intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày tổng quan về hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ của các chủ thể phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Hợp đồng có một vai trò hết sức quan trọng, nó được thể hiện trong hầu hết các quan hệ của các bên trong nhiều lĩnh vực. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại

  1. VẤN ĐỀ HOÀN TRẢ TÀI SẢN DO HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Phạm Ngọc Quyền, Võ Ngọc Quế Lam, Hồ Thị Hoa, Lý Phương Thảo* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Bành Quốc Tuấn TÓM TẮT Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù là đang phát triển hay phát triển, phương Tây hay phương Đông đều đi theo xu thế hội nhập kinh tế, tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm và Việt Nam cũng là quốc gia không ngoại lệ. Việt Nam đã tham gia hội nhập AFTA, WTO, CPTPP… Từ lâu, hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ của các chủ thể phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Hợp đồng có một vai trò hết sức quan trọng, nó được thể hiện trong hầu hết các quan hệ của các bên trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan mà hợp đồng giao kết có thể bị tuyên là vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập. Theo đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá thành tiền để hoàn trả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những trường hợp việc hoàn trả không thể triển khai bằng hiện vật như người thuê không thể hoàn trả bằng hiện vật đối với việc sử dụng tài sản mà mình đã thuê cũng như dịch vụ mà mình đã sử dụng... trước khi hợp đồng vô hiệu. Đối với việc không thể hoàn trả bằng hiện vật phải hoàn trả bằng tiền thì câu hỏi đặt ra là quy đổi việc sử dụng thành tiền như thế nào? Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vô hiệu đối với hoạt động thương mại hiện nay. Từ khoá: Giao dịch dân sự, hoàn trả tài sản, hợp đồng, hợp đồng thương mại vô hiệu, tài sản. 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1 Tài sản Tài sản có thể hiểu đơn giản là của cải được con người sử dụng, là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, tài sản luôn gắn với một chủ thể. Do đó, tài sản có thể là những khoản mục mà cá nhân, pháp nhân được quyền sở hữu và mang lại lợi ích trong tương lai. Tài sản luôn biến đổi và phát triển cùng với sự thay đổi của thời gian, của điều kiện xã hội, nên qua mỗi thời kì tài sản lại được nhìn nhận ở một góc độ khác nhau. Trong luật pháp Việt Nam, khái niệm tài sản lần đầu được quy định trong Bộ luật Dân sự 1995, qua nhiều lần sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm tài sản một cách hoàn chỉnh, không chỉ liệt kê mà còn xác định cụ thể các loại tài sản. Nó được quy định tại Điều 105: ‚Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản có 1485
  2. thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai‛. Với quy định về tài sản như thế, điều luật này đã đưa ra các đối tượng có thể trở thành tài sản đảm bảo tính bao quát và rõ ràng hơn. 1.2 Hợp đồng kinh doanh thương mại 1.2.1 Hàng hóa Hoạt động mua bán hàng hóa được diễn ra rất phổ biến trong thời gian hiện nay. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa: ‚Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận‛. Như vậy, hàng hóa là công cụ, phương tiện để các bên trao đổi, là đối tượng mua bán trong hợp đồng. Trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa ở đây có thể là hữu hình như gạo, củi, sắt thép, quyển sách, cái bút hay ở dạng vô hình hàng hóa như sức lao động. Còn theo Luật giao thông đường bộ: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Luật thương mại 2005 ra đời đã đưa ra một khái niệm về hàng hóa trong hoạt động kinh doanh, cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 luật này: ‚Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai‛. Như vậy, hàng hóa theo Luật Thương mại là động sản và những vật gắn liền với đất. Nhưng, có phải mọi loại động sản đều được phép giao dịch trong hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế? Để hoàn thiện hơn vấn đề pháp lý, cũng như đưa ra danh mục các loại hàng hóa cụ thể có thể giao dịch trong hoạt động mua bán hàng hóa, bảng mã HS.2018 được chính thức đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Giống với nhiều nước trên thế giới, một danh mục các hàng hóa được mã hóa trong bảng mã này ở từng nước được quy định rõ ràng, khác nhau. Điều này giúp các bên trong hoạt động thương mại xác định được loại hàng hóa nào được giao dịch ở từng khu vực cụ thể. Bảng mã HS.2018 đã giải quyết được nhiều vấn đề cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại trong nước và quốc tế về danh mục hàng hóa được phép kinh doanh, được giao dịch hay giới hạn của việc mua bán, trong đổi loại hàng hóa đó ở đâu. Đồng thời, bảng mã HS.2018 cũng cho chúng ta biết rằng, không phải tất cả các loại động sản như trong Luật thương mại quy định điều là hàng hóa. Chính vì thế, các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa, kinh doanh thương mại cần xem xét danh mục hàng hóa trong bảng mã này khi giao dịch. 1.2.2 Hợp đồng kinh doanh thương mại Khi các mối quan hệ về tài sản, các mối quan hệ về nhân thân càng ngày càng phát triển trong xã hội dân sự, một sự nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như vấn đề thuê nhân lực để phục vụ cho việc phát triển tài sản của mình cũng ngày càng phát triển theo. Do đó cần có một công cụ, phương tiện để xác lập mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ mà các bên mong muốn. Pháp luật Việt Nam đã dần hoàn thiện và cho ra một công cụ để ràng buộc các bên. Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định tại Điều 385: ‚Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự‛. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho 1486
  3. vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng. Trong Luật Thương mại Việt Nam, Hợp đồng trong kinh doanh thương mại hay còn gọi là hợp đồng thương mại (HĐTM), hiện nay vẫn chưa có khái niệm, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Tại khoản 1 Điều luật Thương mại 2005 (LTM 2005) quy định: ‚Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác‛. Như vậy, HĐTM được hiểu là sự thỏa thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi nhầm mục đích lợi nhuận. 1.3 Hợp đồng vô hiệu Hợp đồng có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; Hình thức giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015). Như vậy hợp đồng vô hiệu là hợp đồng khi giao kết và thực hiện không đảm bảo những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực hoặc đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do khách quan nên không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. 2 VẤN ĐỀ HOÀN TRẢ TÀI SẢN DO HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 2.1 Hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu Khi Tòa án tuyên bố một giao dịch dân sư vô hiệu, bên cạnh việc không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên còn dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý như các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự và luật khác quy định. Trường hợp một bên có lỗi dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu và làm phát sinh thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia. Hợp đồng vô hiệu kéo theo nhiều hệ quả trong đó có vấn đề hoàn trả những gì đã nhận và pháp luật có những quy định thống nhất về vấn đề này. Cụ thể theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015: ‚1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường; 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định‛. 1487
  4. Như vậy, một hợp đồng bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập, và có hậu quả pháp lý cụ thể và theo khoản 2 của Điều trên có nhắc đến ‚Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận‛: Việc trả cho nhau những gì đã nhận xem như một nguyên tắc được quy định cụ thể khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu nói riêng. Trường hợp này chỉ áp dụng khi tài sản là hàng hóa đang còn thì mới có thể trả cho nhau. Trong trường hợp hàng hóa không còn tồn tại nữa thì tính giá trị bằng tiền để thanh toán. Tuy nhiên, khi giải quyết vấn đề không nên máy móc phải theo khuôn mẫu như quy định của luật. Nhìn chung, việc hoàn trả tài sản là một sự thương lượng của các bên để bù đấp phần thiệt hại không đáng có trong hợp đồng. Trong trường hợp hàng hóa còn tồn tại nhưng các bên thống nhất thanh toán cho nhau bằng tiền thì vẫn được chấp nhận. Ngoài hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thì có những hàng hóa trong quá trình vận hành tạo ra như hoa lợi, lợi tức thì cũng xem xét hợp lý để giải quyết. Theo quy định của Khoản 2 này thì việc trả lại hiện vật là ưu tiên, không thể trả bằng hiện vật thì mới trả tiền. Trong thực tế, nhiều khi tài sản không còn nguyên vẹn như khi giao nhưng tài sản chính vẫn còn thì vẫn phải trả, phải nhận, được bổ sung bằng việc thanh toán cho nhau những chi phí hợp lý. Đó là hướng xử lý phù hợp với nguyên tắc quy định ở Khoản 1 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015. 2.2 Nguyên tắc hoàn trả tài sản Thứ nhất, tài sản phải tồn tại. Khi hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu theo quy định của pháp luật thì các bên có nghĩa vụ hoàn lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, điều kiện để hoàn trả lại tài sản là tài sản đó phải tồn tại thì mới có thể hoàn trả. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá bằng tiền để hoàn trả. Thứ hai, nguyên tắc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Khôi phục lại tình trạng ban đầu là trước khi hai bên ký hợp đồng thì tài sản hiện có như thế nào thì phải khôi phục lại như vậy. Đây là quy định của pháp luật mang tính bất cập, khó thực hiện. Bởi vì tài sản dịch vụ đã sử dụng rất khó để khôi phục lại như ban đầu và nhiều khi không thể khôi phục lại như ban đầu mà chỉ mang tính tương đối. Thứ ba, nguyên tắc bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đó là phải có thiệt hại xảy ra. Bồi thường thiệt hại chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản chứ không bao gồm thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại về tài sản có thể tính toán thành tiền để bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu thực chất là việc bù đắp hay là một khoản trả thêm cho bên bị thiệt hại do hợp đồng vô hiệu. Nhằm tránh tổn thất cho bên không có lỗi trong việc để hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại. Như thế việc bồi thường này đã đảm bảo công bằng trong hợp đồng kinh doanh thương mại. Thứ tư, nguyên tắc hoàn trả tài sản toàn bộ và kịp thời, đúng thời hạn. Hoàn trả tài sản toàn bộ là hoàn trả tất cả những gì hai bên đã nhận của nhau kể từ khi giao kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại. Trường hợp đối tượng của hợp đồng là thực hiện một công việc hay cung cấp dịch vụ 1488
  5. thì không thể hoàn trả lại bằng dịch vụ được mà phải quy ra thành tiền để hoàn trả. Việc hoàn trả tài sản phải kịp thời và đúng thời hạn nhằm đảm bảo cho các bên không bị thiệt hại thêm. Pháp luật nước ta vẫn cũng chưa quy định thời hạn khôi phục lại tình trạng ban đầu là bao lâu và thời hạn hoàn trả tài sản khi hợp đồng vô hiệu là bao lâu. Vì vậy gây khó khăn cho các cơ quan trong việc áp dụng pháp luật. Nguyên tắc hoàn trả lại tài sản khi hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn trả tài sản cho các bên trong giao dịch hợp đồng, nhằm tránh gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và đảm bảo công bằng. 4 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HOÀN TRẢ TÀI SẢN DO HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Khi hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu theo quy định của pháp luật thì các bên có nghĩa vụ hoàn lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, điều kiện để hoàn trả lại tài sản là tài sản đó phải tồn tại thì mới có thể hoàn trả. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá bằng tiền để hoàn trả. Khôi phục lại tình trạng ban đầu là trước khi hai bên ký hợp đồng thì tài sản hiện có như thế nào thì phải khôi phục lại như vậy. Đây là quy định của pháp luật mang tính bất cập, khó thực hiện. Bởi vì tài sản dịch vụ đã sử dụng rất khó để khôi phục lại như ban đầu và nhiều khi không thể khôi phục lại như ban đầu mà chỉ mang tính tương đối. Như ví dụ sau đây: ‚Ngày 04/09/1997, Công ty Cà phê Easim và Công ty Cơ khí ô tô Đắk Lắk (ĐL) cùng nhau ký hợp đồng kinh tế số 39/HĐ T. Theo hợp đồng, Công ty Cơ khí ô tô ĐL nhận chế tạo hệ thống chế biến cà phê cho Công ty Cà phê Easim; tổng giá trị hợp đồng là 948 000 000 đồng. Hai bên đã ký biên bản nghiệm thu bàn giao công trình, Công ty Cà phê Easim đã thanh toán 821 376 000 đồng và hiện còn nợ Công ty Cơ khí ô tô ĐL 126 600 000 đồng. Các bên có tranh chấp và Tòa án đã tuyên hợp đồng vô hiệu. Theo Tòa án, tại thời điểm ký hợp đồng số 39/HĐ T, cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, Công ty Cơ khí ô tô ĐL vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng này vô hiệu hoàn toàn. Sau khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn phần, Tòa phúc thẩm buộc Công ty Cơ khí ô tô ĐL phải hoàn trả lại số tiền đã nhận là 821 376 000 đồng cho Công ty Cà phê Easim và buộc Công ty Cà phê Easim phải hoàn trả dây chuyền chế biến cà phê tươi, sấy cà phê cho Công ty Cơ khí ô tô ĐL. Như vậy tòa phúc thẩm đã áp dụng nguyên tắc chung của việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu: các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận trong quá trình thực hiện hợp đồng‛2 Như ví dụ này thì việc phục hồi nguyên thể trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là không thể thực hiện được. Vì Công ty Cà phê Easim đã sử dụng dây chuyền chế biến cà phê tươi, sấy cà phê do Công ty Cơ khí ô tô ĐL chế tạo ra. Công ty Cà phê Easim đã tạo ra sản phẩm và bán thu được lợi nhuận. Việc sử dụng dây chuyền để sản xuất làm cho dây chuyền bị cũ, hư hỏng… Mặc dù Công ty Cơ khí ô tô ĐL là bên có lỗi do chưa đăng ký kinh doanh nhưng nếu hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu thì sẽ gây thiệt hại cho 1489
  6. Công ty Cơ khí ô tô ĐL. Trên thực tế thì Công ty Cà phê Easim đã sử dụng dịch vụ của Công ty Cơ khí ô tô ĐL. Theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu là khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại những gì đã nhận. Tuy nhiên, có những vấn đề phát sinh sau khi giao nhận tài sản. Chính vì thế, ngoài việc trả lại tài sản còn phải giải quyết những vấn đề phát sinh là sự thay đổi của tài sản, hoa lợi, lợi tức của tài sản, bồi thường thiệt hại. Theo Điều 109 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hoa lợi, lợi tức thì: ‚1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; 2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản‛. Từ khi giao dịch dân sự được xác lập đến khi phải hoàn trả tài sản do giao dịch dân sự vô hiệu, tài sản có thể làm phát sinh hoa lợi, lợi tức, như ví dụ sau: ‚Anh A bán một căn nhà cho bên B, B nhận nhà và trả đủ tiền mua nhà là 4,2 tỷ đồng. Bên B sử dụng nhà để cho thuê trong thời hạn 2 năm với giá cho thuê là 200.000.000 đồng. Nhưng sau một năm xác lập hợp đồng mua bán nhà giữa A và B thì hợp đồng này bị vô hiệu do chủ thể ký kết không có đủ năng lực pháp luật dân sự. Như vậy, lợi tức mà B được hưởng khi giải quyết hợp đồng vô hiệu là 100.000.000 đồng tiền thuê nhà (một năm cho thuê)‛. Hoa lợi, lợi tức theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định nếu là bên ngay tình thì không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Chính vì thế, nghĩa vụ hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức giữa các bên phải xác lập dựa trên sự ngay tình hay không ngay tình, việc chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật hay không của bên nhận tài sản. Pháp Luật Dân sự không định nghĩa cụ thể thế nào là người thứ ba ngay tình. Vì vậy, việc xác định cơ sở ngay tình hay không ngay tình để áp dụng nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức là không đủ căn cứ pháp luật. Một vấn đề khác được đặt ra là việc xét xử của Tòa án về vấn đề hợp đồng vô hiệu có bắt buộc vừa phải giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu vừa phải tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Thực tế, pháp luật quy định không bắt buộc phải giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu trong cùng một vụ án. Có nhiều trường hợp các bên không yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu không phải vì lý do chống đối việc giải quyết. Họ chỉ cần Tòa án phán quyết giao dịch vô hiệu hay có hiệu lực, nếu vô hiệu họ sẽ tự giải quyết hậu quả với nhau và không phải chịu án phí. Trong giao dịch về kinh doanh, thương mại, giá trị tài sản có thể rất lớn nhưng việc trả lại tài sản lại rất dễ dàng thì họ càng phải cân nhắc việc có cần Tòa án can thiệp hay không để tránh một khoản án phí rất lớn. Và đó cũng là xử xự hợp pháp phù hợp với nguyên tắc ‚tự định đoạt‛ của đương sự quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Có quan điểm cho rằng Điều 131 đã quy định rõ ‚ hi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận‛ nên hậu quả của giao dịch vô hiệu phải được giải quyết trong cùng một vụ án với việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Đã có một số bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, thậm chí có cả quyết định giám đốc thẩm hủy bản án của tòa án cấp dưới vì lý do tuyên bố giao dịch vô hiệu mà không giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu. Như vậy, Tòa án nên làm rõ việc các đương sự có yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu hay không để tránh việc xảy ra thêm một tranh chấp mới. 5 KIẾN NGHỊ Trong tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học ‚Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại vô hiệu theo pháp luật Việt Nam‛ của tác giả Đinh Ngọc Thương, tác giả cho rằng: ‚Để hạn chế 1490
  7. những bất cập tại Điều 131 BLDS 2015. Đồng tình với cách quy định về hậu quả và cách giải quyết hậu quả theo như khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 131 BLDS 2015 theo đó ta có thể bổ sung như sau: – Khoản 2: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc thực hiện giao dịch dân sự sau khi trừ đi các chi phí hợp lý trong thực hiện giao dịch dân sự và chi phí làm phát sinh, bảo quản hoặc phát triển tài sản, hoa lợi, lợi tức. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được tính giá trị thành tiền để thanh toán; – Khoản 3: Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; – Khoản 4: Bên bị thiệt hại vì hành vi trái pháp luật của bên kia được bồi thường; – Khoản 5: Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến các quyền nhân thân do luật có liên quan quy định; – Khoản 6: Các bên không được nhận lại tài sản, hoa lợi, lợi tức nếu theo quy định của pháp luật những tài sản này bị tịch thu, sung vào công quỹ nhà nước‛1. Theo tác giả Đinh Ngọc Thương, việc quy định như vậy đã giải quyết được những vướng mắc và những hạn chế mà tác giả phân tích ở phần trên trong việc giải quyết hậu quả của hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu. Với quan điểm này, chúng tôi đồng ý với kiến nghị tại Khoản 2 và Khoản 5 vì hướng giải quyết như vậy bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh doanh không may bị vô hiệu. Đồng thời, giúp cho các cơ quan nhà nước dễ dàng xử lý và thực thi giải quyết vấn đề hậu quả do vô hiệu của loại hợp đồng này được thuận lợi hơn. Đối với Khoản 3, chúng tôi muốn đề cập đến là việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ sự thay đổi của tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản. Pháp luật Việt Nam xác định, bên ngay tình không phải trả lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản trong giao dịch trước đó nhưng lại không quy định rõ ràng thế nào là bên ngay tình. Theo chúng tôi, bên ngay tình là cá nhân, tổ chức tại thời điểm tham gia giao dịch dân sự, ký kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại không có cơ sở để biết việc giao dịch của mình với bên không có quyền ký kết hợp đồng, không có ủy quyền, không có đủ thẩm quyền ký kết được ủy quyền hoặc đối tượng giao dịch trong hợp đồng bị vô hiệu tại thời điểm khi tham gia vào giao dịch. Đây là quan điểm của chúng tôi về bên ngay tình trong giao dịch dân sự, hợp đồng trong kinh doanh thương mại để xác định việc nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản trong giao dịch, hợp đồng có được thực hiện hay không. Đối với Khoản 4, hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên hoặc cũng có thể do lỗi của cả hai bên. Do đó, cần phải đặt vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp mức độ lỗi của cả hai bên là tương đương nhau. Chính vì vậy, Tòa án cần phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên. Còn đối với Khoản 6, Bộ luật Dân sự chưa quy định rõ thời điểm tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu là trước hay sau khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. Việc xác định rõ thời điểm là rất cần thiết, bởi lẽ nó sẽ là một trong các căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm (đã có trường hợp tài sản là đối tượng của hợp đồng dân sự, nhưng đã bị tịch thu trong một vụ án khác, trước khi 1491
  8. Tòa án tuyên hợp đồng này vô hiệu). Phải có quy định của pháp luật rõ ràng về vấn đề này, thời hiệu, thời hạn, căn cứ để xác lập thời điểm hoa lợi, lợi tức bị tịch thu để hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức cho chủ thể có quyền. Bên cạnh ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy một số điều cần có những quy định để làm rõ hơn, như việc Tòa án nên làm rõ việc các đương sự có yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu hay không để tránh việc xảy ra thêm một tranh chấp mới. Pháp luật hiện hành đang quy định có thể giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu nếu không có yêu cầu. Theo lẽ đó, khi đương sự nộp đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, Tòa án chỉ nên giải quyết yêu cầu này, còn việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu nên do các bên tự thỏa thuận. Điều này, phù hợp với nguyên tắc ‚tự định đoạt‛ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Ngọc Thương, tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học ‚Hợp đồng mua bán hóa trong kinh doanh thương mại vô hiệu theo pháp luật Việt Nam‛, xem tại: https://www.hul.edu.vn/upload/file/chua-tt-dinh-ngoc-thuong.pdf [2] Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án, xem tại: http://tuvanhopdong.net/thuc-hien-hop-dong-bi-tuyen-bo-vo-hieu-70 a8ia.html?fbclid=IwAR2pauh0nqsVShiNaErN8CNTouxuN0KclZPh6dArvFx6_pM4rEnd4AgGJQc 1492
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2