Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam
lượt xem 3
download
Nội dung bài viết muốn đề cập đến thực trạng việc ly thân hiện nay ở Việt Nam, đồng thời tham khảo quy định pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này, từ đó nêu lên tính cấp thiết cần phải luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam
- VẤN ĐỀ LUẬT HÓA CHẾ ĐỊNH LY THÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Bùi Thị Thùy Linh, Ngô Thị Thảo Hiền* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng bận rộn thì kéo theo đó là hệ lụy từ những mối quan hệ vô cùng phức tạp, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi gia đình. Nhiều cặp vợ chồng do không dung hòa được cuộc sống, không thể tìm được tiếng nói chung nên đã dẫn đến những xung đột, bất hòa. Vì vậy, họ đã chọn giải pháp ly thân để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, chế định ly thân ở Việt Nam lại chưa được pháp luật quy định. Thực tế, việc sống ly thân giữa vợ chồng vẫn thường xảy ra mà không được pháp luật điều chỉnh rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của hai bên nên dễ gây ra nhiều khó khăn, hệ lụy cho cả hai người và xã hội. Các vấn đề đặt ra như nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung trong thời gian ly thân, căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng phát sinh trong thời gian ly thân, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với các loại tài sản tương ứng. Chính vì vậy trong bài viết này, nhóm tác giả muốn đề cập đến thực trạng việc ly thân hiện nay ở Việt Nam, đồng thời tham khảo quy định pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này, từ đó nêu lên tính cấp thiết cần phải luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam. Từ khóa: Con chung, ly hôn, ly thân, quyền và nghĩa vụ, tài sản. 1 KHÁI QUÁT VỀ LY THÂN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ LY THÂN 1.1 Khái quát về ly thân Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản liên quan vẫn chưa có quy định về ly thân. Do đó, vẫn chưa có định nghĩa về ly thân nào chính thức được công nhận và nếu có thì cũng chỉ là ý kiến xuất phát từ quan điểm cá nhân. Theo Từ điển Luật học, ly thân được hiểu là việc ‚vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt‛. Tại Khoản 10, Điều 8 Dự thảo Luật HN&GĐ năm 2000 đã nêu rằng: ‚Ly thân là tình trạng pháp lý, theo đó vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau do cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của hai vợ chồng‛. Tuy nhiên, khái niệm này so với pháp luật của các quốc gia như Anh, Pháp có thể thấy là chưa được đầy đủ vì chưa đề cập đến nghĩa vụ chung thủy, giúp đỡ, tương trợ nhau ngay cả khi trong thời kỳ ly thân. Ở Pháp, ly thân được hiểu là sự giảm độ gắn kết quan hệ vợ chồng, nghĩa vụ chung sống giữa vợ và chồng không còn, tuy nhiên những nghĩa vụ khác như nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tương trợ giúp đỡ nhau vẫn phải được duy trì giữa hai vợ chồng. Còn tại Anh, ly thân được hiểu là đình chỉ quyền và nghĩa vụ sống chung, chỉ còn để lại 1534
- nghĩa vụ trung thành và không thể kết lập cuộc hôn nhân mới [1]. Theo một số định nghĩa như trên, dù là ở định nghĩa nào thì việc ly thân cũng giống như việc ‚ly hôn thử‛. Nói một cách dễ hiểu, ly thân là tình trạng quan hệ giữa vợ và chồng bị rạn nứt; vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng không muốn chung sống với nhau nữa mặc dù trên phương diện pháp luật họ vẫn đang là vợ chồng. Với những biến chuyển không ngừng của xã hội Việt Nam, mặc dù ly thân vẫn chưa được luật hóa nhưng vẫn tồn tại rất nhiều hình thức của ly thân trong nội bộ gia đình. Ly thân có thể diễn ra trong những không gian hoàn toàn riêng biệt như thuê nhà ra ở riêng hoặc vẫn chung sống dưới một mái nhà theo kiểu sống chung nhưng ăn ngủ riêng, hoặc sống chung, ăn chung nhưng ngủ riêng. Có rất nhiều hình thức biến tướng của ly thân nhưng biểu hiện chung nhất đó là tình cảm của vợ, chồng dần phai nhạt và mất đi. Hiện nay, hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã công nhận quyền được ly thân của vợ chồng và quy định về ly thân. Ly thân có hai dạng đó là ly thân về pháp lý và ly thân thực tế. Ly thân về pháp lý là trường hợp vợ chồng yêu cầu ly thân và Tòa án ra quyết định công nhận ly thân. Ly thân thực tế là trường hợp vợ chồng tự nguyện sống riêng mà chưa có quyết định của một cơ quan có thẩm quyền, đó có thể là căn cứ để giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là ly thân thực tế bởi vấn đề ly thân vẫn chưa được pháp luật công nhận. 1.2 Quy định pháp luật của một số quốc gia về ly thân Pháp là một trong những quốc gia ghi nhận chế định ly thân từ rất sớm so với thế giới khi đã quy định chế định ly thân trong Bộ luật Dân sự năm 1804 (BLDS). Điều 296 BLDS Pháp quy định rằng: ‚Việc ly thân có thể được giải quyết theo nhu cầu của một trong hai vợ chồng trong những trường hợp và theo những điều kiện tương tự như ly hôn‛. Vậy việc ly thân có thể được tiến hành khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng và yêu cầu này phải đáp ứng những điều kiện tương tự như điều kiện ly hôn (Điều kiện cần thiết để ly hôn được quy định trong Thiên VI, Chương II, từ Điều 234 đến Điều 266, BLDS Pháp) [1]. Việc ly thân không làm chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng trước pháp luật mà chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định. Khi ly thân, vợ chồng có thể không sống chung với nhau, họ được quyền ở riêng. Hậu quả pháp lý của ly thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng được gọi là ‚biệt sản‛, tức là tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia cho mỗi bên; vợ, chồng được nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung theo quyết định của tòa án; phần tài sản sau này sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng; tức là chế độ cộng đồng tài sản (tài sản chung của vợ chồng) chấm dứt khi vợ chồng sống ly thân. Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, do đó giữa vợ và chồng vẫn ràng buộc trách nhiệm đối với nhau và với con chung: Vợ, chồng vẫn phải chung thủy với nhau, không được kết hôn với người khác, phải có nghĩa vụ đóng góp phí vào nhu cầu đời sống chung của gia đình như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nuôi con, một bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên có khó khăn, túng thiếu mà không tính đến lỗi của bên nào. Ở Pháp, tình trạng ly thân có thể kéo dài vô thời hạn. Trong mọi trường hợp việc ly thân có thể chuyển thành ly hôn theo đơn của cả hai vợ chồng (Điều 307). Theo yêu cầu của cả hai vợ chồng, 1535
- bản ly thân sẽ được tự động chuyển thành ly hôn nếu việc ly thân kéo dài 03 năm (Điều 306). Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, nếu vợ, chồng tự nguyện về ở với nhau thì ly thân sẽ chấm dứt. Việc tự nguyện trở lại sống chung phải được xác nhận bằng công chứng thư hoặc bằng việc khai với viên chức hộ tịch. Chế độ tài sản của vợ chồng khi kết thúc ly hôn vẫn riêng biệt, trừ khi vợ chồng thỏa thuận một chế độ tài sản mới trong hôn nhân [1]. Tại Canada, Tòa án tuyên bố ly thân khi ý nguyện chung sống của vợ chồng đã bị vi phạm nghiêm trọng như: Vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng đều đưa ra chứng cứ có nhiều sự việc làm cho việc duy trì cuộc sống hôn nhân khó chấp nhận; hoặc khi vợ chồng đã ở riêng hoặc một trong hai người tự cảm thấy không thể sống chung được với người kia; vợ, chồng cùng có đơn yêu cầu thuận tình ly thân thì không cần đưa ra lý do. Tòa án tuyên bố ly thân nếu như thấy sự thỏa thuận đó là có thật và bảo đảm được lợi ích của cả hai bên và của con cái. Khi đã ly thân, vợ, chồng không có nghĩa vụ sống chung. Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh của cả hai người để tuyên bố việc tặng cho của hai vợ chồng khi kết hôn không còn hiệu lực; một bên phải cấp dưỡng cho bên kia theo quyết định của Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh, nhu cầu, năng lực của mỗi bên, những thỏa thuận giữa họ, tình trạng sức khỏe, nghĩa vụ gia đình, khả năng tìm việc… Khi ly thân, các bên có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Tuy nhiên, Tòa án quy định việc trông nom, nuôi dưỡng giáo dục con vì lợi ích của con cái có căn cứ vào sự thỏa thuận của cha mẹ. Việc chấm dứt ly thân khi cả hai người đều tự nguyện trở lại sống chung với nhau. Khi đó, chế độ tài sản riêng biệt vẫn tồn tại trừ khi vợ chồng chọn một chế độ tài sản khác bằng hôn ước [2]. Philippines cũng là một trong số các quốc gia công nhận chế định ly thân. Theo đó ‚không có sự ly thân hợp pháp nào có thể được quyết định trừ khi Tòa án đã thực hiện các bước hướng tới việc hòa giải cho vợ chồng và đã nỗ lực hết mức nhưng vẫn không đạt được sự hài lòng cho cặp vợ chồng và khi nỗ lực hòa giải của Tòa án đã trở nên bất khả thi‛. Việc này cho thấy sự cân nhắc kỹ lưỡng, chắc chắn của Tòa án trước khi đưa ra một quyết định tuyên bố ly thân. Philippines vô cùng chú trọng đến vấn đề ly thân ở quốc gia này vì việc ly thân không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân vợ, chồng mà còn ảnh hưởng đến con cái hoặc người thứ ba trong các quan hệ pháp luật về tài sản. Việc chỉ dựa trên những căn cứ được xác định rõ ràng trong Điều luật và sự cân nhắc kỹ lưỡng của Tòa án đã thể hiện rõ ý chí của nhà làm luật đối với vấn đề ly thân ở quốc gia này. Một quyết định ly thân sẽ làm phát sinh những quyền, nghĩa vụ như: Vợ hoặc chồng có quyền sống tách biệt với nhau nhưng sự ràng buộc trong quan hệ hôn nhân sẽ không bị cắt đứt; Chế độ đồng sở hữu hay sở hữu chung vợ chồng sẽ chấm dứt, thanh toán cho nhau nhưng người vợ hoặc chồng là người vi phạm dẫn đến ly thân sẽ không có quyền được san sẻ bất kỳ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đồng sở hữu hay sở hữu chung; Người không có lỗi - người không gây ra nguyên nhân của ly thân sẽ được giữ quyền nuôi con; Vợ, chồng là người đã gây ra nguyên nhân ly thân sẽ bị loại khỏi hàng thừa kế kế tiếp từ vợ, chồng không có lỗi (không là nguyên nhân dẫn đến ly thân) theo quy định thừa kế liên tục. Hơn thế nữa, các điều khoản có lợi cho người vợ hoặc chồng vi phạm sẽ bị hủy bỏ được thực hiện theo ý muốn của người không có lỗi (không là nguyên nhân dẫn đến ly thân). Ly thân sẽ chấm dứt khi có sự đồng ý của hai bên. Đối với việc Tòa đã phân chia tài sản và tịch thu bất kỳ phần tài sản của người vợ, chồng đã gây ra nguyên nhân ly thân sẽ không được hoàn trả, trừ khi cả hai đều 1536
- đồng ý phục hồi lại chế độ tài sản cũ của họ. Quyết định nêu trên của Tòa án sẽ được ghi vào sổ đăng ký dân sự [2]. Như vậy có thể thấy, không những công nhận chế định ly thân mà các nước như Pháp, Canada, Philippines còn quy định cụ thể về căn cứ, hậu quả pháp lý cũng như quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khi ly thân. Việc công nhận chế định ly thân và đặt ra những quy định về ly thân thật sự rất tiến bộ, đem đến nhiều thuận lợi hơn cho cuộc sống. Với những cặp vợ chồng có thiện chí chọn phương án ly thân để có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo lại mọi chuyện thì những quy định về ly thân lại càng trở nên cần thiết. Đó như là một sự ràng buộc đối với họ, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chung thủy với nhau, điều này hạn chế được việc phát sinh tình cảm đối với người thứ ba trong thời gian ly thân. Việc công nhận và quy định cụ thể như vậy vừa có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của con chung của vợ chồng, vừa thể hiện được sự minh bạch, công khai trong các giao dịch dân sự để bảo vệ quyền lợi của các bên, tránh những tranh chấp giữa vợ và chồng. Trong thời gian ly thân, nếu tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn và quyết định tiến tới ly hôn thì thủ tục ly hôn trở nên đơn giản, nhanh gọn hơn vì Tòa án có thể xem khoảng thời gian ly thân trước đó là căn cứ về việc mục đích hôn nhân không đạt được để công nhận ly hôn giữa vợ, chồng. Những nước trên chỉ là đại diện cho một số nước có quy định về ly thân. Ly thân là một hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra hết sức phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam, tuy nhiên, so với thế giới dường như pháp luật Việt Nam còn thiếu sót do chưa có quy định này. 2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LY THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 2.1 Thực trạng ly thân Hiện nay, tỷ lệ ly hôn của các gia đình tại Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các gia đình trẻ ở các thành phố lớn. Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm tỉ lệ 30% và năm sau luôn có xu hướng tăng hơn năm trước [5]. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) quận Bình Thạnh, người có thâm niên xét xử án ly hôn cho biết trên 50% các trường hợp ly hôn đều đã có thực tế ly thân trước đó. Theo thống kê của ngành Tòa án, ở nước ta hiện nay có tới hơn 90% các cặp ly hôn đều trải qua giai đoạn ly thân, có cặp vợ chồng ly thân đến 10 năm mới chính thức gửi đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn [5]. Có thể thấy, tỷ lệ ly thân chiếm một con số không hề nhỏ trong đời sống của các cặp vợ chồng và có thể vẫn có xu hướng tăng lên. Đó là những con số thống kê trên giấy mực, thực tế thì ly thân đã dẫn đến nhiều nhiều hệ lụy mà trước đó nhiều người không thể lường trước. Về phía cơ quan xét xử, một số thẩm phán cũng đã lấy ly thân để làm cơ sở chấp nhận, giải quyết ly hôn. Có thể kể đến như vụ việc xin ly hôn tranh chấp nuôi con giữa ông Hà T và bà Nguyễn Thị C. Hai ông bà kết hôn với nhau vào năm 1990. Đến năm 2013 thì vợ chồng ông T bà C nảy sinh mâu thuẫn nên ông T có đơn yêu cầu ly hôn bà C tại TAND thành phố Huế và đã bị Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn. Sau khi Tòa án bác đơn ly hôn hai bên có qua lại với nhau trong một thời gian. Đến năm 2016 ông T bà C đã sống ly thân, ông T về sống với bố mẹ già ở thôn Mỹ Khánh, bà C vẫn ở tại ngôi nhà của vợ chồng cùng các con. Đến năm 2018, ông T đã nộp đơn khởi kiện ly hôn với bà C tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại Bản án số 09/2018/HNGĐ-PT ngày 22/11/2018, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận định: ‚X t tình trạng mâu 1537
- thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, hai người cũng đã sống ly thân từ năm 2016 đến nay không thể hàn gắn nên tòa án cấp sơ thẩm giải quyết cho ông T được ly hôn với bà C‛. Trong thời gian ly thân, nhiều người đã tìm cách tẩu tán, hợp thức hóa tài sản chung thành tài sản riêng, hoặc cố tình vay mượn để bắt người kia phải chung trách nhiệm ‚vợ chồng‛ trả nợ. Cũng trong giai đoạn hôn nhân không bền chặt này, vấn đề ‚cơ hội‛ cho ‚người thứ ba‛ cũng nhiều chuyện đáng bàn. Rất nhiều trường hợp, mâu thuẫn vợ chồng bắt nguồn từ việc một bên có quan hệ tình cảm với người khác, khi vợ chồng ly thân thì người này chuyển đến ở cùng người mới. Tranh chấp tài sản, tranh chấp ‚quyền chính chủ‛ với vợ, chồng cũng từ đó mà thêm rắc rối vì người vợ, chồng lúc này lại cùng ăn ở, cùng xác lập khối tài sản chung với người thứ ba. Đặc biệt khi người chồng, vợ góp vốn làm ăn với người thứ ba nhưng sau đó thua lỗ, nợ nần, dẫn đến người vợ, chồng hợp pháp bị buộc trách nhiệm cùng trả nợ vì giữa vợ chồng chưa có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân [3]. Pháp luật chưa công nhận chế định ly thân, do đó nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng cho con cái trong thời gian ly thân cũng gặp khá nhiều rắc rối và bất cập vì không có căn cứ pháp lý. Anh T và chị V cưới nhau từ tháng 6/2015. Sau đám cưới vợ chồng anh chung sống với nhau ở Tây Ninh. Tuy nhiên, do tính tình không hợp nhau nên hai vợ chồng chỉ sống chung với nhau vỏn vẹn được bốn tháng thì ly thân. Chị V yêu cầu anh T phải cấp dưỡng 40 triệu đồng tiền nuôi con trong thời gian hai người sống ly thân (từ tháng 7/2016 đến tháng 3/2018) và 2 triệu đồng/tháng sau khi ly hôn đến khi con trưởng thành. Anh T cũng phải trả chi phí sinh con cho chị là hơn 5 triệu đồng. Hội đồng xét xử cho rằng trong thời gian này anh và chị chưa ly hôn nên trách nhiệm nuôi con là của chung cả vợ và chồng. Trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con của người không trực tiếp nuôi con chỉ phát sinh sau khi vợ chồng có quyết định hoặc bản án ly hôn của tòa án. Vì thế yêu cầu này của chị Vân là không phù hợp nên không được chấp nhận. Do đó, Tòa án chỉ công nhận việc thuận tình ly hôn của anh T và chị V [6]. Chế định ly thân ở Việt Nam chưa được luật hóa mặc dù tình trạng ly thân đã và đang diễn ra ngày càng nhiều về số lượng và phức tạp về cách thức xử lý. Các tranh chấp về giao dịch liên quan đến tài sản hay nghĩa vụ đối với con cái xuất phát từ việc ly thân nếu chỉ căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành thì khó có thể giải quyết một cách ‚thấu tình đạt lý‛. 2.2 Nguyên nhân ly thân Kết hôn ai cũng mong muốn có được một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Thế nhưng khi xảy ra mâu thuẫn thì ly thân như là một giải pháp tạm thời để cứu vãn tình thế hiện tại. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là ‚ngoại tình‛. Ngoại tình là việc một người đã kết hôn có quan hệ tình cảm bất chính với người khác. Vấn đề ngoại tình chỉ đặt ra khi một hoặc cả hai bên đã và đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. Bạo lực gia đình có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ly thân hiện nay. Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là ‚hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại tới tinh thần, thể chất, kinh tế, tước đoạt 1538
- hoặc hạn chế với các thành viên khác trong gia đình‛. Bạo lực gia đình diễn ra rất phức tạp, đan xen dưới nhiều hình thức khác nhau: Bạo lực của chồng đối với vợ hoặc là bạo lực của vợ đối với chồng,... bạo lực gia đình ở đây không chỉ về thể chất bằng những hành vi đánh đập gây thương tích mà bên cạnh đó còn bạo lực về tinh thần như không khí gia đình căng thẳng, có thái độ không tốt. Không tin tưởng nhau, ghen tuông quá đà cũng là nguyên nhân giết chết hôn nhân. Ghen tuông gây ra nhiều hậu quả, dẫn đến nhiều nghịch cảnh, oái oăm, tan vỡ trong tình yêu, hôn nhân, gia đình và thậm chí là dẫn đến những kết quả thảm khốc không mong muốn. Vợ, chồng ghen tuông thái quá gây cảm giác khó chịu cho người còn lại vì không được tin tưởng. Từ không tin tưởng nhau, ghen tuông quá đà có thể dẫn đến việc vợ, chồng không tôn trọng nhau, cụ thể là việc vợ, chồng có thể dùng những lời lẽ xúc phạm danh dự và thái độ coi thường đối phương hoặc thậm chí là xúc phạm gia đình, bạn bè đối phương. Việc xúc phạm có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua lời nói với người khác hoặc đăng trên các trang mạng xã hội. Thiếu sự chia sẻ trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến việc ‚cơm không lành, canh không ngọt‛. Thiếu sự chia sẻ trong gia đình thể hiện qua những hành động như không chia sẻ những việc nhà, việc cơ quan, bạn bè, gia đình, về kinh tế… Chia sẻ với nhau trong đời sống gia đình thật sự cần thiết bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự cân bằng trong đời sống hôn nhân của vợ chồng nói riêng và đời sống chung của hai bên nội ngoại nói chung. Việc chia sẻ có thể chỉ là đơn giản là tâm sự với nhau về công việc thường ngày của bản thân hay phụ giúp nhau làm công việc nhà sau giờ làm việc. Hiện nay, việc kết hôn khi còn quá trẻ cũng là vấn đề cần phải bàn đến. Kết hôn khi còn quá trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tới việc học hành của bản thân. Trở thành gánh nặng của gia đình. Không làm tròn và làm tốt trách nhiệm vợ chồng, trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Ảnh hưởng đến nòi giống. Không đủ tự chủ về tài chính kinh tế và kinh nghiệm sống là yếu tố làm rạn nứt tình cảm hôn nhân. Còn trẻ nhưng đã phải gánh vác nhiều trách nhiệm khiến đời sống vợ chồng gặp nhiều áp lực. Kết hôn áp lực nhiều bởi quan hệ hôn nhân không chỉ là mối quan hệ của hai người mà còn liên quan đến rất nhiều người và nhiều vấn đề khác như tiền lương, công việc, con cái, họ hàng hai bên... Từ đó, hai vợ chồng sẽ có nhiều mối quan tâm, lo lắng hơn, trách nhiệm gánh vác trên vai cũng ngày một nặng hơn. Vấn đề chăn gối không hòa hợp cũng là một nguyên nhân rất phổ biến, nhưng lại ít được mọi người nhắc tới bởi nó là vấn đề tế nhị. Do đó, vấn đề này ít khi được chia sẻ ngay cả giữa các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, chính việc ít khi chia sẻ về sở thích chăn gối với người bạn đời của mình điều này lại có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến ly thân. Bởi, nếu không chia sẻ chúng ta không thể biết được suy nghĩ và mong muốn của đối phương như thế nào, từ đó các cặp vợ chồng có thể cảm thấy không thoải mái về nhau và dần dần không thoải mái về mối quan hệ của họ. 1539
- 3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI LUẬT HÓA CHẾ ĐỊNH LY THÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ly thân dẫn đến nhiều hệ quả không chỉ đối với vợ chồng, con cái mà còn đối với xã hội. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng việc bổ sung những quy định về ly thân trong hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ mang lại nhiều vấn đề tích cực như: Thứ nhất, một trong những nguyên nhân dẫn đến ly thân là việc bạo lực gia đình, không tôn trọng lẫn nhau, do đó việc ly thân sẽ tránh được những tệ nạn xã hội như bạo lực, đánh ghen, xúc phạm, đánh đập vợ con,… Bạo lực gia đình không những tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của vợ, chồng mà còn tác động tiêu cực đến con chung của họ, việc đó có thể làm tổn thương đến tinh thần và ảnh hưởng đến quá trình hình thành đạo đức, nhân cách của trẻ. Ly thân sẽ giúp vợ, chồng hạn chế xung đột, căng thẳng, từ đó có thể suy nghĩ lại về việc quay về với nhau. Thứ hai, ly thân được xem là một khoảng thời gian để đôi bên có thể bình tĩnh suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân để hàn gắn. Theo như bà Nguyễn Thị Tâm – Giám đốc Công ty Ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt cho rằng: ‚Đối với những gia đình thường xuyên mâu thuẫn, xung đột và có nguy cơ đổ vỡ thì ly thân là việc nên làm. Sự xa cách sẽ giúp vợ, chồng tạm tránh được những căng thẳng diễn ra hàng ngày để có thời gian, điều kiện nhìn lại mình và người bạn đời‛ [4]. Sự trải nghiệm, nhận thức của bản thân sẽ giúp hai bên nhận ra nhiều giá trị: Vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa của người bạn đời đối với mình và của mình với người bạn đời, đồng thời cũng nhận rõ được những hệ lụy của ly hôn để có quyết định đúng đắn. Thứ ba, công nhận chế định ly thân sẽ làm cơ sở để các nhà làm luật đưa ra các quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thẩm phán Nguyễn Thị Thủy (TAND quận Hoàng Mai, HN) có ý kiến: ‚Phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em! Sau khi ly thân thì người chồng tự do chơi bời, dồn mọi gánh nặng nuôi dạy con cái lên vai cô vợ ốm yếu bệnh tật, trường hợp này, buộc anh chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đã khó, yêu cầu anh ta phải có trách nhiệm với cô vợ ốm yếu tội nghiệp càng khó muôn phần. Đương sự sống ly thân chứ không ly hôn, không yêu cầu chia tài sản nên tòa không thể giải quyết, can thiệp‛ [2]. Từ thực tiễn hành nghề, luật sư Nguyễn Thủy Nguyên, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng ‚Luật HN&GĐ sửa đổi cần bổ sung chế định ly thân với tư cách là một quyền mới của các cặp vợ chồng, nhưng tất nhiên, việc sử dụng quyền này hay không là do các cặp vợ chồng quyết định, chứ luật không khuyến khích cứ xảy ra mâu thuẫn vợ chồng là nên ly thân‛ [3]. Thêm vào đó, những quy định về ly thân cũng làm minh bạch các giao dịch khi vợ, chồng thực hiện, tránh các tranh chấp phát sinh và bảo vệ quyền, lợi ích cho các chủ thể khác. Thứ tư, việc lựa chọn ly thân sẽ làm đơn giản hóa thủ tục ly hôn. Nếu như giải pháp ly thân không thành công thì khi vợ chồng quyết định ly hôn, trình tự, thủ tục ly hôn sẽ được đơn giản hóa, không phải trải qua nhiều giai đoạn. Đồng thời cũng đỡ tốn kém chi phí, tiết kiệm thời gian cho Tòa án cũng như các bên. Có thể thấy, từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly thân hiện nay thì việc sớm công nhận và luật hóa chế định ly thân là cấp thiết và hết sức quan trọng. Việc công nhận chế định ly thân đòi hỏi các nhà làm luật cũng phải sớm có những quy định về vấn đề đề này như: căn cứ ly thân; quyền, 1540
- nghĩa vụ của vợ, chồng khi ly thân; tài sản của vợ, chồng trong thời gian ly thân,… Sau khi xem xét thực tiễn trong xã hội Việt Nam và tìm hiểu quy định pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn chế định ly thân trong pháp luật Cộng hoà Pháp như một sự tham khảo cho pháp luật Việt Nam. Vì cấu trúc thượng tầng pháp luật Việt Nam và Pháp đều thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law). Do đó khi tham khảo pháp luật của nước Pháp thì các nhà lập pháp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong quá trình nghiên cứu để tìm thấy sự phù hợp, tương đồng. Thêm vào đó, không những kỹ thuật lập pháp tiến bộ mà nước Pháp cũng là một trong những quốc gia đi đầu và nhanh chóng khi công nhận chế định ly thân rất sớm trên thế giới. Nước Pháp có những quy định về ly thân khá chi tiết trong BLDS về các trường hợp ly thân và thủ tục ly thân, hệ quả pháp lý của việc ly thân, quy định về việc chấm dứt ly thân. Vì vậy, vấn đề ly thân được quy định tại pháp luật nước Pháp là một điển hình để Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Thị Bảo Trân, 2016, Sự cần thiết luật hóa chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam. (Xem tại: http://web.hcmulaw.edu.vn/doantruong/index.php/ho-tro-sinh- vien/khac/61-sv-khpl-s-c-n-thi-t-lu-t-hoa-ch-d-nh-ly-than-trong-phap-lu-t-hon-nhan-gia- dinh-vi-t-nam, truy cập ngày 17/4/2020). [2] Lê Thị Hương, 2018, Pháp luật một số quốc gia về vấn đề ly thân và kinh nghiệm cho Việt Nam. (Xem tại : https://www.academia.edu/37830639/Nghi%C3%AAnc%E1%BB%A9uph%C3%A1plu%E1%BA %ADtm%E1%BB%99ts%E1%BB%91qu%E1%BB%91cgiav%E1%BB%81v%E1%BA%A5n%C4%91%E1 %BB%81lyth%C3%A2nv%C3%A0kinhnghi%E1%BB%87mchoVi%E1%BB%87tNam, truy cập ngày 2/4/2020). [3] P.Thảo - B.An, 2013, Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình: Chế định ly thân cần phải được luật hóa. (Xem tại: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1168 truy cập ngày 4/3/2020). [4] Phụ Nữ, 2008, Khoảng lặng ly thân. (Xem tại: https://news.zing.vn/khoang-lang-ly-than- post31658.html, truy cập ngày 8/4/2020). [5] Tạp chí Tòa án Nhân dân Điện tử, 2019, Sự cần thiết luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình. (Xem tại: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/su-can-thiet-luat-hoa- che-dinh-ly-than-trong-luat-hon-nhan-va-gia-dinh, truy cập ngày 3/4/2020). [6] Thái Thị Mận, 2019, Ly thân – Đòi cấp dưỡng nuôi con được không. (Xem tại: https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t10615-ly-than-doi-cap-duong-nuoi-con-duoc-khong, truy cập ngày 3/4/2020). 1541
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2021): Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ
116 p | 577 | 54
-
Luật ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật
25 p | 150 | 27
-
Tìm hiểu LUẬT THANH TRA
37 p | 93 | 26
-
Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và quy định thực hiện xuất nhập khẩu - Văn bản pháp luật: Phần 2
194 p | 179 | 22
-
Một số vấn đề pháp lý về đặt cọc
8 p | 94 | 10
-
Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận
9 p | 134 | 9
-
Một số vấn đề đặc thù về chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực dân sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp dưới góc độ luật học so sánh
12 p | 46 | 7
-
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam – một số bất cập và hướng hoàn thiện
10 p | 42 | 6
-
Thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
12 p | 29 | 6
-
Tìm hiểu về LUẬT HỢP TÁC XÃ
16 p | 110 | 6
-
Hoàn thiện pháp luật liên quan đến vô hiệu hợp đồng trong bối cảnh triển khai thi hành Bộ luật dân sự 2015 - nhìn ở góc độ so sánh với luật Cộng hòa Pháp
15 p | 32 | 5
-
Bàn về vấn đề miễn trừ đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự thảo Luật cạnh tranh
5 p | 53 | 4
-
Các chính sách thi hành dành cho người lao động trong Luật việc làm, bộ Luật lao động, Luật công đoàn (Áp dụng năm 2014): Phần 1
242 p | 59 | 4
-
Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
7 p | 44 | 4
-
Khái niệm, nội dung và hình thức của thỏa thuận hòa giải nhìn từ góc độ so sánh giữa luật Việt Nam và Đức
8 p | 47 | 3
-
Chế định quyền con người qua các bản hiến pháp Việt Nam
7 p | 53 | 3
-
Hài hòa hóa pháp luật trong phòng chống tội phạm công nghệ cao
12 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn