intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của một số thảo dược trong phòng và điều trị Salmonella spp. trên chó

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của một số thảo dược trong phòng và điều trị Salmonella spp. trên chó" các dịch chiết, cao chiết từ thảo dược như Ổi, Lược vàng, Cỏ mực có chứa nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên như tanin, phenol, flavonoid, saponin,... có tác dụng kháng khuẩn cao đối với nhiều chủng vi khuẩn trong đó có Salmonella. Hứa hẹn trong tương lai có thể ứng dụng các thảo dược này vào phòng và điều trị Salmonella ở chó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của một số thảo dược trong phòng và điều trị Salmonella spp. trên chó

  1. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ Salmonella spp. TRÊN CHÓ Trương Minh Lộc*, Đỗ Ngọc Tố Duyên, Phạm Lương Thục Nhi, Huỳnh Thị Tranh Trà, Lê Hoàng Long Khoa Thú y - Chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan, TS. Trịnh Thị Lan Anh TÓM TẮT Nhu cầu sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh ở chó ngày càng tăng dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh đáng báo động. Chính vì vậy, các vi khuẩn gây bệnh ngày càng có độc lực mạnh, khả năng kháng kháng sinh ngày càng tăng. Salmonella ngày càng đề kháng kháng sinh (ĐKKS) dẫn đến việc thất bại trong điều trị bằng các kháng sinh thông thường như tetracycline, cefazolin, ampicillin và streptomycin. Salmonella ở chó thường gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa (tiêu chảy, viêm ruột,...) và có thể gây tử vong nếu chó bị nhiễm trùng huyết. Việc sử dụng thảo dược thay thế nhằm giảm tình trạng ĐKKS do Salmonella gây ra là một hướng đi tiềm năng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các dịch chiết, cao chiết từ thảo dược như Ổi, Lược vàng, Cỏ mực có chứa nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên như tanin, phenol, flavonoid, saponin,... có tác dụng kháng khuẩn cao đối với nhiều chủng vi khuẩn trong đó có Salmonella. Hứa hẹn trong tương lai có thể ứng dụng các thảo dược này vào phòng và điều trị Salmonella ở chó. Từ khóa: Cỏ mực, Lược vàng, Ổi, Salmonella, kháng sinh thảo dược 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Salmonella là vi khuẩn gram âm, có thể gây bệnh đường ruột và toàn thân ở nhiều loài, bao gồm cả chó. Mối quan hệ mật thiết giữa chó và chủ có khả năng làm tăng nguy cơ con người tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Sự phổ biến của Salmonella spp. ở chó chưa được hiểu đầy đủ vì chó có thể đóng vai trò là vật mang mầm bệnh không có triệu chứng và bài tiết vi khuẩn mà không cần chứng minh lâm sàng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi vật nuôi không có triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella, chúng vẫn có thể thải vi khuẩn Salmonella trong phân và nước bọt, sau đó lây lan vi khuẩn sang môi trường gia đình, người và các vật nuôi khác trong nhà (Weese, 2020). Khi động vật là vật nuôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella do tiếp xúc trực tiếp thấp, chiếm khoảng 1% mỗi năm. Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng vật nuôi khỏe mạnh có thể bài tiết vi khuẩn Salmonella không liên tục, vi khuẩn này có thể lây nhiễm cho các động vật khác và con người qua môi trường. Salmonella đã được tìm thấy ở chó cưng trên toàn thế giới; tuy nhiên, tỷ lệ lưu hành khác nhau giữa các khu vực (Weese, 2020). Hiện nay thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị cho động vật bị bệnh và sự kháng thuốc của mầm bệnh động vật có thể dẫn đến thất bại trong việc điều trị (Boeckel et al., 2017). Những điều đó thúc đẩy tìm ra các biện pháp thay thế hữu hiệu và lâu dài để thay thế việc sử dụng kháng sinh hiện nay (Bengtsson, 688
  2. 2014). Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển thảo dược bởi sự phong phú đa dạng về các loại thảo mộc tự nhiên cùng việc có truyền thống lâu đời trong việc tìm hiểu các loại thuốc dân gian, thuốc đông y. Hệ thực vật đa dạng và phong phú, hiện cả nước có khoảg 20.000 loài, trong đó có trên 10.000 loài cây thuốc (Bùi Thị Tho, 2009). Một số nghiên cứu về thảo dược điển hình như chiết xuất metanol từ lá và vỏ cây ổi có hoạt tính kháng khuẩn cao, ức chế vi khuẩn Bacillus và Salmonella (Naseer, 2018) hay nghiên cứu của Deepak và Hari (2021) đã sử dụng dịch chiết butanol và nước từ lá cỏ mực để chống lại Staphylococcus cholermidis, Salmonella Typhimurium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella flexneri và Escherichia coli. Tuy nhiên việc nghiên cứu và phát triển thảo dược còn hạn chế và chưa được quan tâm khi không có nhiều nghiên cứu đề cập về việc sử dụng thảo dược trên chó vì chó không là một động vật có giá trị kinh tế cao, việc thí nghiệm trên chó sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi về động vật và bị xã hội lên án. Nhưng cũng có vài nghiên cứu thảo dược thực nghiệm trên loài động vật khác hay các chủng vi khuẩn khác có kết quả thực nghiệm như chiết xuất cồn từ lá ổi cho thấy khả năng ức chế Salmonella enterica serotipo trong thức ăn chăn nuôi heo (Archundia, 2020) hay một nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của một số chất chiết xuất từ thực vật (dạng nước và 40% cồn) đối với vi khuẩn được tìm thấy trong khoang miệng của chó. Chủng S. aureus tiêu chuẩn và các chủng Streptococcus oralis và Streptococcus mitis phân lập nhạy cảm với chiết xuất từ tỏi (Allium sativum), "espinheira santa" (Maytenus ilicifolia) và lá ổi (Psidium guajava) (Menezes, 2004), đa phần các nghiên cứu chỉ dừng ở việc xác định thành phần hóa học hay là khả năng kháng khuẩn của thảo dược trên các chủng vi khuẩn. Dù còn nhiều hạn chế nhưng tiềm năng và vai trò của thảo dược là điều không thể phủ nhận cho việc phát triển các phương án phòng và điều trị bệnh trong tương lai của ngành thú y và chăn nuôi. 2. HIỆN TRẠNG NHIỄM SALMONELLA TRÊN CHÓ Vi khuẩn Salmonella được coi là một trong những bệnh lây truyền từ động vật sang thực phẩm quan trọng nhất. Do thú mang mầm bệnh thải vi khuẩn Salmonella trong phân và nước bọt, sau đó lây lan vi khuẩn sang môi trường gia đình, người và các vật nuôi khác trong nhà. Chất thải vật nuôi từ cả vật nuôi bị bệnh và khỏe mạnh đều có thể là nguồn lây nhiễm cho con người (Weese, 2020). Ước tính có khoảng 93,8 triệu ca viêm dạ dày ruột ở người và 155.000 ca tử vong do vi khuẩn Salmonella gây ra trên toàn thế giới hàng năm (Majowicz et al., 2010), trong đó có khoảng 80 triệu ca do thực phẩm gây ra. Người ta ước tính rằng khoảng 9% là do tiếp xúc trực tiếp với động vật. Nguồn lây nhiễm chính cho con người là các sản phẩm từ trứng, thịt và sản phẩm từ thịt bị nhiễm vi khuẩn. Trong đó chó là nguồn tiềm ẩn của bệnh nhiễm khuẩn Salmonella. Đặc biệt là chó con từ 2 – 4 tháng tuổi trở lên, nguồn thức ăn chủ yếu là do người cung cấp hoặc tự tìm từ môi trường, thì mức độ Salmonella có trong thức ăn rất cao, hệ thống tiêu hóa cũng chưa hoàn chình kèm theo đó là chúng ưa thích việc gặm, cắn đồ vật do yếu tố sinh lí thay đổi vì vậy đó cũng là một điều kiện cho việc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa. Một số trường hợp lẻ tẻ, có thể do tiếp xúc với vật nuôi nhưng thường không được điều tra kỹ hoặc báo cáo cho cơ quan y tế địa phương (Bataller, 2020). Tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella ước tính ở chó khỏe mạnh bình thường là 1 – 36% và rất nhiều type huyết thanh được xác định như Salmonella typhimurium và Salmonella anatum. Đã có báo cáo trường hợp nhiễm Salmonella trên chó kéo xe, chó săn xám và chó bảo vệ do ăn phải thịt sống bị nhiễm khuẩn (Finley, 2006) và do động vật được nuôi bằng thức ăn bổ sung protein thường bị nhiễm các serotype Salmonella, trong các phụ phẩm 689
  3. từ bột thịt, bột cá bị vấy nhiễm Salmonella. Trong một nghiên cứu, 28 con chó được chọn để xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella khi ăn thực phẩm thô. 18 con chó được ăn thực phẩm tươi sống và 12 con ăn thức ăn thương mại thì kết quả 16 con chó ăn chế độ ăn thô bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, 7 con thải vi khuẩn trong phân từ 1 đến 7 ngày sau khi ăn. Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ việc tiếp xúc với vật nuôi và chế độ ăn thô vẫn chưa được định lượng và đánh giá rủi ro nhưng chủ nuôi nên nhận thức rõ hơn về các rủi lo lây bệnh từ vật nuôi sang người mặc dù không xuất hiện triệu chứng ở chó (Finley, 2007). Theo Võ Quốc Cường (2010) tỷ lệ nhiễm Salmonella trên chó nuôi tại thành phố Buôn Mê Thuột có kết quả là: Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên chó nuôi tại thành phố Buôn Mê Thuột Lứa tuổi Số mẫu xét nghiệm Số mẫu Tỉ lệ nhiễm (+) (%) < 2th 76 39 51,32 2 – 4th 93 58 62,37 4 – 6 th 115 71 61,74 > 6 th 101 77 76,24 Tổng hợp 385 245 63,64 Theo kết quả phân lập phác đồ của Võ Quốc Cường (2010) thì việc điều trị bằng kháng sinh đối với chó < 2 tháng tuổi có tỷ lệ chữa khỏi thấp là do phát hiện chậm và thường mắc ở thể cấp tính, kỹ thuật bù nước và chất điện giải bằng đường tĩnh mạch gặp nhiều khó khăn, hơn nữa chó ở độ tuổi này có sức đề kháng kém nên dễ chết ngay sau khi điều trị 1 – 2 ngày. Theo Jajere và cộng sự (2014) có khoảng 50% các chủng phân lập cho thấy kháng với ofloxacin. Cũng như theo kết quả nghiên cứu và thử nghiệm tại thành phố Huế của Nguyễn Thị Quỳnh Anh và cộng sự (2021) phần lớn các chủng Salmonella đề kháng với các loại kháng sinh: doxycycline (80%), tetracycline (80%), colistin(68%) và amoxicilin (64%). Như vậy cho thấy việc đề kháng kháng sinh hiện nay rất cao nên việc tìm giải pháp thay thế rất cần thiết. 3. THẢO DƯỢC Hiện nay tình trạng đề kháng kháng sinh đang báo động trong thú y, việc điều trị bằng kháng sinh thông thường không đạt được hiệu quả như mong đợi, để điều trị và phòng các bệnh truyền lây do vi khuẩn gây ra. Việc đề xuất xem xét vai trò của những loại thảo dược như Ổi, Lược vàng và Cỏ mực trong việc phòng và điều trị bệnh Salmonella ở trên chó dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây về khả năng kháng khuẩn của Ổi, Lược vàng và Cỏ mực đối với vi khuẩn Salmonella và các thành phần hóa học có tác dụng kháng khuẩn (bảng 2) từ đó phát triển, định hướng việc thực nghiệm trên chó công tác phòng và điều trị hiện nay. Mặc dù việc nghiên cứu trên chó và thảo dược còn hạn chế và chưa được công bố. 690
  4. Bảng 2. Một số hợp chất có tính kháng khuẩn được tìm thấy ở thực vật STT Một số hợp chất Loài thảo dược có tính kháng khuẩn 1 Alkaloid Ổi (Biswas, 2013); Cỏ mực ( Timalsina , 2021) 2 Saponin Ổi (Biswas, 2013); Lược vàng (Nguyễn Minh Khởi, 2010); Cỏ mực (Timalsina, 2021) 3 Tannin Ổi (Biswas, 2013) 4 Flavonoid Ổi (Biswas, 2013); Cỏ mực (Timalsina , 2021); Lược vàng (Nguyễn Minh Khởi, 2010) 3.1. Lá Ổi (Psidium guajava) 3.1.1. Thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của lá Ổi Nghiên cứu của Bipul và cộng sự (2013) chiết xuất lá ổi trong dung môi metanol và ethanol cho thấy sự hiện diện của tanin, phenol, flavonoid, terpenoid và glycoside. Tanin là hợp chất polyphenolic liên kết với protein giàu proline cản trở quá trình tổng hợp protein và cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn. Flavonoid là các hợp chất polyphenolic hydroxyl hóa được biết là được sản xuất bởi thực vật để đáp ứng với sự lây nhiễm của vi sinh vật mà khía cạnh này đã được nghiên cứu rộng rãi và được phát hiện là có hoạt tính kháng khuẩn chống lại một loạt vi sinh vật trong ống nghiệm (Biswas, 2013). Cũng trong nghiên cứu đó chứng minh việc ức chế vi khuẩn Bacillus cereus và S. aureus. Lá ổi rất giàu flavonoid, đặc biệt là quercetin. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự hiệu quả của các flavonoid này trong việc kháng khuẩn. Quercetin có trong quả ổi có tác dụng góp phần vào việc chống tiêu chảy, giúp làm giảm nhu động của ruột và ức chế co bóp ruột (Adamu, 2021). Một nghiên cứu của Joseph và cộng sự (2011) chỉ ra lá ổi có hoạt tính kháng khuẩn cao, dịch chiết có thể ức chế sự phát triển của S. aureus. Chiết xuất metanol từ lá và vỏ cây có hoạt tính ức chế Bacillus và Salmonella (Naseer, 2018). Trong nghiên cứu của Lahlou và cộng sự (2022) chỉ ra durohydroquinone, chavibetol và thymol là những phenol chính trong tinh dầu P. guajava có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao. Chiết xuất quả P. guajava có hoạt tính kháng khuẩn vừa phải đối với E. coli, Pseudomonas sp., E. faecalis và S. aureus. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, nghiên cứu cũng chứng minh khả năng chống oxy hóa cao từ dịch chiết từ lá P. guajava cho thấy hoạt tính chống oxy hóa rất cao (IC50 = 102 µg/ml) rất gần với BHT (IC50 = 79,81 µg/ ml), mặc dù dịch chiết này chứa hàm lượng polyphenol thấp (2,52 ± 1,12 mg GAE/g dw) (Lahlou, 2022). Lá P. guajava từ lâu đã được công nhận về hoạt tính kháng khuẩn. Chúng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm như Streptococcus mutans, Pseudomonas aureus, aeruginosa, Salmonella enteritidis, Bacillus cereus, Proteus spp., Shigella spp. và E. coli (Cowan, 1999). Vì flavonoid chiết xuất từ lá ổi được cho là có hoạt tính này, nghiên cứu cho thấy các hợp chất morin-3-O-lyxoside, morin-3-O-arabinoside, quercetin-3- 691
  5. Oarabinoside và quercetin có hoạt tính kháng khuẩn (Lahlou, 2022). Nhiều nghiên cứu vẫn còn chưa được công bố liên quan đến thực nghiệm khả năng kháng Salomonella trên chó của lá ổi do nhiều nguyên nhân như việc chưa đủ tầm quan trọng kinh tế, ảnh hưởng đến phúc lợi động vật và có khả năng không chính xác do không đủ lượng mẫu yêu cầu thí nghiệm. 3.2. Lược vàng (Callisia fragrans) 3.2.1. Thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của lược vàng Giống như lá ổi, các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của lược vàng đối với Salmonella trên chó chưa được công bố rộng rãi. Nhưng vẫn có các nghiên cứu trước đây về khả năng kháng khuẩn của lược vàng đối với một số loại vi khuẩn trong đó có Salmonella. Maria và cộng sự khảo sát sơ bộ bằng sắc ký giấy và sắc ký bản mỏng cho thấy lược vàng chứa flavon C-glycosid, lá được xác định có cyanidin 3,7,3’- triglucoside acyl hóa. Từ năm 2007, các tác giả Nga và Việt Nam bắt đầu nghiên cứu sâu về thành phần hóa học loài C. fragrans và cho thấy loài cây này chứa nhiều các nhóm chất khác nhau như chất béo, carotenoid, terpenoid, acid hữu cơ, hợp chất phenol, flavonoid, dẫn chất anthocyan, acid amin, đường tự do và polysaccharide. Olennikiv và cộng sự đã phân lập được dịch ép thân lược vàng các hợp chất phenol như coumarin 0,14%, anthraquinone 0,008%, acid phenolic 0,37%, flavonoid 0,05%. Từ một nghiên cứu tổng hợp các hạt nano bạc bằng dịch chiết lá lược vàng của Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2023) đã tìm ra sự hiện diện của các chất chuyển hóa như terpenoid, flavonoid, alkaloid, tanin và saponin trong dịch chiết lá C. fragrans. Tương tự như ổi cũng có những hợp chất tìm thấy ở trên chứng minh có tác dụng kháng khuẩn bằng cách điều chế cao khô dịch ép lá lược vàng và cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng đều có tác dụng kháng với 5 chủng như: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa (Nguyễn Minh Khởi, 2010). 3.3. Cỏ mực (Eclipta prostrata) 3.3.1. Thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của cỏ mực Do có nhiều giá trị và ứng dụng dân tộc học, một số nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến các hoạt động sinh học của chiết xuất và hợp chất thu được từ E. prostrata sử dụng cả mô hình in vitro và in vivo. Eclipta prostrata chứa nhiều loại thành phần thực vật có hoạt tính, bao gồm các dẫn xuất coumestan, saponin triterpene, saponin steroid, triterpen, steroid, alkaloid steroid, flavonoid, acid phenolic, dẫn xuất thiophene và nhiều hợp chất khác được thể hiện ở bảng 3 (Timalsina, 2021). 692
  6. Bảng 3: Danh mục một số hợp chất trong Cỏ mực (Timalsina, 2021) Hợp chất hóa học Bộ phận thực vật Nguồn tài liệu (nhóm/thành phần) Dẫn xuất coumestan Wagner,H ,1986 Demethylwedelolactone Lá Zhang,J.S, 2001 Isodemethylwedelolactone Toàn bộ cây Zhang,J.S, 2001 Strychnolactone Toàn bộ cây Zhang,J.S, 2001 Saponin steroid và triterpene, alkaloid steroid, steroid và triterpenoid α-Amyrin Toàn bộ cây Upadhyay, R.K, 2001 Acid ursolic Toàn bộ cây Upadhyay, R.K, 2001 Acid oleanolic Toàn bộ cây Upadhyay, R.K, 2001 (20R )-25 β -Hydroxyverazin Lá Abdel-Kader, 1998 20- epi -4 β -Hydroxyverazin Lá Abdel-Kader, 1998 20- epi -25 β -Hydroxyverazin Lá Abdel-Kader, 1998 4 β -Hydroxyverazin Lá Abdel-Kader, 1998 25 β -Hydroxyverazin Lá Abdel-Kader, 1998 Flavonoids Li, W, 2018 Quercetin Các bộ phận trên mặt đất Zhao, Y, 2015 Quercetin-3-O-β-D-glucoside Các bộ phận trên mặt đất Le, D.D, 2021 Eriodictyol Toàn bộ cây Xiong, H.-P, 2021 Pyracanthoside Toàn bộ cây Xiong, H.-P, 2021 Axit phenolic 693
  7. Acid vanilic Các bộ phận trên mặt đất Le, D.D, 2021 Acid syringic Các bộ phận trên mặt đất Le, D.D, 2021 Acid clorogen Các bộ phận trên mặt đất Le, D.D, 2021 Acid syringic Các bộ phận trên mặt đất Le, D.D, 2021 Bảng 4 cho thấy các dòng Cỏ Mực đều có khả năng tác động trên các vi khuẩn thử nghiệm. Các dòng Cỏ Mực đều tác động rất mạnh trên 1 số vi khuẩn như Edwardsiella tarda (MIC=256 – 512 µg/ml), kế đến Edwardsiella ictaluri (MIC = 512 µg/ml), Staphylococcus aureus và Aeromonas hydrophila (MIC = 1024 – 2048 µg/ml). Sự đa dạng về di truyền của cây Cỏ Mực cũng ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn của chúng với sự khác biệt chỉ số MIC. Kết quả điện di giúp chọn lọc dòng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh trên vi khuẩn thử nghiệm (Diệu, 2011). Trong nghiên cứu của Deepak và Hari (2021) đã sử dụng dịch chiết butanol và nước từ lá Cỏ mực để chống lại Staphylococcus cholermidis, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella flexneri và Escherichia coli với vòng kháng (ZOI) lần lượt là 10,24; 9,16; 9,14; 8,0; 7,60, 8,60 mm lần lượt ở 10 µg/mL và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) lần lượt là 15; 25; 20; 1250; 1300; 1000 µg/mL. Mặc dù được nghiên cứu chi tiết về thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn với nhiều chủng nhưng vẫn chưa có thực nghiệm trên chó nào được công bố trước đây. Bảng 4. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) đối với vi khuẩn với các dòng cỏ mực (MIC/ug/ml) Dòng cỏ mực Vi khuẩn Staph. Strep. E.coli Pseu. Sal. 1 2048 2048 4096 2048 4096 2 1024 2048 2048 2048 2048 3 1024 2048 2048 2048 2048 4 1024 2048 2048 2048 2048 4. VAI TRÒ CỦA THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM SALMONELLA SPP. TRÊN CHÓ Hiện nay việc phòng và điều trị bệnh nhiễm Salmonella spp. đang gặp nhiều khó khăn nhất định khi Salmonella có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh điển hình như doxycycline (80%), tetracycline (80%), colistin (68%) và amoxicilin(64%). Chính vì vậy vai trò của thảo dược ngày càng quan trọng như một hướng đi mới trong việc phòng và điều trị bệnh nhiễm Salmonella spp. trên chó. Các nghiên cứu trước đây đều chứng minh được Ổi, Lược vàng, Cỏ mực chứa các thành phần có đặc tính kháng khuẩn như alkaloid, saponin, flavonoid, tanini trong đó sự hiện diện của chúng có mối tương quan tích 694
  8. cực với hoạt động kháng khuẩn. Điển hình như nghiên cứu về dịch chiết methanol, dịch chiết nước, dịch chiết flavonoid của cây ổi có khả năng kháng khuẩn với Salmonella typhi (Kumar, 2021) nhưng cũng trong một nghiên cứu lại chứng minh chiết xuất ổi có thể có tác dụng ức chế Staphylococcus và Bacillus và không có tác dụng đối với Escherichia và Salmonella (Biswas, 2013) hay nghiên cứu sử dụng dịch chiết butanol và nước từ lá Cỏ mực để chống lại Staphylococcus cholermidis , Salmonella Typhimurium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella flexneri và Escherichia coli (Timalsina, 2021), điều chế cao khô dịch ép lá lược vàng và cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng đều có tác dụng kháng khuẩn với 5 chủng như: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza,Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa (Nguyễn Minh Khởi, 2010) và còn nhiều nghiên cứu khác nhưng điểm chung là chưa chứng minh có khả năng phòng và điều trị trên chó và chưa được công bố. Mắc dù vậy nhưng dựa trên cơ sở về các thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn đã chứng minh trong các nghiên cứu đối với Salmonella để định hướng phát triển các nghiên cứu về các chế phẩm sử dụng trong phòng và điều trị Salmonella ở chó. 5. KẾT LUẬN Hiện nay, Salmonella được coi là một loại bệnh truyền nhiễm rất nghiêm trọng có khả năng lây từ động vật sang cho người hoặc ngược lại (Weese, 2020). Chúng gây nên viêm dạ dày ruột dẫn đến tiêu chảy, các bệnh về đường ruột, sảy thai (trên thú cái), và chó là một trong những loại rất dễ bị nhiễm Salmonella. Theo như một số nghiên cứu, các hợp chất có khả năng kháng khuẩn cao như alkaloid, saponin, flavonoid, tanin hầu hết đều được tìm thấy trên 3 loại thảo dược thân cận trong cuộc sống hàng ngày với chúng ta là lá ổi, lược vàng và cỏ mực (riêng hợp chất tanin là chỉ có trong lá ổi). Ngoài ra trong cỏ mực vẫn còn một vài hợp chất có khả năng kháng viêm (falvonoit orobol), kháng nấm (20- epi-verazin, ecliptabin và 25β-hydroxyverazin). Với các hợp chất và đặc tính này hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào việc tạo ra các chế phẩm có thể tiêu diệt được vi khuẩn Salmonella, tăng cường sức đề kháng giúp phòng bệnh và tiềm năng thay thế cho các loại kháng sinh thông dụng ở chó là rất cao. Vậy kết luận được việc ứng dụng các loại thảo dược vào việc phòng và điều trị bệnh trên chó có đủ cơ sở khoa học, khả năng, tiềm năng về nhiều mặt để có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn và rõ ràng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adamu, A. (2021). Phytochemical screening of guava leave extract. International Journal of Pure and Applied Science Research, 12(2), 89-95. 2. Archundia Velarde, E.D., Pinzón Martínez, D.L., Salem, A.Z.M. (2020). Antioxidant and antimicrobial capacity of three agroindustrial residues as animal feeds. Agroforest Syst 94, 1393-1402. https://doi.org/10.1007/s10457-018-00343-7 3. Boeckel, Thomas P., Emma E. Glennon, Dora Chen, Marius Gilbert, Timothy P. Robinson, Bryan T. Grenfell, Simon A. Levin, and Sebastian Bonhoeffer (2017). Reducing antimicrobial use in food animals. Science 357: 1350-52. 4. Bataller, E., García-Romero, E., Llobat, L., Lizana, V., & Jiménez-Trigos, E. (2020). Dogs as a source of Salmonella spp. in apparently healthy dogs in the Valencia Region. Could it be related with intestinal lactic acid bacteria?. BMC veterinary research, 16(1), 1-8. 695
  9. 5. Bengtsson, B., & Greko, C. (2014). Antibiotic resistance—consequences for animal health, welfare, and food production. Upsala journal of medical sciences, 119(2), 96-102. 6. Biswas, B., Rogers, K., McLaughlin, F., Daniels, D., & Yadav, A. (2013). Antimicrobial activities of leaf extracts of guava (Psidium guajava L.) on two gram-negative and gram-positive bacteria. International journal of microbiology. 7. Diệu, H. K. (2011). Đánh giá đặc tính thuần chủng và hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ mực (Eclipta prostrate) và cây diệp hạ châu thân xanh (Phyllanthus niruri) ở đồng bằng sông cửu long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (19a), 149-155. 8. Jajere, S. M., Onyilokwu, S. A., Adamu, N. B., Atsanda, N. N., Saidu, A. S., Adamu, S. G., & Mustapha, F. B. (2014). 9. Joseph B, Priya RM. (2011). Phytochemical and biopharmaceutical aspects of Psidium guajava (L.) essential oil: a review. Res J Med Plant. 5(4):432-42. 10. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Xuân Hòa và Nguyễn Thanh Tùng (2021), “Đánh giá độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ phân chó tiêu chảy nuôi ở thành phố Huế”, Hội nghị khoa học chăn nuôi thú y toàn quốc 2021 - AVS2021: 723-729 11. Kumar, M., Tomar, M., Amarowicz, R., Saurabh, V., Nair, M. S., Maheshwari, C., ... & Satankar, V. (2021). Guava (Psidium guajava L.) leaves: Nutritional composition, phytochemical profile, and health-promoting bioactivities. Foods, 10(4), 752. 12. Lahlou, J., Amraoui, B. E., El-Wahidi, M., & Bamhaoud, T. (2022). Chemical composition, antioxidant and antimicrobial activities of Moroccan species of Psidium guajava extracts. Roczniki Państwowego Zakładu Higieny, 73(1), 65-77. 13. Li, W.; Pang, X.; Han, L.-F.; Zhou, Y.; Cui, Y.-M. (2018). Chemical constituents of Eclipta prostrata. China J. Chin. Mater. Medica, 43, 3498-3505. 14. Le, D.D.; Nguyen, D.H.; Ma, E.S.; Lee, J.H.; Min, B.S.; Choi, J.S.; Woo, M.H. PTP1B Inhibitory and Anti-Inflammatory Properties of Constituents from Eclipta prostrata L. Biol. Pharm. Bull. 2021, 44, 298-304. 15. Majowicz, S. E., Musto, J., Scallan, E., Angulo, F. J., Kirk, M., O'Brien, S. J., ... & International Collaboration on Enteric Disease “Burden of Illness” Studies. (2010). The global burden of nontyphoidal Salmonella gastroenteritis. Clinical infectious diseases, 50(6), 882-889. 16. Menezes MC, Souza MMS, Botelho RP. In vitro evaluation of antimicrobial activity of Brazilian plants extracts on bacteria isolated from oral cavity of dogs. Rev Univ Rural. 2004 ;24(2):141-4. 17. Naseer, S., Hussain, S., Naeem, N., Pervaiz, M., & Rahman, M. (2018). The phytochemistry and medicinal value of Psidium guajava (guava). Clinical phytoscience, 4(1), 1-8. 18. Nguyen, L. A. T., Van Mai, B., Van Nguyen, D., Nguyen, N. Q. T., Van Pham, V., Pham, T. L. M., & Le, H. T. (2023). Green synthesis of silver nanoparticles using Callisia fragrans leaf extract and 696
  10. its anticancer activity against MCF-7, HepG2, KB, LU-1, and MKN-7 cell lines. Green Processing and Synthesis, 12(1), 20230024. 19. Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), Giáo trình dược liệu học thú y, ĐH nông nghiệp Hà Nội. 20. Seepersadsingh N, Adesiyun AA, Seebaransingh R. (2019). Prevalence and Antimicrobial Resistance of Salmonella spp. in Non-diarrhoeic dogs in Trinidad. J Vet Med B 51, 305-355 21. Thơi, N. T. (2020). Nghiên cứu thành phần hóa học cây cỏ mực (Eclipta Prostrata L., Asteraceae). 22. Timalsina, D., & Devkota, H. P. (2021). Eclipta prostrata (L.) L.(Asteraceae): ethnomedicinal uses, chemical constituents, and biological activities. Biomolecules, 11(11), 1738. 23. Võ Quốc Cường (2010). Vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị, luận văn Thạc sĩ thú y, trường đại học Tây Nguyên. 24. Weese, J. S., & Michelle, E. (Eds.). (2020). A Color Handbook: Infectious Diseases of the Dog and Cat. 25. Xiong, H.-P.; Xi, F.-M.; Chen, W.-S.; Lu, W.-Q.; Wu, Z.-J. (2021). Chemical Constituents of Eclipta prostrata. Chem. Nat. Compd. 57, 166-168. 26. Zhao, Y.; Peng, L.; Lu, W.; Wang, Y.; Huang, X.; Gong, C.; He, L.; Hong, J.; Wu, S.; Jin, X. (2015). Effect of Eclipta prostrata on Lipid Metabolism in Hyperlipidemic Animals. Exp. Gerontol. 62, 37-44. 697
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2