intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của mạng xã hội trong truyền thông tuyển sinh của các trường đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của mạng xã hội trong truyền thông tuyển sinh của các trường đại học" tổng quan lại các nghiên cứu trước đây về các kênh thông tin tuyển sinh truyền thống của các trường đại học, vai trò của mạng xã hội đối với quá trình lựa chọn đại học của sinh viên tiềm năng và vai trò của mạng xã hội đối với truyền thông tuyển sinh của các trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của mạng xã hội trong truyền thông tuyển sinh của các trường đại học

  1. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 60. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. Nguyễn Thanh Bình* ThS. Phạm Đức Minh* ThS. Phạm Trương Ngọc Sơn* Tóm tắt Truyền thông tuyển sinh là một khâu quan trọng trong quá trình tuyển sinh của các trường đại học. Trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh ngày càng tăng cao, các trường đại học đều nỗ lực tìm ra các cách thức, các kênh truyền thông hiệu quả để tối đa hóa khả năng tiếp cận sinh viên tiềm năng trong điều kiện nguồn lực cho phép. Các kênh thông tin truyền thống thường được sử dụng trong chiến lược truyền thông tuyển sinh của các trường bao gồm: tài liệu in, phụ huynh của sinh viên tiềm năng, cố vấn tại các trường THPT, các chuyến thăm trường đại học và các mối liên hệ cá nhân của sinh viên tiềm năng, các website. Với sự phát triển của Internet, viễn thông và mạng xã hội, các mạng xã hội ngày càng trở thành một kênh thông tin tham khảo quan trọng trong quá trình lựa chọn trường đại học của sinh viên tiềm năng, qua đó cũng trở thành một công cụ hữu ích đáng được quan tâm trong chiến lược tuyển sinh của các trường đại học. Bài viết này tổng quan lại các nghiên cứu trước đây về các kênh thông tin tuyển sinh truyền thống của các trường đại học, vai trò của mạng xã hội đối với quá trình lựa chọn đại học của sinh viên tiềm năng và vai trò của mạng xã hội đối với truyền thông tuyển sinh của các trường đại học. Từ khóa: Tuyển sinh; truyền thông; mạng xã hội 1. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Sự thay đổi trong “thị trường” khi bên cung tăng do các trường đại học thành lập mới, bên cầu giảm do học sinh có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn ngoài học đại học (du học, học nghề, đi làm…) đã tạo nên sự cạnh tranh cao không chỉ đối với thí sinh mà đối với chính các trường đại học. Do đó, các trường đại học ngày càng chú tâm hơn vào những cách thức truyền thông, tư vấn tuyển sinh hiệu quả để thu hút sinh viên. Các trường đại học không chỉ đặt mục tiêu tuyển đủ chỉ tiêu mà còn đặt mục tiêu tuyển được những sinh viên có năng lực, chất lượng cao hoặc tuyển * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 529
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA được sinh viên quốc tế, đáp ứng được yêu cầu đầu vào chất lượng… Từ những thách thức và mục tiêu đặt ra, các trường đại học cần tập trung nguồn lực cũng như nghiên cứu đưa ra những chiến dịch truyền thống, tư vấn tuyển sinh để có thể triển khai đúng hướng và đạt hiệu quả cao trong công tác tuyển sinh. Các nội dung thường được các trường đại học truyền thông phục vụ tư vấn tuyển sinh: cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, phương thức tuyển sinh, hoạt động của sinh viên… Bên cạnh đó, thông tin về định hướng nghề nghiệp cũng được chú trọng vì các trường đại học luôn mong muốn thu hút những sinh viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng ngay từ đầu để tránh tình trạng thiếu hiểu biết về ngành nghề lựa chọn dẫn đến lãng phí trong quá trình đào tạo. Các trường đại học sử dụng nhiều phương thức truyền thông khác nhau để tiếp cận sinh viên tiềm năng. Các kênh truyền thống được sử dụng từ trước tới nay: các tài liệu in (tờ rơi, sách thông tin), thăm quan/tư vấn trực tiếp tại các trường đại học hoặc trường THPT thông qua các sự kiện như: Ngày hội tuyển sinh - hướng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình), truyền miệng (bạn bè, sinh viên khóa trên, cha mẹ, thầy cô tại trường THPT…), website của trường hoặc của bên thứ ba, email… Trong những năm gần đây, một phương thức truyền thông mới được các trường đại học sử dụng ngày càng nhiều hơn là công cụ mạng xã hội. Một số nguồn thông tin truyền thống đã được chứng minh là hữu ích và hiệu quả đối với các trường trong công tác tuyển sinh. 1.1. Tài liệu in Các trường đại học thường phát hành rất nhiều các loại tài liệu in khác nhau phục vụ cho công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các loại ấn phẩm này (Abrahamson và Hossler, 1990). Các mục tiêu chính của các ấn phẩm gồm: tăng cường sự tiếp xúc với sinh viên, quảng bá tên tuổi của trường đại học, thúc đẩy sinh viên tìm hiểu về trường và nộp đơn đăng ký. Trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh ngày càng cao giữa các trường đại học và sự giới hạn của các nguồn lực, các trường cần cân nhắc kỹ cho việc đầu tư vào các ấn phẩm in để có được lợi ích tối đa có thể trên chi phí tuyển sinh, truyền tải thông điệp chính xác hơn và tăng khả năng tuyển sinh. Phương pháp tiếp cận thị trường đối với tuyển sinh đại học cho rằng, các trường có thể quảng bá hình ảnh thông qua các tài liệu tuyển sinh và từ đó tạo ra ảnh hưởng mong muốn đối với nhóm sinh viên mục tiêu. Theo Sevier (1990), các ấn phẩm tuyển sinh được sinh viên tiềm năng đánh giá là nguồn thông tin quan trọng nhất về trường đại học, chỉ xếp sau phụ huynh và sinh viên hiện tại của các đại học. 1.2. Phụ huynh Các cuộc điều tra về việc chọn trường đại học của sinh viên tiềm năng đã chỉ ra rằng, mức độ khuyến khích và hỗ trợ của cha mẹ đối với giáo dục sau trung học có liên quan đến khả năng đi học đại học (Hossler, Braxton và Coopersmith, 1989). Litten, Sullivan và Brodigan (1983) đã minh họa sự phát triển nhận thức và sở thích của sinh viên tiềm năng song song với sự phát triển của cha mẹ. Tillery (1973) đã phát hiện ra rằng, nhiều sinh viên tiềm năng coi cha mẹ là những nhà tư vấn hữu ích nhất trong quá trình chọn trường đại học. Theo Chapman (1981), cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn đại học. Grossman (1991) nhận thấy phụ huynh là nguồn thông tin tham khảo có ảnh hưởng quan trọng trong việc giúp sinh viên tiềm năng xác định trường đại học sẽ nộp đơn. Sinh viên tiềm năng bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của cha mẹ liên quan 530
  3. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ đến trải nghiệm đại học, và do đó, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình lựa chọn đại học (Saunders, 1990; Dunn, 1993). Kỳ vọng của họ là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm: “chi phí đi học cao, vai trò thay đổi của giáo dục đại học trong xã hội, và sự quan tâm của họ đối với sinh viên khi còn nhỏ hơn là người lớn” (Scott và Daniel, 2001). 1.3. Cố vấn tại trường trung học phổ thông Grossman (1992) nhận xét, các cố vấn hướng dẫn ở trường trung học là những nguồn thông tin khách quan. Sinh viên tiềm năng và phụ huynh phụ thuộc vào cố vấn hướng dẫn để hành động như một người tiêu dùng trong quá trình quyết định học đại học. Lời khuyên từ cố vấn có vai trò quan trọng như là một trong những biện pháp can thiệp sớm nhất bên ngoài gia đình sinh viên tiềm năng. Các cố vấn học đường có thể cung cấp lời khuyên đại học trong một mối quan hệ toàn diện và lâu dài hơn với sinh viên tiềm năng hơn là những cán bộ tuyển sinh của trường đại học (Chapman, O’Brien, và Demasi, 1987). Gonzalez, Stoner, và Jovel (2003) cũng mô tả tầm quan trọng của cố vấn trung học nói riêng và môi trường trung học nói chung trong việc mở rộng cả nhận thức và cơ hội thực tế cho đại học. 1.4. Liên hệ cá nhân và các chuyến thăm trường đại học Sinh viên có thể hoài nghi về các ấn phẩm của trường đại học nhưng có thái độ tích cực về các cuộc gặp gỡ cá nhân và liên hệ qua điện thoại của các trường đại học (Gallagher, 1992). Sinh viên hiện tại và cựu sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức của sinh viên tương lai về một cơ sở giáo dục (Martin và Moore, 1991). Các ấn phẩm của trường đại học, tuyển sinh theo cách cá nhân hóa và thăm trường là những nguồn thông tin quan trọng trong quá trình ra quyết định chọn trường (Wanat và Bowles, 1992). Các chuyến thăm trường được xem là nguồn thông tin hữu ích nhất để đưa ra quyết định (Quỹ Carnegie, 1986) và là hoạt động tuyển sinh hiệu quả nhất của các cán bộ tuyển sinh đại học và cố vấn trung học (Chapman, 1981). Dunn (1993) nhận thấy các cuộc tiếp xúc cá nhân và những chuyến thăm không chính thức đến khuôn viên trường là những nguồn thông tin chính của những người trả lời khảo sát. Theo Dunn, “các sinh viên đánh giá cao việc có thể nói chuyện trực tiếp với những người có liên quan và không được tuyển dụng bởi hoặc đang theo học tại trường đại học và đặt các câu hỏi về các trường so với việc đọc các tài liệu quảng cáo rất hoa mỹ”. Tiếp xúc cá nhân, theo Dunn, “có ý nghĩa hơn cả thư từ và tài liệu quảng cáo, ngay cả đối với những người cũng đánh giá cao và đọc các tài liệu và thư từ”. Washburn và Petroshius (2004) ủng hộ tầm quan trọng của việc quảng bá tuyển sinh thông qua chương trình tham quan khuôn viên trường. Họ cho rằng, chuyến tham quan khuôn viên trường có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ảnh hưởng đến việc lựa chọn đại học của sinh viên. 1.5. Các website Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các trang web của trường đại học là nguồn thông tin chính cho những sinh viên đang chọn trường đại học. Trang web của trường đại học thường là trải nghiệm giao tiếp đầu tiên mà đa số sinh viên có được với một trường đại học hoặc đại học (Martin, 2006). Nghiên cứu của LeFauve’s (2001) đã chỉ ra các trang web thường được sử dụng sớm nhất như một nguồn thông tin trong quá trình lựa chọn đại học để thu hẹp các lựa chọn (LeFauve, 2001). Theo Smith (2006), sinh viên thấy các trang web hữu ích nhất trong giai đoạn 531
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA tìm kiếm và nhận thấy các chuyến tham quan khuôn viên trường là nguồn thông tin hữu ích nhất trong giai đoạn lựa chọn. Ảnh hưởng của các trang web và Cổng thông tin điện tử không chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp cận đơn lẻ, mà còn mở rộng đến cách tiếp cận quảng bá của các trường đại học, thay đổi chúng trở nên có định hướng phục vụ (Strauss, 2002), ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phương pháp tiếp thị (Callahan, 2005), phát triển từ mức độ chỉ cung cấp thông tin đơn thuần sang định hướng tập trung nhiều hơn vào khách hàng và thị trường (Astani, 2003; McCredie, 2002). Kết quả là các trang web của trường đại học đã trở nên “quốc tế hóa”, trở thành một công cụ để tiếp cận với sinh viên quốc tế và là một nguồn cung cấp thông tin về các cơ hội giáo dục (Adams, Banks, 2002). 2. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Các trang web của trường đại học có thể tạo cơ sở cho một môi trường hấp dẫn người dùng (Weiss, 2008) và mạng xã hội là một phần mở rộng lý tưởng cho các hoạt động marketing dựa trên mối quan hệ do tính chất hợp tác và tương tác của chúng. Các trường đại học ở Mỹ ngày càng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một phần của các chương trình marketing của họ (Barnes và Mattson, 2009). Barn và Mattson (2009) tiến hành khảo sát qua điện thoại với gần 1.000 cán bộ tuyển sinh qua các năm 2007 và năm 2008 đã kết luận rằng, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của các cán bộ tuyển sinh cho mục đích tuyển sinh đang gia tăng. 89% cán bộ tuyển sinh nói rằng, phương tiện truyền thông xã hội có phần quan trọng đối với chiến lược tuyển sinh của họ trong tương lai. Các công cụ được sử dụng bao gồm blog, video-blog và các trang web mạng xã hội. Báo cáo của PBP (2010) cho rằng, Facebook và Twitter có thể là những công cụ hiệu quả để tiếp thị giáo dục đại học. Facebook cung cấp nhiều khả năng ứng dụng hơn Twitter thông qua các tính năng “trang người hâm mộ” và “nhóm”. Các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất được sử dụng là Facebook, Twitter, LinkedIn. Phương thức ưu tiên trên mạng xã hội để tuyển sinh viên quốc tế so với các sự kiện trực tiếp (Merril, 2010). Theo Cappex.com (2010), việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đang gia tăng. Facebook, Twitter và YouTube là những công cụ phổ biến nhất. Các phương pháp tuyển sinh truyền thống, chẳng hạn như hội chợ, vẫn còn phổ biến. Sự xuất hiện và tham gia của các trường đại học trên mạng xã hội là cần thiết. Theo Barn và Mattson (2010), các tổ chức giáo dục đại học vượt qua các công ty trong danh sách Fortune 500 về việc áp dụng blog. Các cán bộ tuyển sinh đang sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu và tuyển sinh. Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của các cán bộ tuyển sinh để tiếp thị tổ chức của họ đang tăng lên: 83% quen thuộc với các trang mạng xã hội; 95% sử dụng ít nhất một hình thức truyền thông xã hội; 91% cho rằng, mạng xã hội “phần nào quan trọng” đối với chiến lược tuyển dụng trong tương lai của họ. Theo Choudaha (2013), các nhà quản trị đại học phải có khả năng cân nhắc rủi ro và cơ hội liên quan đến việc sử dụng và triển khai các phương tiện truyền thông xã hội như một phần của quá trình marketing và tuyển sinh của họ. Những người thực hiện cần biết lý do tại sao cần phải tích hợp phương tiện truyền thông xã hội vào các quy trình của họ và liệu chương trình mới được đề xuất đã được thực hiện trong quá khứ hay chưa. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hội đồng Anh (2011), các cơ sở giáo dục đại học muốn tuyển sinh viên quốc tế phải có khả năng điều chỉnh phương tiện truyền 532
  5. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ thông xã hội một cách hiệu quả cho các chiến dịch và chiến lược tiếp thị và tuyển sinh của họ. Sự hiện diện ngày càng tăng của công nghệ Internet và các thiết bị thông minh như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị duyệt web và máy tính, cũng như việc sử dụng ngày càng nhiều phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi đáng kể cách hàng triệu sinh viên quyết định nơi học tập. Các trường đại học và đại học muốn tuyển thêm sinh viên cần phải đảm bảo hiệu quả về nguồn lực và hiệu quả về chi phí, đặc biệt là hiện nay hầu hết các trường này đều phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và ngân sách ngày càng giảm. Một số cơ sở giáo dục đại học vẫn sử dụng các trung gian như các đại lý được ủy quyền để quảng bá trường và thương hiệu của họ, trong khi một số trường đại học hiện đã nhìn thấy cơ hội để “chia sẻ ngay lập tức” thông qua phương tiện truyền thông xã hội, công cụ giúp cung cấp giao diện đáng tin cậy và hiệu quả không thể tranh cãi với sinh viên tiềm năng (Choudaha, 2013). Một số nhược điểm của các kế hoạch tuyển sinh truyền thống như: hội chợ trong khuôn viên trường và triển lãm giáo dục bao gồm hạn chế về ngân sách, thiếu nguồn lực, tốn thời gian và chúng đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị. Để tuyển sinh viên quốc tế, các trường đại học và đại học lớn cần thuê các đại diện được ủy quyền đi đến các nước đầu mối hoặc tiến hành các cuộc triển lãm và hội chợ của trường đại học ở nước ngoài. Cả hai kênh tuyển sinh đều đòi hỏi nhiều ngân sách, tiền bạc, thời gian và kế hoạch. Theo Phang (2013), các khoa khác nhau của trường đại học cũng có thể tham gia vào các nỗ lực tiếp thị trực tuyến để tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn và đảm bảo một chiến dịch tuyển sinh thành công. Trong số các bộ phận quan trọng của trường đại học có thể được trao quyền hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ tuyển sinh bao gồm: văn phòng tuyển sinh, bộ phận truyền thông, văn phòng cựu sinh viên, cơ quan sinh viên, văn phòng hỗ trợ tư vấn tiếp cận đại học… Phang (2013) xác định các công cụ giao tiếp được các khoa và văn phòng hỗ trợ tư vấn tiếp cận đại học này sử dụng là các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter và MySpace, quảng cáo Google, blog ảnh, email, phim, bản tin và các cổng thông tin giáo dục trực tuyến và trang web của trường đại học. Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (2021) so sánh sự thay đổi trong việc sử dụng mạng xã hội, cụ thể là các video trên mạng xã hội facebook, như là công cụ truyền thông, tư vấn tuyển sinh quan trọng của 29 trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội trong hai năm 2019 và năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng và chất lượng video tư vấn tuyển sinh qua hai năm. Nghiên cứu cũng cho thấy biến động về số lượng video, thời lượng video, chỉ tiêu tuyển sinh có tác động lên số lượt xem video tư vấn tuyển sinh trên mạng xã hội của các trường đại học. Việc sử dụng toàn diện các phương tiện truyền thông xã hội trong tuyển dụng sinh viên không có nghĩa là các kênh và chiến lược truyền thông và tiếp thị truyền thống nên bị bỏ qua. Các công cụ tiếp thị và tuyển dụng truyền thống có thể được sử dụng để bổ sung cho chiến dịch truyền thông xã hội tổng thể. Ví dụ, trong nỗ lực thu hút sinh viên Thụy Điển và châu Âu, các trường đại học toàn cầu đã sử dụng các phương pháp tuyển dụng truyền thống, ngoại tuyến (Phang, 2013) bao gồm các tài liệu in được phân phối trong các hội chợ và triển lãm quốc tế và địa phương, sử dụng đại sứ để quảng bá trường đại học cho sinh viên quốc tế, các chương trình giảng dạy và diễn đàn, liên kết học thuật và hợp tác. Khái niệm về hiệu quả của mạng xã hội trong việc tuyển dụng 533
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA sinh viên có thể phụ thuộc vào cách các cơ sở giáo dục đại học nhìn nhận việc sử dụng mạng xã hội và mối quan hệ của nó với các chiến lược và kỹ thuật tiếp thị của họ. Để giữ và mở rộng thị phần của mình, nhiều quốc gia đã thực hiện các cải cách về thị thực và nhập cư, đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học của họ cập nhật các chiến lược và giải pháp tuyển dụng bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. 3. VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN TIỀM NĂNG Sinh viên tại các trường cao đẳng và đại học thường được coi là các công dân kỹ thuật số, nghĩa là họ đã dành cả đời trong môi trường giao tiếp kỹ thuật số (Thompson, 2007). Họ cũng được mệnh danh là “Thế hệ Mạng xã hội” (Joly, 2007), do tham gia vào các cộng đồng truyền thông xã hội tương tác. Các thống kê khác liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên cho thấy rằng, họ thường xuyên tham gia vào các hoạt động mạng xã hội (Schroeder và Greenbowe, 2009). Sinh viên ngày càng đăng ký vào các trường đại học với kỳ vọng rằng, các công nghệ truyền thông xã hội sẽ và nên được sử dụng để thu hút họ vào các trải nghiệm giáo dục. Khi được hỏi về các loại công nghệ truyền thông xã hội cụ thể, 72% sinh viên đại học tương lai nói rằng, họ sẽ quan tâm đến việc nhắn tin nhanh với cán bộ tư vấn tuyển sinh, 64% quan tâm đến việc đọc các blog do các giảng viên viết, và 63% quan tâm đến việc đọc trực tuyến hồ sơ hoặc blog được viết bởi các sinh viên hiện tại tại trường (Junco và Cole-Avent, 2008). Sinh viên quốc tế chuyển sang mạng xã hội để xem nội dung trực tuyến sẽ giúp họ quyết định trường đại học hoặc đại học nào phù hợp với mình (Morris, 2012). Vì vậy, sinh viên tiềm năng quan tâm nhiều hơn đến các thông tin cơ bản, chẳng hạn như cách đăng ký, số tiền học phí, thành tích của trường đại học và cách nhận được học bổng. Báo cáo Tuyển sinh xã hội năm 2012 cho thấy, khoảng 2/3 sinh viên tiềm năng trung học truy cập các trang mạng xã hội để tìm các trường đại học và thông tin tuyển sinh (Slideshare, 2012). Nghiên cứu này, khảo sát hơn 7.000 sinh viên cũng cho thấy rằng, 72% sinh viên đại học tiềm năng đã nhận được thông tin về các trường đại học tương lai của họ thông qua các trang web truyền thông xã hội, trong khi 71% đã thực hiện các khảo sát của họ thông qua các thiết bị di động. Trong số các trang mạng xã hội, Facebook vẫn được sử dụng phổ biến nhất, 88% đã sử dụng Facebook để tìm kiếm các trường đại học tương lai của họ. Ngoài ra, 53% sinh viên tiềm năng trung học được hỏi đã truy cập các trang mạng xã hội nhiều lần trong ngày. YouTube và Twitter là các trang web truyền thông xã hội được sử dụng nhiều thứ hai và thứ ba, trong khi các trang truyền thông xã hội khác theo sau rất xa. “Giá trị” mà sinh viên thu được khi sử dụng mạng xã hội là các cuộc trò chuyện đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của họ. Các cuộc trò chuyện chủ yếu là với bạn bè và với các sinh viên đã đăng ký vào trường đại học. Nghiên cứu của Levitz (2012) đã khảo sát hơn 2.000 sinh viên tiềm năng chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông về việc sử dụng mạng xã hội, sử dụng điện thoại di động và kỳ vọng vào đại học. Báo cáo cho thấy, hơn 50% sinh viên tiềm năng được khảo sát cho biết, mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định ở trường đại học của họ. Trong báo cáo, sinh viên đã xếp hạng nội dung truyền thông xã hội và thông tin mà họ đánh giá cao nhất là thông tin học thuật (chương trình, khóa học, hoạt động), hỗ trợ tài chính/học phí, quy trình nhập học, thăm trường, cuộc sống trong khuôn viên trường (cơ sở vật chất, môi trường…) và các chương trình thể thao. 534
  7. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Báo cáo cũng tiết lộ rằng, 55% người được hỏi gặp khó khăn khi sử dụng các trang web để tìm kiếm các trường đại học tương lai, trong khi 52% cho biết họ đã xem các trang web của trường đại học bằng thiết bị di động, ít nhất 20% cho biết họ có được thông tin cần thiết thông qua thiết bị máy tính bảng (Levitz, 2012). Khi nói đến việc sử dụng trang Facebook, hầu hết những người được hỏi thích trang của một trường đại học đều mong đợi tìm thấy thông tin về các sự kiện và thời hạn nhập học, thông tin về các khóa học và chương trình học, cập nhật nguồn cung cấp tin tức, nội dung liên quan không có ở nơi khác, giao diện tương tác với quản trị viên, thông tin liên hệ nhập học của trường, video và ảnh của trường đại học, giao diện tương tác với những người khác đã thích trang và thông tin liên quan khác phù hợp với hồ sơ của người dùng (Morris, 2012). 4. KẾT LUẬN Mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông tuyển sinh của các trường đại học. Bên cạnh các kênh truyền thống như: ấn phẩm in, phụ huynh, cố vấn tại trường THPT, các chuyến thăm trường, các trường đại học đang dành những sự đầu tư ngày càng lớn cho các kênh mạng xã hội. Mạng xã hội với các thuộc tính vượt trội so với các công cụ khác nhờ khả năng tương tác đa phương tiện, kết nối các cộng đồng cũng đang được các sinh viên tiềm năng sử dụng như một kênh quan trọng trong quá trình tìm kiếm thông tin, đưa ra quyết định lựa chọn trường đại học. Sinh viên tiềm năng sử dụng mạng xã hội theo nhiều cách khác nhau, khai thác nhiều nội dung khác nhau trong quá trình tìm kiếm thông tin tuyển sinh. Facebook là mạng xã hội được các trường đại học và sinh viên tiềm năng sử dụng sử dụng phổ biến nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abraham, T.D., Hossler, D. (1990), Applying marketing strategies in student recruiment. In D. Hossler., & J. Bean (Eds.), “The strategic manaegement of college enrollments”, pp.100 - 118. San Francisco: Jossey-Bass Publishers. 2. Adams, T., Banks, M., Olsen, A. (2002), e-Commerce in international student recruitment: Three years of virtual marketing by four Australian universities, Paper for the 16th Australian International Education Conference, Hobart, Oct. 2002. 3. Astani M. (2003), “An empirical study of the effectiveness of universities’ Web Sites,” Issues in Information Systems, Vol. 1, 2003, pp. 14 - 20. 4. British Council (2011), British council urges universities to go the extra mile to attract more international students. Truy cập 12 tháng 4 năm 2013 tại http://www.britishcouncil.org/ press/british-council-universities-attractinternational-students. 5. Callahan, E. (2005), Cultural similarities and differences in the design of university websites. Journal of Computer-Mediated Communication, 11(1), article 12. http://jcmc.indiana.edu/ vol11/issue1/callahan.htm. Accessed on May 6, 2006. 6. Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching (1986, January/February), How do students choose a college? Change, 18, pp. 29 - 32. 535
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 7. Chapman, D. W. (1981), A model of student college choice. Journal of Higher Education, 52, pp. 490 - 505. 8. Chapman, D. W., O’Brien, c. J., & DeMasi, J. E. (1987), The effectiveness of the public- school counselor in college advising. The Journal of College Admission. 115, pp. 11-18. 9. Choudaha, R. & Chang, L. (2012), Trends in International Student Mobility. 10. Dunn, S. (1993), Expectations and perceptions of a specific multi-purpose state university by incoming first-year college students. Luận văn thạc sĩ, The Ohio State University, Columbus. 11. Gallagher, v. (1992), Ethical considerations in college admissions practices: A proposal for dialogic involvement. The Journal of College Admission. 137, pp. 8 - 12. 12. Gonzalez, K. P., Stoner, C., & Jovel, J. E. (2003), Examining the role of social capital in access to college for Latinas: Toward a college opportunity framework. Journal of Hispanic Higher Education, 2(1), pp. 146 - 170. 13. Grossman, R. J. (1991). How high school college advisors iew the student recruitment process. The Journal of College Admission, 132, pp. 26 - 29. 14. Grossman, R. J. (1992), Guidance counselors offer insights nto the college admission process. The Journal of College Admission, 134, pp. 16 - 20. 15. Hossler, D., Braxton, J., & Coopersmith, G. (1989), Understanding student college choice. In J.C.Smart (Ed.), Higher Education: Handbook of theory and research, Vol 5, pp. 231 - 288). New York: Agathon Press. 16. Joly, K. (2007, April), Facebook, MySpace, and co: IHEs ponder whether or not to embrace social networking sites. University Business, 10(4), pp. 71 - 72. 17. Junco, R., & Cole-Avent, G. A. (2008), An introduction to technologies commonly used by college students. New Directions for Student Services,2008(124), pp. 3 - 17. 18. LeFauve, L. M. (2001), The place of the web in college choice: Information or persuasion? AIR 2001 Annual Forum Paper. Presented at the Annual Meeting of the Association for Institutional Research, 41st, Long Beach, CA, June 3 - 6, 2001. 19. Levitz, N. (2012), 2012 E-Expectations Report. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013 tại https://www.noellevitz.com/papers-research-higher-education/2012/2012-eexpectations- 20. Litten, L. H., Sullivan, D. & Brodigan, D. (1983), Applying market research in college admissions. New York: The College Board. 21. Martin, J. , & Moore, T. (1991), Problem analysis: Application in developing marketing strategies for colleges. College and University, 66 (3), pp. 233 - 240. 22. Martin, T. J. (2006), Information processing and college choice: An examination of recruitment information on higher education web sites using the heuristic-systematic model. (Doctoral dissertation, The Florida State University, 2006). Dissertation Abstracts International, 67/04. (AAT 3216515). 536
  9. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 23. Morris, T. (2012), How Higher Ed can Master Student Recruitment on Social Media. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013 tại http://www.customerthink.com/blog/how_higher_ed_can_ master_student_recruitment_on_social_media 24. Nguyễn Thanh Bình (2021), “The role of social networks in enrollment strategy of universities in Vietnam”, Journal of Science, Vinh University, Vol 50-2B/2021, Pages: 22- 31. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021 tại https://vinhuni.edu.vn/DATA/0/upload/618/ documents/2021/10/2sh412020_nguyen_thanh_binh_2231.pdf 25. Phang, S. L. (2013), Factors Influencing International Students’ Study Destination Decision Abroad. Truy cập 13 tháng 4 2013 tại https://gupea.ub.gu.se/bitstream/2077/32136/1/ gupea_2077_32136_1.pdf 26. Saunders, N. F. (1990), Understanding seniors’ college choices. The Journal of College Admission, 127, pp. 2 - 8. 27. Schroeder, J., & Greenbowe, T. (2009), The chemistry of Facebook: Using social networking to create an online community for the organic chemistry laboratory. Innovate, 54. Online Educ, 5(4). 28. Scott, B. R., & Daniel, B. V. (2001), Why parents of undergraduates matter to higher education. New Directions for Student Services, 94, pp. 83 - 89. 29. Sevier, R.A. (1990), Marketing college publications for today’s students. The Journal of College Admission, 126, pp. 23 - 28. 30. Slideshare (2012), 2012 Social Admissions Report. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013 tại http:// www.slideshare.net/inigral/2012-social-admissions-report 31. Smith, S. P. (2006), An exploration of the perceived usefulness of admissions advisors, guidance counselors, family, friends, websites, campus tours, and print publications during the search and choice phases of the college selection process (Doctoral dissertation, State University of New York at Buffalo, 2006). 32. Strauss, J. & Frost, R. (2001), E-marketing. New Jersey: Prentice Hall. 33. Thompson, J. (2007), Is Education 1.0 ready for Web 2.0 students? Innovate Journal of Online Education, 3(4), 6. 34. Tillery, D. (1973), Distribution and differentiation of youth: A study of transition from school to college. Cambridge, MA: Ballenger Publishing Co. 35. Wanat, C. L. , & Bowles, B. D. (1992), College choice and recruitment of academically talented high school students. The Journal of College Admission. 136, pp. 23 - 28. 36. Washburn, J. H., & Petroshius, S. M. (2004), A collaborative effort at marketing the university: Detailing a student-centered approach. Journal of Education for Business, 80(1), pp. 35 - 40. 37. Weiss, M. (2008), Results-Based Interaction Design. Educause Quarterly, 31(4), pp. 42 - 49. 537
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2