Tầm quan trọng - Vai trò của giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập trong việc đào tạo theo hình thức tín chỉ tại đại học
lượt xem 1
download
Công tác giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Một người giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập làm tốt nhiệm vụ sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể tốt; nhiều tập thể tốt sẽ xây dựng một nhà trường vững mạnh. Bài báo nghiên cứu về tầm quan trọng, vai trò của một người giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập trong việc đào tạo theo hình thức tín chỉ tại các trường đại học. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tầm quan trọng - Vai trò của giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập trong việc đào tạo theo hình thức tín chỉ tại đại học
- TẦM QUAN TRỌNG - VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN CHỦ NHIỆM – CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG VIỆC ĐÀO TẠO THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC Hoàng Phương Thảo Trường Đại học Hà Nội Tóm tắt: Công tác giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Một người giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập làm tốt nhiệm vụ sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể tốt; nhiều tập thể tốt sẽ xây dựng một nhà trường vững mạnh. Bài báo nghiên cứu về tầm quan trọng, vai trò của một người giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập trong việc đào tạo theo hình thức tín chỉ tại các trường đại học. I. VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN CHỦ NHIỆM – CỐ VẤN HỌC TẬP Giảng viên chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, là cầu nối giữa nhà trường với sinh viên. Giảng viên chủ nhiệm lớp kiêm cố vấn học tập có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay. Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần sao cho phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và tìm việc làm phù hợp. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập còn có nhiệm vụ theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhắm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của sinh viên. Để làm tốt trách nhiệm của một giảng viên chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập, cũng như làm thế nào thu hút và thúc đẩy sinh viên tích cực trong học tập để có kết quả tốt, tự tin, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, yên tâm học tập. II. GIẢI PHÁP 1. Xác định vai trò, nhiệm vụ của giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập Là một giảng viên - cố vấn học tâp mỗi giảng viên phải xác định quản lý sinh viên trên mọi phương diện, tạo môi trường học tập thân thiện, hình thành nên sự tích cực trong sinh viên. Công tác chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với các em sinh viên năm đầu khi mới bước chân vào trường. Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết giảng viên phải được sinh viên tin yêu, quý trọng. Vì thế mỗi giảng viên cần phải mẫu mực về đạo đức, tác phong sư phạm, cư chỉ, hành động đúng mực, lời nói phải có tính thuyết phục đối với sinh viên. 222
- 2. Hướng dẫn cách thức học tập, nắm bắt thông tin, động viên, giúp đỡ sinh viên kịp thời Năm đầu tiên sinh viên còn bỡ ngỡ với cách học tập khác phổ thông, với bạn mới, thầy cô mới, với cuộc sống tự lập khi học xa nhà và vô vàn các khó khăn khác. Phần lớn các em khi mới bước chân vào giảng đường còn rụt rè, lúng túng với phương pháp học mới ở đại học. Đặc biệt một số các em đến từ các vùng nông thôn chưa được sử dụng máy tính nhiều nên còn lúng túng trong việc đăng ký môn học trực tuyến, các hình thức học tín chỉ còn xa lạ. Lúc này trách nhiệm của cố vấn học tập là hỗ trợ và hướng dẫn các em cách thức đăng ký học qua website và lựa chọn các môn học nào cho phù hợp. Ngoài ra cố vấn học tập còn có nhiệm vụ hướng dẫn các em cách thức học tập sao cho khoa học, tạo cho các em động lực học tập. Khi sinh viên mới nhập học cố vấn học tập có trách nhiệm tạo hồ sơ thông tin cá nhân cho từng sinh viên trong lớp bao gồm: hình ảnh, họ tên, địa chỉ, điện thoại của phụ huynh để dùng khi cần thiết, ngoài ra còn tạo các kênh liên lạc và thông báo như facebook, forum để có thể thông báo, trao đổi, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của sinh viên kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của một số sinh viên có biểu hiện không bình thường hoặc lơ là trong học tập để kịp thời báo cáo tình hình cho phụ huynh vào giữa và cuối kỳ để gia đình nắm rõ được tình hình học tập của con em mình. Việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và lớp giúp phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình sẽ củng cố thêm niềm tin cho phụ huynh. Khi hiểu được hoàn cảnh gia đình, tạo dựng sự thân thiện, đồng cảm với phụ huynh thì họ sẵn sàng hợp tác và tạo mọi điều kiện học tập và khích lệ con em mình học tốt hơn. Như vậy cũng chính là một kênh để quảng bá hình ảnh của trường rất tốt. 3. Lên kế hoạch và định hướng phấn đấu của lớp trong năm học Để giúp cho sinh viên tiếp cận tốt hơn với hình thức học mới, quy định mới, cố vấn học tập phải có trách nhiệm thông báo cho sinh viên các quy định của nhà trường, khoa một cách đầy đủ, chính xác để sinh viên có thể nắm được đúng và đủ nhằm hạn chế sinh viên thi lại và vi phạm quy định của nhà trường, của khoa, không có sinh viên yếu kém và lưu ban. Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, phong trào của đoàn thanh niên, hội sinh viên nhà trường giúp các em có được kỹ năng sống cần thiết. Khuyến khích các em tích cực tham gia các phong trào của nhà trường, việc này giúp các em học tốt hơn và thiết lập những mối quan hệ hữu ích cho sự nghiệp trong tương lai. Từ đó giúp các em có động cơ học tập tốt, vạch ra mục tiêu học tập hiệu quả. Kết thúc mỗi học kỳ cố vấn học tập nên tham gia cùng lớp thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên. Tư vấn giúp đỡ sinh viên về chế độ, chính sách, học bổng, 223
- hướng dẫn sinh viên thủ tục bảo lưu kết quả học tập, chuyển đổi ngành học, học thêm chuyên ngành 2 song song. Giúp sinh viên rèn luyện tính tự lập qua hình thức hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, cách tìm kiếm và lựa chọn thông tin trên mạng. Giúp sinh viên nhận thức rõ cố vấn học tập chỉ là người đóng vai trò tư vấn cho các em định hướng đúng chứ không phải là người cầm tay chỉ việc cho các em. 4. Nắm bắt kịp thời, quan tâm tình hình của lớp và cá nhân mỗi sinh viên Bên cạnh việc định hướng cho sinh viên thì cố vấn học tập cần nắm bắt kịp thời tình hình chung của lớp, tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ, liên tục đổi mới các nội dung sinh hoạt để không bị lặp đi lặp lại tạo không khí sôi động, lôi cuốn các em sinh viên tham gia tích cực, sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin. Cố vấn học tập họp lớp ít nhất 2 lần trên một học kỳ (giữa kỳ và cuối kỳ), ngoài ra có thể họp đột xuất khi cần thiết. Bên cạnh đó cố vấn học tập thường xuyên trao đổi tình hình học tập của lớp với các thầy cô bộ môn để có hướng điều chỉnh phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp học tập cho phù hợp. 5. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, phát huy tinh đoàn kết và kỹ năng làm việc nhóm Để quản lý lớp được tốt cố vấn học tập cần tổ chức lớp thành một lực lượng tự quản, đoàn kết, phát huy kỹ năng học nhóm, xây dựng ra ban cán sự lớp, ban chấp hành đoàn, hội để có thể hỗ trợ mình trong việc quản lý lớp cũng như phổ biến các phong trào của nhà trường. Thành lập các nhóm học tập giúp các sinh viên khá, giỏi giúp đỡ sinh viên yếu tiến bộ. Nhấn mạnh phần đóng góp này sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện để khuyến khích các em tham gia. Cố vấn học tập kết hợp với Ban chủ nhiệm khoa tìm nơi thực tập cho sinh viên năm cuối, đồng thời rà soát nhắc nhở sinh viên trả nợ môn học để kịp thời xét tốt nghiệp. Học nhóm là phương pháp rất hữu hiệu để tạo dựng lớp học thân thiện. Vì vậy cố vấn học tập nên định hướng cho các em tham gia học nhóm. Tổ chức học nhóm để các bạn cùng nhau giúp đỡ, tạo sự nhiệt tình, đoàn kết, hợp tác trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể của lớp cũng như của trường. Từ đó tạo sự phấn chấn tinh thần của các cá nhân và tập thể lớp. Học nhóm là kỹ năng vô cùng quan trọng khi học đại học vì nó sẽ phát huy tư duy sáng tạo. Việc thảo luận nhóm về một chủ đề sẽ giúp sinh viên có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đó. Tất cả mọi người đều có thể học hỏi lẫn nhau từ việc chia sẻ các ý kiến. Việc học nhóm có thể tổ chức hàng tuần, hàng tháng hoặc trước các bài tập lớn quan trọng hoặc các kỳ kiểm tra. 224
- Người giảng viên muốn giảng dạy tốt không chỉ có chuyên môn, tri thức, phương pháp mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết, lòng đam mê và yêu nghề. Định hướng giúp sinh viên làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu để các em thấy rằng muốn có sự nghiệp thành công thì ngay từ khi học đại học phải xây dựng cho mình một nền tảng, một hành trang kiến thức vững chắc, kinh nghiệm làm việc thực tế. Có như vậy mới tìm cho mình một việc làm tốt vì cơ hội việc làm phải do tự bản thân mình nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức chứ không phải học ở trường nào. III. KẾT LUẬN Để làm tốt công tác cố vấn học tập thì không phải người chủ nhiệm chỉ cần hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ chung mà còn phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình, gần gũi, quan tâm tới lớp để hiểu rõ được sinh viên và giúp đỡ khi cần thiết. 225
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vận dụng triết học Mac Lênin phân tích tầm quan trọng con người trong nền kinh tế trí thức - 3
9 p | 166 | 29
-
Thế tam giác của quan hệ quốc tế Mĩ – Trung – Xô trong chiến tranh Việt Nam năm 1972
9 p | 131 | 19
-
Kết quả thực nghiệm tác động sư phạm nhằm hạn chế những khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên sư phạm
5 p | 167 | 15
-
Thực trạng hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ ở các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 107 | 7
-
Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở thư viện trường đại học
5 p | 33 | 6
-
Bài giảng Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp
31 p | 108 | 5
-
Nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin do Mỹ sử dụng và tổn thương tâm lý trong chiến tranh ở Việt Nam
221 p | 67 | 5
-
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên
8 p | 66 | 5
-
Bước đầu tìm hiểu đời sống tâm linh trong Du kí Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX
11 p | 69 | 5
-
Nâng cao chất lượng tổ chức giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc sử dụng trò chơi dân gian
6 p | 32 | 4
-
Quy trình thiết kế tư liệu học tập hỗ trợ tổ chức dạy học các chuyên đề học tập Địa lí lớp 10 - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
3 p | 15 | 3
-
Phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
9 p | 60 | 3
-
Ứng dụng mô hình IPA để đánh giá các thuộc tính quan trọng của trường đại học ở Việt Nam - Góc nhìn của học sinh trung học phổ thông
7 p | 78 | 3
-
Mối quan hệ hỗ trợ
6 p | 91 | 3
-
Cao Huy Thuần – người đánh thức lương tâm của thời đại
11 p | 48 | 2
-
Công nghệ hỗ trợ cho người điếc và người khiếm thính
5 p | 31 | 2
-
Áp dụng các chiến lược hỗ trợ
14 p | 61 | 2
-
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
3 p | 14 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn