Vai trò người giảng viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng
lượt xem 3
download
Bài viết Vai trò người giảng viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trình bày công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay; Các biện pháp để người giảng viên tiến hành giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò người giảng viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng
- VAI TRÕ NGƢỜI GIẢNG VIÊN TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ngô Minh Oanh1 1. Đặt vấn đề Trong hệ thống giáo dục của một quốc gia thì giáo dục đại học là khâu cuối cùng cung cấp sản phẩm – nguồn nhân lực cho xã hội, phục vụ nhu cầu phát triển của một đất nước. Giáo dục trong nhà trường đại học là sự tiếp tục của giáo dục gia đình và giáo dục từ các cấp học trước nhằm đào tạo những con người có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, phát triển con người toàn diện. Bên cạnh những yêu cầu mà người học phải lĩnh hội là những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp tương lai thì người học cũng phải được trang bị một tinh thần, thái độ đúng đắn cho hoạt động nghề nghiệp khi ra trường, hay nói cách khác đó là đạo đức nghề nghiệp và những phẩm chất công dân mà người sinh viên khi hòa nhập vào guồng máy lao động xã hội cần phải có. Nhiệm vụ nặng nề này của các trường đại học, cao đẳng chỉ được hoàn thành tốt khi có sự tham gia tích cực của đội ngũ giảng viên, những người trực tiếp truyền thụ kiến thức và gắn bó với sinh viên trong suốt quảng thời gian họ học tập và rèn luyện ở giảng đường các trường đại học. Thực hiện chức năng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học không phải là nhiệm vụ duy nhất của đội ngũ giảng viên, mà còn là công việc của phòng Công tác chính trị - quản lý sinh viên, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của Hội Sinh viên và của các đơn vị khác trong trường đại học. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên với chức năng của người thầy tuyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng nghề nghiệp tương lai cho sinh viên nên đội ngũ này có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức. 2. Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay Hiện nay công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học đang đứng trước một thực trạng cần phải nhận diện và khắc phục. Một thời gian dài chúng ta chưa coi trọng giáo dục đạo đức cho sinh viên, nếu có thì cũng nặng về hình thức, lý thuyết suông, thiếu tính thuyết phục. Hiện nay việc giáo dục đạo đức trong các trường đại học, cao đẳng đã được chú trọng hơn, nhưng cũng còn chưa đạt được yêu cầu mong muốn. Một bộ phận giảng viên các trường đại học, cao đẳng cho rằng công 1 PGS. TS – Viện trƣởng Viện NCGD, trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh. 50
- tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức là công việc của phòng Công tác Chính trị - Quàn lý sinh viên, của Chi bộ, của Đoàn và Hội sinh viên, nói chung là công việc của trường và khoa chứ không phải là công việc của mình. Một bộ phận các thầy cô chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức chuyên môn, ngại hoặc chưa coi trọng trách nhiệm của người giảng viên đứng trên bục giảng là ngoài việc trang bị kiến thức cho sinh viên còn phải làm nhiệm vụ giáo dục nữa. Đây đó thậm chí còn một số ít giảng viên với những biểu hiện của mình không những không góp phần giáo dục sinh viên mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ở trong trường đại học. Đây đó còn hiện tượng chưa văn hóa trong giao tiếp với sinh viên, thiếu độ lượng và mềm dẽo trong ứng xử, thiếu tôn trọng, khách quan và công bằng với sinh viên; đố kỵ hay nói xấu đồng nghiệp trước mặt sinh viên. Trong hoạt động giảng dạy thì thiếu trách nhiệm, bỏ giờ, đi muộn về sớm, thiếu trung thực trong khoa học, giảng dạy thiếu thuyết phục do trình độ hạn chế… Những điều trên đây đã gây những hình ảnh phản cảm về người thầy trên giảng đường đại học, làm cho sinh viên hoang mang, thiếu tin tưởng vào những người thầy vốn được các em hình dung là tấm gương mẫu mực khi bước vào giảng đường đại học. Đây cũng là một rào cản cho hoạt động giáo dục đạo đức sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Hậu quả là khi sinh viên ra trường, có thể các em có một trình độ chuyên môn tốt nhưng nếu thiếu đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp thì chắc chắn các em sẽ không thể phục vụ tốt cho xã hội. Trước thực trạng công tác giáo dục đạo đức hiện nay ở các trường đại học ngoài những hoạt động của các phòng, ban chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp quản lý trong trường đại học, cần phải đẩy mạnh việc tham gia tích cực của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, thì công tác giáo dục đạo đức trong các trường đại học mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Khi giảng viên tham gia công việc giáo dục đạo đức trong nhà trường đại học, cao đẳng thì họ có những lợi thế : - Người giảng viên với những hiểu biết sâu sắc về khoa học mà mình giảng dạy, những tri thức mà người thầy giáo có là mục đích hướng tới của sinh viên trong học tập và trau dồi nghề nghiệp sau này. Với vốn kiến thức chuyên sâu, kết hợp với phương pháp sư phạm tốt, có tấm lòng nhà giáo, tận tâm với học trò thì người giảng viên sẽ là “thần tượng” của sinh viên, là nơi tin cậy để sinh viên gửi gắm những hy vọng về nghề nghiệp tương lai của mình và hình mẫu để sinh viên hướng tới về nhân cách. 51
- - Người giảng viên là người sở hữu nguồn tri thức chuyên ngành và những hiểu biết các lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp, những trải nghiệm trong cuộc sống… nếu biết khai thác tốt sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để thông qua “ dạy chữ để dạy người ” một cách thuyết phục. - Nếu so với mức độ tiếp xúc ở trong nhà trường giữa giảng viên và những người làm công việc khác thì giảng viên là người tiếp xúc thường xuyên với sinh viên nhất. Sự gần gủi trong tiếp xúc, tăng cường sự hiểu biết giữa thầy và trò sẽ là những cơ hội để thầy giáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách thường xuyên và hiệu quả với sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nói trên, thì việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của đội ngũ giảng viên cũng có những khó khăn nhất định : Như quan hệ thầy trò giữa giảng viên và sinh viên ở bậc đại học có phần “lõng lẽo” hơn bậc học phố thông ; giảng viên chỉ có thể đảm trách từ một đến vài ba môn học nên không phải giảng viên nào cũng có thời gian gắn bó nhiều với sinh viên ; lứa tuổi sinh viên dù chưa trưởng thành hoàn toàn nhưng cũng đã có những hiểu biết nhất định, thế giới quan, nhân sinh quan và đặc biệt là nhân cách đã dần đi vào ổn định nên không “dễ bảo” như học sinh phổ thông ; và, với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay, việc tổ chức học tập theo nhóm/lớp luôn thay đổi cũng là một khó khăn trong việc tổ chức giáo dục đạo đức. Vì thế, nếu các trường đại học, cao đẳng không tổ chức tốt, và không huy động được tất cả đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục đạo đức một cách thuyết phục thì hiệu quả giáo dục đạo đức sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Về những nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên trong trường đại học, cao đẳng, xuất phát từ mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên những nội dung giáo dục cũng phải phục vụ cho mục tiêu của nhà trường đại học, cao đẳng. - Một là, phải giáo dục cho sinh viên đạo đức truyền thống của dân tộc, những phẩm chất của con người Việt Nam yêu nước, yêu lao động, hiếu học, sống có đạo lý, thương người như thể thương thân…là những nền tảng cơ bản, mẫu số chung mà bất cứ con người nào của Việt Nam nào cũng đều phải có. - Hai là, tiến hành giáo dục những phẩm chất của người công dân, những con người có hiểu biết, có trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân. Trước khi những 52
- người sinh viên tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, trước hết họ phải biết được họ với tư cách là một công dân có trách nhiệm gì phải làm với xã hội và được hưởng những quyền lợi gì theo quy định của pháp luật. Có như vậy thì khi ra trường, dù làm việc ở đâu họ luôn tự giác chấp hành hiến pháp và pháp luật, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. - Ba là, giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Mỗi ngành nghề có những đặc điểm riêng và có những chuẩn mục nghề nghiệp nhất định, tương lai của sinh viên sau khi ra trường đều gắn với những ngành nghề cụ thể, muốn làm việc tốt sinh viên không thể không nắm được những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Do đó giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên. - Bốn là, là trên cơ sở những nền tảng đạo đức nói trên, với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong những nội dung giáo dục đạo đức rất quan trọng hàng đầu là giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng, giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để sau khi ra trường, sinh viên sẽ sống, làm việc và phấn đấu cho lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. 3. Các biện pháp để ngƣời giảng viên tiến hành giáo dục đạo đức cho sinh viên Để biến những nội dung trên thành hiện thực, cần thực hiện một số biện pháp để người giảng viên tiến hành giáo dục đạo đức cho sinh viên có hiệu quả: Thứ nhất, giảng viên phát huy vai trò là tấm gương để sinh viên noi theo. Có thể nói hành trang của người thầy nói chung và hành trang của người giảng viên trên giảng đường đại học nói riêng, ngoài kiến thức chuyên môn mà người thầy giảng dạy thì tài sản vô giá của người thầy đó là nhân cách người thầy, đó là tấm gương đạo đức có sức thuyết phục nhất đối với sinh viên. Vẻ đẹp trí tuệ chỉ có thể được tỏa sáng trên nền tảng của một nhân cách, ở đó sự tận tâm của người thầy, cách ứng xử chuẩn mực và một tấm lòng đôn hậu, vị tha sẽ là sức cảm hóa lớn mà không có gì có thể thay thế được. Người giảng viên được sinh viên mến phục và kính trọng có sức giáo dục lớn, một sự giáo dục “ không lời ” mà đem lại hiệu quả cao. Vì thế người giảng viên phải luôn phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, thì “tự thân” sẽ có đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đạo đức cho sinh viên. Thứ hai, các trường đại học, cao đẳng cần xác định nhiệm vụ của người giảng viên là những người làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước. Đào tạo thế hệ những người trẻ tuổi thành những người “ vừa hồng vừa chuyên ”, 53
- nghĩa là họ vừa có những tri thức và kĩ năng nghề nghiệp vừa có những phẩm chất đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp cần thiết cho việc hành nghề về sau. Có những lĩnh vực, người thầy giáo không chỉ truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn cung cấp những kinh nghiệm nghề nghiệp cả về kiến thức, kĩ năng và những phẩm chất nghề nghiệp cần có. Việc “ truyền nghề ” như thế thực chất là người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy người nữa. Nếu những người thầy trên giảng đường đại học mà chỉ lo truyền thụ kiến thức nghề nghiệp mà buông lơi nhiệm vụ giáo dục có nghĩa là người giảng viên chỉ mới hoàn thành một nửa nhiệm vụ. Thứ ba, cần trang bị những hiểu biết cần thiết về nội dung và hình thức giáo dục đạo đức sinh viên cho đội ngũ giảng viên, gắn những nội dung giáo dục với những ngành nghề cụ thể, không trình bày một cách chung, lý thuyết. Phải tìm ra những đặc trưng nghề nghiệp để có nội dung và hình thức giáo dục cho phù hợp, thuyết phục. Thứ tư, phải tiến hành một cách đồng bộ hoạt động giáo dục giữa các bộ phận trong trường với đội ngũ giảng viên ; kết hợp học với hành, lý thuyết với rèn luyện trong thực tiễn phong trào ; kết hợp giáo dục ở trên lớp, trong nhà trường với các hoạt động ngoại khóa, về nguồn ; kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội … có như vậy thì hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường mới có kết quả bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, HN. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (1991), Đạo đức học, Nxb Đại học và GDCN, HN. 3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, Nxb Giáo dục, HN. 4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Quy định về đạo đức nhà giáo. 5. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. 6. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế, Nxb Khoa học Xã hội, HN. 7. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình & bản sắc dân tộc Việt Nam: Truyền thống Đạo đức, Nxb VHTT, HN. 54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của giáo viên và học sinh ngoại ngữ ở trường học phổ thông trong lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm
9 p | 130 | 13
-
Lý thuyết vai trò trong nghiên cứu hành vi thông tin của giảng viên
6 p | 138 | 7
-
Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay
10 p | 144 | 7
-
Vai trò của giảng viên trong xây dựng môi trường học tập tích cực tại các trường đại học và cao đẳng
7 p | 90 | 6
-
Từ lecturer đến commentator - sự chuyển đổi vai trò của giảng viên trong đào tạo trực tuyến
6 p | 29 | 6
-
Vai trò của giảng viên tâm lý học trong dạy học theo học chế tín chỉ
4 p | 98 | 5
-
Vai trò của giảng viên trong việc phát huy ý thức tự giác học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trong thời đại cách mạng số
6 p | 16 | 5
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên ngành Giáo dục chính trị ở các trường đại học, cao đẳng
6 p | 73 | 4
-
Vai trò của giáo viên trong việc dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ
5 p | 134 | 4
-
Vai trò của người giáo viên dạy đại học trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0
9 p | 9 | 3
-
Tài liệu dạy học và vai trò của tài liệu trong việc dạy và học
3 p | 14 | 3
-
Những yêu cầu mới của người giảng viên trong giai đoạn hiện nay
4 p | 31 | 3
-
Tiếp cận vị thế vai trò xã hội trong phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
5 p | 7 | 3
-
Vai trò và nhiệm vụ của giảng viên trong phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ
7 p | 56 | 2
-
Xây dựng nhân cách người giảng viên trẻ tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân
5 p | 79 | 2
-
Tầm quan trọng - Vai trò của giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập trong việc đào tạo theo hình thức tín chỉ tại đại học
4 p | 39 | 1
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhà giáo꞉ Giá trị lý luận và thực tiễn trong bối cảnh giáo dục đại học ở nước ta hiện nay
5 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn