intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận động thể lực ở người đái tháo đường

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

128
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vận động thể lực rất tốt cho sức khỏe, nó cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Lợi ích của vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường: Giảm đường huyết tốt hơn: khi vận động thể lực, cơ thể cần tiêu hao năng lượng. Do đó, nếu tập đúng phương pháp có thể giúp bệnh nhân giảm đường huyết. Cải thiện tuần hoàn ngoại biên của toàn bộ cơ thể (hệ tuần hoàn tới các cơ quan bên ngoài, tứ chi): làm hạn chế các biến chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận động thể lực ở người đái tháo đường

  1. Vận động thể lực ở người đái tháo đường Vận động thể lực rất tốt cho sức khỏe, nó cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Lợi ích của vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường: Giảm đường huyết tốt hơn: khi vận động thể lực, cơ thể cần tiêu hao năng lượng. Do đó, nếu tập đúng phương pháp có thể giúp bệnh nhân giảm đường huyết. Cải thiện tuần hoàn ngoại biên của toàn bộ cơ thể (hệ tuần hoàn tới các cơ quan bên ngoài, tứ chi): làm hạn chế các biến chứng mạch máu và thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường. Giảm cân nặng: tránh béo phì do đó hạn chế được hiện tượng đề kháng insulin. Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn: góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Giúp kiểm soát tốt đường huyết: luyện tập kết hợp với chế độ ăn sẽ giúp cơ thể duy trì chỉ số đường huyết gần với chỉ số sinh lý nhất, nâng cao hiệu quả điều trị của các phương pháp dùng thuốc.
  2. Những chú ý khi vận động thể lực: bệnh nhân bị đái tháo đường có độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau, mức độ bệnh cũng như các biến chứng đi kèm khác nhau do đó: Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập để có thể chọn được môn thể thao phù hợp nhất. Đặc biệt, với những bệnh nhân có các biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng bàn chân, biến chứng thận… cần được sự tư vấn chi tiết và cụ thể về thời gian tập luyện, cách thức tập luyện của các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ tim mạch.
  3. Cần chọn môn thể thao phù hợp, ưu tiên tập các môn ưa thích, tiện lợi phù hợp điều kiện cụ thể của bản thân để có thể duy trì lâu dài. Cần vận động thể lực tăng dần, duy trì thường xuyên, mỗi ngày bệnh nhân nên dành tối thiểu từ 20 – 30 phút để tập luyện hoặc nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ. Theo dõi đường huyết chặt chẽ trong những ngày đầu luyện tập. Chú ý tránh bị hạ đường huyết. Không luyện tập khi đường huyết lúc đói >14mmol/l và kết quả xét nghiệm nước tiểu có ceton niệu (+). - Cũng không được luyện tập khi đường huyết lúc đói >16mmol/l dù kết quả xét nghiệm nước tiểu ceton niệu (-). - Nếu đường huyết lúc đói
  4. cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần được tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có được kết quả tốt nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2