intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm mục đích kiểm chứng vai trò điều tiết của nhà nước trong mối tương quan giữa quản trị công ty (QTCT) và việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Nhóm tác giả sử dụng phương pháp GMM để phân tích dữ liệu thứ cấp của 165 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước trong mối quan hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM EFFECT OF CORPORATE GOVERNANCE ON CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY IN VIETNAM: STATE-OWNERSHIP AS THE MODERATING ROLE Hồ Xuân Thủy, Nguyễn Vĩnh Khương, Lê Hữu Tuấn Anh, Phạm Nhật Quyên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết nhằm mục đích kiểm chứng vai trò điều tiết của nhà nước trong mối tương quan giữa quản trị công ty (QTCT) và việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Nhóm tác giả sử dụng phương pháp GMM để phân tích dữ liệu thứ cấp của 165 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2015-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp (DN) có quy mô hội đồng quản trị (HĐQT) nhỏ và phần lớn thành viên là thành viên độc lập thì có mức độ công bố thông tin về CSR cao hơn, tuy nhiên, khi CEO đồng thời giữ chức vụ chủ tịch HĐQT thì mức độ công bố thông tin về CSR lại bị giảm đi đáng kể. Ngoài ra, sở hữu nhà nước (SHNN) đóng vai trò điều tiết làm tăng cường việc công bố thông tin về CSR. Kết quả của bài viết là cơ sở để nhà hoạch định chính sách và những bên liên quan đưa ra các quyết định liên quan đến việc đầu tư cũng như ban hành chính sách. Từ khóa: Quản trị công ty; Sở hữu nhà nước; Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; Việt Nam. ABSTRACT This study is to investigate the association between corporate governance (CG) and the corporate social responsibility (CSR) information disclosure as well as the moderating role of state-ownership in CSR disclosure. Analyzing the secondary data of 165 non-financial quoted companies on Vietnam security market from 2015 to 2018, our findings suggests that enterprises with smaller board size consisting mainly of independent directors have the higher CSR disclosure level. Moreover, when CEO is concurrently the chairman of board, the level of CSR disclosure falls. Additionally, the moderating role of state-ownership enhances CSR disclosure. The empirical results of this study form a solid foundation for policymakers and other stakeholders’ decisions in investing or establishing policies. Keyword: Corporate governace; Corporate social responsibility; State-ownership; Vietnam. 1. Giới thiệu Hiện nay, CSR đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới cũng như Việt Nam. Điển hình là từ những vụ việc ở các công ty đa quốc gia như Apple, Coca-Cola và Walmart đã bị vướng vào các cuộc xung đột về môi trường và xã hội. Coca-Cola bị tẩy chay ở Ấn Độ vì cộng đồng địa 1620
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phương đang phải hứng chịu hạn hán. Năm 1992, Walmart bị bắt gặp sử dụng lao động trẻ em trong các nhà máy ở Bangladesh. Vào tháng 5 năm 2010, các tờ báo đã đưa tin về các vụ tự tử tại nhà sản xuất iPhone và iPad của Apple, Foxconn (Cedillo Torres, Garcia-French, Hordijk, Nguyen, & Olup, 2012). Tại Việt Nam, các vụ bê bối liên quan đến môi trường như: sự kiện cháy nhà máy sản xuất của công ty Rạng Đông dẫn tới việc rò rỉ thủy ngân ra ngoài môi trường (Lan Anh, 2019); việc cá chết hàng loạt ở vùng biển của 4 tỉnh miền Trung vào năm 2016 do chất thải công nghiệp từ công ty Formosa Hà Tĩnh thải ra biển Đông (Xuân Long, 2017). Vậy nên nhiều quốc gia thế giới đã quy định về việc yêu cầu các DN bắt buộc công bố thông tin về các hoạt động liên quan đến việc thực hiện CSR, chẳng hạn như Pháp (2001); Hoa Kỳ (2003); Anh (2006); Malaysia (2007); Thụy Điển (2007); Trung Quốc (2008) và Đan Mạch (2008), đã bắt buộc công bố thông tin về CSR đối với các công ty thuộc SHNN hay công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của họ (Kabir & Thai, 2017). Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc công bố thông tin về CSR vẫn chỉ đang dừng lại ở việc khuyến khích và tự nguyện công bố chứ chưa bắt buộc đối với tất cả các công ty. Đã có nhiều cách định nghĩa của các học giả khác nhau về CSR, định nghĩa rất phổ biến của Carroll (1999) nhấn mạnh CSR bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, CSR cũng được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc định nghĩa là “quá trình kết hợp các vấn đề xã hội, môi trường, đạo đức, nhân quyền và các vấn đề người tiêu dùng vào trong các hoạt động kinh doanh và chiến lược trọng tâm của DN trong mối quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan”. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Quản trị công ty là một loạt mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, HĐQT, các cổ đông và các bên có liên quan khác trong một doanh nghiệp. Quản trị công ty còn là một cơ chế để thông qua đó xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và theo dõi kết quả thực hiện” (“Corporate governance - OECD,” 2021). QTCT được coi là yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu các vấn đề về người đại diện, điều này có thể giải quyết xung đột lợi ích giữa cổ đông và HĐQT vì họ có thể giám sát và hạn chế quyền quyết định của người quản lý để bảo vệ các bên liên quan khỏi sự bất cân xứng thông tin. Để đo lường QTCT, các nghiên cứu đi trước sử dụng các chỉ tiêu như: quy mô HĐQT, tính kiêm nhiệm của CEO, tính độc lập của HĐQT và tính độc lập của ủy ban kiểm toán. Trong thời điểm hiện nay, thực trạng QTCT yếu kém ở các DN Việt nam đang là vấn đề vô cùng đáng lo ngại dù đã có nhiều quy định pháp lý được đặt ra để khắc phục. Những lĩnh vực được nhìn nhận yếu kém nhất về QTCT của các công ty có thể kể đến là: trách nhiệm công ty với xã hội, môi trường hay người lao động. Theo kết quả khảo sát thực tiễn về QTCT ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên năm 2009 có tới 95.6% số DN được điều tra chưa thực hiện đầy đủ công tác QTCT (Sơn, 2010). Trong năm 2014, mức điểm trung bình về khả năng quản trị của DN Việt Nam là 35.1, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (84.5), Malaysia (75.2), Singapore (70.7) hay Indonesia (57.3). Trong năm 2015, Việt Nam cũng không có đại diện nào lọt vào Top 50 DN niêm yết có chất lượng QTCT tốt nhất khu vực ASEAN (Sinh Thắng, 2017). Dựa trên các số liệu thống kê trên cho thấy tình trạng QTCT của các công ty tại Việt Nam đang ở mức báo động. QTCT nhằm mục đích duy trì sự cân bằng giữa mục tiêu cá nhân và CSR cũng như giữa các mục tiêu về kinh tế và xã hội (Claessens, 2006). Các chính sách CSR tốt phụ thuộc vào cơ chế QTCT tốt, vì vậy việc lồng ghép các vấn đề về CSR vào cơ cấu quản trị là điều cần thiết để làm cho các công ty hoạt động có trách nhiệm hơn thay vì chỉ hướng vào mục tiêu tối đa hoá giá trị cổ đông (Spitzeck, 2009; Welford, 2007). Bhimani & Soonawalla (2005) cho rằng CSR và QTCT là 1621
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hai mặt của một đồng xu. Cả hai đều yêu cầu các công ty phải báo cáo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với tất cả các bên liên quan (Jamali, Safieddine, & Rabbath, 2008). Hiệu quả của cơ chế QTCT và chất lượng của việc công bố CSR có mối liên quan chặt chẽ với nhau, QTCT nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có trách nhiệm bằng cách sử dụng những cơ chế khác nhau như ủy ban kiểm toán, kiểm toán viên và HĐQT để chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý và các quyết định liên quan đến các bên liên quan, môi trường cũng như xã hội (Gill 2008; Habbash, 2016). Nghiên cứu của Fahad & Rahman (2020) chỉ ra rằng QTCT sẽ cải thiện mức độ công bố thông tin về việc thực hiện CSR thông qua các chỉ tiêu như: tính độc lập của HĐQT, tính kiêm nhiệm của CEO. Thêm vào đó, các công ty cung cấp nhiều thông tin về CSR hơn sẽ có xếp hạng về mức độ hiệu quả trong QTCT cao hơn (Chan, Watson, & Woodliff, 2014). Vai trò của SHNN trong việc công bố thông tin về CSR là vấn đề rất được quan tâm tại Trung Quốc và kết quả nghiên cứu tại quốc gia này đều chỉ ra rằng các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước đều tích cực trong việc công bố thông tin về CSR. Nghiên cứu của Zhou (2019) chỉ ra rằng những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có xu hướng công bố thông tin về CSR nhiều hơn bởi vì: các nhà quản lý của những DNNN có xu hướng thực hiện những hành động đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc, và trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc khuyến khích các DN công bố thông tin về CSR. Bên cạnh việc khuyến khích, chính phủ Trung Quốc còn ban hành các văn bản yêu cầu DNNN thực hiện CSR. Điều này cho thấy nền tảng nhà nước ở Trung Quốc vẫn là 1 động lực thúc đẩy các công ty có mức độ SHNN cao hoạt động xã hội tốt hơn (Shahab & Ye, 2018) Tuy nhiên, ở Việt Nam, có nhiều lo ngại về những khiếm khuyết và hiệu quả thấp trong hoạt động và quản lý của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thể hiện rõ qua nhiều trường hợp DNNN phá sản, trong đó có vụ Vinashin thất bại nặng nề vào năm 2010 (Edwards & Allan, 2004). Ngoài ra, hệ thống quản lý nhà nước và hành chính công thường được miêu tả là quan liêu quá mức, dẫn đến các cáo buộc lừa dối và tham nhũng (Rowley & Truong, 2009). Các nhà quản lý của DNNN thường chỉ tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình hơn là của nhà nước hoặc của chính công ty vì những người quản lý này không bị ràng buộc bởi nguy cơ bị tiếp quản và phá sản như trong khu vực tư nhân (Nguyen & Dijk, 2012). Các DNNN thường được lập ra với mục đích cứu cánh thị trường hay các mục đích an sinh xã hội khác nên những nhà quản lý của DNNN đối mặt với sự giám sát tương đối ít hơn và có ít động lực hơn để tối đa hóa giá trị DN. Qua lược khảo các nghiên cứu đi trước về QTCT và công bố thông tin về CSR, có thể thấy mối tương quan giữa 2 đối tượng trên là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu bởi giới học thuật cũng như các bên liên quan của DN. Tuy vậy, vẫn còn một số khoảng trống mà nhóm tác giả có thể khai thác. Đầu tiên, vai trò điều tiết của SHNN trong mối quan hệ giữa QTCT và công bố thông tin về CSR chưa thực sự được quan tâm và đặc biệt chưa từng được nhắc đến là tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Ngoài ra, việc đo lường chỉ tiêu CSR trong các nghiên cứu trước chưa được rõ ràng theo tất cả tiêu chuẩn báo cáo về việc phát triển bền vững của DN (GRI 2016). Bài viết này nhằm mục đích kiểm chứng liệu rằng nhà nước có đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa QTCT và công bố thông tin về CSR hay không và sự ảnh hưởng của QTCT lên công bố thông tin về CSR như thế nào. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và xử lý dữ liệu với GMM hệ thống. Kết quả của bài viết sẽ đóng góp thêm vào kho tàng nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXNDN và QTCT cũng như làm rõ vai trò của nhà nước trong việc công bố thông tin về CSR của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1622
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bố cục bài viết được trình bày tiếp theo như sau: Phần 2 cung cấp nền tảng lý thuyết và phát triển các giả thuyết nghiên cứu, phần 3 là về nguồn dữ liệu và phương pháp luận. Phần 4 trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận, sau đó là phần kết luận và hàm ý nghiên cứu trong phần 5. 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Lý thuyết cổ đông (Shareholder theory) Lý thuyết cổ đông được giới thiệu bởi Friedman (1997). Theo lý thuyết cổ đông, mục tiêu chính của một công ty là tối đa hóa giá trị DN cũng như gia tăng giá trị cho các cổ đông. Vì vậy, theo quan điểm này, các công ty chỉ cần tập trung vào mục tiêu tạo ra lợi nhuận và giá trị cho các cổ đông và việc bỏ chi phí ra để đầu tư vào CSR là không cần thiết (Friedman, 2007). Rõ ràng rằng cổ đông là đối tượng quan trọng nhất, vì vậy các công ty nên tận dụng mọi nguồn lực nhằm QTCT một cách hiệu quả và tốt nhất để tăng sự giàu có của cổ đông (Ha, Van, & Hung, 2019). Vậy nên, lý thuyết cổ đông cho rằng việc thực hiện CSR không phải là vấn đề đáng được quan tâm bởi các nhà quản lý trong việc QTCT. Lý thuyết người đại diện (Agency theory) Mô hình lý thuyết người đại diện, lần đầu tiên được hình thành trong tài liệu kinh tế học vào đầu những năm 1970 (Jensen & Meckling, 1976). Theo lý thuyết người đại diện, những cổ đông của DN thường đối mặt với vấn đề thông tin bất cân xứng và những nhà quản lý thường hành động theo đuổi mục tiêu cá nhân riêng của họ hơn là việc phải tối đa hoá giá trị công ty. Việc công bố thông tin về CSR có thể làm giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông bằng cách cung cấp các thông tin cho cổ đông về việc công ty đã hành xử như thế nào với nhân viên, xã hội và DN (Ho & Taylor, 2007; Said, Zainuddin, & Haron, 2009). Bên cạnh đó, các thành viên độc lập của HĐQT có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các vấn đề người đại diện giữa ban giám đốc và cổ đông. Lý thuyết đại diện gợi ý rằng các thành viên độc lập nên có mặt trong HĐQT vì bề dày kiến thức, kinh nghiệm và sự độc lập với ban giám đốc, đặc biệt là giám đốc điều hành kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT (Bathala & Rao, 1995). Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) Lý thuyết các bên liên quan được coi là một trong những lý thuyết trọng tâm tạo nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về công bố thông tin về CSR và được giới thiệu bởi (Freeman, 1984). Lý thuyết các bên liên quan cho rằng DN là một phần của xã hội và do đó, có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện một mức độ CSR nhất định và thúc đẩy phát triển xã hội. Freeman, Wicks, & Parmar (2004) chia các bên liên quan thành hai nhóm: (i) các cá nhân hoặc nhóm có ảnh hưởng đến chiến lược và kế hoạch của công ty; và (ii) các cá nhân hoặc nhóm bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện các kế hoạch của công ty (Clarkson, 1995; Freeman và Evan, 1990; Jain & Zaman, 2020). Về cơ bản, các bên liên quan trong DN cung cấp cho DN nhiều nguồn lực cần thiết để sản xuất, vận hành và tăng trưởng (Brown & Forster, 2013). Do đó, nếu một DN muốn tồn tại, phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh thì DN đó phải thiết lập mối quan hệ mật thiết và dựa vào các bên liên quan (Galbreath, 2018; Harjoto, Laksmana, & Lee, 2015). Ngược lại, khi các bên liên quan đầu tư vào một DN và cung cấp vốn cũng như các nguồn lực khác để hỗ trợ DN đó, họ phải đối mặt với một số rủi ro hoạt động và do đó, đương nhiên yêu cầu DN tiết lộ thông tin có giá trị ví dụ như CSR hay thông tin về môi trường; DN đương nhiên phải hoàn thành các trách nhiệm của mình đối với các bên liên quan này. Một DN không chỉ nhằm mục đích theo đuổi việc tối đa hóa tài sản của cổ đông và tập trung vào quyền tối cao của lợi ích cổ đông mà còn quan tâm 1623
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhiều hơn đến toàn bộ DN và tối đa hóa giá trị tổng thể của DN. Việc công bố thông tin về CSR là một nhân tố quan trọng trong việc QTCT. Bởi vì, ngoài các cổ đông của công ty, các bên liên quan của DN cũng đóng vai trò trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động hay QTCT. Vậy nên, lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng công bố thông tin về CSR chính là giải pháp được thực hiện bởi các nhà quản lý qua các cơ chế QTCT nhằm thiết lập mối quan hệ mật thiết với các bên liên quan của công ty. Giả thuyết nghiên cứu Để tối đa hóa giá trị của cổ đông, HĐQT của công ty phải hiểu được các hậu quả của những hành động của công ty tác động lên môi trường và xã hội (Association of Chartered Certified Accountants 2005). Ngoài ra, Kolk & Pinkse (2010) cho rằng: ''các công ty cần phải vừa có lợi nhuận vừa có đạo đức, điều này làm cho 'giấy phép hoạt động' của công ty được rộng mở hơn'' từ đó, sự chồng chéo giữa QTCT và CSR ngày càng gia tăng. Các công ty có QTCT tốt phải là những công ty có trách nhiệm với xã hội và môi trường hơn là các công ty có QTCT kém. Điều này cho thấy cần có một mối liên hệ tích cực chặt chẽ giữa chất lượng QTCT và việc cung cấp thông tin CSR. Tính kiêm nhiệm của CEO nảy sinh khi cùng một người đóng vai trò là chủ tịch HĐQT và CEO của công ty (Rechner & Dalton, 1991). Việc kết hợp vai trò chủ tịch HĐQT và CEO có thể dẫn đến một số vấn đề trong QTCT. Tính kiêm nhiệm của CEO có thể cải thiện việc ra quyết định và kiểm soát bằng cách cung cấp một nền tảng quyền lực mạnh mẽ hơn, nhưng nó làm tăng nguy việc cơ bỏ qua ý kiến (Tsui và Gul 2000). Trong trường hợp này, CEO có thể ra quyết định nhằm làm tăng lợi ích cá nhân mà không cần xét đến ý kiến khác bởi vì các nhà quản lý sẽ e ngại việc xung đột với họ (Arayssi, Jizi, & Tabaja, 2020), dẫn đến việc CEO sẽ có xu hướng hạn chế chi phí cho mục đích thực hiện CSR để tránh các rủi ro không cần thiết (Haniffa & Cooke, 2002). Theo lý thuyết đại diện, tính kiêm nhiệm của CEO cải thiện quyền ra quyết định của chủ tịch và điều đó được phản ánh qua các thông tin được công bố (Al-Janadi, Rahman, & Haj Omar, 2013). Ngoài ra, tính kiêm nhiệm của CEO sẽ hạn chế tính công bằng của HĐQT như một hệ thống kiểm soát, vì CEO có tuyển dụng và kiểm soát thông tin (Haniffa và Cooke, 2002). Trái ngược với các kết quả trên, một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tính kiêm nhiệm của CEO và CSR. Bởi vì, tính kiêm nhiệm của CEO có thể giúp đỡ vị trí CEO trong việc có mối quan hệ tốt với ban giám đốc, dẫn đến việc lãnh đạo tốt hơn (Krishnan & Visvanathan, 2009). Hơn nữa, nghiên cứu của Jizi, Salama, Dixon, & Stratling (2014) cho rằng các CEO kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT có xu hướng thực hiện CSR để bảo vệ danh tiếng cũng như hình ảnh của họ trước các bên. Dựa trên các lý do trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: H1: Việc công bố CSR và tính kiêm nhiệm của CEO có mối tương quan ngược chiều. Việc kiểm soát số lượng thành viên trong HĐQT được xem là cơ chế quan trọng trong việc QTCT. Quy mô HĐQT có thể ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT theo cả hai hướng. Đầu tiên, HĐQT với ít thành viên sẽ dễ quản lý hơn so với HĐQT có quy mô lớn, việc đưa ra quyết định cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn và việc giao tiếp giữa càng thành viên cũng hiệu quả hơn (Ahmed, Hossain, & Adams, 2006; Dey, 2008). Tuy nhiên, việc có ít thành viên trong HĐQT có thể dẫn tới hệ quả là quá tải trong khi xử lý công việc dẫn tới làm giảm khả năng giám sát của họ. Ngoài ra, so với các hội đồng lớn, các hội đồng nhỏ có thể có phạm vi chuyên môn hẹp hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc tư vấn và giám sát (Guest, 2009). Mặt khác, các công ty niêm yết thường có quy mô lớn và hoạt động phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nên thông thường quy mô HĐQT cũng sẽ lớn hơn. Do đó, việc QTCT càng phải được chú trọng hơn nhằm đảm bảo được tính hiệu 1624
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quả. Thực hiện CSR cũng như truyền đạt hiệu quả các hoạt động này cho các chủ sở hữu bên ngoài được xem như là một phương pháp để cải thiện QTCT. Từ những lý do kể trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: H2: Việc công bố CSR và số lượng thành viên trong HĐQT có mối quan hệ cùng chiều. Tính độc lập của HĐQT được đo lường bằng số lượng các thành viên không điều hành trong HĐQT trên tổng số thành viên HĐQT hoặc thành phần giữa các thành viên HĐQT không điều hành và điều hành (Hossain & Reaz, 2007). Các thành viên độc lập khuyến khích những nhà quản lý điều hành công ty một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng của việc công bố thông tin (Araissi, Dah, & Jizi, 2017). Để bảo vệ danh tiếng cá nhân của họ, các thành viên HĐQT độc lập tạo điều kiện cho các công ty công bố thông tin liên quan đến các hoạt động xã hội và môi trường để cho thị trường thấy rằng rằng công ty không chỉ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả tài chính mà còn tăng cường phúc lợi xã hội. Một số nghiên cứu đưa ra kết quả HĐQT độc lập làm tăng công bố thông tin về CSR, bên cạnh việc công bố thông tin tài chính (quản trị) và do đó làm tăng danh tiếng của công ty họ trên thị trường (Cheng & Courtenay, 2006; Donnelly & Mulcahy, 2008). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc công bố thông tin về CSR và sự độc lập của HĐQT (Said et al., 2009). Dựa vào những lý do trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: H3: Việc công bố CSR và tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều. Cơ cấu sở hữu của DN cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến QTCT và việc công bố CSR. Đầu tiên, có thể tồn tại xung đột tiềm tàng giữa chính phủ (cổ đông kiểm soát) và cổ đông thiểu số nếu chính phủ sử dụng DNNN để thực hiện các mục tiêu chính trị hay xã hội của mình. Vì CSR được coi là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu dài hạn của chính phủ nên chính phủ có thể sử dụng nhiệm vụ công bố thông tin CSR để gây áp lực trực tiếp lên các DNNN nhằm đạt được các mục tiêu của họ (Fahad & Rahman, 2020). Thứ hai, các nhà quản lý trong DNNN thường là các viên chức chính phủ hay được bổ nhiệm bởi chính phủ, họ không chịu áp lực quá lớn bởi việc cạnh tranh với thị trường bên ngoài nên những nhà quản lý này thường có xu hướng QTCT không chặt chẽ, đầu tư quá nhiều tiền vào các hoạt động CSR nhằm làm đẹp hình ảnh DN trong mắt công chúng cũng như làm tăng ấn tượng đối với chính phủ (Cao and Dou, 2007). Dựa vào những lý do trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: H4: SHNN đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa QTCT và việc công bố CSR. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong việc đo lường mối quan hệ giữa QTCT và CSR, có thể xảy ra vấn đề nội sinh bởi việc bỏ sót biến khi đo lường việc QTCT. Để xử lý vấn đề nội sinh, nhóm tác giả sử dụng hồi quy phương pháp hồi quy GMM hệ thống khi đánh giá mối quan hệ giữa QTCT và CSR cũng như vai trò điều tiết của SHNN đối với mối quan hệ này. Điều kiện để biến công cụ đạt yêu cầu chính là biến công cụ phải tương quan với biến bị nội sinh và không tương quan với phần dư của mô hình nghiên cứu. Với mẫu nghiên cứu bao gồm 165 DN niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2015 đến 2018. Mặc dù có 735 doanh nghiệp đăng ký trên HOSE và HNX, chúng tôi đã loại bỏ tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm (hơn 100 doanh nghiệp) do phương thức hoạt động và tính năng hệ thống báo cáo tài chính khác nhau. Hơn nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục loại bỏ các công ty không quen thuộc với các nguyên tắc nghiên cứu. Do đó, chúng tôi chỉ xem xét các tổ chức có báo cáo tài chính hoàn chỉnh từ năm 2014 đến năm 2018. Cuối cùng, có tổng 1625
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cộng 165 DN được chọn. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa QTCT và CSR với SHNN đóng vai trò điều tiết: CSRi,t = β0 + β1*CGi,t*SOEi,t + β2*LOGSALEi,t + β3*FIRMAGEi,t + β4*CASHOPR_ASSETi,t + β5*FGROWTHi,t + εi,t Với: CSRi,t đo lường việc công bố CSR; CGi,t đo lường QTCT; SOEi,t là thước đo của việc SHNN. Các biến kiểm soát bao gồm quy mô DN (logsale), tuổi của DN (firm age), sự thay đổi trong tổng tài sản của công ty (fgrowth), tỷ lệ dòng tiền hoạt động trên tổng tài sản (cashopr_asset) Đo lường CSR Các tiêu chuẩn chung của GRI 2016, Phần GRI 200, GRI 300 và GRI 400, bao gồm một bộ Tiêu chuẩn dành riêng cho chủ đề để báo cáo tác động kinh tế, môi trường và xã hội của một tổ chức. Do đó, mỗi tiêu chí nhận được giá trị 1 khi phân tích báo cáo tài chính, báo cáo hàng năm và báo cáo phát triển bền vững của công ty nếu nó xuất hiện trong Tiêu chuẩn GRI 2016, Phần GRI 200, GRI 300 và GRI 400; nếu không, nó nhận giá trị bằng 0. ∑ 𝑿𝒊 𝑪𝑺𝑹 𝒊 = 𝒏𝒊 ∑ 𝑿 𝒊𝟐𝟎𝟎 , 𝑿 𝒊𝟑𝟎𝟎, 𝑿 𝒊𝟒𝟎𝟎 𝑪𝑺𝑹 𝒂𝒍𝒍 = 𝒏 𝒊𝟐𝟎𝟎 + 𝒏 𝒊𝟑𝟎𝟎 + 𝒏 𝒊𝟒𝟎𝟎 Ni là số tiêu chí ước tính cho công ty i, với giá trị nằm trong khoảng từ 1 đến 6 cho một chủ đề kinh tế (GRI 200), 1 đến 8 cho một chủ đề môi trường (GRI 300), và 1 đến 19 cho chủ đề xã hội (GRI 400). CSR_all được tính trung bình trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Đo lường QTCT Tính kiêm nhiệm của CEO, tính độc lập của HĐQT và quy mô HĐQT được dùng để đo lường QTCT của DN (Fahad & Rahman, 2020; Shahab & Ye, 2018; Zhou, 2019). Tính kiêm nhiệm của CEO là biến định tính, có giá trị bằng 1 nếu CEO cũng nắm giữ vị trí chủ tịch HĐQT, ngược lại bằng 0. Tính độc lập của HĐQT được tính qua tỷ lệ giữa thành viên độc lập trong HĐQT và tổng số thành viên. Quy mô HĐQT được tính bằng logarit của số thành viên trong HĐQT. Đo lường SHNN và biến kiểm soát Dựa trên nghiên cứu của Ain, Yuan, Javaid, Usman, & Haris (2020), biến SHNN (SOE) là biến định tính có giá trị bằng 1 nếu DN là DNNN và bằng 0 nếu ngược lại. Ở đây một DN được xét là DNNN khi có trên 50% SHNN. Dựa trên nghiên cứu của Fahad (2020), Ain et al., (2020) một số biến kiểm soát có tác động đến mối quan hệ giữa QTCT và CSR. Quy mô DN được tính toán qua giá trị logarit của doanh thu (logsales), tuổi của DN (firmage) được tính bằng số logarit của thời gian kể từ khi là công ty niêm yết, sự thay đổi trong tổng tài sản của công ty (fgrowth) = (Tổng tài sản năm sau – tổng tài sản năm trước)/Tổng tài sản năm trước và cashopr_asset được tính bằng tỷ lệ dòng tiền hoạt động trên tổng tài sản. 1626
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Bảng đo lường các biến trong mô hình Biến Diễn giải biến Nguồn Fahad & Rahman, (2020); Shahab & Logboardsize Số logarit của số thành viên trong HĐQT Ye (2018); Zhou (2019) Fahad & Rahman, Tỷ lệ giữa thành viên độc lập trong HĐQT và tổng số (2020); Shahab & Boardind thành viên Ye (2018); Zhou (2019) Fahad & Rahman, Biến định tính, có giá trị bằng 1 nếu CEO cũng nắm (2020); Shahab & Ceodual giữ vị trí chủ tịch HĐQT, ngược lại bằng 0 Ye (2018); Zhou (2019) Fahad & Rahman Quy mô DN được tính toán qua giá trị logarit của (2020); Ain, Yuan, Logsale doanh thu (logsales) Javaid, Usman, & Haris (2020) Ain, Yuan, Javaid, Biến định tính có giá trị bằng 1 nếu DN là DNNN và Soe Usman, & Haris bằng 0 nếu ngược lại (2020) Fahad & Rahman Sự thay đổi trong tổng tài sản của công ty (fgrowth) (2020); Ain, Yuan, Fgrowth = (Tổng tài sản năm sau – tổng tài sản năm Javaid, Usman, & trước)/Tổng tài sản năm trước Haris (2020) Fahad & Rahman Tuổi của DN (firmage) được tính bằng số logarit của (2020); Ain, Yuan, Fage thời gian kể từ khi là công ty niêm yết Javaid, Usman, & Haris (2020) Fahad & Rahman (2020); Ain, Yuan, Cashopr_asset Tỷ lệ dòng tiền hoạt động trên tổng tài sản. Javaid, Usman, & Haris (2020) Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của nhóm tác giả. 1627
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1 Thống kê mô tả Kết quả thống kê mô tả các biến ở Bảng 2 cho thấy, trong mẫu nghiên cứu gần 91% DN có sự kiêm nhiệm của CEO và chủ tịch HĐQT. Bên cạnh đó, mức độ công bố thông tin liên quan đến CSR chỉ nằm ở mức 29% khi xét chung ở cả 3 khía cạnh. Môi trường là khía cạnh được công bố thông tin về CSR cao nhất với mức 36.42%. Ngoài ra, trong mẫu nghiên cứu, số lượng DNNN chiếm gần 40% trên tổng số các DN. Bảng 2: Thống kê mô tả biến Độ lệch Variables Số quan sát Trung bình Min Max chuẩn csr_all 635 0.287568 0.150184 0 0.939394 csr_1 635 0.254068 0.153298 0 1 csr_2 635 0.364173 0.270285 0 1 csr_3 635 0.265893 0.142066 0 0.947368 logboardsize 635 1.712452 0.198394 1.09861 2.3979 boardind 635 0.664131 0.156976 0.2 0.888889 ceodual 635 0.910236 0.286068 0 1 logsale 635 12.15424 0.594268 9.80312 13.8655 soe 635 0.3984252 0.4899598 0 1 fgrowth 635 0.190696 0.53394 -0.4229 8.4027 fage 635 0.888707 0.165354 0 1.25527 cashopr_ass 635 0.070343 0.110605 -0.36111 0.492308 et Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA 4.2 Phân tích ma trận tương quan Bảng 3 trình bày ma trận tương quan của các biến. Mối tương quan giữa các biến độc lập không vượt quá 0,5 vậy nên vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình là không đáng kể và kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy. 1628
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến csr_all csr_1 csr_2 csr_3 logboardsize boardind ceodual logsale fgrowth fage cashopr_asset csr_all 1 csr_1 0.711 1 csr_2 0.84 0.42 1 csr_3 0.921 0.63 0.6 1 logboardsize 0.016 0.01 -0.02 0.04 1 boardind 0.094 0.07 0.08 0.08 -0.024 1 ceodual -0.017 0.05 -0.02 -0.04 0.0741 -0.0782 1 logsale 0.34 0.29 0.29 0.29 0.0335 -0.0192 0.0622 1 fgrowth -0.061 0.02 -0.09 -0.05 0.1512 0.022 0.028 -0.045 1 fage 0.159 0.15 0.18 0.1 0.0209 0.0297 0.0221 0.0829 -0.0965 1 cashopr_asset 0.143 0.02 0.15 0.13 0.0197 -0.0083 0.0123 -0.063 -0.1257 -0 1 Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA 1629
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.3 Phân tích hồi quy 4.3.1 Mối quan hệ giữa QTCT và CSR Bảng 4: Kết quả hồi quy GMM cho mối quan hệ giữa QTCT và CSR Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Csr_1 Csr_2 Csr_3 Csr_all logboardsize -0.091*** -0.067* 0.031*** -0.043*** [-4.93] [-1.78] [3.13] [-3.26] boardind 0.097*** 0.203*** 0.072*** 0.170*** [5.52] [4.49] [6.12] [9.85] ceodual 0.024*** -0.028* -0.016*** -0.029*** [3.42] [-1.77] [-4.67] [-3.20] logsale 0.089*** 0.136*** 0.068*** 0.081*** [16.33] [12.82] [19.00] [22.15] fgrowth 0.003 -0.044** -0.013** -0.040*** [0.32] [-2.23] [-2.12] [-4.52] fage 0.118*** 0.123*** 0.080*** 0.057** [5.73] [3.08] [6.65] [2.30] cashopr_asset 0.138*** 0.561*** 0.172*** 0.133*** [4.95] [8.54] [11.08] [3.89] _cons -0.891*** -1.387*** -0.725*** -0.753*** [-12.53] [-10.01] [-14.93] [-12.51] GMM C test 0.4411 0.731 0.7281 0.7201 Số quan sát 462 462 462 302 R-squared 0.111 0.119 0.113 0.154 Ghi chú: ***, **, * lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA Bảng 4 cho thấy kết quả hồi quy liên quan đến mối tương quan giữa việc QTCT được đo lường qua quy mô HĐQT (logboardsize), số thành viên độc lập (ceodual), tính kiêm nhiệm của CEO (ceodual) và CSR. Kết quả kiểm định GMM-C test cho thấy mức ý nghĩa lớn hơn 10%, vậy nên tính ngoại sinh của biến công cụ được đảm bảo và kết quả hồi quy từ phương pháp GMM hệ thống là đáng tin cậy. Đối với giả thuyết H1, kiểm định mối quan hệ giữa việc công bố CSR với tính kiêm nhiệm của CEO, kết quả hồi quy của biến ceodual với mô hình 2,3,4 cho hệ số tương quan âm với mức ý nghĩa cao (-0.028; -0.016; -0.029 tương ứng với mức ý nghĩa 10%; 1% và 1%). Nhìn chung, tính kiêm nhiệm của CEO có mối quan hệ ngược chiều với việc công bố CSR ở hầu hết các mô hình. Kết quả này đồng thuận với kết quả của Arayssi và cộng sự (2020) và Tsui & Gul (2000) khi họ cho rằng việc kiêm nhiệm CEO có thể khiến cho họ nắm giữ quá nhiều quyền lực trong tay và họ có thể tự quyết định mà bỏ qua ý kiến và mối quan tâm của những người khác để tăng lợi ích cá nhân cho mình hay tối thiểu mức chi phí phải bỏ ra. Đối với giả thuyết H2 về mối tương quan giữa việc công bố CSR với quy mô HĐQT, kết quả hồi quy của biến logboardsize cho hệ số tương quan âm đối với mô hình 1,3,4 với mức ý 1630
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghĩa cao (-0.091; -0.067; -0.043 tại mức ý nghĩa cho cả 3 hệ số này là 1%). Về tổng thể, quy mô HĐQT có mối tương quan nghịch với việc công bố CSR, điều này hoàn toàn trái ngược với giả thuyết đặt ra ban đầu bởi nhóm tác giả. Hiện tại, thực trạng QTCT ở Việt Nam đang là vấn đề đáng lo ngại, vậy nên việc quy mô của các HĐQT nhỏ hơn thì quá trình ra quyết định cũng như khả năng xảy ra xung đột trong các cuộc họp sẽ ít xảy ra hơn. Điều này trùng khớp với nghiên cứu của (Ahmed et al., 2006; Dey, 2008), khi họ cho rằng HĐQT có ít thành viên sẽ dễ quản lý, không tốn quá nhiều thời gian trong việc thảo luận và quyết định vậy nên quá trình QTCT cũng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Zhou (2019) tại Trung Quốc khi mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng thành viên trong HĐQT và việc công bố thông tin liên quan đến CSR được tìm thấy. Các HĐQT có quy mô lớn sẽ dễ dàng để chỉ đạo các nhà quản lý tham gia vào việc giúp ích cho QTCT, chẳng hạn như tự nguyện công bố thông tin (Zhou, 2019). Đối với giả thuyết H3 kiểm định mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và việc công bố CSR, kết quả hồi quy GMM của biến boardind cho hệ số tương quan dương ở cả 4 mô hình (0.097; 0.203; 0.072; 0.170) với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của (Cheng & Courtenay, 2006; Donnelly & Mulcahy, 2008; Fahad & Rahman, 2020). Mối quan hệ tích cực này có thể được giải thích qua việc các thành viên độc lập trong HĐQT sẽ đóng vai trò trong việc giảm vấn đề thông tin bất cân xứng hay chi phí đại diện và việc công bố thông tin về CSR chính là giải pháp cho những vấn đề đã nêu. Bên cạnh đó, sự độc lập của HĐQT mang lại sự linh hoạt hơn cho HĐQT và các thành viên độc lập cũng quan tâm hơn đến uy tín xã hội và lợi thế thương mại của công ty thông qua việc công bố thông tin (Forker, 1992). Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại trái ngược với nghiên cứu của Said et al., (2009); Giannarakis, Konteos, & Sariannidis (2014) khi họ không tìm thấy mối liên hệ giữa thực hiện CSR và sự độc lập của HĐQT. Sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ việc bắt buộc công bố thông tin hay thực hiện CSR ở một số quốc gia như Indonesia hay khuyến khích nhưng mang tính cưỡng ép như ở Trung Quốc. Vậy nên việc công bố CSR sẽ bị ảnh hưởng từ phía Chính phủ và các biên liên quan dẫn đến không có mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và việc công bố CSR. 4.3.2. Vai trò điều tiết của nhà nước trong mối quan hệ giữa QTCT và việc công bố thông tin về CSR Bảng 5: Kết quả hồi quy GMM cho mối quan hệ giữa QTCT và CSR với vai trò điều tiết của SHNN Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Csr_all Csr_all Csr_all Logboardsize 0.013*** *soe [4.22] Ceodual*soe 0.024*** [4.34] Boardind*soe 0.033*** [4.39] Boardind 0.131*** 0.124*** 0.121*** [7.23] [7.25] [6.79] Ceodual -0.011* -0.022*** -0.011* [-1.82] [-4.90] [-1.77] Logboardsize -0.041*** -0.035*** -0.037** [-2.60] [-2.62] [-2.31] 1631
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Csr_all Csr_all Csr_all logsale 0.083*** 0.084*** 0.082*** [25.68] [26.26] [24.74] fgrowth -0.01 -0.01 -0.01 [-1.10] [-1.12] [-1.06] fage 0.099*** 0.114*** 0.097*** [5.87] [7.84] [6.18] cashopr_asset 0.209*** 0.196*** 0.218*** [7.15] [7.04] [7.47] _cons -0.829*** -0.850*** -0.819*** [-15.78] [-16.17] [-15.76] GMM C test 0.8472 0.9203 0.9227 Số quan sát 462 462 462 R-squared 0.163 0.163 0.163 Ghi chú: ***, **, * lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA Nhằm kiểm định giả thuyết H4, nhóm nghiên cứu tiến hành đo lường vai trò điều tiết của SHNN đối với mối quan hệ giữa QTCT và công bố CSR (Bảng 5). Các biến Logboardsize*soe, Ceodual*soe, Boardind*soe có hệ số coefficient lần lượt là 0.013; 0.024; 0.033 và có ý nghĩa thống kê ở mức 99% cho cả 3 mô hình. Điều này đồng thuận với giả thuyết H4 được đặt ra và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các QTCT sẽ làm tăng việc công bố thông tin liên quan đến CSR nếu các DN có SHNN. Bởi vì, các DNNN sẽ bị can thiệp bởi chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị hay xã hội. CSR góp phần đạt được mục tiêu dài hạn của chính phủ vậy nên việc công bố thông tin liên quan đến môi trường, xã hội có thể là nhiệm vụ đối với các DNNN. Ngoài ra, việc bổ nhiệm các vị trí quản lý trong DNNN thường bị chi phối hay được đề bạt bởi Chính phủ vậy nên các nhà quản lý này sẽ ưu tiên việc thực hiện theo nhu cầu của Chính phủ và việc thực hiện CSR chính là một trong số đó nhằm giúp họ cải thiện hình ảnh của DN trước mắt công chúng cũng như làm hài lòng Chính phủ (Cao & Dou, 2007) và kết quả nghiên cứu này lần đầu tiên được kiểm chứng ở Việt Nam. Ngoài ra, vai trò của các DNNN trong việc cải thiện hiệu quả QTCT được khẳng định qua lý thuyết đại diện khi các DNNN có xu hướng QTCT chặt chẽ hơn giúp làm giảm vấn đề xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông của công ty hay vấn đề thông tin bất cân xứng trong DN. 5. Kết luận và gợi ý chính sách Nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý thuyết liên quan đến QTCT và CSR với ảnh hưởng của SHNN. Đặc biệt hơn, đối với các quốc gia thuộc chế độ xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hay Trung Quốc, các DNNN đóng vai trò quan trọng trong các thành phần của nền kinh tế và kết quả nghiên cứu đã khẳng định được vai trò tích cực của các DNNN trong mục tiêu thực hiện CSR hay công bố thông tin liên quan đến các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế. Sử dụng mẫu bao gồm 165 DN niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HNX và HOSE trong khoảng thời gian từ 2015-2018, bài viết này xem xét các đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng đến việc công bố CSR của DN như tính kiêm nhiệm của CEO, tính độc lập của các thành viên HĐQT hay 1632
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quy mô HĐQT và vai trò điều tiết của nhà nước trong mối quan hệ giữa QTCT và việc công bố thông tin về CSR. Thứ nhất, về tính kiêm nhiệm của CEO và chủ tịch HĐQT, kết quả của nhóm tác giả cho thấy sự kiêm nhiệm này có mối tương quan nghịch với việc công bố CSR. Thứ hai, số lượng thành viên trong HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với việc công bố CSR, điều này có thể bởi vì càng ít thành viên trong HĐQT thì cuộc họp sẽ càng dễ dàng đi đến kết quả thống nhất hơn, từ đó QTCT trở nên hiệu quả hơn và có thể góp phần vào việc công bố thông tin về CSR. Thứ ba, nhóm tác giả tìm thấy có một mối liên hệ cùng chiều giữa tính độc lập của các thành viên HĐQT và việc công bố thông tin về CSR. Cuối cùng, xét về vai trò điều tiết của nhà nước, kết quả của nhóm tác giả cho thấy khi DN thuộc SHNN thì DN đó sẽ có xu hướng công bố thông tin về CSR nhiều hơn, bởi lẽ nhà nước thường có những quy định chặt chẽ hơn đối với các DNNN và những DN này thường được thành lập để nhà nước đạt được các mục tiêu dài hạn như an sinh xã hội. Từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả đề xuất những gợi ý và kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các DN, cổ đông và các bên liên quan. Đầu tiên, về phía các DN, để bảo vệ nhà đầu tư cũng như các bên liên quan, nên bổ nhiệm hai người riêng biệt cho vị trí CEO và chủ tịch HĐQT nhằm tăng tính độc lập cũng như tránh được sự lạm quyền khi một người kiêm nhiệm cả hai vị trí trên. Ngoài ra DN nên xem xét mở rộng quy mô HĐQT và bổ nhiệm thêm thành viên độc lập trong HĐQT để có thể tăng hiệu quả QTCT cũng như tăng cường việc công bố thông tin về CSR, tuy nhiên vẫn nên giữ ở mức vừa phải phù hợp với quy mô công ty và xem xét đến vấn đề giữa lợi ích và chi phí. Các nhà hoạch định chính sách nên xem xét đến từng bối cảnh cụ thể khi quyết định liệu có nên đưa ra quy định bắt buộc các DN về việc thực hiện hay công bố thông tin liên quan đến CSR hay không, bởi vì việc thực hiện CSR sẽ là một phần lớn trong chi phí hoạt động của các DN. Nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định để các nghiên cứu sau này có thể khắc phục. Đầu tiên là về quy mô mẫu nghiên cứu của bài viết chỉ gói gọn trong bối cảnh các DN niêm yết tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018, các nghiên cứu sau có thể mở rộng khoảng thời gian và phân tích dữ liệu của nhiều quốc gia khác nhau ở Châu Á nhằm mục đích xem xét những mối quan hệ này thông qua nhiều thể chế chính trị và kinh tế khác nhau. Ngoài ra, các nghiên cứu sau có thể phân tích thêm các yếu tố khác của HĐQT như về ủy ban Kiểm toán, vấn đề đa dạng giới,… hay thực hiện nghiên cứu khi phân loại các DN theo nhóm ngành hoặc dựa trên nhiều loại hình sở hữu như vốn đầu tư nước ngoài, trong nước hay sở hữu gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmed, K., Hossain, M., & Adams, M. B. (2006). The effects of board composition and board size on the informativeness of annual accounting earnings. Corporate Governance: An International Review, 14(5), 418–431. https://doi.org/10.1111/j.1467- 8683.2006.00515.x [2] Ain, Q. U., Yuan, X., Javaid, H. M., Usman, M., & Haris, M. (2020). Female directors and agency costs: evidence from Chinese listed firms. International Journal of Emerging Markets. https://doi.org/10.1108/IJOEM-10-2019-0818 [3] Al-Janadi, Y., Rahman, R. A., & Haj Omar, N. (2013). Corporate Governance Mechanisms and Voluntary Disclosure in Saudi Arabia. Research Journal of Finance and Accounting, 4(4), 25–35. Retrieved from http://www.iiste.org/Journals/index.php/RJFA/article/view/4974 1633
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [4] Araissi, M., Dah, M. A., & Jizi, M. (2017). Women on Boards, Sustainability Reporting and Firm Performance. Sustainability Accounting, Management and Policy Journal, 7(3), 376–401. https://doi.org/10.2139/ssrn.2990370 [5] Arayssi, M., Jizi, M., & Tabaja, H. H. (2020). The impact of board composition on the level of ESG disclosures in GCC countries. Sustainability Accounting, Management and Policy Journal, 11(1), 137–161. https://doi.org/10.1108/SAMPJ-05-2018-0136 [6] Association of Chartered Certified Accountants. (2005). Better governance reporting: A practical framework. http://www. accaglobal.com/governance. Accessed 20 August 2021. [7] Bathala, C. T., & Rao, R. P. (1995). The determinants of board composition: An agency theory perspective. Managerial and Decision Economics, 16(1), 59–69. https://doi.org/10.1002/mde.4090160108 [8] Bhimani, A., & Soonawalla, K. (2005). From conformance to performance: The corporate responsibilities continuum. Journal of Accounting and Public Policy, 24(3), 165–174. https://doi.org/10.1016/j.jaccpubpol.2005.03.001 [9] Brown, J. A., & Forster, W. R. (2013). CSR and Stakeholder Theory: A Tale of Adam Smith. Journal of Business Ethics, 112(2), 301–312. https://doi.org/10.1007/s10551-012- 1251-4 [10] Carroll, A. B. (1999). Corporate social responsibility: Evolution of a definitional construct. Business and Society, 38(3), 268–295. https://doi.org/10.1177/000765039903800303 [11] Cao, S.J. and Dou, K. (2007), “Determinants of the variability of corporate effective tax rates: evidence of listed company in China”, Working Paper, Chong Qing University. [12] Cedillo Torres, C. A., Garcia-French, M., Hordijk, R., Nguyen, K., & Olup, L. (2012). Four case studies on corporate social responsibility: Do conflicts affect a company’s corporate social responsibility policy? Utrecht Law Review, 8(3), 51–73. https://doi.org/10.18352/ulr.205 [13] Chan, M. C. C., Watson, J., & Woodliff, D. (2014). Corporate Governance Quality and CSR Disclosures. Journal of Business Ethics, 125(1), 59–73. https://doi.org/10.1007/s10551-013-1887-8 [14] Cheng, E. C. M., & Courtenay, S. M. (2006). Board composition, regulatory regime and voluntary disclosure. International Journal of Accounting, 41(3), 262–289. https://doi.org/10.1016/j.intacc.2006.07.001 [15] Claessens, S. (2006). Corporate governance and development. World Bank Research Observer, 21(1), 91–122. https://doi.org/10.1093/wbro/lkj004 [16] Clarkson, M. E. (1995). a Stakeholder Framework for Analyzing and Evaluating Corporate Social Performance. Academy of Management Review, 20(1), 92–117. https://doi.org/10.5465/amr.1995.9503271994 [17] Corporate governance - OECD. (2021). Retrieved August 11, 2021, from https://www.oecd.org/corporate/ [18] de Villiers, C., Naiker, V., & van Staden, C. J. (2011). The effect of board characteristics on firm environmental performance. Journal of Management, 37(6), 1636–1663. https://doi.org/10.1177/0149206311411506 [19] Dey, A. (2008). Corporate governance and agency conflicts. Journal of Accounting Research, 46(5), 1143–1181. https://doi.org/10.1111/j.1475-679X.2008.00301.x 1634
  16. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [20] Donnelly, R., & Mulcahy, M. (2008). Board structure, ownership, and voluntary disclosure in Ireland. Corporate Governance: An International Review, 16(5), 416–429. https://doi.org/10.1111/j.1467-8683.2008.00692.x [21] Edward Freeman, R., & Evan, W. M. (1990). Corporate governance: A stakeholder interpretation. The Journal of Behavioral Economics, 19(4), 337–359. https://doi.org/10.1016/0090-5720(90)90022-Y [22] Edwards, P., & Allan, G. L. (2004). A survey of marine trash fish and fish meal as aquaculture feed ingredients in Vietnam. Australian Centre for International Agricultural Research, 57(57), 56. Retrieved from http://leanhtuan.vnweblogs.com/gallery/23458/03 - trash fish report - vietnam aciar.pdf [23] Fahad, P., & Rahman, P. M. (2020). Impact of corporate governance on CSR disclosure. International Journal of Disclosure and Governance, 17(2–3), 155–167. https://doi.org/10.1057/s41310-020-00082-1 [24] Forker, J. J. (1992). Corporate Governance and Disclosure Quality. Accounting and Business Research, 22(86), 111–124. https://doi.org/10.1080/00014788.1992.9729426 [25] Friedman, M. (1997). The social responsibility of business is to increase its profits. In Ethical Theory and Business (5th ed, pp. 221–227). Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ. [26] Freeman, R. E., Wicks, A. C., & Parmar, B. (2004). Stakeholder theory and “The corporate objective revisited.” Organization Science, 15(3), 364–369. https://doi.org/10.1287/orsc.1040.0066 [27] Friedman, M. (2007). The social responsibility of business is to increase its profits. In Corporate Ethics and Corporate Governance (pp. 173–178). https://doi.org/10.1007/978- 3-540-70818-6_14 [28] Galbreath, J. (2018). Is Board Gender Diversity Linked to Financial Performance? The Mediating Mechanism of CSR. Business and Society, 57(5), 863–889. https://doi.org/10.1177/0007650316647967 [29] Giannarakis, G., Konteos, G., & Sariannidis, N. (2014). Financial, governance and environmental determinants of corporate social responsible disclosure. Management Decision, 52(10), 1928–1951. https://doi.org/10.1108/MD-05-2014-0296 [30] Gill, A. (2008). Corporate governance as social responsibility: A research agenda. Berkeley J. Int'l L., 26, 452. [31] Guest, P. M. (2009). The impact of board size on firm performance: Evidence from the UK. European Journal of Finance, 15(4), 385–404. https://doi.org/10.1080/13518470802466121 [32] Ha, H. T. V., Van, V. T. T., & Hung, D. N. (2019). Impact of social responsibility information disclosure on the financial performance of enterprises in Vietnam. Indian Journal of Finance, 13(1), 20–36. https://doi.org/10.17010/ijf/2019/v13i1/141017 [33] Habbash, M. 2016. Corporate governance and corporate social respon- sibility disclosure: Evidence from Saudi Arabia. Social Responsi- bility Journal 12 (4): 740–754 [34] Haniffa, R. M., & Cooke, T. E. (2002). Culture, corporate governance and disclosure in Malaysian corporations. Abacus, 38(3), 317–349. https://doi.org/10.1111/1467- 6281.00112 1635
  17. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [35] Harjoto, M., Laksmana, I., & Lee, R. (2015). Board Diversity and Corporate Social Responsibility. Journal of Business Ethics, 132(4), 641–660. https://doi.org/10.1007/s10551-014-2343-0 [36] Ho, L. C. J., & Taylor, M. E. (2007). An empirical analysis of triple bottom-line reporting and its determinants: Evidence from the United States and Japan. Journal of International Financial Management and Accounting, 18(2), 123–150. https://doi.org/10.1111/j.1467- 646X.2007.01010.x [37] Hossain, M., & Reaz, M. (2007). The determinants and characteristics of voluntary disclosure by Indian banking companies. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 14(5), 274–288. https://doi.org/10.1002/csr.154 [38] Jain, T., & Zaman, R. (2020). When Boards Matter: The Case of Corporate Social Irresponsibility. British Journal of Management, 31(2), 365–386. https://doi.org/10.1111/1467-8551.12376 [39] Jamali, D., Safieddine, A. M., & Rabbath, M. (2008). Corporate governance and corporate social responsibility synergies and interrelationships. Corporate Governance: An International Review, 16(5), 443–459. https://doi.org/10.1111/j.1467-8683.2008.00702.x [40] Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory Of The Firm: Managerial Behavior, Agency Costs And Ownership Structure. Journal of Financial Economics 3, 3, 305–360. https://doi.org/10.1177/0018726718812602 [41] Jizi, M. I., Salama, A., Dixon, R., & Stratling, R. (2014). Corporate Governance and Corporate Social Responsibility Disclosure: Evidence from the US Banking Sector. Journal of Business Ethics, 125(4), 601–615. https://doi.org/10.1007/s10551-013-1929-2 [42] Kabir, R., & Thai, H. M. (2017). Does corporate governance shape the relationship between corporate social responsibility and financial performance? Pacific Accounting Review, 29(2), 227–258. https://doi.org/10.1108/par-10-2016-0091 [43] Kolk, A., & Pinkse, J. (2010). The integration of corporate governance in corporate social responsibility disclosures. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 17(1), 15–26. https://doi.org/10.1002/csr.196 [44] Krishnan, G., & Visvanathan, G. (2009). Do auditors price audit committee’s expertise? The case of accounting versus nonaccounting financial experts. Journal of Accounting, Auditing and Finance, 24(1), 115–144. https://doi.org/10.1177/0148558X0902400107 [45] Lan Anh. (2019, September 5). Vụ cháy kho Công ty Rạng Đông: Thủy ngân vượt ngưỡng 10-30 lần. Retrieved August 25, 2021, from https://tuoitre.vn/vu-chay-kho-cong-ty-rang- dong-thuy-ngan-vuot-nguong-10-30-lan- 20190905091639292.htm?fbclid=IwAR1J4RXtOjAtKqIkZq5Kj1k10uDcEJt1- EmQJ77L7_OiLwh6a68m8s-WKZc [46] Nguyen, T. T., & Dijk, M. A. (2012). Corruption, growth, and governance: Private vs. state-owned firms in Vietnam. Journal of Banking and Finance, 36(11), 2935–2948. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2012.03.027 [47] Rechner, P. L., & Dalton, D. R. (1991). CEO duality and organizational performance: A longitudinal analysis. Strategic Management Journal, 12(2), 155–160. https://doi.org/10.1002/smj.4250120206 1636
  18. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [48] Rowley, C., & Truong, Q. (2009). The changing face of Vietnamese management. In The Changing Face of Vietnamese Management (1st ed, pp. 1–271). https://doi.org/10.4324/9780203868409 [49] Said, R., Zainuddin, Y., & Haron, H. (2009). The relationship between corporate social responsibility disclosure and corporate governance characteristics in Malaysian public listed companies. Social Responsibility Journal, 5(2), 212–226. https://doi.org/10.1108/17471110910964496 [50] Shahab, Y., & Ye, C. (2018). Corporate social responsibility disclosure and corporate governance: Empirical insights on neo-institutional framework from China. International Journal of Disclosure and Governance, 15(2), 87–103. https://doi.org/10.1057/s41310- 018-0038-y [51] Sơn, T. N. (2010). Vấn Đề Quản Trị Công Ty Trong Các Doanh Nghiệp Việt Nam. Retrieved September 27, 2020, from https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/van-de-quan- tri-cong-ty-trong-cac-doanh-nghiep-viet-nam-corporate-governance-in-vietnamese- enterprises-8031/ [52] Spitzeck, H. (2009). Organizational structures and processes: The development of governance structures for corporate responsibility. Corporate Governance, 9(4), 495–505. https://doi.org/10.1108/14720700910985034 [53] Tsui, J. and Gul, F.A. (2000), ‘‘Corporate governance and financial transparencies in the Hong Kong special administrative region of the People’s Republic of China’’, paper presented at the 2nd Asian Roundtable on Corporate Governance, Hong Kong, May 2000. [54] Xuân Long. (2017, July 13). Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016. Retrieved August 25, 2021, from https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam- 2016-1351267.htm?fbclid=IwAR0CQkg8dcsPL8ozceIK_O40sQGrEWwN- YhvGgAETz9AJYqGvpLec-VDqBo [55] Welford, R. (2007). Corporate governance and corporate social responsibility: Issues for Asia. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 14(1), 42–51. https://doi.org/10.1002/csr.139 [56] Zhou, C. (2019). Effects of corporate governance on the decision to voluntarily disclose corporate social responsibility reports: evidence from China. Applied Economics, 51(55), 5900–5910. https://doi.org/10.1080/00036846.2019.1631440 1637
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2