a link between the family, the school and the society, in which the educational role of the family is very important. In this article, it comes from the perspective of family, educating the family to the younger generation as well as the role of the family, as well as the family education practices for the younger generation, suggesting some solutions to Improve the effectiveness of family education with the young generation in Vietnam today. Keywords: Family; the role of the family; family education; educate the younger generation; younger generation. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ sống của các gia đình ngày càng được nâng lên từ đó các gia đình ngày càng có điều kiện thuận lợi để Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận thế hệ trẻ có thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập những biểu hiện tiêu cực, bị lôi cuốn vào tệ nạn xã vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Tuy không phải là hội,… làm băng hoại đạo đức xã hội. Do đó, cần thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục có sự nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của gia đình đối với thế hệ trẻ, nhưng gia đình là môi trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ để nâng cao vai trò giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định của gia đình trong giáo dục các thế hệ tương lai việc hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội càng của đất nước. phát triển thì giáo dục gia đình càng có ảnh hưởng 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN toàn diện tới mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, đời 2.1. Khái niệm gia đình Khái niệm gia đình từ lâu đã được nhiều nhà Người phản biện: 1. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà tư tưởng, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm, 2. TS. Nguyễn Thị Nhan nghiên cứu. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 115
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ 2.3. Giáo dục gia đình chức UNESCO khẳng định: Gia đình là một yếu tố Giáo dục gia đình “là sự tác động có hệ thống, tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội. có mục đích của những người lớn trong gia đình Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu và toàn bộ nếp sống của gia đình tới đứa trẻ” [8, của nhân loại, cần được gìn giữ và phát huy. Trên tr.233]. Giáo dục gia đình là một bộ phận của hệ tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia thống giáo dục xã hội, diễn ra trong phạm vi gia đình: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ đình. Mục đích của giáo dục gia đình bị quy định hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung” bởi chế độ kinh tế - xã hội, mà cơ sở của nó là hệ [10, tr.269]. tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức, hệ thống Theo tác giả Tương Lai, “Gia đình là một khái mối quan hệ qua lại trong gia đình. niệm mới, được hình thành từ ba thành phần, gồm Đặc trưng của giáo dục gia đình: Giáo dục gia đình những “đại lượng khác tên” là bố, mẹ và con cái” mang những nét đặc trưng sau: Thứ nhất, giáo dục [4, tr.57]. Với quan niệm này, tác giả chú ý nhấn gia đình được tiến hành đối với trẻ ngay từ lúc còn mạnh đến hai mối quan hệ cơ bản để hình thành nhỏ, thậm chí khoa học hiện đại đã chứng minh nên một gia đình mới, đó là quan hệ hôn nhân có sức thuyết phục việc giáo dục từ trong bào thai (giữa chồng và vợ) và quan hệ huyết thống (giữa (thai giáo); Thứ hai, nó xuất phát từ tình cảm và cha mẹ và con cái). thông qua tình cảm, có khi không cần lời nói mà 2.2. Thế hệ trẻ qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình...; Thứ ba, giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ Ở Việt Nam, trong báo cáo đề tài “Đảng lãnh đạo thể, chú ý đến những nét cá biệt của từng đứa trẻ. công tác thanh niên” do đồng chí Lê Thanh Đạo Nó linh hoạt theo sự phát triển của trẻ, theo sự thay chủ biên, đã cho rằng: Thế hệ trẻ được xác định đổi cuộc sống của gia đình và xã hội. Bởi vậy, giáo trong độ tuổi nhất định, từ khi sinh ra cho đến 30 dục gia đình có tính thực tiễn, qua thực tế, bằng tuổi, luôn được Đảng và Bác Hồ chăm lo giáo dục cuộc sống thực tế để giáo dục và rất chú trọng đến và bồi dưỡng để trở thành lớp người kế cận cho kết quả thực tế của việc giáo dục; Thứ tư, gia đình sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và của là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về giới dân tộc. tính, nghề nghiệp, tuổi tác, bao gồm ông bà, cha Trong cuốn sách “Vấn đề Thanh niên, nhìn nhận mẹ, anh chị, do đó giáo dục gia đình mang tính và dự báo” của Viện nghiên cứu thanh niên, xuất phối hợp nhiều mặt về kiến thức và các mối quan bản năm 1992, cho rằng: “Khi nói tới tuổi trẻ, lớp hệ xã hội; Thứ năm, giáo dục gia đình chủ yếu dựa trẻ, thế hệ trẻ, tức muốn nói tới lớp người từ tuổi lọt vào phương pháp thuyết phục, giảng giải bằng tình lòng đến 28 tuổi” [9, tr.12]. Trong khuôn khổ của bài cảm, vận dụng linh hoạt, phong phú nhiều phương nghiên cứu, tác giả quan niệm: thế hệ trẻ là những pháp và nghệ thuật giáo dục, đó là kết hợp phương người ở độ tuổi nhất định (từ khi sinh ra đến dưới pháp giáo dục truyền thống với hiện đại, kết hợp 30 tuổi và được chia giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi; từ giữa uy quyền với tình thương, uy quyền với bao 6 đến 14 tuổi; từ 15 đến 18 tuổi; từ 19 đến 24 tuổi; dung, tha thứ...; Thứ sáu, phạm vi của giáo dục gia từ 25 đến 30 tuổi và bài tập trung phân tích từ độ đình không chỉ khuôn lại trong việc giáo dục trẻ em tuổi 05 - 25 tuổi), được sự nuôi dưỡng chăm sóc và mà là toàn bộ các thành viên. Nhưng thế hệ trẻ, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Là lứa thế hệ đang hình thành và tiến tới hoàn thiện nhân tuổi được bồi dưỡng để trở thành lớp người kế cận cách, được quan tâm hơn cả. cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và của dân tộc. 3. NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Có thể nêu lên những đặc điểm của lứa tuổi này như sau: Gia đình được hình thành trên cơ sở hai mối quan - Tâm, sinh lý, thể chất và nhân cách phát triển hệ cơ bản: Hôn nhân và huyết thống, gia đình đảm chưa hoàn chỉnh, do đó trong những hành vi, cách đương những vai trò đặc biệt mà ngoài nó ra không ứng xử, thường có những biểu hiện hạn chế và có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. lệch lạc. Có thể nêu một số vai trò chủ yếu của gia đình như - Tính hiếu động và phản xạ nhanh, ưa chuộng sau [5;6]: những điều mới lạ. Thứ nhất: Gia đình có vai trò giáo dục đạo đức cho - Là lứa tuổi còn chịu sự chăm sóc, nuôi dưỡng và thế hệ trẻ. giáo dục của gia đình. Một trong những vai trò cơ bản của gia đình trong - Được giáo dục bởi sự kết hợp giữa gia đình, nhà giáo dục thế hệ trẻ là giáo dục đạo đức. Trong quá trường và xã hội. trình lớn lên của trẻ thì hành vi đạo đức mang tính - Lứa tuổi chưa được pháp luật quy định về trách nêu gương của ông, bà, cha, mẹ và những người nhiệm, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm hình sự. lớn tuổi trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến quá 116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC trình hình thành nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ 4. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIA khi trưởng thành. Do đó, những hành vi của ông, ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ Ở bà, cha, mẹ cần phải là tấm gương để góp phần NƯỚC TA HIỆN NAY hình thành lối sống văn hóa, có đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên, khi gia đình không thực hiện tốt vai trò 4.1. Thực trạng việc thực hiện vai trò của gia này cho trẻ sẽ tạo cho trẻ những thói quen không đình trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ tốt, dẫn đến những nhận thức lệch chuẩn của trẻ khi đó sẽ có những trẻ sẽ vấp vào các tệ nạn xã hội Từ truyền thống đến hiện đại, gia đình Việt Nam như ma túy, tội phạm xã hội, tệ nạn mại dâm, bỏ gia luôn coi trọng và đề cao các giá trị đạo đức, coi đó đình đi bụi hay có quan điểm thực dụng đề cao giá là nền tảng của nhân cách con người, là một trong trị vật chất, tiêu dùng lãng phí. những nội dung cơ bản của giáo dục gia đình. Thứ hai: Gia đình có vai trò giáo dục học tập văn Trong gia đình Việt Nam truyền thống, xuất phát từ hóa cho con trẻ. cơ sở kinh tế - xã hội thuần nông, cùng với truyền Nếu việc thực hiện vai trò giáo dục đạo đức nhằm thống gia giáo, gia phong, gia pháp và gia lễ đã hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh cho trẻ giúp cho việc giáo dục đạo đức trong gia đình duy thì vai trò giáo dục học tập văn hóa sẽ tạo ra một trì và phát triển. Trong gia đình hiện nay, với sự nền tảng tri thức phổ thông cơ bản và có vai trò chuyển đổi của nền kinh tế, sự mở cửa hội nhập những hiểu biết nhất định về một ngành nghề giúp của đất nước với quốc tế, giáo dục đạo đức trong trẻ có việc làm ổn định, tạo ra của cải vật chất, nâng gia đình cũng đứng trước những thuận lợi và thách cao chất lượng sống cho bản thân và gia đình, đáp thức nhất định. Trước hết việc giáo dục đạo đức ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong bối trong gia đình đối với thế hệ trẻ luôn được các bậc cảnh cuộc Cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 cha mẹ đặc biệt quan tâm. Số liệu báo cáo của đang phát triển mạnh mẽ. các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ gia đình giáo dục thế hệ trẻ Thứ ba: Gia đình có vai trò giáo dục tinh thần yêu theo mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa mới với lao động và tính tự lập cho thế hệ trẻ. các tiêu chí sống có đạo đức, con cháu thảo hiền Không những là tế bào xã hội, gia đình còn là “tổ đạt 76,3% đối với con trai và 66,3% đối với con ấm tình thương” nơi mà mỗi thành viên được giáo gái trở lên [2, tr.21 - 22]. Như vậy, mặc dù với nhịp dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người, tinh sống của nền kinh tế thị trường hết sức sôi động thần yêu nước và hơn cả đó là tinh thần yêu lao nhưng hầu hết gia đình Việt Nam hiện nay vẫn đặc động, tính tự lập cho thế hệ trẻ. Lao động là cơ biệt coi trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, nhất sở để mỗi thành viên của gia đình được chăm lo là ở khu vực nông thôn. Điều này càng khẳng định về đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Chính gia đình Việt Nam vẫn kế thừa và phát huy truyền trong gia đình, con người mới thể hiện một cách thống đạo đức của các thế hệ cha ông để giáo dục đầy đủ nhất những nhu cầu khát vọng lao động cho con cháu. Đối với khu vực thành thị thì tỷ lệ gia để nâng cao đời sống vật chất cho gia đình từ đó đình giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu xây dựng gia các thế hệ trẻ sẽ thấy được ý nghĩa của lao động đình văn hóa mới với các tiêu chí sống có đạo đức, và yêu lao động. Bên cạnh đó đời sống gia đình con cháu thảo hiền cũng có những biểu hiện mang được tổ chức tốt, cuộc sống của mỗi thành viên tính đặc thù so với khu vực nông thôn bởi ở thành cũng được đảm bảo quyền riêng tư, là điều kiện thị có nhiều thành phần gia đình khác nhau. Theo rất quan trọng để mỗi con trẻ trong gia đình có cơ số liệu báo cáo của Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam hội được nuôi dưỡng, rèn luyện tính tự lập để phát ở Hà Nội cho thấy: Gia đình cán bộ công nhân viên triển năng lực toàn diện của bản thân. chức đạt 95,5%, gia đình buôn bán đạt: 93,3%, gia đình với nghề tự do đạt: 88,9%; gia đình nội trợ đạt: Thứ tư: Gia đình có vai trò giáo dục giới tính cho 94,9%. Bình quân là 94,9%. Từ số liệu trên có thể thế hệ trẻ. nhận thấy: giá trị đạo đức được hầu hết gia đình Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục quan tâm và coi trọng, cho dù xã hội có biến thiên giới tính cho thế hệ trẻ. Bởi thế hệ trẻ là các em như thế nào, thì đạo đức cùng với tài năng của con đang ở độ tuổi mới lớn, có những tò mò muốn người vẫn là những giá trị bền vững, được gia đình khám phá những thay đổi của cơ thể, của cuộc gìn giữ và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ sống xung quanh. Việc giáo dục giới tính trong gia khác. So với gia đình truyền thống, nội dung giáo đình giúp thế hệ trẻ nâng cao được đạo đức, phẩm dục đạo đức trong gia đình hiện đại đã có những hạnh, hiểu biết và tự bảo vệ được sức khỏe sinh nét biến đổi và bổ sung những giá trị mới phù hợp sản của bản thân. Bên cạnh đó, gia đình còn kết với điều kiện kinh tế -xã hội của thời kỳ đổi mới, đã hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục giới tính và đang thoát ra khỏi quan niệm giáo dục truyền cho thế hệ trẻ qua đó góp phần làm cho trẻ hiểu thống là gia giáo [3, tr.61]. biết về sức khỏe sinh sản tạo ra một thế hệ tương Tệ nạn ma túy lai phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đây là một trong những hiểm họa không chỉ đối với Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 117
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC mỗi người, mỗi gia đình mà còn đối với toàn xã hội không chỉ tập trung ở các trung tâm đô thị, mà còn và nhân loại. Ma túy làm hủy hoại cơ thể con người ở những khu vực thị xã, thị trấn, cửa khẩu thuộc và không ít trường hợp sử dụng quá liều lượng nhiều địa phương trong cả nước. Theo Báo cáo của dẫn đến tử vong, nhất là lứa tuổi vị thành niên. Ma Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hà Nội cho thấy, túy là con đường nhanh nhất dẫn các em đến với khoảng hơn 2.500 em lang thang kiếm sống trên tội phạm. Theo báo cáo thống kê của cục phòng địa bàn Hà Nội. Những năm trước đây, số trẻ em chống tệ nạn xã hội, đến năm 2019 có 70% đối lang thang còn ít do nhu cầu dường như cân đối tượng đang ở lứa tuổi từ 15 - 30, đó là chưa kể một với những dịch vụ nói trên, song mấy năm gần đây số lượng không nhỏ các em từ 10 - 15 tuổi bị lôi do nhu cầu việc làm, do những biến động phức tạp kéo vào con đường nghiện ma túy. Tuy nhiên, con trong đời sống xã hội cũng như cuộc sống của mỗi số này so với thực tế hiện nay còn thấp hơn nhiều. gia đình, số trẻ em lang thang tăng lên và tập trung Tỷ lệ nghiện ma túy có khác nhau ở mỗi vùng, song chủ yếu ở khu vực đô thị, dẫn đến mất trật tự nơi nó xuất hiện rải rác trên khắp các tỉnh, thành trong công cộng. Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày, số cả nước, làm nhức nhối dư luận xã hội. Nguyên em này đi lại tự do, ăn uống ngủ nghỉ trên các vỉa nhân dẫn các em đến với ma túy, trước hết là do hè, công viên, gầm cầu, một số ít trong đó do kiếm môi trường xã hội có nhiều phức tạp, nhất là vấn được tiền nên đã thuê được những nhà trọ với đề buôn bán ma túy với nhiều hình thức lôi kéo giá cả hợp lý. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình nhiều đối tượng vào hoạt động này. trạng thế hệ trẻ rời bỏ gia đình. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là do đời sống của gia đình gặp nhiều Tội phạm xã hội khó khăn, ruộng đất canh tác ít, thiếu việc làm, cha Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất mẹ chia tay, mâu thuẫn với gia đình,... nước. Trong những năm gần đây, phần lớn các Tệ nạn mại dâm đối với thế hệ trẻ ngày càng gia tăng em đều tích cực tham gia học tập, lao động rèn luyện và phấn đấu tốt, hăng hái tham gia sinh hoạt Theo thống kê của ủy ban Bảo vệ chăm sóc thế hệ trong các phong trào đoàn đội. Song vẫn còn một trẻ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy: bộ phận không nhỏ, do kém rèn luyện, không tham Trong tổng số 8.000 gái mại dâm, có 15% là thế hệ gia hoạt động tập thể, thích tự do, lêu lổng, đua trẻ dưới 16 tuổi, có 1/4 số thế hệ trẻ bị đẩy vào con đòi, nên đã rơi vào con đường nghiện ngập, phạm đường mại dâm khi các em mới 13 - 14 tuổi, gần 2/3 tội. Nhiều vụ trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý số trẻ buộc phải bán dâm trước tuổi 15. Nhiều em bị gây thương tích và thậm chí đã gây ra những vụ lường gạt, cưỡng bức đến kiệt sức [1, tr.82]. Tệ nạn trọng án, cướp của, giết người,... đang có chiều mại dâm ở nước ta với lứa tuổi vị thành niên tăng hướng gia tăng, gây sự lo lắng cho gia đình, nhức ở mức báo động. Năm 2015 chỉ có 10%, thì đến năm 2019 đã tăng lên 15,42%. Cũng theo công bố của Bộ nhối cho xã hội. Thực trạng hiện nay, số tội phạm Tư pháp cho thấy, số gái mại dâm tính đến 2019 tăng lên không chỉ về số lượng mà cả về mức độ, ở Việt Nam có 250 ngàn người. Về nguyên nhân tính chất của những hành vi phạm tội ngày một của tệ nạn mại dâm có nhiều nguyên nhân như do nghiêm trọng hơn. Theo thống kê từ 2015 - 2019, chán cảnh sống gia đình, bạo lực, ly hôn, do bị lừa mỗi năm trung bình có khoảng 628.300 vụ vi phạm gạt, lười lao động hoặc ngại làm những nghề vất pháp luật do người chưa thành niên thực hiện, có vả. Ngoài ra, do giao lưu, mở cửa, nhiều luồng văn 13.000 trẻ chưa thành niên bị xử lý vi phạm hành hóa phẩm theo xu hướng “tự do giải phóng sex” lan chính và hình sự mỗi năm. Năm 2017, tỷ lệ người tràn trên thị trường, xâm nhập vào tận thôn xóm, chưa thành niên vi phạm pháp luật là 26 em trên bản làng và từng gia đình, đã lôi kéo sự tò mò của 100.000 dân dưới 18 tuổi. Cũng theo nguồn số liệu một bộ phận, nhất là thanh thiếu niên. này, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật từ 2010 - 2019 nhìn chung đã được cải thiện. Ý thức tiêu dùng trong lớp trẻ hiện nay đang có Số người chưa thành niên vi phạm pháp luật, cả những biểu hiện lệch lạc vi phạm hành chính lẫn phạm tội hình sự đã giảm Trong tình hình hiện nay, sự nghiệp đổi mới tạo cơ gần 60% từ 16.446 em trong năm 2006 xuống hội cho nhiều gia đình làm giàu chính đáng. Nhưng còn 6.632 em năm 2018. Tương tự như vậy, trong ngay cả những gia đình giàu có, do tập trung vào giai đoạn này số vụ vi phạm pháp luật có người vi mục đích kinh tế, nên việc giáo dục con cái cũng có phạm là người chưa thành niên đã giảm hơn 57%, những hạn chế và thiên lệch. Một điều tất yếu là gia từ 10.468 vụ năm 2006 còn 4.441 vụ năm 2018. Số đình nhiều tiền có nhu cầu tiêu dùng nhiều, nếu thế vụ vi phạm hành chính do người chưa thành niên hệ trẻ không được giáo dục, cũng dễ bị tiêm nhiễm thực hiện giảm mạnh (66%), còn số vụ phạm pháp tâm lý tiêu xài, đua đòi, chơi sang, tiêu dùng hàng hình sự của người chưa thành niên giảm với tốc độ ngoại, hợp mốt,... Đến một lúc nào đó, khi cha mẹ chậm hơn nhiều (35%) [1, tr.82]. kiếm tiền ít đi, không đáp ứng đầy đủ, thì con cái trở nên xoay xở, trộm cắp, lừa đảo và dễ dàng rơi Tình trạng thế hệ trẻ rời bỏ gia đình vào phạm tội. Vì vậy, “giáo dục cách tiêu dùng cũng Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước là một mặt giáo dục quan trọng đối với con người hiện có khoảng gần 100 nghìn em lang thang, hiện đại”. 118 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 4.2. Việc giáo dục học tập văn hóa cho trẻ nông thôn phổ biến các em từ 14 - 16 tuổi đã tham Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của các gia lao động sản xuất cùng gia đình trong khi các phương tiện thông tin trước yêu cầu ngày càng em từ 10 tuổi đã tham gia phụ giúp công việc gia cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, đa số các bậc đình. Mặc dù xã hội không khuyến khích lao động cha mẹ và ngay cả bản thân thế hệ trẻ đều nhận trẻ em, song lực lượng này vẫn tồn tại. Đã đến lúc thức rõ vai trò của việc nâng cao kiến thức văn cần phải có giải pháp cơ bản để bảo vệ quyền trẻ hóa khoa học công nghệ, coi đó là chìa khóa để em, không để chúng bị thiệt thòi, bị lạm dụng và mở cửa cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tương bóc lột quá sức. lai, góp phần xây dựng đất nước phát triển. Bởi vậy 4.4. Việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ việc học tập của con cái được nhiều gia đình quan tâm đặc biệt. Quan niệm đầu tư cho “con cái” chính Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ là nhằm tạo điều là đầu tư cho phát triển đã trở nên khá phổ biến, kiện để trẻ chủ động trong quan hệ giữa hai giới, nhất là trong các gia đình ở đô thị, trong khi các chủ động trong việc nâng cao kiến thức về tính dục gia đình ở nông thôn còn tương đối khó khăn. Điều học và để trẻ trực tiếp giữ gìn tuổi hoa, biết tự bảo này do trình độ văn hóa của vùng nông thôn hạn vệ mình trên cơ sở khoa học. Việc giáo dục giới chế và kiến thức hiểu biết xã hội của các bậc cha tính cho thế hệ trẻ có nhiều nội dung và phương mẹ còn thấp. Theo [7[ tỷ lệ chưa tốt nghiệp phổ pháp, song giáo dục sự hiểu biết về tình dục là nội thông cơ sở đối với lứa tuổi từ 20 - 44 (cần nuôi dung rất quan trọng. dạy con cái nhiều) ở nữ từ 42% đến 55%, ở nam Trước đây, người Việt Nam thường quan niệm là từ 38,4% đến 41,8%. Trình độ và kiến thức của khi nam nữ lớn lên độ 13 đến 16 tuổi “Gái thập cha mẹ hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc giáo tam, nam thập lục” đã được coi là phát triển đầy dục học tập của con cái. Nếu cha mẹ tạo ra được đủ về mặt giới tính, có thể dựng vợ gả chồng. Ca bầu không khí học tập trong gia đình (cha mẹ đọc dao Việt Nam có câu “lấy chồng từ thuở mười ba, sách báo không những tăng thêm sự hiểu biết, mà đến năm mười tám em đà năm con”. Vấn đề giáo còn tạo không khí yên tĩnh cho con cái học tập, dục giới tính trước đây ở nước ta, kể cả trong nhà giúp chúng giải đáp những vướng mắc các vấn đề trường, dường như không được đề cập tới, một về kiến thức văn hóa, xã hội,...), sẽ tạo cho con mặt do khoa học (y học, tâm lý, xã hội học, giáo cái lòng hăng say thi đua học tập, đem lại kết quả dục học,...) chưa phát triển mạnh mẽ và phổ biến ngày càng tiến bộ. rộng rãi; mặt khác, do ảnh hưởng của quan niệm 4.3. Giáo dục lao động và rèn luyện tính tự lập truyền thống, nên người ta e ngại, né tránh không cho thế hệ trẻ nói tới vấn đề giới tính, tình dục, nói tới là “vạch Hiện nay, việc giáo dục lao động và rèn luyện tính đường cho hươu chạy” và coi đó thuộc phạm trù tự lập cho con cái còn có sự khác nhau giữa gia đạo đức, mà quan hệ khác giới, bạn bè, tình yêu, đình ở thành thị và gia đình nông thôn. Đối với gia là thầm kín và giữ khuôn phép chặt chẽ “nam nữ thụ thụ bất thân”. Trong xã hội hiện nay, do sự phát đình thành thị, còn khá phổ biến tâm lý cho rằng, triển của khoa học, công nghệ, của điều kiện kinh những công việc nặng nhọc là việc làm của người tế, văn hóa và xã hội, những quan niệm về giới và lớn, cha mẹ phải làm tất cả, con cái chỉ lo học tập. giới tính đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ, Xuất phát từ nhận thức ấy nên ở nhiều gia đình, nhất là các gia đình ở khu vực thành phố, thị xã. ngoài việc học tập, con cái không phải tham gia bất Do đó, việc giáo dục giới tính cũng phù hợp hơn, cứ việc gì. Thậm chí, những môn học thủ công, hiệu quả hơn và tôn trọng quyền con người hơn. thực hành thí nghiệm nhà trường giao,... cũng do Đa phần, các em vào tuổi dậy thì, cha mẹ (nhất là cha mẹ và người lớn làm thay, từ đó nảy sinh tâm người mẹ) đã chủ động quan tâm giáo dục cho các lý dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Hầu hết các em sống em về những nội dung liên quan đến vấn đề giới trong những gia đình như vậy, khi phải tham gia tính, tình dục, về sức khỏe sinh sản vị thành niên, các hoạt động ngoại khóa, lao động ở nhà trường về tình bạn, tình yêu, vệ sinh thân thể, về hôn nhân hay do đoàn, đội tổ chức,... thì thường tỏ ra lúng và gia đình,... Số liệu của Tổng cục Thống kê hiện túng, trốn tránh hoặc làm qua loa. Đây là hiện tượng nay Việt Nam có 20 triệu người từ 15 đến 24 tuổi, không bình thường. Đối với gia đình nông thôn, trẻ đây là độ tuổi có thời kỳ phát triển rất nhanh về em phải tham gia lao động từ rất sớm, nhiều em thể chất, trí tuệ và thể lực, là thời kỳ đánh dấu xu nhỏ nhưng phải làm việc nặng nhọc quá sức, nhất hướng phát triển mới về mọi mặt, là lứa tuổi thoát là đối với trẻ em gái. Do tính đặc thù của công việc dần từ phạm vi gia đình để hòa nhập vào tập thể nhà nông, nhất là vào thời vụ, hầu như mọi thành và hoạt động của những người cùng lứa tuổi. Do viên phải tập trung vào sản xuất, trẻ em thậm chí đặc điểm về giới tính, thế hệ trẻ thường ưa mạo phải nghỉ học để giúp gia đình, nên chúng thường hiểm và những vấn đề mới lạ, tính hiếu động và bắt phải lao động quá sức và kéo dài suốt cả ngày, mà chước,... cho nên rất cần sự giáo dục, chăm sóc, không có thời gian nghỉ ngơi. Theo báo cáo của giúp đỡ và quản lý của nhiều cấp, ngành, đoàn thể Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em hiện nay vùng và đặc biệt là từ gia đình. Cũng theo Hội Liên hiệp Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 119
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phụ nữ năm 2019 tỷ lệ nạo phá thai và sinh con giáo dục thế hệ trẻ trong bối cảnh khoa học công trước 18 tuổi còn rất cao, luôn chiếm trên 30%. nghệ có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội, hơn Điều đáng quan tâm là trên 80% vị thành niên có nữa đây cũng là một hình thức trong hệ thống giáo thai mà không biết hoặc không hiểu mình có thai. dục quốc gia. Đổi mới nhận thức không chỉ là đổi Tình trạng lạm dụng tình dục ở thế hệ trẻ và buôn mới nhận thức về mặt nội dung, phương pháp giáo bán trẻ gái luôn là điều lo lắng của toàn xã hội. dục mà điều quan trọng là phải thấy được sự gắn Điều đáng quan tâm là hoạt động tình dục không kết giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường được bảo vệ ngày càng nhiều hơn, các em gái bị và giáo dục xã hội, trong đó công tác giáo dục thế lạm dụng mà không biết, nhiều em còn thiếu hiểu hệ trẻ trước hết thuộc về gia đình, song cũng là biết, thiếu sự chăm sóc dạy dỗ của gia đình. Thực sự nghiệp của toàn xã hội. Đổi mới nhận thức về trạng này rất đáng lo ngại cho sức khỏe sinh sản giáo dục gia đình là sự khởi đầu thành công cho sự của thế hệ trẻ, là một nguy cơ đe dọa đến sức khỏe nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo vì tương lai phát của con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. triển toàn diện cho con người Việt Nam. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể 5.2.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách giáo dục - đào là: Nhiều em thiếu sự hiểu biết và chưa có điều tạo, tạo điều kiện để kết hợp chặt chẽ giữa nhà kiện thuận lợi để hiểu biết về giới tính, tình dục, về trường với gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ sức khỏe, hậu quả và cách phòng tránh, thiếu sự giúp đỡ, dạy dỗ một cách đầy đủ của gia đình, của Những năm tới, cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc cải cha mẹ. Hoạt động của phim ảnh, video trong các cách giáo dục - đào tạo, đổi mới chương trình, nội nhà hàng, quán karaoke,... công khai hoặc lén lút, dung, phương thức trong đó chú ý kết hợp chặt đã tác động ảnh hưởng không tốt đến đạo đức và chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình hành vi của thế hệ trẻ. Lối sống buông thả, chạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các theo tiền bạc, vật chất, hưởng lạc của một số bậc bậc học, trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống, cha mẹ, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến con kết hợp với tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn cái. Một số bậc cha mẹ chưa có sự hiểu biết đầy đủ hóa giáo dục nhân loại. Có như vậy, giáo dục - đào về giới tính và tình dục, vì vậy họ thấy không cần tạo mới tránh được nguy cơ tụt hậu, lạc hậu, góp thiết phải giáo dục giới tính, tình dục cho con cái, phần nâng cao năng lực hội nhập nhằm góp phần coi đó là công việc của “tạo hóa”. xây dựng nền kinh tế tri thức, tạo điều kiện và cơ hội cho thế hệ trẻ phát huy tối đa ưu thế và khả Trong điều kiện hiện nay, do kinh tế phát triển, đời năng thích ứng với sự phát triển của xã hội tri thức. sống xã hội khởi sắc và sự toàn cầu hóa về thông tin, nên tuổi dậy thì của thế hệ trẻ Việt Nam đến 5.3. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến sớm hơn so với trước đây. Vì thế chúng ta không bộ, hạnh phúc nên né tránh nội dung giáo dục giới tính cho tuổi trẻ từ trong gia đình, cha mẹ phải chủ động và phối Một là, xây dựng gia đình ấm no hợp với nhà trường, xã hội để giáo dục có định Hiện nay yêu cầu về ấm no của gia đình đã có hướng về vấn đề này. Sự chậm trễ, né tránh vấn những thay đổi so với trước đây, chỉ số gia đình no đề giáo dục giới tính, giáo dục tình dục, sẽ làm cho ấm không chỉ là ăn no, mặc ấm, mà phải vươn lên sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ gặp nhiều ăn ngon, mặc đẹp, tiện nghi sinh hoạt, vui chơi hiện trở ngại và khó khăn. đại, văn minh. Để thực hiện giải pháp xây dựng gia Tóm lại, một bộ phận đáng kể gia đình ở Việt Nam đình no ấm, Nhà nước cần có chính sách xóa đói chưa quan tâm đúng mức hoặc quan tâm không giảm nghèo, giúp đỡ gia đình tích cực thực hiện đúng cách đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ về học việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế hộ gia đình, tạo việc tập, văn hóa, lao động, tính tự lập, giới tính,... Đây làm và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các là nguyên nhân chính làm cho một bộ phận trẻ em ngành nghề khác, áp dụng những tiến bộ khoa học yếu kém, hư hỏng, vi phạm pháp luật,... cần có công nghệ mới, giảm bớt sự nặng nhọc của lao những giải pháp để giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta động thủ công bằng máy móc, đặc biệt là giảm lao trong những năm tiếp theo. động nặng nhọc cho phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, có chính sách tăng quỹ phúc lợi cho gia đình, đảm 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI bảo cho thế hệ trẻ sinh ra phải được chăm sóc, TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC THẾ HỆ nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất. TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Hai là, xây dựng gia đình bình đẳng 5.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình đối với giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay Đây là thành quả của sự nghiệp đổi mới. Cùng với sự phát triển về kinh tế, các vấn đề văn hóa, xã hội Nhận thức đúng là khởi đầu cho hành động đúng. cũng có những thay đổi tiến bộ. Sinh hoạt dân chủ, Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò của tự do trong xã hội ngày càng được tăng cường, gia đình đối với giáo dục thế hệ trẻ, là yếu tố quan điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trọng cho sự thành công của giáo dục gia đình. Do gia đình. Bầu không khí dân chủ, quyền bình đẳng đó, các gia đình cần có cách tiếp cận mới, có những về các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò gia đình đối với thế hệ,... ngày càng được tôn trọng và đề cao. Đó 120 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC là quan hệ giữa vợ - chồng; quan hệ giữa cha mẹ trong việc giáo dục con cái, bởi vậy việc giáo dục và con cái; quan hệ ông bà và các cháu. thế hệ trẻ không thể mang lại kết quả như mong muốn, một khi trình độ dân trí nói chung, năng lực Ba là, xây dựng gia đình tiến bộ giáo dục của bậc cha mẹ nói riêng thấp kém. Nếu Để xây dựng gia đình tiến bộ cần phải thực hiện không muốn mắc sai lầm sau khi đã được cảnh chặt chẽ với thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thực báo, thì đòi hỏi trình độ dân trí, năng lực giáo dục hiện sinh đẻ có kế hoạch bảo vệ sức khỏe bà mẹ, của các bậc cha mẹ phải được nâng lên. Để nâng trẻ em, bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống. cao kiến thức và năng lực giáo dục của bậc cha Để gia đình tiến bộ các địa phương cần phải xây mẹ, Nhà nước cần có chính sách giáo dục, chú ý dựng cộng đồng tiến bộ với truyền thống “tương đến các chương trình học tập cho người lớn. Chỉ thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “vắng anh em có nâng cao học vấn, kiến thức và năng lực giáo xa có láng giềng gần” giúp đỡ nhau lúc khó khăn, dục, mới là giải pháp cơ bản để tăng cường và hoạn nạn, chia ngọt sẻ bùi với xóm làng, khối phố, nâng cao vai trò giáo dục gia đình, nhất là với bậc góp phần bảo đảm sự bình yên cho mỗi gia đình và cha mẹ ở khu vực nông thôn, miền núi ở nước ta. cộng đồng xã hội. Gia đình tiến bộ phải là gia đình thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng 5.6. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và Nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và gia đình đối với thế hệ trẻ pháp luật. - Đổi mới nội dung giáo dục Bốn là, xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững Trong nội dung giáo dục đạo đức, nếu trước đây Để xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ là và ngay cả một bộ phận gia đình hiện nay, cha mẹ cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững giáo dục con cái phải ngoan ngoãn, vâng lời theo thì phải xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh nguyên tắc trên bảo, dưới nghe hay tuân theo sự phúc, các thành viên được đáp ứng những nhu cầu áp đặt một chiều, thì ngày nay sự ngoan ngoãn, vâng lời phải được xem xét, nhìn nhận từ hai phía cần thiết về vật chất và tinh thần, họ thật sự đồng chủ thể giáo dục (cha mẹ) và khách thể giáo dục cảm, nhất trí, tin yêu và tôn trọng nhau, bình đẳng, (con cái). Đạo đức ngày nay không chỉ là sự ngoan tiến bộ, thống nhất quan niệm về cuộc sống gia ngoãn, vâng lời, mà còn phải là tự ý thức về trách đình, tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa nhiệm, nghĩa vụ và phải luôn phấn đấu vượt qua vụ của mình trước gia đình, trước những người khó khăn để học tập, có nghề nghiệp chuyên môn, thân và trước xã hội, phấn đấu vì một gia đình văn biết sống tự lập, năng động và sáng tạo,... Do đó, hóa thì việc giáo dục thế hệ trẻ có văn hóa sẽ có cha mẹ phải giáo dục con cái học tập để đáp ứng cơ sở hiện thực. sự phát triển xã hội với nhiều ngành nghề mới xuất 5.4. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà hiện. Gia đình phải định hướng cho con cái học trường và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, tập để có học vấn cao, có trình độ chuyên môn, đặc biệt coi trọng ưu thế của giáo dục gia đình khoa học kỹ thuật tiên tiến, có kiến thức toàn diện: chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, có ý chí và biết Gia đình, nhà trường, xã hội là những thiết chế có làm giàu bằng kiến thức và năng lực của bản thân. những chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân Hơn thế nữa học chữ, học nghề đồng thời phải học không hoàn toàn giống nhau, mỗi thiết chế bộc lộ cách làm người, làm người có nhân cách. những đặc trưng rõ rệt. Do đó, để phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục - Về phương pháp giáo dục thế hệ trẻ trước hết các thiết chế cần được bổ sung Cách giáo dục bằng phương pháp hành chính bắt cho nhau. Những mặt mạnh của giáo dục gia đình trẻ phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ, cần sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà thay bằng phương pháp định hướng, khích lệ. Bầu trường, của đoàn đội. Đồng thời, giáo dục gia đình không khí bình đẳng, dân chủ trong gia đình cũng cần được bổ sung những mặt mạnh của giáo dục là phương pháp giáo dục có ý nghĩa thiết thực. nhà trường và các tổ chức xã hội. Thứ hai ngoài Bởi trong hoàn cảnh như vậy, lòng tự trọng của trẻ việc tăng cường phối hợp giữa các thiết chế, chúng được đề cao, một khi cha mẹ định hướng trong học ta cần coi trọng và phát huy ưu thế của gia đình tập và rèn luyện để trẻ thấy mình phải tự làm và bắt trong giáo dục thế hệ trẻ. Trong đó cần phát huy đầu làm từ đầu,... Bởi việc giáo dục nghiêng về sự những ưu thế sau: Một là, giáo dục gia đình thông định hướng là để con cái tự nhìn nhận, phân biệt qua tình cảm yêu thương ruột thịt; Hai là, giáo dục đúng sai và tự điều chỉnh, phát huy tính chủ động gia đình mang tính cá biệt; Ba là, giáo dục gia đình và sáng tạo của chúng. Không quá nghiêm khắc, là sự phối hợp nhiều mặt, mang tính thực tiễn cao. khắt khe, song cũng không nuông chiều, dễ dãi quá mức, gây cho chúng tâm lý hưởng thụ vật chất, ít 5.5. Nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo quan tâm đến cha mẹ và người xung quanh. Muốn dục cho các bậc cha mẹ giáo dục có kết quả, người làm cha mẹ phải tìm Người đời để lại cho hậu thế lời cảnh báo về giáo thấy ở con em mình những đức tính tốt đẹp, dù đây dục thiếu hiểu biết: “Đừng truyền đạt cho người chỉ mới là mầm mống, để khích lệ, giúp đỡ trẻ phát khác cái mà mình chưa biết”. Trong gia đình, bậc triển, trên cơ sở đó mà hạn chế cái xấu. Đặc biệt cha mẹ là những người chịu trách nhiệm chính cần phải nêu cao phương pháp nêu gương vì theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 121
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC đạo lý thông thường, cha mẹ và người lớn trong TÀI LIỆU THAM KHẢO gia đình, trước hết phải thống nhất giữa lời nói và việc làm, cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng để [1] Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo nghiên cứu pháp con trẻ noi theo. Đây là phương pháp mang lại hiệu luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập quả giáo dục cao nhất. Thực tiễn được biết có tới công đồng đối với người chưa thành nhiên vi 71,7% các bậc cha mẹ sử dụng phương pháp này phạm pháp luật và tình hình người chưa thành [2, tr. 31]. niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Trong đời sống dân chủ và cởi mở hiện nay, [2] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2019), Vai phương pháp giáo dục có hiệu quả hơn là phải trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em, kết hợp việc lồng ghép các phương pháp giáo dục Hà Nội. khác nhau, đặc biệt là phải cải tiến các phương [3] Vũ Khiêu (Chủ biên) (1991), Nho giáo xưa và pháp giáo dục truyền thống theo hướng chất lượng nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. hơn, tri thức hơn, tình cảm hơn, thời đại hơn và hiệu quả hơn. Nhất thiết phải giáo dục, rèn luyện [4] Tương Lai (1994), Lại bàn về gia đình từ hướng trẻ thông qua lao động, học tập. Cải tiến nội dung tiếp cận xã hội học, Xã hội học, (2), tr. 56 - 58. và phương pháp giáo dục đối với con cái sẽ góp [5] C.Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, phần quan trọng nâng cao hiệu quả của giáo dục tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự gia đình ở nước ta hiện nay. thật, Hà Nội. 6. KÊT LUẬN [6] Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nhà xuất Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng bản Phụ nữ, Hà Nội. cả đời người, hơn nữa gia đình là một bộ phận của hệ thống giáo dục xã hội. Giáo dục gia đình dựa [7] Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo sơ bộ trên nền tảng tình thương, lao động và lẽ phải, là tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. sự giáo dục có mục đích hướng tới sự hình thành [8] Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phát triển nhân cách của con người. Giáo dục và phụ nữ (1994), Gia đình và vấn đề giáo gia đình bao gồm nội dung toàn diện: giáo dục đạo dục gia đình, Nhà xuất bản Khoa học xã đức, học tập, lao động, giáo dục tính tự lập, giáo hội, Hà Nội. dục giới tính,... Do đó, giáo dục gia đình cần phải được nhìn nhân một cách toàn diện để xây dựng [9] Viện Nghiên cứu Thanh niên (1992), Vấn đề con người Việt Nam mới cường tráng về thể chất, thanh niên nhìn nhận và dự báo, Nhà xuất bản phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và Thanh Niên, Hà Nội. đạt tầm cao mới về trí tuệ xây dựng và bảo vệ Tổ [10] en.UNESCO.org quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần phải có những giải pháp cụ thể và thực hiện một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình với thế hệ trẻ trong thời gian tới. THÔNG TIN TÁC GIẢ Vũ Văn Đông - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 2006: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sư phạm Giáo dục chính trị trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. + Năm 2011: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội. + Năm 2017 - nay: NCS chuyên ngành Kinh tế chính trị - khoa Kinh tế học - Học viện khoa học xã hội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên Khoa Giáo dục chính trị và Thể chất - Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Khoa học xã hội, nhân văn. - Email: duydongvu82@gmail.com. - Điện thoại: 0985412618. 122 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong gia đình
292 p | 307 | 86
-
Bài thuyết trình: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình, vị trí và vai trò của gia đình đối với xã hội và việc giáo dục thanh niên ở nước ta hiện nay
32 p | 1246 | 81
-
Quan hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi trong các gia đình Việt Nam: Phần 2
180 p | 92 | 15
-
Xây dựng nhân cách con người Việt Nam và các vai trò của gia đình: Phần 1
108 p | 87 | 12
-
Vai trò của nữ giới trong gia đình qua một số nghiên cứu xã hội học
5 p | 168 | 10
-
Xây dựng nhân cách con người Việt Nam và các vai trò của gia đình: Phần 2
184 p | 60 | 7
-
Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường
7 p | 74 | 6
-
Vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay
9 p | 76 | 5
-
Vai trò của gia đình trong giáo dục pháp luật cho trẻ vị thành niên hiện nay
8 p | 52 | 5
-
Văn hóa gia đình trong tiến trình hội nhập
3 p | 62 | 4
-
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay
4 p | 15 | 4
-
Xác định vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
3 p | 12 | 3
-
Vai trò của gia tộc đối với việc xây dựng văn hóa gia đình hiện nay: Nghiên cứu trường hợp tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
8 p | 6 | 3
-
Phát huy vai trò của gia đình trong thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí vùng Khmer Tây Nam bộ
7 p | 98 | 3
-
Thông tin xã hội học: Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ người già ở Thái Lan - Lưu Đình Nhân
3 p | 102 | 2
-
Krishnamurti và quan niệm của ông về vai trò của gia đình trong giáo dục
3 p | 58 | 2
-
Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhận thức về giới của trẻ em dân tộc Ê-đê hiện nay
5 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn