YOMEDIA
ADSENSE
Vai trò của Kanji trong tiếng Nhật
17
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Vai trò của Kanji trong tiếng Nhật chỉ ra những ưu điểm mà chữ Kanji đã đem lại cho Nhật Bản, đồng thời là những trở ngại của nó cả trong đời sống người hằng ngày của người Nhật nói riêng và cả văn hóa của họ nói chung.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của Kanji trong tiếng Nhật
- VAI TRÒ CỦA KANJI TRONG TIẾNG NHẬT Lê Bùi Gia Huy Khoa Nhật Bản Học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Đoàn Hương Thủy, GV. Phạm Lê Uyên TÓM TẮT Nghiên cứu sẽ viết về sự hình thành và vai trò của nó, sẽ giúp lí giải tại sao người Nhật vẫn đang sử dụng Kanji, trong khi có những lựa chọn tốt hơn như cải biên lại hoàn toàn chữ viết như cách người Hàn Quốc đã làm hoặc sử dụng hoàn toàn chữ Latinh như Việt Nam, sẽ giúp việc học tiếng và đào tạo trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bài viết chỉ ra những ưu điểm mà chữ Kanji đã đem lại cho Nhật Bản, đồng thời là những trở ngại của nó cả trong đời sống người hằng ngày của người Nhật nói riêng và cả văn hóa của họ nói chung. Từ khóa: chữ hán, kanji, manyougana, tiếng nhật, văn hóa GIỚI THIỆU Những người học tiếng Nhật có lẽ đều có chung một trở ngại lớn nhất, cũng như là thứ khiến nhiều người bỏ ngang quá trình học của mình nhất – đó chính là Kanji (hay còn gọi là chữ Hán). Một phần vì đối với chúng ta, hệ thống chữ Hán đã dần trở thành như một phần của quá khứ, xa vời và ít có cơ hội để tiếp cận. Chính vì thế mà có người nói rằng qua quá trình học tiếng Nhật và thông thạo chữ Kanji, họ lại như hiểu rõ thêm về chính ngôn ngữ tiếng Việt hơn thông qua việc học các âm chữ Hán. Thế nên qua bài nghiên cứu sau đây, tôi mong một phần nào đó người học tiếng Nhật sẽ có góc nhìn trực quan hơn về Kanji và có động lực hơn để chinh phục thử thách tuy khó nhằn mà thú vị này. 1. VAI TRÒ CỦA KANJI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH BẢNG CHỮ CÁI HIRAGANA VÀ KATAKANA 1.1. CHỮ MAN'YŌGANA – TIỀN THÂN CỦA CHỮ HIRAGANA VÀ KATAKANA Chúng ta thường nghe qua việc chữ Hán du nhập vào Nhật Bản từ các thương gia Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ IV sau CN. Nhưng lại ít ai biết rằng trước đó, Nhật Bản hoàn toàn không có chữ viết, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi xuất hiện ở Nhật, chữ Kanji đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi và trở thành một thành phần quan trọng trong hệ thống chữ viết chính quy đầu tiên của Nhật Bản, đó là hệ chữ mà Kanji lại được sử dụng để viết toàn bộ tiếng Nhật, tương tự như cách người Trung Hoa đã và đang viết ngôn ngữ của họ, và まんようがな cách viết này được gọi là Man'yōgana ( “万葉仮名” - âm Hán Việt là “Vạn diệp giả danh”). Thời điểm ra đời cụ thể của hệ thống chữ viết này hiện chưa được xác định rõ ràng, nhưng người ta chắc chắn nó đã được đưa 3431
- vào sử dụng từ khoảng giữa thế kỷ thứ XII sau Công nguyên, dựa vào minh chứng có từ 1 tập thơ có tên Man'yōshū (万葉集 -Vạn Diệp Tập) đã được viết bằng Man'yōgana từ thời Nara. Trong hệ thống chữ này, mỗi ký tự Kanji sẽ biểu trưng cho một số lượng các âm tiết khác nhau tùy từng kiểu mẫu, một số trong đó tương đối dễ hiểu, đa số dựa vào 2 cách thức đó là Shakuon kana (借音仮名 - Tá âm giả danh), dựa trên cách đọc On'yomi và Shakkun kana (借訓仮名 - Tá huấn giả danh), dựa trên cách đọc Kun'yomi nhưng nhìn chung khá rắc rối và phức tạp vì số lượng chữ rất lớn và cách sử dụng không linh hoạt, số lượng các chữ bắt buộc phải biết để sử dụng thành thạo rất cao. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu để tạo ra một bảng chữ quy chuẩn phục vụ cho việc ký âm các chữ Kanji và phục vụ cho các mục đích ngữ pháp ngày càng trở nên thiết thực và sự ra đời của 2 bảng chữ Hiragana và Katakana là điều tất yếu. 1.2 SỰ HÌNH THÀNH CỦA 2 BẢNG CHỮ HIRAGANA VÀ KATAKANA 1.2.1 CHỮ HIRAGANA Đều được xem như là những bảng chữ có gốc rễ là chữ Kanji nhưng Katakana và Hiragana vẫn có cho mình những điểm đặc trưng riêng nhất định. Hiragana được phát triển từ Man'yōgana theo phong cách viết thảo vào thế kỉ thứ IX sau Công nguyên, do có nét chữ mềm mại và có phần nữ tính nên ban đầu khi mới được tạo ra, Hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người vẫn giữ quan điểm chỉ có chữ Hán mới là thứ chữ đáng học của giới thượng lưu, do được nữ giới ưa chuộng nên công luận càng cho rằng hiragana là thứ chữ thấp hèn của đàn bà, trẻ con, hay những người thất học mới dùng tới. Từ đó, xuất hiện một danh từ Onnade ( 女手 - Nữ thủ) để chỉ lối chữ này. Tuy nhiên về sau, khi các tác phẩm văn học nổi tiếng dần được viết bằng Hiragana, nó dần được chấp nhận rộng rãi hơn và được sử dụng đến ngày nay. Ngày xưa, tất cả các âm thanh đều có nhiều hơn một Hiragana. Vào năm 1900, hệ thống chữ này đã được tinh giản lại sao cho mỗi âm chỉ có một Hiragana. 3432
- Hình 1: Bảng chữ Hiragana và chữ Manyogana tương đương 1.2.2 CHỮ KATAKANA Katakana được các nhà sư Phật giao phát triển dựa theo các phần của những ký tự Man'yōgana, và được dùng như một dạng tốc ký để tiện cho việc ghi chép vào khoảng những năm 800 sau Công nguyên. Trong một số trường hợp, một ký tự Man'yōgana này cho ra đời một kí tự Hiragana mà ta thấy ngày này, tuy nhiên cũng cùng âm tiết đó nhưng một ký tự Katakana tương đương lại có nguồn gốc từ một ký tự Man'yōgana khác; ví dụ như ký tự Hiragana “る” có nguồn gốc từ Manyogana “留”, trong khi ký tự Katakana “ル” lại bắt nguồn từ Man'yōgana “流”. 2. ỨNG DỤNG CỦA CHỮ KANJI TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT Tuy không khả dụng trong phương diện khẩu ngữ, tức là trong ngôn ngữ nói, tuy nhiên với tính chất là một ngôn ngữ mang tính chất chắp vá, ghép câu linh hoạt nên một đơn vị câu trong tiếng Nhật có thể chở nên rất dài, vì thế khi ghi chép lại bằng các bảng chữ tượng âm như Katakana và Hiragana thì sẽ rất dài và khó đọc. Thêm vào đó tiếng Nhật tồn tại rất nhiều từ đồng âm, do đó nên khi viết bằng 2 bảng chữ biểu âm thì sẽ vô cùng khó để hiểu nội dung và phải phụ thuộc rất lớn vào việc người đọc có hiểu được ngữ cảnh của câu hay không, chính vì thế sử dụng Kanji để biểu ý, thu gọn chữ là vô cùng cần thiết. Mặt khác khi xem xét về mặt chức năng ngữ pháp cách và phân tích cấu trúc cú pháp của một câu thì Kanji てんき thường được dùng để viết danh từ (ví dụ như 天気: thời tiết) và đánh dấu phần phụ tố đối với động từ và tính 3433
- あつ はたら từ (hay còn gọi là căn tố hay chính tố như tính từ (暑 い: nóng….), các động từ ( 働 く: làm việc….) là những thành phần không biến đổi. Bên cạnh đó, một số từ tuy có Kanji nhưng khi được sử dụng như một cấu trúc ngữ pháp thì sẽ được viết ở す dạng Hiragana như “ところで hơn là 所で” hoặc được sử dụng dưới dạng là thành phần ngữ pháp như từ 為 る. Và ngoài ra có một quy tắc chung đó là các từ thuộc dạng là động từ phụ đằng đuôi thì thường không sử dụng Kanji như ~てくる chứ ít khi là ~て来る và ~ておく chứ ít khi viết là ~て置く. Chính nhờ việc sử dụng song song 3 bảng chữ cái mà các văn bản tiếng Nhật đã trở nên vô cùng thuận tiện cho người đọc khi dễ dàng phân định được các thành phần trong câu. Và đây chính là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho tầm quan trọng của Kanji trong tiếng Nhật khi nó vừa đóng vai trò là tiền thân của các bảng chữ song thành vừa là một thành phần tối quan trọng trong hệ thống chữ viết Nhật Bản. 3. LỢI ÍCH VÀ CẢN TRỞ CỦA KANJI TRONG XÃ HỘI NHẬT BẢN 3.1.LƯU GIỮ VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA NHẬT BẢN Hầu hết các nước hiện nay để dễ dàng phổ cập giáo dục thì đã đều cải cách chữ viết với mục tiêu là mặt chữ đơn giản, có thể nhanh chóng dạy chữ một cách dễ dàng, toàn dân biết chữ thì dân trí sẽ được cải thiện đồng đều. Có thể lấy ví dụ là nước Việt Nam ta sau khi đổi sang dùng bảng chữ Latinh thì tỉ lệ mù chữ đã giảm đi rõ rệt, hoặc như Hàn Quốc cũng đã có bảng chữ riêng của mình vậy tại sao người Nhật vẫn đang tiếp tục sử dụng Kanji. Nguyên nhân chính là nếu xét riêng trong khối văn hóa Đông Á, đảo quốc Nhật Bản có một vị trí địa chính trị được xem là khá hoàn hảo khi có biển bao bọc và không phải giáp với đất liền với các quốc gia nào, cũng vì thế mà không giống như Việt Nam và Hàn Quốc, phải chịu các áp lực về giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng ép của Trung Hoa qua nhiều thời kỳ, nhu cầu thay đổi chữ viết mà không chứa Hán tự cũng không cao như các nước trên. Ở Hàn Quốc thì sau khi đổi sang bảng chữ Hangul (một bảng chữ biểu âm sống với chữ Kana của tiếng Nhật) vào năm 1446, họ vẫn sử dụng các chữ Hán song song với bảng chữ Hangul trên, gọi chung là Hanja, tuy nhiên sau này vì các lí do chính trị nên họ đã và đang loại bỏ dần tần suất sử dụng của chữ Hán. Và do không bị ảnh hưởng quá nhiều từ ngoại bang nên Nhật Bản đã có thể dễ dàng phát triển rất nhiều về mặt văn hóa, chính vì thế mà chữ Hán, cùng với các phần khác của văn hóa Trung Hoa như Phật giáo, Đạo giáo, thiên văn học đã hòa quyện và ngấm sâu vào đời sống thường nhật của người dân nơi đây, cũng như được tự do phát triển những nét riêng về văn hóa của chính họ. Có thể nói người Nhật nhìn nhận Kanji với một góc nhìn trung lập hơn so với người Hàn Quốc và người Việt chúng ta. 3.2.GIÚP NGƯỜI HỌC PHÂN BIỆT VÀ HIỂU ĐƯỢC CHIỀU SÂU CỦA TỪ VỰNG 3434
- Kanji giúp ích rất nhiều cho người Nhật trong đời sống hàng ngày, chúng xuất hiện trong các bảng tin giúp truyền đạt đầy đủ thông tin một cách nhanh chóng, chúng có mặt ở trong hầu hết các văn bản của người Nhật. Nhưng ít ai biết được một lợi ích tuy nhỏ mà lớn khác chính là Kanji giúp tiết kiệm được rất nhiều tiền cho các nhà xuất bản hơn nếu phải dùng Hiragana. Lí do là vì Kanji tuy có độ phức tạp cao nên bắt buộc bộ khuôn in ấn phải có đủ tổ hợp của hầu hết các chữ Kanji thông dụng này, nhưng sẽ lại tiết kiệm được khoảng trống do một từ Hiragana sẽ chiếm hơn lên đến trung bình 1.75 vị trí so với một từ tương đương nếu được viết bằng Kanji, vậy một quyển sách trung bình 400 trang sẽ phải mất tận 600 trang nếu viết tất cả bằng Hiragana. 3.3.XÁC LẬP MỘT “NHẬT BẢN” TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI Nhật Bản là quốc gia giao thoa giữa Đông – Tây, được kết hợp và xây dựng lên bởi sự giao hòa của truyền thống và hiện đại. Tiếng Nhật đang ngày càng nhiều từ Katakana xuất hiện bởi lượng từ ngoại lai được du nhập ngày càng nhiều nhưng không bao giờ vị trí của Kanji mất đi. Một người Nhật trưởng thành nếu viết chỉ toàn Hiragana ở Nhật thì sẽ bị người khác xem là bất bình thường hoặc đấy là người ngoại quốc mới bắt đầu học tiếng Nhật. Bỏ qua khía cạnh đọc hiểu, một câu văn sẽ trở nên vô cùng bắt mắt nếu có các kí tự Kanji, một điều khác lạ mà trong các bảng chữ biểu âm như chữ Latinh sẽ không bao giờ thấy được. Có một điều thú vị là ngoài cách viết chữ theo hàng ngang và đọc từ trái sang phải quen thuộc thì người Nhật còn dùng song song một cách viết khác đó là viết chữ theo hàng dọc và đọc từ phải sang trái. Cách viết dọc này thường xuất hiện trong các sách, truyện của Nhật, và đây cũng là cách viết chữ thư pháp phổ biến. Và thật ra cách viết này cùng với chữ Kanji, đã theo người Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản từ hàng thế kỷ trước. Vào thời đấy chưa phát minh ra giấy, nên người ta ghép các thẻ tre lại thành một cuốn rồi sử dụng như một vật để ghi chép. Do có cấu tạo là một cuộn, nên khi mở ra đọc thì người đọc phần lớn có xu hướng là dùng tay trái đỡ phần nặng, tay phải thuận cầm một góc thẻ được cuộn, sau đó kéo ra từ từ, vì vậy nên hướng chữ xuất hiện sẽ là từ phải sang trái và nhờ viết chữ dọc từ trên xuống nên cả đoạn chữ đều nằm chung liên tiếp trong 1 thẻ. Do vậy nên cách viết này bấy giờ là tiện đọc nhất và dần trở thành thói quen trong cuộc sống sinh hoạt của người Nhật, dù cho đến khi sau này có sự xuất hiện của các loại giấy viết. 3.4. NHỮNG CẢN TRỞ CỦA KANJI Ngoài những ưu điểm kể trên, Kanji không phải là không có những bất lợi của nó. Điều đầu tiên mà ta dễ thấy nhất chính là việc có quá nhiều chữ Kanji, là chướng ngại lớn đối với những người đang bắt đầu học tiếng Nhật, cả với người ngoại quốc lẫn người Nhật bản địa. Nếu so sánh với Việt Nam ta thì hẳn để đọc tốt ngôn ngữ tiếng mẹ để của mình, một học sinh người Nhật sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức trên trường hơn vì trẻ em Nhật sẽ phải học Kanji trong 9 năm (6 năm sơ cấp và 3 năm trung cấp), còn đối với học sinh Việt Nam thì chỉ cần qua tiểu học là đa số các em đã đọc viết thành thạo. Đó là chưa kể những người bắt đầu học tiếng Nhật sẽ phải rất vất vả để vượt qua rào cản này, vì ta sẽ phải cần đến tận gần 2000 chữ Kanji để được coi là thông thạo ngôn ngữ của xứ sở hoa anh đào. 3435
- Kế đến là vì Kanji có rất nhiều nét nên việc in ấn trên giấy sẽ yêu cầu kỹ thuật in cao hơn rất nhiều. Còn trên các thiết bị điện tử thì vẫn chưa tìm ra được một phương án tối ưu nhất để ghi Kanji ngoài việc bạn phải kéo và tìm các từ mình muốn giữa vô số những từ đồng âm. Sự phức tạp này còn hạn chế đi sự phát triển của các ngành khoa học tại Nhật, cụ thể là việc sử dụng Kanji sẽ gây khó khăn trong việc đo lường, tính toán, do đó びょう các nhà khoa học tại đây sẽ thường dùng các đơn vị đo chuẩn quốc tế như m/s thay vì メートル/ 秒 vì sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Và một bất lợi nữa chính là do các chữ Kanji có quá nhiều cách đọc, vậy nên có một số trường hợp các từ quá ít gặp, người ta thường phải dùng các chữ Furigana để chú thích thì người đọc mới biết được cách đọc của từ đó cho dù họ đã có thể hiểu được ý nghĩa của nó trước đấy rồi. Ngoài ra cách đặt tên ghi bằng Kanji của người Nhật cũng gây ra nhiều khó khăn, vì cái tên là tài sản đắt giá nhất bậc nhất của mỗi người nên các bậc sinh thành xem việc đặt tên cho con là cách để gửi gắm niềm hy vọng vào đứa con của mình. Thông thường, tên của một người khi được viết bằng chữ Kanji sẽ mang nhiều ý nghĩa về những phẩm chất mà cha mẹ của họ đã đặt vào đó, và có thể là ước mơ của cha mẹ muốn con mình khi lớn lên sẽ trở thành người như thế nào. Tuy nhiên do có nhiều âm đọc và để tránh nhầm lẫn, sai sót thì người Nhật thường phải viết thêm các chữ Kana để chú thích tên mình để người khác có thể đọc được. Đây hầu như là điều tối quan trọng trong môi trường công sở vì thế thường mỗi người sẽ phải chuẩn bị một danh thiếp có tên theo “Kanji chuẩn” của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Japanese Language and Literature. (Motoko Ezaki 2010) [1] [2] On the History, Use, and Structure of Japanese Kanji (Joseph F. Kess 2005) [2] [3] The role of kanji knowledge transfer in acquisition of Japanese as a foreign language (Sachiko Matsunaga 1996) [3] 3436
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn