Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình
lượt xem 177
download
Qua điều tra 1000 hộ gia đình đại diện cho các vùng khác nhau của Tỉnh Ninh Bình cho thấy vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại nông thôn. Bởi vậy việc nhìn nhận và đánh giá đúng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy hết khả năng của mình ... sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình
- vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Ninh Bình Nguyễn Ngọc Quỳnh Phó giám đốc Sở khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Ninh Bình Qua điều tra 1000 hộ gia đình đại diện cho các vùng khác nhau của Tỉnh Ninh Bình cho thấy vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại nông thôn. Bởi vậy việc nhìn nhận và đánh giá đúng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy hết khả năng của mình ... sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung. Đảng ta luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn (bao gồm làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... hoặc kết hợp nhiều ngành nghề) là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Đối với Ninh Bình, nông thôn chiếm 83% dân số với 80% lao động xã hội làm việc chủ yếu trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đã làm ra hơn 50% tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh. Trong sản xuất nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng, phụ nữ có vai trò quan trọng, lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động nông nghiệp. Phụ nữ lao động chính trong gia đình, thực sự làm chủ trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đổi mới cơ cấu mùa vụ, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công, nhất là ngành nghề truyền thống của địa phương. Đồng thời chị em phụ nữ còn tích cực học tập, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống như giống cây, giống con mới có giá trị kinh tế cao. Được sự quan tâm của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở KH,CN&MT phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình đã tổ chức thực hiện đề tài: "Khảo sát đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn Ninh Bình", để làm sáng tỏ tiềm năng to lớn và sự đóng góp của phụ nữ trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đề tài đã tổ chức điều tra, khảo sát ở 5 xã, 15 thôn với 1000 hộ gia đình đại diện cho các vùng khác nhau trong tỉnh, bao gồm: Xã Kim Tân (huyện Kim Sơn) đại diện cho vùng đồng bằng ven biển; xã Khánh Cư (huyện Yên Khánh), xã Ninh Sơn (huyện Hoa Lư) đại diện cho vùng đồng bằng ven sông Đáy và vùng ven thị xã; xã Quảng Lạc (huyện Nho Quan) đại diện cho vùng đồi núi, bán sơn địa và xã Gia Lập (huyện Gia Viễn) đại diện cho vùng đồng chiêm trũng.
- Qua khảo sát nhận thấy lực lượng lao động nữ trong nông nghiệp khá dồi dào, chiếm 52% lực lượng lao động trong nông nghiệp, hầu hết là lao động chính trong gia đình, đây là lực lượng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, tạo ra thu nhập chính của các hộ gia đình. Trình độ văn hóa của phụ nữ nông thôn trong những năm gần đây đã được nâng lên, đặc biệt là kiến thức trong việc phát triển kinh tế, đổi mới cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra những cây trồng, con nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ được quan tâm đúng mức, vì vậy chỉ số về sức khỏe phụ nữ đã được nâng lên về nhiều mặt: Thể lực được tăng lên, bệnh phụ khoa giảm, tỷ lệ phụ nữ tử vong do thai sản giảm đáng kể, đây là những yếu tố thuận lợi để phụ nữ tham gia lao động sản xuất và công tác xã hội. Phụ nữ nông thôn tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động xã hội ở địa phương như các chương trình xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch gia đình, nuôi dạy con, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cơ sở phúc lợi nông thôn, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới, công tác quốc phòng và an ninh trật tự... Qua thực tế điều tra thấy, 10,6% phụ nữ tham gia cấp ủy các cấp. 15,8% tham gia hội đồng nhân dân các cấp; 4,2% tham gia bộ máy chính quyền; hầu hết chị em được phân công đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Phụ nữ nông thôn là lực lượng lao động chính trong gia đình, chủ yếu là sản xuất trên đồng ruộng và phát triển chăn nuôi, gia súc, gia cầm; ngoài ra phụ nữ còn tham gia các ngành nghề phụ để tăng thu nhập cho gia đình như: Làm nghề thủ công (31,2%), dịch vụ buôn bán (8,5%). Về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phụ nữ quyết định 33,3%, nam giới chỉ có 14,6%, điều hành công việc trong gia đình, cả hai vợ chồng cùng tham gia chiếm tỷ lệ 50%. Trong gia đình ở nông thôn quan niệm trọng nam, khinh nữ, đã được xóa bỏ cơ bản. Phụ nữ vừa là người quyết định chính trong việc định hướng sản xuất, hoặc cùng bàn với nam giới để quyết định, đồng thời là người quản lý kinh tế trực tiếp trong gia đình. Vì vậy việc mua vật tư, cây, con giống đầu tư cho sản xuất, trao đổi sản phẩm trong nông nghiệp hầu hết là do phụ nữ quyết định. Từ những hoạt động trên giúp cho phụ nữ biết hạch toán trong sản xuất, năng động hơn và biết cách tính hiệu quả kinh tế, tìm kiếm thí trường tiêu thụ sản phẩm và hợp tác với các hộ khác trong quá trình mở mang ngành nghề trong sản xuất kinh doanh. Thời gian lao động của phụ nữ, tương đương với nam giới: Phụ nữ 9,3 giờ/ ngày, nam giới 9,1 giờ/ngày, với các gia đình có nghề phụ thì thời gian lao động của phụ nữ hơn nam giới từ 2 đến 3 giờ/ngày. Về quản lý kinh tế trong gia đình qua khảo sát chúng tôi thấy, người phụ nữ trực tiếp quản lý kinh tế, trong gia đình chiếm 54,7%, vợ chồng cùng quản lý chiếm 41,2%, còn lại là chồng quản lý. Việc quyết định chi tiêu mua sắm các tài sản lớn trong gia đình, cả hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm 77,5%, điều đó đã khẳng định sự bình đẳng của phụ nữ trong gia đình ở nông thôn hiện nay. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, người phụ nữ trực tiếp đi bán, đi mua chiếm tỷ lệ khá cao 92,2%. Về nội trợ trong gia đình phụ nữ phải đảm nhiệm 90% công việc. Phụ nữ tham gia tích cực cuộc vận động dân số kế hoạch hóa gia đình, chấp
- nhận các biện pháp tránh thai đạt tỷ lệ cao hơn nam giới: Phụ nữ có 570 người chiếm tỷ lệ 57%, nam giới có 34người, chiếm tỷ lệ 3,4%. Trong những năm gần đây phụ nữ nông thôn Ninh Bình đã tích cực tham gia các đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, chú ý đến việc nâng cao kiến thức, hưởng thụ văn hoá, văn nghệ và tiếp thu các tiến bộ khoa học chiếm 56,8%, trong đó nam giới chỉ chiếm có 39,9%. Vì vậy nhận thức của phụ nữ đã được nâng lên về nhiều mặt, tạo điều kiện cho chị em thực hiện tốt trách nhiệm của người công dân. Từ những kết quả nghiên cứu và khảo sát trên chúng ta có cơ sở để khẳng định, trong những năm qua, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, phụ nữ nông thôn Ninh Bình đã phát huy truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam yêu nước, cần cù, tự lực tự cường trong lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống gia đình. Vai trò và đóng góp của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn đã khẳng định sự bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được nâng cao. Ngoài việc tham gia phát triển kinh tế, phụ nữ nông thôn còn tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội và cộng đồng. Đối với gia đình phụ nữ đã thể hiện rõ vai trò người vợ, người con hiếu thảo, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Từ thực tiễn ở Ninh Bình, để phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, cũng cần phải khắc phục một số trở lực như: Thiếu thông tin, kiến thức và kinh nghiệm, nhất là kiến thức về khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Số lao động trong nông thôn qua đào tạo còn rất thấp, mặt khác công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Hiện nay số hộ nông dân do kinh tế khó khăn nên chưa mua sắm được thiết bị như ti vi, đài còn cao: 48,8% gia đình không có ti vi; 62,8% gia đình chưa có radio catsset, cá biệt có một số phụ nữ ít tham gia sinh hoạt đoàn thể, vì vậy việc tiếp cận với những thông tin còn nhiều hạn chế, cũng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Một khó khăn nổi bật trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn là thiếu vốn, mặc dù ở nông thôn đã mở rộng mạng lưới tín dụng, nhưng các nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các hộ. Qua điều tra có 63% số hộ có nhu cầu vay vốn, nhưng mới đáp ứng được 39,6%, có 5% số hộ phải đi vay tư nhân với mức lãi xuất cao từ 3 - 5% tháng. Có một số hộ vay được vốn, nhưng do sử dụng chưa đúng mục đích hoặc do thiên tai nên việc thu hồi vốn không đúng thời hạn nên đã ảnh hưởng đến việc chu chuyển nguồn vốn. Vấn đề đưa ngành nghề vào nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, vì không có thị trường tiêu thụ, nên một số hộ còn thiếu việc làm lúc thời vụ nông nhàn. Qua điều tra số hộ còn thiếu việc làm chiếm 46,7%, quỹ thời gia lao động của các hộ gia đình nông thôn còn thiếu việc làm từ 24 đến 32% quỹ thời gian. Hiện nay có 74,7% số hộ nông dân cho rằng giá cả dịch vụ còn cao, giá nông sản rẻ, một số sản phẩm do nông dân làm ra bị tư thương ép giá, cá biệt không có người mua, nhiều mặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Một số gia đình có mức sống thấp, do đông con, sức khỏe yếu, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất chiếm tỷ lệ 15% số hộ thuộc diện được điều tra. Ngoài ra việc đãi ngộ, khuyến khích, khen thưởng, tạo việc làm cho hộ nông dân nhất là phụ nữ chưa được quan tâm. Đặc biệt điều kiện làm việc không có sự bảo hộ, nhất là những người lao động trong môi trường độc hại, công
- việc nặng nhọc... Nếu giải quyết được những khó khăn trên sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình phát triển, nêu cao được vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình. Biên tập: Kim Oanh vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Ninh Bình Nguyễn Ngọc Quỳnh Phó giám đốc Sở khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Ninh Bình Qua điều tra 1000 hộ gia đình đại diện cho các vùng khác nhau của Tỉnh Ninh Bình cho thấy vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại nông thôn. Bởi vậy việc nhìn nhận và đánh giá đúng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy hết khả năng của mình ... sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung. Đảng ta luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn (bao gồm làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... hoặc kết hợp nhiều ngành nghề) là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Đối với Ninh Bình, nông thôn chiếm 83% dân số với 80% lao động xã hội làm việc chủ yếu trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đã làm ra hơn 50% tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh. Trong sản xuất nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng, phụ nữ có vai trò quan trọng, lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động nông nghiệp. Phụ nữ lao động chính trong gia đình, thực sự làm chủ trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đổi mới cơ cấu mùa vụ, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công, nhất là ngành nghề truyền thống của địa phương. Đồng thời chị em phụ nữ còn tích cực học tập, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống như giống cây, giống con mới có giá trị kinh tế cao. Được sự quan tâm của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở KH,CN&MT phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình đã tổ chức thực hiện đề tài: "Khảo sát đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn Ninh Bình", để làm sáng tỏ tiềm năng to lớn và sự đóng góp của phụ nữ trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đề tài đã tổ chức điều tra, khảo sát ở 5 xã, 15 thôn với 1000 hộ gia đình đại diện cho các vùng khác nhau trong
- tỉnh, bao gồm: Xã Kim Tân (huyện Kim Sơn) đại diện cho vùng đồng bằng ven biển; xã Khánh Cư (huyện Yên Khánh), xã Ninh Sơn (huyện Hoa Lư) đại diện cho vùng đồng bằng ven sông Đáy và vùng ven thị xã; xã Quảng Lạc (huyện Nho Quan) đại diện cho vùng đồi núi, bán sơn địa và xã Gia Lập (huyện Gia Viễn) đại diện cho vùng đồng chiêm trũng. Qua khảo sát nhận thấy lực lượng lao động nữ trong nông nghiệp khá dồi dào, chiếm 52% lực lượng lao động trong nông nghiệp, hầu hết là lao động chính trong gia đình, đây là lực lượng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, tạo ra thu nhập chính của các hộ gia đình. Trình độ văn hóa của phụ nữ nông thôn trong những năm gần đây đã được nâng lên, đặc biệt là kiến thức trong việc phát triển kinh tế, đổi mới cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra những cây trồng, con nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ được quan tâm đúng mức, vì vậy chỉ số về sức khỏe phụ nữ đã được nâng lên về nhiều mặt: Thể lực được tăng lên, bệnh phụ khoa giảm, tỷ lệ phụ nữ tử vong do thai sản giảm đáng kể, đây là những yếu tố thuận lợi để phụ nữ tham gia lao động sản xuất và công tác xã hội. Phụ nữ nông thôn tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động xã hội ở địa phương như các chương trình xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch gia đình, nuôi dạy con, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cơ sở phúc lợi nông thôn, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới, công tác quốc phòng và an ninh trật tự... Qua thực tế điều tra thấy, 10,6% phụ nữ tham gia cấp ủy các cấp. 15,8% tham gia hội đồng nhân dân các cấp; 4,2% tham gia bộ máy chính quyền; hầu hết chị em được phân công đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Phụ nữ nông thôn là lực lượng lao động chính trong gia đình, chủ yếu là sản xuất trên đồng ruộng và phát triển chăn nuôi, gia súc, gia cầm; ngoài ra phụ nữ còn tham gia các ngành nghề phụ để tăng thu nhập cho gia đình như: Làm nghề thủ công (31,2%), dịch vụ buôn bán (8,5%). Về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phụ nữ quyết định 33,3%, nam giới chỉ có 14,6%, điều hành công việc trong gia đình, cả hai vợ chồng cùng tham gia chiếm tỷ lệ 50%. Trong gia đình ở nông thôn quan niệm trọng nam, khinh nữ, đã được xóa bỏ cơ bản. Phụ nữ vừa là người quyết định chính trong việc định hướng sản xuất, hoặc cùng bàn với nam giới để quyết định, đồng thời là người quản lý kinh tế trực tiếp trong gia đình. Vì vậy việc mua vật tư, cây, con giống đầu tư cho sản xuất, trao đổi sản phẩm trong nông nghiệp hầu hết là do phụ nữ quyết định. Từ những hoạt động trên giúp cho phụ nữ biết hạch toán trong sản xuất, năng động hơn và biết cách tính hiệu quả kinh tế, tìm kiếm thí trường tiêu thụ sản phẩm và hợp tác với các hộ khác trong quá trình mở mang ngành nghề trong sản xuất kinh doanh. Thời gian lao động của phụ nữ, tương đương với nam giới: Phụ nữ 9,3 giờ/ ngày, nam giới 9,1 giờ/ngày, với các gia đình có nghề phụ thì thời gian lao động của phụ nữ hơn nam giới từ 2 đến 3 giờ/ngày. Về quản lý kinh tế trong gia đình qua khảo sát chúng tôi thấy, người phụ nữ trực tiếp quản lý kinh tế, trong gia đình chiếm 54,7%, vợ chồng
- cùng quản lý chiếm 41,2%, còn lại là chồng quản lý. Việc quyết định chi tiêu mua sắm các tài sản lớn trong gia đình, cả hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm 77,5%, điều đó đã khẳng định sự bình đẳng của phụ nữ trong gia đình ở nông thôn hiện nay. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, người phụ nữ trực tiếp đi bán, đi mua chiếm tỷ lệ khá cao 92,2%. Về nội trợ trong gia đình phụ nữ phải đảm nhiệm 90% công việc. Phụ nữ tham gia tích cực cuộc vận động dân số kế hoạch hóa gia đình, chấp nhận các biện pháp tránh thai đạt tỷ lệ cao hơn nam giới: Phụ nữ có 570 người chiếm tỷ lệ 57%, nam giới có 34người, chiếm tỷ lệ 3,4%. Trong những năm gần đây phụ nữ nông thôn Ninh Bình đã tích cực tham gia các đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, chú ý đến việc nâng cao kiến thức, hưởng thụ văn hoá, văn nghệ và tiếp thu các tiến bộ khoa học chiếm 56,8%, trong đó nam giới chỉ chiếm có 39,9%. Vì vậy nhận thức của phụ nữ đã được nâng lên về nhiều mặt, tạo điều kiện cho chị em thực hiện tốt trách nhiệm của người công dân. Từ những kết quả nghiên cứu và khảo sát trên chúng ta có cơ sở để khẳng định, trong những năm qua, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, phụ nữ nông thôn Ninh Bình đã phát huy truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam yêu nước, cần cù, tự lực tự cường trong lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống gia đình. Vai trò và đóng góp của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn đã khẳng định sự bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được nâng cao. Ngoài việc tham gia phát triển kinh tế, phụ nữ nông thôn còn tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội và cộng đồng. Đối với gia đình phụ nữ đã thể hiện rõ vai trò người vợ, người con hiếu thảo, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Từ thực tiễn ở Ninh Bình, để phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, cũng cần phải khắc phục một số trở lực như: Thiếu thông tin, kiến thức và kinh nghiệm, nhất là kiến thức về khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Số lao động trong nông thôn qua đào tạo còn rất thấp, mặt khác công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Hiện nay số hộ nông dân do kinh tế khó khăn nên chưa mua sắm được thiết bị như ti vi, đài còn cao: 48,8% gia đình không có ti vi; 62,8% gia đình chưa có radio catsset, cá biệt có một số phụ nữ ít tham gia sinh hoạt đoàn thể, vì vậy việc tiếp cận với những thông tin còn nhiều hạn chế, cũng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Một khó khăn nổi bật trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn là thiếu vốn, mặc dù ở nông thôn đã mở rộng mạng lưới tín dụng, nhưng các nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các hộ. Qua điều tra có 63% số hộ có nhu cầu vay vốn, nhưng mới đáp ứng được 39,6%, có 5% số hộ phải đi vay tư nhân với mức lãi xuất cao từ 3 - 5% tháng. Có một số hộ vay được vốn, nhưng do sử dụng chưa đúng mục đích hoặc do thiên tai nên việc thu hồi vốn không đúng thời hạn nên đã ảnh hưởng đến việc chu chuyển nguồn vốn. Vấn đề đưa ngành nghề vào nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, vì không có thị trường tiêu thụ, nên một số hộ còn thiếu việc làm lúc thời vụ nông nhàn. Qua điều tra số hộ còn thiếu việc làm chiếm 46,7%, quỹ thời gia lao động của các hộ gia đình nông thôn còn thiếu việc làm từ 24 đến 32% quỹ thời gian. Hiện nay có 74,7% số hộ nông dân cho rằng giá cả dịch vụ còn cao, giá nông sản rẻ, một số sản phẩm do nông dân
- làm ra bị tư thương ép giá, cá biệt không có người mua, nhiều mặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Một số gia đình có mức sống thấp, do đông con, sức khỏe yếu, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất chiếm tỷ lệ 15% số hộ thuộc diện được điều tra. Ngoài ra việc đãi ngộ, khuyến khích, khen thưởng, tạo việc làm cho hộ nông dân nhất là phụ nữ chưa được quan tâm. Đặc biệt điều kiện làm việc không có sự bảo hộ, nhất là những người lao động trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc... Nếu giải quyết được những khó khăn trên sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình phát triển, nêu cao được vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình. Biên tập: Kim Oanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chính sách phụ nữ nông thông trong thời kỳ công nghiệp
36 p | 144 | 28
-
Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam
34 p | 168 | 27
-
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG TÁC GIẢM NHẸ RỦI RO THẢM HOẠ VÀ TĂNG TRƯỞNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
12 p | 132 | 17
-
Bản tóm lược gợi ý định hướng chính sách BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG TÁC GIẢM NHẸ RỦI RO THẢM HOẠ VÀ TĂNG TRƯỞNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
12 p | 138 | 12
-
Về vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình (Trường hợp ở huyện Ba Vì, Hà Nội)
8 p | 103 | 9
-
Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh trong vấn đề giảm nghèo: Phần 2
339 p | 17 | 8
-
Vai trò của đội ngũ trí thức nữ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
14 p | 89 | 8
-
HÃY GHI NHẬN SỨC MẠNH CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TRONG GIẢM NHẸ RỦI RO!
35 p | 88 | 7
-
Vai trò người phụ nữ trong việc phát huy dân chủ ở cơ sở
8 p | 48 | 5
-
Báo cáo Môi trường kinh doanh tại Việt Nam: Góc nhìn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
75 p | 30 | 5
-
Nghiên cứu phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
13 p | 34 | 5
-
Rào cản của nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế lý luận và thực tiễn
9 p | 24 | 4
-
Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
7 p | 76 | 3
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ trong nền kinh tế hiện nay nhằm thúc đẩy bình đẳng giới
4 p | 9 | 3
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh
6 p | 59 | 2
-
Bản tin Khoa học số 23
0 p | 31 | 1
-
Tăng cường tiếp cận tài chính toàn diện cho cá nhân - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
15 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn