intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn bản kiểm kê tài chính của tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam

Chia sẻ: Le Thi Thanh Huyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

266
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV); Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn TKV;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn bản kiểm kê tài chính của tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam

  1. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số /TKV-KT Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2010 V/v: Hướng dẫn kiểm kê, xử lý tài chính để chuyển đổi Công ty nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên Kính gửi: - Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ; - Công ty cơ khí đóng tầu TKV; - Công ty Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ TKV; - Tổng Công ty khoáng sản TKV. Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV); Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn TKV; Căn cứ Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Thông tư số 25/2007/TT-BTC ngày 2/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên; Thông tư số 01/2002/TT-BKH ngày 28/01/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên và các văn bản nhà nước khác có liên quan. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng quản trị-Tập đoàn TKV tại Biên bản số 01/BB- HĐQT ngày 08/1/2010 về cơ cấu tổ chức và quản lý Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam hướng dẫn công tác kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ, các vấn đề tài chính của các đơn vị thuộc diện chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên năm 2010 như sau: I. KiÓm kª tμi s¶n thuéc së h÷u cña doanh nghiÖp Toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của đơn vị phải được kiểm kê gồm: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn - Các tài sản đi thuê, cho thuê, giữ hộ, ký quỹ, chiếm dụng 1. Kiểm kê tài sản Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có do đơn vị đang quản lý và sử dụng tại thời điểm kiểm kê; kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư 1
  2. tiền gửi ngân hàng tại thời điểm chuyển đổi; xác định tài sản, tiền mặt thừa thiếu so với sổ kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu. 2. Phân loại tài sản đã kiểm kê thuộc sở hữu của đơn vị theo các nhóm sau: 2.1. Tài sản đơn vị có nhu cầu sử dụng 2.2. Tài sản đơn vị không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình SXKD. 2.3. Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có). 2.4. Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi. 3. Tổ chức đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với từng loại công nợ theo quy định sau: 3.1. Nợ phải trả: Phân tích rõ các khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ gốc, nợ lãi, nợ phải trả nhưng không phải thanh toán. Các khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại để đòi như doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ nợ đã chết hoặc chủ nợ không đến đối chiếu đòi nợ mặc dù đơn vị đã có văn bản yêu cầu chủ nợ hoặc đã thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng. 3.2. Nợ phải thu: Nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi; phân tích rõ từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm: Nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc 1 trong các trường hợp sau: - Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc đã ngừng hoạt động không có khả năng chi trả; khách nợ đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử theo quy định của pháp luật. - Các khoản nợ phải thu của khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật. - Các khoản phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu. - Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên mà khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc quá khó khăn không có khả năng thanh toán, đơn vị đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn không thu nợ được. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. 4. Tổ chức kiểm kê tài sản: Giám đốc các đơn vị được chuyển thành Công ty TNHH 1 thành viên phải thành lập Hội đồng kiểm kê. Thành phần Hội đồng kiểm kê gồm: 2
  3. - Giám đốc Công ty là Chủ tịch Hội đồng - Kế toán trưởng hoặc trưởng phòng kế toán là thành viên hội đồng - Trưởng phòng kỹ thuật, cơ điện là thành viên hội đồng - Trưởng phòng vật tư, kế hoạch là thành viên hội đồng. Ngoài các thành viên trên, tuỳ theo tình hình cụ thể, Giám đốc đơn vị mời các chuyên gia kỹ thuật am hiểu tính năng, tác dụng và chất lượng của tài sản để tham gia Hội đồng kiểm kê tài sản. II. Xö lý tμi s¶n vμ c¸c kho¶n c«ng nî tr−íc khi chuyÓn ®æi thμnh C«ng ty TNHH 1 thμnh viªn 1 Đối với tài sản: 1.1. Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý: Công ty được nhượng bán, thanh lý theo quy định hiện hành đối với công ty nhà nước. Chênh lệch giữa số tiền thu được từ nhượng bán, thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và chi phí thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào thu nhập công ty. 1.2. Đối với tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: Tùy theo nhu cầu mà công ty thỏa thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, giữ hộ, ký gửi để tiếp tục kế thừa hoặc thanh lý các hợp đồng trước khi chuyển đổi. 1.3. Đối với tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi phục vụ lợi ích tập thể của cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty nhà nước được chuyển giao cho công ty TNHH quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty. Trường hợp tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng phục vụ sản xuất kinh doanh, công ty TNHH tiếp tục quản lý, sử dụng, trích khấu hao để hoàn trả quỹ khen thưởng, phúc lợi. 1.4. Chênh lệch tài sản kiểm kê: Doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân thừa thiếu và xử lý như sau: - Đối với tài sản dôi thừa nếu không xác định được nguyên nhân và chủ sở hữu: Doanh nghiệp hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tương ứng với giá trị thực tế của tài sản dôi thừa. - Đối với tài sản hao hụt, mất mát, tổn thất: Doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản theo sổ kế toán với tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, tổ chức bảo hiểm (nếu có) được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính; nếu thiếu thì hạch toán vào kết quả kinh doanh. Trường hợp hạch toán khoản chênh lệch thiếu này vào kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp bị lỗ thì được giảm vốn của chủ sở hữu, số vốn được giảm tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp. 2. Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả 3
  4. 2.1. Đối với các khoản nợ phải thu: Công ty TNHH có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, thu hồi các khoản nợ đến hạn, thực hiện quản lý nợ phải thu theo quy định hiện hành của nhà nước. Đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi (bao gồm các khoản nợ đã quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp) công ty sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và quỹ dự phòng tài chính để bù đắp sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Nếu các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần chênh lệch thiếu sẽ hạch toán vào kết quả kinh doanh. Nếu do hạch toán khoản chênh lệch thiếu này vào kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bị lỗ thì được giảm vốn của chủ sở hữu, số vốn được giảm tối đa bằng số lỗ của công ty. Thủ tục và quy trình xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính. 2.2. Đối với các khoản nợ phải trả: Công ty TNHH có trách nhiệm kế thừa và thanh toán các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên, thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả nhưng không còn đối tượng trả thì công ty hạch toán tăng vốn chủ sở hữu. 3. Các khoản dự phòng Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, dự phòng trợ cấp mất việc làm, sau khi đã xử lý để bù đắp các khoản tổn thất tài sản, nợ phải thu không thu hồi được nếu vẫn còn số dư thì doanh nghiệp được chuyển số dư sang cho công ty TNHH để tiếp tục sử dụng. 4. Xác định vốn điều lệ của Công ty 4.1. Vốn chủ sở hữu thực có của Công ty tại thời điểm chuyển đổi được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính được HĐQT Than Việt Nam phê duyệt tại thời điểm chuyển đổi bao gồm số dư các tài khoản: TK 411- Nguồn vốn Kinh doanh, TK 441 - Nguồn vốn ĐTXDCB và TK 414 - Quỹ Đầu tư phát triển. 4.2. Vốn điều lệ của Công ty được xác định trên cơ sở yêu cầu, quy mô phát triển và khả năng huy động vốn của Công ty bao gồm: số vốn thực có tại thời điểm chuyển đổi, số vốn bổ sung dần trong quá trình kinh doanh của Công ty và vốn cam kết bổ sung của chủ sở hữu (nếu có) và thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP của Chính phủ, vốn điều lệ không thấp hơn 30 tỷ đồng đối với công ty nhà nước độc lập hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty, công ty mẹ và 500 tỷ đồng đối với công ty mẹ. 5. Chi phí thực hiện chuyển đổi 4
  5. 5.1 Chi phí thực hiện chuyển đổi là các khoản chi liên quan đến việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH từ thời điểm công ty được quyết định chuyển đổi đến thời điểm bàn giao giữa công ty nhà nước và công ty TNHH. Chi phí thực hiện chuyển đổi bao gồm: - Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ trong nước về chuyển đổi công ty TNHH. - Chi phí kiểm kê, phân loại, xác định thực trạng tài sản, vốn, công nợ… - Chi phí lập phương án chuyển đổi, xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH. - Các chi phí khác có liên quan đến chuyển đổi thành công ty TNHH. 5.2 Các chi phí liên quan đến việc chuyển đổi công ty phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của nhà nước do Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chuyển đổi ký duyệt và chịu trách nhiệm. Chi phí thực hiện chuyển đổi được hạch toán giảm vốn chủ sở hữu của công ty TNHH. Mức chi cụ thể do đại diện chủ sở hữu công ty quyết định theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với quy mô của công ty chuyển đổi. Đối với công ty chuyển đổi có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng được chi tối đa không quá 30 triệu đồng, đối với công ty chuyển đổi có vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng trở lên được chi không quá 50 triệu đồng. 6. Bàn giao Công ty sang Công ty TNHH. - Thời điểm chính thức chuyển đổi của Công ty nhà nước thành Công ty TNHH là thời điểm Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Công ty TNHH. - Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Công ty TNHH, Công ty phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển đổi để trình Tập đoàn phê duyệt. Trong Báo cáo tài chính, Công ty cần nêu rõ các vấn đề đã được xử lý về tài sản, tài chính, công nợ và thuyết minh rõ việc xử lý tài sản, tổn thất, nợ phải thu không thu hồi được hạch toán vào kết quả kinh doanh, tài sản dôi thừa, nợ không phải trả được ghi tăng vốn chủ sở hữu. - Báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển đổi phải được kiểm toán theo quy định hiện hành. - Báo cáo tài chính thời điểm chính thức chuyển đổi sau khi được kiểm toán và Tập đoàn phê duyệt là cơ sở để bàn giao cho Công ty TNHH. III. Tæ chøc thùc hiÖn 1. Thời điểm kiểm kê, phân loại, lập phương án xử lý tài chính lấy thời điểm 01/01/2010. 2. Căn cứ kết quả kiểm kê phân loại tài sản, vốn và số liệu trong báo cáo tài chính 31/12/2009, đơn vị lập phương án xử lý những vấn đề tài chính (trong phương án chuyển đổi) để báo cáo Tập đoàn TKV phê duyệt. 3. Thời gian kiểm tra quyết toán năm 2009 và xem xét xử lý các vấn đề tài chính để xác định số liệu thời điểm chuyển đổi: tháng 03/2010. 5
  6. 4. Song song với việc kiểm kê phân loại tài sản, các đơn vị phải tiến hành xây dựng điều lệ Công ty và sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi, Công ty xây dựng Quy chế tài chính trình HĐQT Tập đoàn TKV phê duyệt. Quy chế tài chính xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số 24/2007/TT-BTC ngày 27/03/2007 của Bộ Tài chính. 5. Hồ sơ chuyển đổi lập thành 05 bộ: Tập đoàn TKV: 02 bộ, Bộ Công Thương 01 bộ, đơ n vị 02 bộ. 5.1. Hồ sơ gồm: - Phụ lục 1: Bảng tổng hợp tài sản cố định - Phụ lục 1a: Bản kiểm kê tài sản - Phụ lục 2: Bảng kiểm kê nhà cửa, vật kiến trúc - Phụ lục 3: Bảng kiểm kê máy móc thiết bị - Phụ lục 4: Bảng kiểm kê phương tiện vận tải - Phụ lục 5: Bảng kiểm kê TSCĐ khác - Phụ lục 6: Bảng kiểm kê TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý; TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi - Phụ lục 7: Bảng kiểm kê vật tư hàng hoá tồn kho - Phụ lục 8: Bảng kê chi tiết chi phí sản xuất dở dang - Phụ lục 9: Bảng kê vật tư hàng hoá không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý - Phụ lục 10a: Bảng kê công nợ phải thu - Phụ lục 10b: Bảng kê công nợ phải trả - Phụ lục 11: Bảng kê nợ phải thu không có khả năng thu hồi - Phụ lục 12: Bảng kê số dư tiền gửi, tiền vay ngân hàng - Bản sao hồ sơ chi tiết của những vấn đề vướng mắc đề nghị được sử lý khi chuyển đổi. - Báo cáo tài chính năm 2009 đã được kiểm toán. 5.2. Thời gian hoàn thành nộp Tập đoàn TKV: 25/03/2010. 5.3. Ban KT Ban Kiểm soát HĐQT Tập đoàn TKV tổ chức thẩm định Báo cáo tài chính trong tháng 4/2010 và trình Hội đồng quản trị phê duyệt. 6. Sau khi HĐQT Tập đoàn TKV quyết định phê duyệt báo cáo tài chính thời điểm chuyển đổi các đơn vị xây dựng phương án chuyển đổi trình Bộ Công Thương phê duyệt. Sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt các đơn vị thực hiện đăng ký kinh doanh tại thời điểm chính thức chuyển sang Công ty TNHH và tổ chức bàn giao sang Công ty TNHH 1 thành viên: 6.1. Hồ sơ bàn giao gồm: - Biên bản bàn giao 6
  7. - Báo cáo quyết toán tại thời điểm đăng ký kinh doanh (Sau khi đã được kiểm tra phê duyệt). - Quyết định phê duyệt báo cáo tài chính năm 2009, Quyết toán tại thời điểm đăng ký kinh doanh của HĐQT. - Báo cáo công tác tổ chức nhân sự, lao động đến thời điểm bàn giao. - Báo cáo công tác kế hoạch, đầu tư đến thời điểm bàn giao. - Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch 2010. - Quyết định giao chỉ tiêu đầu tư 2010. 6.2. Thời gian bàn giao: tháng 08/2010 Trên đây là một số hướng dẫn của Tập đoàn TKV, trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh ngày về Tập đoàn TKV (Ban Kế toán Thống kê – 226 Lê Duẩn) để nghiên cứu và hướng dẫn bổ sung. KT.TỔNG GIÁM ĐỐC Nơi nhận: PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC - Như trên; - H§QT (B/c); - Tæng Gi¸m ®èc (B/c); - PTGĐ Nguyễn Văn Hải; - KTTr Nguyễn Xuân Thuỳ; - Ban KT (3), LĐTL, TCCB, KTNB, Ban Kiểm soát H Nguyễn Văn Hải ĐQT; - Lưu VT, KT, MTL50. 7
  8. Danh s¸ch c¸c ®¬n vÞ chuyÓn ®æi thμnh c«ng ty TNHH 1 thμnh viªn (KÌm theo C«ng v¨n sè CV-KT ngµy th¸ng 02 n¨m 2009) 1. Công ty mẹ-Tổng công ty khoáng sản TKV 2. Công ty than Hòn Gai TKV 3. Công ty than Hạ Long TKV 4. Công ty than Khe Chàm TKV 5. Công ty than Thống Nhất TKV 6. Công ty than Dương Huy TKV 7. Công ty than Quang Hanh TKV 8. Công ty xây dựng công trình môi trường mỏ TKV 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0