intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam" thực hiện nhằm phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu là vấn đề cần quan tâm đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam

  1. giai đoạn 2016-2020. Truy cập từ , ngày 15 tháng 5 năm 2016. 9. Chowdhury and partner (2002). The Impact of Micro-credit on Poverty: Evidence from Bangladesh. University of Stirling. 10. Cox, D. R. (1970). Analysis of Binary Data. London: Chapman & Hall. 11. Đinh Phi Hổ (Chủ nhiệm), Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2007). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Bình Phước 2006 – 2020. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước. 12. Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015). Tác động tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam, Phát triển Kinh Tế, Số 26(2). 13. Đinh Phi Hổ và Trương Châu (2014). Nâng cao thu nhập cho hộ gia đình ở các xã biên giới tỉnh Tây Ninh. Phát triển kinh tế, số tháng 6. 14. Foster, J., Greer, J., and Thorbecke, E. (1984). A class of decomposable poverty indices. Econometrica, Vol. 52, No. 3, pp. 761–766. 15. Kanwal Zahra, Tasneem Zafar (2015). Marginality and Multidimensional Poverty: A Case Study of Christian Community of Lahore, Pakistan. Pakistan Journal of Commerce and Social Sciences 2015, Vol. 9 (2), 322-335 16. Kendall, M. G., and Stuart, A., (1979). The Advanced Theory of Statistics. New York: Macmillan. 17. Kiiru and Machakos (2007). The Impact of Microfinance on Rural Poor households’ Income and Vulnerability to Poverty: Case study of Makueni District, Kenya.Truy cập từ < hss.ulb.uni-bonn.de/2007/1181/1181.pdf>, ngày 10 tháng 8 năm 2017. 18. Lưu Đức Khải và cộng sự (2013). Non-farm income, diversification and welfare: Evidence from rural Vietnam. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 19. Madajewicz (1999). The Impact of Lending programs on poverty in Bangladesh. New York: Columbia University. 20. Mincer, J.A. (1974), Schooling, Experience, and Earnings, National Bureau of Economic Research, Inc. 21. Minot M., Epprecht M., Roland-Holst (2004), Income diversification and poverty in the Northern Uplands of Vietnam. Hanoi: Agricultural Publishing House. 22. Morduch, J., & Haley, B. (2001). Analysis of the effects of microfinance on poverty reduction. NYU Wagner Working Paper. 23. Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học – ĐH Cần Thơ, Số 18a. 24. Nguyen, V.C. (2008). Is a governmental microcredit program for the poor really pro- poor? Evidence from Vietnam. The developing economies, 46: 151-187. 25. Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2013). Các yếu tố tác động đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình (trường hợp huyện Câu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học xã hội, số 5. 26. Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005). Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh 27. Phan, D.K. (2012). An empirical analysis of accessibility and impact of microcredit: The rural credit market in the Mekong River Delta, Vietnam. Đại học Lincoln, New Zealand. 28. Pham, B.D. (2013). Reviewing the Development of Rural Finance in Vietnam. Journal of economics and development, 15: 121-136. 29. Ramya M. Vijaya, Rahul Lahoti and Hema Swaminathan (2014). Moving from the Household to the Individual: Mutidimensional Poverty Analysis. World Development, vol. 59, issue C, 70-81. 56
  2. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ThS Sử Thị Thu Hằng1, ThS Trần Thị Thanh Nhàn2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra không chỉ góp phần giúp cho các ngành công nghiệp tại các quốc gia phát triển mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực khác, trong đó có nông nghiệp. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại hóa chất dùng để bảo vệ mùa màng, bảo vệ các loại cây trồng ngày càng được sản xuất nhiều hơn và hệ hệ lụy của nó là gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì vậy bài viết này được nhóm tác giả thực hiện nhằm phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu là vấn đề cần quan tâm đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Từ khóa: Hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, nông nghiệp, tồn lưu hóa chất. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia phát triển đi lên từ nông nghiệp. Trong suốt chiều dài phát triển của dân tộc, nông nghiệp luôn là ngành có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên khí hậu của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm lương thực cho quốc gia. Tuy nhiên các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Mức độ tồn lưu dư lượng các loại hóa chất trong thuốc BVTV vượtquá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm, đất nước, không khí và môi trường là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người và môi trường. Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn cho nước ta. Để đánh giá đầy đủ hơn về mức độ ô nhiễm do hóa chất BVTV ở Việt Nam, bài viết tiến hành phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu và đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. 2. Cơ sở kinh tế học trong mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường Hệ thống kinh tế và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tất cả mọi hoạt động kinh tế đều tác động đến môi trường và ngược lại môi trường cũng có tác động đến các hoạt động kinh tế. Khi hoạt động sản xuất tăng lên mức độ khai tác tài nguyên thiên nhiên càng lớn và mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Các chất thải tạo ra trong quá tình sản xuất cũng như các hóa chất độc hại được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất sẽ ngấm vào đất, nước, phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường. Chất lượng môi trường không đảm bảo sẽ tác động ngược lại đến cuộc sống của con người và làm ảnh hưởng đến sản xuất. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được thể hiện thông qua sơ đồ sau: 119
  3. HỆ KINH TẾ Đầu ra Sản Hãng sản xuất Hộ gia đình Tiêu xuất dùng Đầu vào Lấy ra Trả lại Mặt trời HỆ TỰ NHIÊN NUÔI DƯỠNG CUỘC SỐNG (Không khí, đất, nước, nguyên, nhiên liệu, tiện nghi, …) Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường Thông qua sơ đồ này chúng ta có thể thấy được hệ kinh tế được diễn ra các quá trình khai thác tài nguyên (R-Resoure), chế biến nguyên liệu (P-Production) và phân phối để tiêu dùng (C-Consumer). Các quá trình này đều diễn ra trong lòng thế giới tự nhiên bao quanh. Thế giới tự nhiên đóng vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng để đưa vào sản xuất tạo thành sản phẩm sau đó tiến hành phân phối và tiều thụ. Không có nguyên liệu và năng lượng thì không thể có sản xuất và tiêu thụ. Do đó, hệ thống kinh tế tác động lên thế giới tự nhiên trước hết thông qua việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng sẵn có trong tự nhiên. Mặt khác, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ cũng thường xuyên sản sinh ra các chất thải, mà sớm hay muộn, chúng sẽ “tìm đường trở về” với thế giới tự nhiên bao quanh. Điều này có nghĩa là tất cả mọi chất thải trong chu trình hoạt động kinh tế sẽ được thải ra môi trường tự nhiên, khi chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên càng nhiều, lượng chất thải chúng ta thải ra môi trường càng lớn và càng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường được xem là một ngoại ứng và là ngoại ứng tiêu cực. Nghĩa là, các nhà sản xuất sẽ không phải gánh chịu chi phí khi họ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chẳng hạn một hộ nông dân sản xuất khi sử dụng thuốc BVTV độc hại làm phát tán thuốc vào không khí, ngấm vào đất nước và ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến những khu vực sản xuất khác nhưng hộ nông dân này không phải gánh chịu chi phí thiệt hại này. Bởi lẽ những chi phí này không thể xác định và đo lường một cách chính xác. Các doanh nghiệp đạt đươc tối ưu hóa lợi nhuận khi lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên để sản xuất sản phẩm. Khi chi phí ô nhiễm môi trường không được xem xét tính toán vào chi phí của các doanh nghiệp, mà chỉ được phản ánh trong chi phí xã hội thì sản lượng tối ưu của các doanh nghiệp sẽ cao hơn với sản lượng mong muốn của xã hội. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất thải trong quá tình sản xuất sẽ nhiều hơn và môi trường sẽ càng ô nhiễm hơn. Tuy nhiên nếu chúng ta giảm tối đa hoặc ngừng sản xuất để bảo vệ môi trường thì nên kinh tế bị trì trệ, cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng. Do đó, cần phải kết hợp hài hòa giữa hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường để có thể đảm bỏa được một sự phát triển bền vững và lâu dài. 3. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tại Việt Nam Là một nước nông nghiệp trọng điểm với hàng trăm ngàn hec-ta điện tích đất trồng lúa và các loại cây trồng khác nên mỗi năm, nông dân cả nước đã sử dụng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại để bảo vệ thành quả mùa màng. Hệ quả là, rất nhiều nơi môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái cùng các loài thủy sinh vật bị hủy diệt vì lượng thuốc BVTV này. Hơn nữa, việc lạm dụng quá vào thuốc bảo vệ thực vật còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản cũng như sức khỏe của con người. 120
  4. 3.1 Tình hình sử dụng hóa chất BVTV tại Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV chưa nhiều, nhưng do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Ngày nay người ta đã thay dần bằng các loại thuốc BVTV thế hệ mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong môi trường so với ngày trước nhưng lại sử dụng số lượng nhiều và sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Theo thống kê vào năm 1957 tại miền Bắc nước ta sử dụng khoảng 100 tấn. Đến trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần so với giai đoạn trước năm 1985. Các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu.Ngoài ra, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957 -1994: 24.042 tấn).Và tình trạng sử dụng hóa chất BVTV hiện nay lại chưa được quản lý một cách chặt chẽ mà chủ yếu là tự phát, rất tràn lan, thiếu kiểm soát. Phần lớn các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập lậu cho thấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc xông hơi, khử trùng, bảo quản lâm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12% (Cục Bảo vệ thực vật, 2015). Bảng 3.1. Tình hình nhập khẩu hóa chất BVTV tại Việt nam gần đây Tổng Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ khối Khối Khối Khối Năm lượng lượng Tỷ lệ % lượng Tỷ lệ % lượng Tỷ lệ % (Tấn) (tấn) (tấn) (tấn) 2010 72.560 18.648 25.7 % 19.954 27.5 % 28.153 38.8% 2011 85.084 15.976 18.78% 19.270 22.6% 38.018 44.68% 2012 103.612,2 20.515,1 19,8% 24.067,1 23,2% 46.468,6 44,8% 2013 90.201,0 18.401,0 20,4% 20.926,6 23,2% 20.926,6 23,2% 2014 116.582,0 33.342,5 28,60% 42.577,6 36,35% 30.602,8 26,25% (Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật, 2015) Bên cạnh việc sử dụng một lượng hóa chất khổng lồ thì số lượng bao bì, vỏ đựng những loại hóa chất này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường bởi chúng đa phần là những loại vật liệu không tự phân hủy, gây hại đến xung quanh.Cụ thể, chỉ tính riêng lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân 80 kg đến 90 kg/ha, riêng cho lúa là từ 150 kg đến 180 kg/ha, đã làm phát sinh thêm nhiều loại bao bì, túi đựng. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng là vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm thì sẽ thải ra môi trường khoản 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại. Tuy nhiên, việc xử lý vỏ bao bì chưa được cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và nông dân quan tâm xử lý. Do đó, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến vấn đề này sẽ tác động xấu đến môi trường. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí. Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT cho biết,“kết quả thanh, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trong thời gian gần đây đối với 13.912 hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV, 121
  5. thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi quy định… Các vi phạm chủ yếu là người nông dân không có phương tiện bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì vứt bừa bãi không đúng nơi quy định…” Đối với các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, qua tra kiểm tra tại 12.347 cơ sở, cơ quan chức năng cũng phát hiện 1.704 cơ sở vi phạm quy định, chiếm 13,8%. Các hành vi vi phạm chủ yếu là không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy phép kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục, kém chất lượng, hết hạn sử dụng… 3.2 Ảnh hưởng của hóa chất BVTV đối với môi trường và con người a) Ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí Các thành phần của môi trường như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ tác động đến môi trường xung quanh và ngược lại. Hóa chất BVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi xuống đất, ngoài ra còn có một số thuốc rải trực tiếp vào đất. Khi vào trong đất một phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Theo“chu trình tuần hoàn, hóa chất BVTV tồn tại trong môi trường đất sẽ rò rỉ ra sông ngồi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn khiến hóa chất BVTV phát tán ra các thành phần môi trường nước. Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do người sử dụng đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa xuống thủy vực, điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường vườn tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ. Hóa chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ hóa chất BVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh. Ô nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có nhiều hình thức khác nhau, từ rửa trôi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử dụng đổ hóa chất BVTV thừa, rửa dụng cụ ở các kênh mương hoặc do nuớc mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu. Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.” Khi phun thuốc BVTV, không khí bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi. Dưới tác động của ánh sáng, nhiệt, gió… và tính chất hóa học, thuốc BVTV có thể lan truyền trong không khí. Lượng tồn trong không khí sẽ khuếch tán, có thể di chuyển xa và lắng đọng vào nguồn nước mặt ở nơi khác gây ô nhiễm môi trường b) Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật có lợi Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại. c) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Hóa chất BVTV thường là các chất hóa học có độc tính cao, nên mặt trái của hóa chất BVTV là rất độc hại đối với sức khỏe của con người, sức khỏe cộng đồng và là đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được quản lý chặt chẽ. Dư 122
  6. lượng hóa chất BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm có thể gây ra ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng, nếu tiếp xúc hoặc ăn thực phẩm có tồn dư thuốc BVTV vượt mức tối đa cho phép lâu dài có thể gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người như ung thư, dị tật bẩm sinh và có thể anh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ em, gây hại cho hệ miễn dịch, bệnh về thần kinh và rối loạn hooc môn (gây ra vô sinh, dậy thì sớm…). Dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép trong thực phẩm nói chung và rau tươi nói riêng là một vấn đề nhức nhối hiện nay của xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là trong quản lý sử dụng hóa chất BVTV đối với rau, củ quả. Khi hóa chất BVTV được sử dụng với nồng độ lớn và với mức độ thường xuyên hay vào thời điểm gần thu hoạch, lượng hóa chất tồn dư rất cao trong các sản phẩm thu được. Người tiêu dùng do đó cũng có nguy cơ bị nhiễm độc cao. Nước uống cũng có thể bị ô nhiễm, dù đó là ô nhiễm trực tiếp từ hệ thống đường cấp nước hay do sử dụng chung thùng chứa và vận chuyển nước uống với hóa chất BVTV. Việc nhiễm độc hóa chất BVTV qua đường tiêu hoá có thể xảy ra ngẫu nhiên khi người nông dân ăn, uống hay hít thở phải hóa chất khi đang phun hóa chất BVTV hoặc sau khi phun hóa chất một thời gian ngắn mà không rửa tay. Nhiễm độc hóa chất BVTV qua đường hô hấp dễ xảy ra khi phun hóa chất không có mặt nạ bảo vệ. Đồng thời, hóa chất BVTV có thể hấp thụ qua da nếu người phun để da và quần áo ẩm ướt trong khi phun hóa chất, trộn các loại hóa chất BVTV bằng tay không hay đi chân trần trên những cánh đồng khi đang phun hóa chất. Mặc dù nhiễm độc hóa chất BVTV qua đường tiêu hoá là nguy hiểm nhất nhưng hai hình thức nhiễm độc còn lại phổ biến hơn đối với những trường hợp nhiễm độc do nghề nghiệp của người nông dân ở Việt Nam bởi họ không nhận thức được những rủi ro đặc biệt này. Bảng 3.2 Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ (%) Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ (%) Mệt mỏi, khó chịu 122 78,7 Đau mũi, họng 45 29,0 Đau đầu 103 66,4 Giảm xúc giác 20 12,9 Ra nhiều mồ hôi 78 50,3 Đỏ mắt 32 20,6 Chóng mặt 132 85,2 Khó thở 37 23,9 Da ngứa, mẩn đỏ 64 41,3 Đờm nhiều 19 12,3 Rối loạn giấc ngủ 57 36,8 Run chân, tay 21 13,5 Chảy nhiều nước bọt 32 20,6 Tiêu chảy 24 15,5 Tê bàn tay 37 23,8 Khô miệng 47 30,3 Mắt bị mờ 19 12,3 Da tái xanh 71 45,8 Buồn nôn 68 43,8 Gầy yếu 65 41,9 (Nguồn: Phạm Bích ngân & Đinh Xuân Thắng - Tạp chí phát triển KH và CN, 9(2)) 3.3 Tình trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV ở Việt Nam Hóa chất BVTV khi được phun hay rải trên đối tượng một phần sẽ được đưa vào cơ thể động, thực vật. Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát triển hay qua chuỗi thức ăn, hóa chất BVTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm hay tích lũy, khuếch đại sinh học. Một phần khác sẽ rơi vãi ngoài đối tượng, sẽ bay hơi vào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất, nước, không khí... gây ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây, người sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã lạm dụng việc sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất, họ sử dụng thuốc BVTV sức tùy tiện, không theo quy trình bảo đảm an toàn và việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn, lạm dụng thuốc BVTV đã dẫn đến hậu quả đã gây ra hiện 123
  7. tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu tại Việt Nam cũng cần phải quan tâm. Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu từ thời kỳ bao cấp, chiến tranh, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu tính đến tháng 6 năm 2015 trên địa bàn toàn quốc thống kê được 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ngưỡng xử lý hóa chất BVTV hữu cơ theo mục đích sử dụng đất thì hiện có khoảng 200 điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các loại hóa chất BVTV tồn lưu gồm rất nhiều chủng loại và ở nhiều dạng khác nhau, từ dạng thuốc, dạng bột, dạng ống, dạng lẫn trong đất và cả loại không còn nhãn mác đa chủng loại… tập trung chủ yếu ở các khu vực kho thuốc của ngành y tế trong chiến tranh; kho cũ của các xã, hợp tác xã, các cơ sở và trong vườn các hộ dân; tại kho của Chi cục BVTV, Các trạm BVTV phục vụ nông nghiệp. Theo kết quả điều tra, khảo sát thống kê cho thấy các kho hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn; 37 nghìn lít hóa chất BVTV và 29 tấn bao bì. Các kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm. Hơn nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên các kho này đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nềnvà tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hóa, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gác tạm bợ.Hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt kéo theo lượng thuốc tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu hóa chất BVTV, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân. Việc ô nhiễm này thậm chí còn có thể ảnh hướng đến hệ thần kinh và giống nòi của những người dân bị nhiễm độc lâu dài do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra. “Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, tính đến giữa năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương mới xử lý được 60 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tổng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đạt gần 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã triển khai xử lý thí điểm tiêu hủy hơn 900 tấn hóa chất chứa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật quản lý các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất này.”Tuy nhiên, với số lượng quá nhiều các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đã phát hiện được thì việc xử lý vẫn còn là con số quá khiêm tốn. Hàng năm các bộ, ngành và địa phương vẫn tổ chức điều tra bổ sung, xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Kế hoạch. Theo báo cáo của các Bộ và địa phương, tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014 đã phát hiện thêm 409 khu vực môi trường bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 24 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay vẫn đang tồn tại tình trạng thuốc BVTV được bán tràn lan, kể cả các loại thuốc bị cấm sử dụng. Điều này đặt ra một số vẫn đề cho các nhà quản lý Việt Nam trong công tác quản lý lưu thông và sử dụng thuốc BVTV. 4. Một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trongnông nghiệp tại Việt Nam Để giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đến môi trường cũng như sức khỏe của con người, việc đầu tiên cần làm là giảm tình trạng lạm dụng thuốc BVTV. Người nông dân họ 124
  8. chỉ nhìn thấy sâu bệnh hoặc họ lo sợ có sâu bệnh là họ sẽ phun thuốc mà không hề biết rằng càng phun thuốc thì càng giảm chất lượng đất chất lượng nước và càng bị mất mùa. Do đó cần tuyên truyền cho người nông dân biêt được về tác hại của thuốc trừ sâu đến môi trường cũng như đến sức khỏe của không chỉ người trực tiếp phun thuốc mà còn đến cả những người sống xung quanh nữa. Ý thức của người nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu độc hại. Hiện nay, một số nông dẫn vẫn chưa biết hết, hiểu hết về tác hại của thuốc trừ sâu hoặc họ biết nhưng vẫn cứ phun tràn lan.Khi đi phun thuốc hầu hết các nông dân đều không mang đồ bảo hộ, họ chỉ mang khẩu trang vì cho rang đồ bảo hộ vướng víu gây khó khăn trong khi phun. Do đó cần phải tuyên truyền về tác hại của thuốc BVTV cho người nông dân, hướng dẫn cách phun, giờ phun, hướng phun, mặc đồ bảo hộ và cách xử lý thuốc BVTV và chai lọ dư thừa để hạn chế tác động của thuốc BVTV. Vai trò của chính quyền địa phương cũng cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tác hại của thuốc BVTV, trước hết, chính quyền địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến, vận động nông dân tham gia thu gom và phải có nguồn kinh phí để thực hiện việc tiêu hủy các chất thải độc hại do thuốc BVTV gây ra và còn tồn lưu trong môi trường. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các công nghệ xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu phù hợp với đặc điểm ô nhiễm ở Việt Nam Bên cạnh đó cần quản lý thật tốt thị trường thuốc BVTV tại Việt Nam, không để tình trạng thuốc BVTV nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ tràn lan như hiện nay. Chính quyền địa phương cũng cần quản lý cả việc sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ.Nếu cơ quan có thẩm quyền đi kiểm tra và phát hiện đơn vị nào sử dụng cũng như phân phối thuốc BVTV không đúng quy định thì có thể phạt thật nặng hoặc tước giấy phép kinh doanh. Một giải pháp nữa để giảm thiểu lượng thuốc BVTV sử dụng đó là Việt Nam nên học hỏi nhiều nước, áp thuế cao đối với phân bón, thuốc hóa học và ưu đãi cho việc sản xuất sản phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Cần tuyên truyền và có cơ chế khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp(IPM), chương trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), chương trình canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sản xuất nông sản phải theo các tiêu chuẩn Global GAP hay Viet GAP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Báo cáo thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập lậu Việt Nam. 2. Bộ tài nguyên và Môi trường (2015), Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV. 3. Cục bảo vệ thực vật.(2016), Báo cáo kết quả công tác bảo vệ thực vật năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. 4. PGS.TS Đỗ Hàm (2007), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Mạnh (2009), Hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Phạm Bích ngân & Đinh Xuân Thắng (2006), Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe của người phun thuốc, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 9(2). 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
61=>1