Vai trò của phân tích chi phí - lợi ích đối với các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
lượt xem 4
download
Bài viết Vai trò của phân tích chi phí - lợi ích đối với các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam tập trung khái quát về tình hình phát triển cụm công nghiệp, nước thải từ các cụm công nghiệp và các dự án xử lý nước thải tại đây. Từ đó chỉ ra vai trò của phân tích chi phí - lợi ích của các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của phân tích chi phí - lợi ích đối với các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM Đặng Thị Hiền, Trần Thị Thu Trang Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Trên địa bàn tỉnh Hà Nam sự mở rộng và phát triển của các cụm công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Sự phát triển của các cụm công nghiệp đang kéo theo một lượng nước thải lớn được thải ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường nước tại địa phương. Trong khi đó số lượng các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa đồng bộ. Trong nghiên cứu này sẽ tập trung khái quát về tình hình phát triển cụm công nghiệp, nước thải từ các cụm công nghiệp và các dự án xử lý nước thải tại đây. Từ đó chỉ ra vai trò của phân tích chi phí - lợi ích của các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Góp phần thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án có hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: Cụm công nghiệp; Dự án; Phân tích chi phí - lợi ích; Xử lý nước thải. Abstract The role of cost - benefits analysis for wastewater treatment projects in industrial clusters in Ha Nam province In Ha Nam province, the expansion and development of industrial clusters is of great significance in the process of socio - economic development in the locality. The development of industrial clusters is leading to a large amount of wastewater being discharged into the environment, affecting the local water environment. Meanwhile, the number of wastewater treatment projects in industrial clusters in the province is still limited and inconsistent. In this study, an overview will be focused on the situation of industrial cluster development, wastewater from industrial clusters and wastewater treatment projects here. From that point out the role of cost - benefit analysis of wastewater treatment projects in industrial clusters in Ha Nam province. Contributing to promoting the implementation of effective projects towards the goal of sustainable development. Keywords: Industrial cluster; Project; Cost-benefit analysis; Wastewater treatment. 1. Đặt vấn đề Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những năm gần đây, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng CCN tăng nhanh. Nhiều nhà đầu tư có nhu cầu xin mở rộng, bổ sung mới CCN để đầu tư hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư. Việc phát triển CCN song song với phát triển các khu công nghiệp được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh quan tâm chỉ đạo nhằm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp lớn nằm trong các khu công nghiệp. Vì vậy, việc điều chỉnh mở rộng, thành lập mới có chọn lọc các CCN có vị trí giao thông thuận lợi, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh là cần thiết nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Song song với việc phát triển các CCN trên địa bàn thì một trong những vấn đề cần quan tâm là lượng nước thải thải ra từ các CCN. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 15 CCN được phê duyệt nhưng chỉ Hội thảo Quốc gia 2022 185
- có 2 CCN là có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong giai đoạn tới dự kiến tỉnh Hà Nam sẽ tiếp tục phê duyệt 14 CCN mới với tổng diện tích khoảng 805 ha. Điều này đặt ra nguy cơ rất lớn vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở tại địa bàn. Để khắc phục được điều đó, một yêu cầu cấp thiết là phải tiếp tục khuyến khích đầu tư thực hiện các dự án xử lý nước thải tại các CCN đang hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và tại các CCN mới trong giai đoạn tới để đảm bảo sự đồng bộ trong cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của người dân. Để làm được điều đó, cần phải trang bị cho các chủ thể tham gia vào quá trình đó nhận thức và thấy rõ được những lợi ích cũng như chi phí khi thực hiện các dự án này. Việc phân tích chi phí - lợi ích của dự án xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam sẽ lượng hóa được các lợi ích và chi phí mà xã hội thu được và bỏ ra khi thực hiện các dự án này. Nhờ đó tạo cơ sở để thúc đẩy hoạt động phê duyệt, triển khai và thực hiện các dự án có hiệu quả. Từ đó góp phần thúc đẩy tỉnh Hà Nam phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dự án a. Khái niệm dự án Hiện nay có những cách hiểu khác nhau về dự án. Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn. Dự án là một quá trình bao gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách. Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định. Tóm lại, dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt qua dự toán đó. b. Đặc điểm của dự án Một dự án thường có các đặc điểm cơ bản sau: (1). Có mục tiêu rõ ràng Dự án luôn nhằm đạt tới một mục tiêu và kết quả cụ thể, được dự tính trước. Đó có thể là mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trước mắt và lâu dài, một mục tiêu cụ thể xác định hay một tập hợp mục tiêu. Dự án sử dụng các nguồn lực có giới hạn như nguồn tài chính, nguồn lực vật chất (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,…) nguồn nhân lực và công nghệ cần thiết cho dự án. (2). Có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn 186 Hội thảo Quốc gia 2022
- Mỗi dự án có chu kì phát triển trong những khoảng thời gian khác nhau và những bước trong chu kì đó cũng khác nhau. Thời gian tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và đã được lên kế hoạch trước khi dự án bắt đầu hoạt động. (3). Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo và môi trường hoạt động của dự án là “va chạm” Sản phẩm của dự án tạo ra là duy nhất, không trùng lặp và cũng không lặp lại. Có sự tương tác phức tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác. Không chỉ là dự án mà bất kì một hoạt động nào diễn ra đều chịu sự tương tác từ nhiều phía. Dự án là một hoạt động cần huy động nhiều vốn, nhiều mục tiêu cần đạt được thì sự tương tác sẽ nhiều hơn. Tương tác giữa các dự án, tương tác giữa dự án và các đơn vị quản lý nhà nước, tương tác giữa các cá nhân trong cùng một dự án, tương tác giữa các phòng ban trong dự án với nhau,... (4). Dự án có tính bất định và rủi ro cao Do dự án được vạch ra trước khi nó đi vào thực hiện nên tổ chức sẽ không dự phòng được những điều kiện thay đổi nên có thể sẽ thất bại khi gặp những biến cố. Thông thường các dự án kéo dài nhiều năm nên khi đi vào hoạt động điều kiện môi trường xung quanh thay đổi rất nhiều và thường mang đến những nguy cơ, nếu đơn vị không đủ nguồn lực để đáp ứng những thay đổi đó thì dễ dẫn đến việc dự án không hoàn thành mục tiêu. Rủi ro có thể từ bên ngoài cũng có thể nó xuất hiện từ bên trong của dự án đó. (5). Dự án bao gồm nhiều hoạt động, công việc có liên quan logic chặt chẽ với nhau Các hoạt động, công việc đã được lên trước lịch trình và công việc này chỉ được thực hiện khi công việc khác đã hoàn thành. Một công việc không hoàn thành nó sẽ ảnh hưởng khác và ảnh hưởng chung đến toàn bộ dự án. 2.1.2. Khái niệm và các bước thực hiện phân tích chi phí - lợi ích a. Khái niệm phân tích chi phí - lợi ích Hiện nay có những khái niệm khác nhau về phân tích chi phí - lợi ích. Theo Frances Perkins (1994), “Phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích lợi ích - chi phí, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính,... được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không”. Theo Tevfik F. Nas (1996), “Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp được dùng để nhận dạng, lượng hóa bằng tiền tất cả cái được và mất tiềm năng từ một dự án nhất định nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói chung”. Theo Boardman (2001), “Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá chính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất mọi thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách”. Theo J. A. Sinden (2003), “Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối của các phương án có tính cạnh tranh lẫn nhau, trong đó sự mong muốn được đo lường bằng giá trị kinh tế đối với xã hội nói chung”. Harry Campbell (2003), “Phân tích lợi ích - chi phí là một quá trình nhận dạng, đo lường và so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một dự án đầu tư hay một chương trình”. Như vậy có thể hiểu, phân tích chi phí - lợi ích là việc xác định, đánh giá, so sánh tất cả những lợi ích mà xã hội được hưởng khi thực hiện một chương trình, một dự án với tất cả các chi phí mà xã hội phải chịu khi thực hiện chương trình, dự án đó. Hội thảo Quốc gia 2022 187
- Tóm lại, dù có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều đề cập đến bốn vấn đề sau đây: (1) Phân tích lợi ích - chi phí là phương pháp đánh giá để thực hiện quyết định lựa chọn; (2) Phân tích lợi ích - chi phí xem xét tất cả các lợi ích và chi phí (có giá thị trường và không có giá thị trường); (3) Phân tích lợi ích - chi phí quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế và (4) Phân tích lợi ích - chi phí xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung. b. Các bước thực hiện phân tích chi phí - lợi ích Để phân tích chi phí - lợi ích đòi hỏi một quá trình, quy trình đó được cụ thể các bước và trong thực tế liên quan xây dựng các bước này có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau và chia số lượng bước khác nhau. Tuy nhiên, bản chất quy trình là giống nhau chỉ có điều người ta tách các bước dễ tiếp nhận dễ thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả trình bày các bước thực hiện phân tích chi phí - lợi ích theo 9 bước. Với 9 bước này giúp cho người làm phân tích thấy rõ được từng bước, từng công việc cần phải làm khi thực hiện phân tích. (1). Nhận dạng vấn đề Trước một chính sách, dự án lựa chọn người làm phân tích chi phí - lợi ích luôn phải xem xét là nếu thực hiện chính sách hay dự án đó thì ai đó hưởng lợi, ai chịu chi phí, cấp độ chi phí - lợi ích ở quy mô nào và khả năng sẽ xảy ra trong tương lai. Bước này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng toàn bộ quy trình thực hiện các bước tiếp theo. (2). Xác định các phương án Bất cứ một chương trình, dự án nào thì có nhiều giải pháp, phương án khác nhau để thực hiện. Khi đưa ra nhiều phương án để lựa chọn thì sẽ là cơ hội để chọn phương án nào là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng không nên có quá nhiều phương án, tốt nhất nên có 3 phương án, sau đó tính toán cho mỗi phương án. (3). Nhận dạng các lợi ích và chi phí Một khi dự án đã được xác định, tất cả các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan sẽ nhận dạng các tác động có thể có của dự án. Trong bước này, tất cả các loại tác động trực tiếp hay gián tiếp, hữu hình hay vô hình đều phải được xác định. (4). Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình dự án Khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích mục tiêu cuối cùng là lượng hóa bằng tiền để xác định nếu dự án đầu tư thì hiệu quả bao nhiêu, lãi ròng bao nhiêu. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu dự án cho suốt quá trình thì mọi chỉ số phải lượng hóa. Nếu không dự đoán về lượng và không thấy được sự thay đổi của nó thì mọi tính toán sẽ không có ý nghĩa. (5). Lượng hóa bằng tiền Về nguyên tắc đối với phân tích chi phí - lợi ích mọi tác động của dự án hay chương trình mục tiêu cuối cùng đều phải quy về bằng số để tính toán, số thể hiện những tác động đó chính là giá trị tiền tệ đó là số liệu đo lường thống nhất. (6). Quy đổi các giá trị đã tính toán về thời điểm hiện tại Trong thực tế chúng ta cũng có thể quy về giá trị tương lai nhưng chúng ta thường quy về thời điểm hiện tại tại thời điểm thực hiện dự án. Và dự án thường được thiết kế dài hạn. Tất cả giá trị tiền tệ của tương lai cần quy về hiện tại thì cần sử dụng tỷ lệ chiết khấu. Thông thường tùy thuộc vào từng loại dự án để chúng ta có những lựa chọn phù hợp. (7). Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu Sau khi thực hiện quy đổi ở Bước 6 thì phải tổng hợp lại các giá trị lợi ích, chi phí trên cơ sở đó dùng các chỉ tiêu tính toán để hoạt động tư vấn cho những nhà ra quyết định làm căn cứ lựa 188 Hội thảo Quốc gia 2022
- chọn các phương án đã được nêu ở Bước 2. Có các chỉ tiêu khác nhau nhưng cơ bản và quan trọng nhất là chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value). Đây là chỉ tiêu đo lường lợi ích ròng xã hội của dự án khi quy về thời điểm hiện tại. (8). Phân tích độ nhạy Bất kỳ phân tích lợi ích - chi phí nào cũng hàm chứa sự không chắc chắn và người phân tích thường có một số giả định nào đó về các giá trị các lợi ích và chi phí. Phân tích độ nhạy đòi hỏi sự nới lỏng các giả định cho chúng thay đổi ở nhiều mức độ khác nhau có thể có và tính toán lại các lợi ích và chi phí. Nói cách khác, trong phân tích độ nhạy người phân tích thay đổi giá trị của một hay nhiều biến quan trọng liên quan đến dòng ngân lưu kinh tế của dự án và xem kết quả lợi ích ròng xã hội khi quy về thời điểm hiện tại của dự án thay đổi như thế nào để có cơ sở quyết định lựa chọn. (9). Đề xuất Tại bước này cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của dự án và những dự án nào có tính khả thi cao nhất thì được sắp xếp đầu tiên. Tùy theo cách nhìn, quan điểm của mỗi địa phương cũng sẽ ra kết quả khác nhau. Tóm lại thông qua 9 bước của phân tích chi phí - lợi ích cho thấy nếu thực hiện đầy đủ trình tự các bước thì các phương án đưa ra lựa chọn sẽ đảm bảo được tính hiệu quả và những quyết định của nhà hoạch định chính sách có căn cứ và tính khả thi trong thực tiễn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Cụ thể, nghiên cứu thu thập lý luận về dự án và phân tích chi phí - lợi ích của các dự án. Ngoài ra, nghiên cứu còn thu thập các văn bản, các báo cáo, quyết định,… liên quan đến phát triển CCN ở tỉnh Hà Nam, thu thập số lượng các CCN hiện có trên địa bàn tỉnh và số lượng CCN trong quy hoạch của tỉnh. Thu thập tình hình xả nước thải từ các CCN trên địa bàn tỉnh ra ngoài môi trường. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng thu thập thông tin về số lượng các dự án xử lý nước thải hiện có ở các CCN, tình hình hoạt động của các dự án; Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Dựa trên những thông tin thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động của các dự án xử lý nước thải hiện có tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra được vai trò của việc phân tích chi phí - lợi ích của các dự án xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn tỉnh góp phần thúc đẩy các dự án xử lý nước thải được phê duyệt, triển khai và thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tình hình phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 15 CCN. Các CCN đã thu hút 176 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vào đầu tư, tạo việc làm cho trên 11.900 lao động. Diện tích các CCN trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau: Bảng 1. Diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam [5, 8] Tên cụm Diện tích đất theo quyết STT Địa điểm công nghiệp định thành lập (ha) 1 CCN Biên Hòa Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam 8,49 2 CCN Nhật Tân Nhật Tân, Kim Bảng, Hà Nam 17,5 3 CCN Thi Sơn Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam 29,49 Hội thảo Quốc gia 2022 189
- 4 CCN Kim Bình Kim Bình, Phủ Lý, Hà Nam 56,07 5 CCN Nam Châu Sơn Châu Sơn, Phủ Lý, Hà Nam 19 6 CCN Tiên Tân Tiên Tân, Phủ Lý, Hà Nam 8 7 CCN Thanh Lưu Thanh Lưu, Thanh Liêm, Hà Nam 5,70 8 CCN Thanh Hải Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam 16,50 9 CCN Hòa Hậu Hào Hậu, Lý Nhân, Hà Nam 9,22 10 CCN Bình Lục Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam 30,60 11 CCN An Mỹ, Đồn Xá Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam 41,72 12 CCN Trung Lương Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam 10,60 13 CCN Cầu Giát Chuyên Ngoại, Duy Tiên, Hà Nam 17,04 14 CCN Hoàng Đông Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam 9,20 15 CCN Châu Giang Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam 39,69 Trong số 15 CNN được thành lập có 02 CCN được thành lập theo quy định tại Quyết định 105/2009/QĐ-TTg, 11 CCN được xử lý thành lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2012/ TTLT-BCT-BKHĐT, 02 CCN được thành lập theo quy định tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP. Theo Quyết định số 2026 - QĐ/UBND tỉnh Hà Nam ngày 26 tháng 11 năm 2021 phê duyệt phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2030 sẽ thành lập mới 14 CNN với diện tích 805 ha. Trong đó, thành lập 4 CCN, diện tích khoảng 150 ha trên địa bàn thị xã Duy Tiên; 03 CCN, diện tích khoảng 225 trên địa bàn huyện Kim Bảng; 03 CCN, diện tích khoảng 165 ha trên địa bàn huyện Lý Nhân; 02 CCN, diện tích khoảng 145 ha trên địa bàn huyện Thanh Liêm và 02 CCN, diện tích khoảng 120 ha trên địa bàn huyện Bình Lục. 3.2. Nước thải ở các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam Nước thải phát sinh từ các CCN trên địa bàn tỉnh bao gồm: phát sinh nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Hầu hết các CCN không có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã góp phần gây hiện tượng ô nhiễm nước mặt. Hàm lượng BOD5, COD trong nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải của các CCN như Hoàng Đông, Nam Châu Sơn, Tiên Tân đều vượt giới hạn cho phép từ 1,34 - 3,14 lần và nồng độ COD vượt từ 1,27 - 3,9 lần giới hạn cho phép. Hàm lượng PO43- nước mặt tại CCN Hoàng Đông và CCN Nam Châu Sơn vượt giới hạn cho phép từ 2,37 - 6,24 lần [9]. Ô nhiễm môi trường do nước thải phát sinh ở các CCN là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường và đe dọa trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Nước thải của các công ty, các nhà máy chứa yếu tố nguy hại như các kim loại nặng, các hóa chất có khả năng gây biến đổi gen không qua xử lý được thải trực tiếp ra các dòng sông, ao hồ là yếu tố gây các bệnh tật tại các khu dân cư. Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái, các thành phần và yếu tố môi trường khác tại địa phương. 3.3. Các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam Những năm qua cùng với phát triển của nền kinh tế của địa phương thì việc quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng được đẩy mạnh. Song do việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao, đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp (CCN) ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân. Trong số 15 CCN được thành lập về cơ sở hạ tầng liên quan đến nhà máy xử lý nước thải tập trung mới chỉ có 02 CCN có công trình xử lý nước thải tập trung, cụ thể: (1) CCN Cầu Giát, thị xã Duy Tiên đã có công trình xử lý nước thải tập trung được xây dựng từ năm 2017 với tổng mức đầu tư trên 16 tỷ đồng, có công suất thiết kế 1.200 m3/ngày đêm và đưa vào sử dụng từ năm 2018. 190 Hội thảo Quốc gia 2022
- Toàn bộ kinh phí xây dựng, lắp đặt thiết bị của công trình được Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ; Còn lại hệ thống đường ống thu gom nước thải do doanh nghiệp, địa phương tự đầu tư kết hợp huy động nhân dân đóng góp. Công trình đảm nhiệm việc thu gom nước thải của các doanh nghiệp trong cụm và nước thải sinh hoạt, nước từ làng nghề của 2 phường Châu Giang, Hòa Mạc và 3 xã Chuyên Ngoại, Mộc Nam, Trác Văn để xử lý nước đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, do khó khăn nguồn kinh phí lắp đặt đường ống của các địa phương dẫn đến tình công trình xử lý nước thải chưa khai thác hết công suất; (2) CCN Bình Lục - huyện Bình Lục đã có trạm xử lý nước thải tập trung, công suất 250 m3/ ngày đêm. Các dự án xây dựng trạm xử lý nước thải của CCN chủ yếu sử dụng vốn từ Trung ương, ODA hỗ trợ, tài trợ. Chưa kêu gọi được các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý, vận hành CCN. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có tới 13/15 CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại, nước thải sản xuất xử lý sơ bộ của phần lớn doanh nghiệp chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Thấy được yêu cầu đặt ra đi đôi với phát triển các CCN thì việc xử lý nước thải từ các CCN thải ra là hết sức cần thiết. Vì vậy, tỉnh đã có những chính sách thu hút đầu tư thực hiện dự án xử lý nước thải tập trung đối với các CCN. Tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư dự án xử lý nước thải tại các CCN. Bảng 2. Mức hỗ trợ cho các dự án xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam [3] Công suất của dự án STT Mức hỗ trợ Phương thức hỗ trợ và nguồn vốn (m3/ ngày đêm) 75 % mức đầu tư (không quá 2 Hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn ngân sách 1 Công suất ≤ 50 tỷ đồng/dự án) nhà nước 65 % mức đầu tư (không quá 3 Hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn ngân sách 2 50 < Công suất ≤ 100 tỷ đồng/dự án) nhà nước 55 % mức đầu tư (không quá 4 Hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn ngân sách 3 100 < Công suất ≤ 200 tỷ đồng/dự án) nhà nước 50 % mức đầu tư (không quá 5 Hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn ngân sách 4 Công suất > 200 tỷ đồng/dự án) nhà nước Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ được hỗ trợ khi đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các CCN. Sự hỗ trợ này chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Thực tế hạ tầng các CCN không đồng bộ, quy mô một số CCN nhỏ nên việc thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung tại các CCN gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hoạt động thực hiện đầu tư các dự án xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn bị hạn chế. 3.4. Vai trò của phân tích chi phí - lợi ích đối với các dự án xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện tại số lượng nhà máy xử lý nước thải tập trung còn rất ít, đặc biệt trong những năm tới tiếp tục sẽ có những CCN mới được thành lập. Vì vậy, áp lực về môi trường từ các CCN là rất lớn. Do đó, đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ hạ tầng trong đó có các dự án xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Việc phân tích chi phí - lợi ích của các dự án có vai trò quan trọng góp phần để các dự án xử lý nước thải tại các CCN được phê duyệt, triển khai đồng bộ, sử dụng có hiệu quả, cụ thể như sau: Thứ nhất, phân tích chi phí - lợi ích của dự án xử lý nước thải là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phân tích chi phí - lợi ích của dự án xử lý nước đo lường toàn bộ lợi ích và chi Hội thảo Quốc gia 2022 191
- phí mà xã hội thu được và bỏ ra khi thực hiện dự án. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền có cấp phép cho thực hiện dự án hay không cũng như lựa chọn và phê duyệt cấp phép thực hiện dự án tối ưu nhất đối với địa phương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với dự án xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Bởi khi những dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần cải thiện môi trường tại địa phương, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân. Đây cũng là cơ sở để các nhà quản lý ra quyết định để phân bổ nguồn lực hiệu quả. Thứ hai, phân tích chi phí - lợi ích của dự án xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam mặc dù tỉnh đã có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thực hiện dự án những vẫn còn những trở ngại nên chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Một trong những nguyên nhân có thể là do thiếu phương pháp phân tích cũng như các chỉ tiêu để phân tích chi phí - lợi ích của các dự án. Nhà đầu tư chưa thấy rõ, tính đúng, tính đủ, lượng hóa được các lợi ích và chi phí của dự án nên chưa tạo được động lực và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Thông qua phân tích chi phí - lợi ích của dự án sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh những lợi ích và chi phí mà xã hội thu được và bỏ ra đặc biệt là các lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Nhờ đó có thể tác động làm thay đổi quan điểm, nhận thức và trách nhiệm của chủ đầu tư đối với cộng đồng, đối với địa phương. Đây có thể xem là giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng hiện nay nhiều CCN không có nhà máy xử lý nước thải tập trung trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, phân tích chi phí - lợi ích của dự án xử lý nước thải tại các CCN không chỉ cần thiết đối với nhà quản lý mà còn quan trọng đối với người dân tại địa phương. Bởi ta đã biết việc thực hiện dự án còn làm thay đổi dòng lợi ích và chi phí của người dân. Phân tích chi phí - lợi ích sẽ giúp người dân trên địa bàn thấy được những lợi ích và chi phí mà người dân thu được và phải bỏ ra. Từ đó, sẽ tác động đến hành vi, quyết định của người dân trong quá trình kết hợp thực hiện xây dựng dự án cũng như trong quá trình vận hành dự án. Hiện tại như ở CCN Cầu Giáp - Duy Tiên, công suất của trạm xử lý chưa được khai thác hết do còn một bộ phận người dân chưa tích cực cùng chia sẻ những chi phí liên quan đến lắp đặt đường ống. Do đó, vừa lãng phí vốn đã đầu tư, đồng thời môi trường vẫn bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân những người dân. Việc phân tích chi phí - lợi ích của các dự án xử lý nước thải tại các CCN góp phần thúc đẩy quá trình “xã hội hóa” các hạng mục đầu tư cho bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ môi trường sống cho họ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân. Như vậy, phân tích chi phí - lợi ích có thể giúp người dân nhận thức được rõ hơn lợi ích của dự án mang lại và tích cực tham gia cùng thực hiện, sử dụng dự án có hiệu quả. Thứ tư, phân tích chi phí - lợi ích của các dự án xử lý nước thải trong đó có bước phân tích độ nhạy sẽ chỉ ra sự biến động của chi phí, lợi ích của dự án khi có các biến số thay đổi. Vì vậy, sẽ góp phần giúp nhà quản lý dự báo trước được những biến động, những rủi ro có thể gặp phải để có định hướng, có biện pháp kiểm soát được những biết động đó và có biện pháp thích ứng khi ra trên thực tế. Thứ năm, phân tích chi phí - lợi ích của dự án xử lý nước thải tức là đánh giá toàn bộ những lợi ích và chi phí mà xã hội phải bỏ ra bao gồm cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt đối với dự án xử lý nước thải tại các CCN có ý nghĩa to lớn khi mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường trong điều kiện số lượng CCN ngày càng gia tăng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Vì vậy, phân tích chi phí - lợi ích sẽ củng cố, góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của địa phương của quốc gia là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tức là có sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu về kinh tế, về xã hội và về môi trường. 192 Hội thảo Quốc gia 2022
- 4. Kết luận Trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có một số Dự án xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, tại các dự án thì vấn đề vận hành hệ thống xử lý nước thải còn có một số hạn chế, sự tham gia của người dân đóng góp của người dân trong quá trình vận hành các dự án còn hạn chế. Quá trình thúc đẩy sự quan tâm và đóng góp của người dân còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến là do người dân chưa thấy rõ được tầm quan trọng và những lợi ích của việc thực hiện vận hành các dự án xử lý nước thải. Vì vậy, phân tích, tập trung đánh giá vai trò của phân tích chi phí - lợi ích sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân, của doanh nghiệp trong việc xây dựng và vận hành khai thác các dự án này. Từ đó góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống, bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Công Thương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012). Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, Hà Nội. [2]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, Hà Nội. [3]. Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Nam (2020). Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 25/3/2020 về chủ trương ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng và xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam. [4]. Phạm Thị Bích Thủy, Nguyễn Tân Huyền (2011). Phân tích lợi ích chi phí. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. [5]. Sở Công thương Hà Nam (2020). Báo cáo số 1069/BC-SCT ngày 30/7/2020 về hiện trạng và định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam. [6]. Trần Hùng Sơn (2003). Giáo trình nhập môn phân tích lợi ích - chi phí. Nxb. Quốc gia TP. HCM. [7]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009). Quyết định 105/2009/QĐ- TTg, ngày 19/8/2009 ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp, Hà Nội. [8]. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2021). Quyết định số 2026/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 phê duyệt phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nam. [9]. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2021). Quyết định số 2101/QĐ-UNBD ngày 06/12/2021 phê duyệt báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam năm 2021, Hà Nam. [10]. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2022). Quyết định số 01/ UBND ngày 04/01/2022 quyết định thành lập cụm công nghiệp Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. BBT nhận bài: 26/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022 Hội thảo Quốc gia 2022 193
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng hóa học phân tích
441 p | 921 | 388
-
PHÂN TÍCH CƠ LÝ HÓA THỰC PHẨM
29 p | 349 | 78
-
Bài giảng Hóa phân tích - Chương 1: Đại cương về hóa phân tích (Lâm Hoa Hùng)
15 p | 33 | 5
-
Bài giảng Phân tích thực phẩm - Chương 5: Phân tích protein trong thực phẩm
40 p | 77 | 5
-
Vai trò của tri thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu
6 p | 66 | 5
-
Liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - nhìn từ vai trò của cơ quan chính quyền địa phương
3 p | 76 | 4
-
Kết quả phân tích tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng cành quả và năng suất quả trên cây bưởi Da xanh tại Thái Nguyên
4 p | 81 | 4
-
Khảo sát độc tính cấp của lá xoài non (Mangifera indica L.) trên vi mô học gan và thận của chuột nhắt trắng (Mus musculus L.)
6 p | 5 | 4
-
Đánh giá vai trò của cơ cấu lớp phủ bề mặt đô thị trong việc giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị bằng công nghệ viễn thám và GIS
10 p | 36 | 3
-
Vai trò của thị trường các bon trong việc hỗ trợ thực hiện NDC cơ hội và thách thức khi triển khai tại Việt Nam
12 p | 39 | 3
-
Khảo sát mối quan hệ giữa sự hình thành bão và chỉ số tiềm năng hình thành xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Biển Đông
11 p | 49 | 2
-
Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm khách quan chứa hình ảnh trong môn Sinh học để rèn luyện kỹ năng phân tích-tổng hợp cho học sinh ở trường trung học phổ thông
5 p | 31 | 2
-
Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cadimi và chì trong đất ô nhiễm bằng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên
13 p | 74 | 2
-
Phân tích quan hệ giữa chỉ số ENSO (SSTA, SOI, MEI) với cháy rừng tại tỉnh Phú Yên
4 p | 51 | 1
-
Vai trò của ban đầu hóa xoáy trong mô hình HWRF đối với mô phỏng cấu trúc bão Ketsana (2009)
6 p | 36 | 1
-
Nghiên cứu vai trò của vận tải ẩm trong đợt mưa lớn tháng 11 năm 1999 ở miền Trung bằng mô hình WRF
5 p | 46 | 1
-
Vai trò của các gen yếu tố phiên mã MG-XLNR liên quan đến hoạt động của các gen xylanases, cellulases và khả năng gây bệnh của nấm đạo ôn Magnaporthe oryzae
8 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn