Vận dụng các nguyên lý điện ly kết hợp với cân bằng pha và hóa keo cho công tác xử lý acid để khôi phục lưu lượng giếng khai thác
lượt xem 2
download
Bài viết giới thiệu việc vận dụng các nguyên lý về cân bằng pha, hóa keo và điện ly để có thể lựa chọn chính xác hệ acid tương thích với thành phần đất đá, chất lưu trong vỉa chứa, đồng thời hạn chế tối đa các phản ứng phụ có thể tạo ra kết tủa hay nhũ tương/chất keo làm bít nhét, phá hủy vỉa. Giải pháp này đã được áp dụng thành công cho giếng khai thác BRS-13 và BRS-18, mỏ Bir Seba, Lô 433a & 416b, Algeria.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng các nguyên lý điện ly kết hợp với cân bằng pha và hóa keo cho công tác xử lý acid để khôi phục lưu lượng giếng khai thác
- DẦU KHÍ - KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ ĐIỆN LY KẾT HỢP VỚI CÂN BẰNG PHA VÀ HÓA KEO CHO CÔNG TÁC XỬ LÝ ACID ĐỂ KHÔI PHỤC LƯU LƯỢNG GIẾNG KHAI THÁC Trần Hồng Nam, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Hải An, Phùng Văn Hải, Nguyễn Xuân Lộc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Email: annh1@pvep.com.vn https://doi.org/10.47800/PVSI.2023.01-03 Tóm tắt Xử lý acid là phương pháp phổ biến để xử lý nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng, giúp phục hồi năng suất của giếng sau thời gian khai thác. Tuy nhiên, công nghệ này cũng tiềm ẩn rủi ro, có thể gây hỏng giếng bởi dễ phát sinh các phản ứng hóa lý hoặc hóa học thứ cấp do lựa chọn không chính xác thành phần và hàm lượng acid. Các phản ứng hóa lý diễn ra trong vỉa chứa chủ yếu là phản ứng điện ly thuận - nghịch nên cần kiểm soát chiều phản ứng theo hướng có lợi. Bài báo giới thiệu việc vận dụng các nguyên lý về cân bằng pha, hóa keo và điện ly để có thể lựa chọn chính xác hệ acid tương thích với thành phần đất đá, chất lưu trong vỉa chứa, đồng thời hạn chế tối đa các phản ứng phụ có thể tạo ra kết tủa hay nhũ tương/chất keo làm bít nhét, phá hủy vỉa. Giải pháp này đã được áp dụng thành công cho giếng khai thác BRS-13 và BRS-18, mỏ Bir Seba, Lô 433a & 416b, Algeria. Từ khóa: Xử lý acid, cân bằng pha, hóa keo, xử lý cận đáy giếng, khôi phục khai thác, mỏ Bir Seba. 1. Giới thiệu Mỏ Bir Seba nằm trong vùng Touggourt Algeria, sa mạc Sahara, cách thủ đô Alger khoảng 550 km về phía Đông Nam và cách mỏ Hassi Messaoud khoảng 100 km về phía Đông Bắc [1]. Mỏ được khai thác từ tháng 8/2015, lưu lượng hiện tại đạt khoảng 18.000 thùng dầu/ngày theo cơ chế giảm áp tự nhiên (chưa có sự hỗ trợ của nước bơm ép hoặc hệ thống gas lift) với tổng số 16 giếng khai thác từ đối tượng cát kết tầng Hamra. Tổng trữ lượng dầu thu hồi ước đạt khoảng 8% trữ lượng dầu tại chỗ, tương đương 30% so với tổng lượng dầu có thể thu hồi. Bản đồ đẳng sâu nóc tầng Hamra và sơ đồ vị trí các giếng được thể hiện như Hình 1. BRS-13 là giếng khai thác chủ lực nằm ở khu vực trung tâm mỏ Bir Seba, có lưu lượng khai thác dầu ban đầu khoảng 2.000 thùng/ngày. Tuy nhiên đến cuối tháng 4/2021, lưu lượng khai thác suy giảm đột ngột xuống còn 700 thùng/ngày. Sau khoảng thời gian đóng giếng cho Ngày nhận bài: 1/2/2023. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 1 - 28/2/2023. Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/11/2023. Hình 1. Bản đồ đẳng sâu nóc tầng Hamra và sơ đồ vị trí giếng [2]. 26 DẦU KHÍ - SỐ 1/2023
- PETROVIETNAM 3.000 60 Lưu lượng dầu Áp suất miệng giếng Thực hiện 2.500 bơm acid 50 HCl 15% Áp suất miệng giếng tiếp Lưu lượng khai thác dầu (thùng/ngày) 2.000 tục giảm 40 Áp suất miệng giếng (psi) mạnh 1.500 30 1.000 20 Đóng giếng để phục hồi 500 10 áp suất 0 0 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 5/2021 6/2021 7/2021 8/2021 9/2021 10/2021 11/2021 12/2021 Bơm rửa bằng Bơm rửa bằng Bơm rửa bằng Xylene Xylene Xylene Thời gian Hình 2. Động thái khai thác giếng BRS-13 và các đợt can thiệp giếng [2]. chiến dịch bảo dưỡng toàn mỏ vào cuối tháng 10/2021, phụ, tránh tạo ra các kết tủa hay nhũ tương/chất keo làm giếng có biểu hiện lưu lượng không ổn định và dừng hẳn bít nhét phá hủy vỉa. (Hình 2) khai thác dẫn tới sản lượng khai thác toàn mỏ luôn Các hỗn hợp acid chủ yếu được sử dụng để xử lý vùng ở mức thấp hơn thiết kế của hệ thống, ảnh hưởng lớn đến cận đáy giếng là dung dịch acid muối (thành phần chủ hiệu quả kinh tế của dự án. Nhà điều hành đã thực hiện các yếu là HCl) và acid sét (thành phần chính là HF). Dung biện pháp can thiệp giếng như: bơm rửa muối lòng giếng, dịch acid muối có tác dụng hòa tan thành phần carbonate gọi dòng bằng nitro, xử lý vùng cận đáy giếng bằng bơm của đá chứa, các lắng đọng muối vô cơ, hòa tan một phần dung dịch HCl nồng độ 15% nhằm đưa giếng cho dòng trở sét đá chứa và sét gây bồi lắng nhiễm bẩn vùng cận đáy lại, nhưng kết quả đều không đạt kỳ vọng. Việc tìm ra giải giếng. Còn acid sét hòa tan vật liệu nhiễm bẩn vô cơ có pháp khôi phục khai thác cho giếng BRS-13 có ý nghĩa rất chứa các khoáng sét SiO2 [3, 4]. Các phương trình phản lớn trong việc đảm bảo kế hoạch sản lượng, duy trì được ứng phổ biến giữa các acid HCl, HF và khoáng vật trong quỹ giếng theo đúng chiến lược phát triển mỏ. vỉa như sau: 2. Phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng bằng acid CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O (1) 2.1. Nguyên lý cơ bản của phản ứng điện ly CaMg(CO3)2 + 4HCl → CaCl2 + MgCl2 + 2CO2↑ + 2H2O (2) Trong các giải pháp công nghệ xử lý nhiễm bẩn vùng SiO2 + 4HF ↔ SiF4 + 2H2O (3) cận đáy giếng thì phương pháp acid là phổ biến nhất, SiF4 + 2F- ↔ SiF62– (4) giúp phục hồi năng suất của giếng sau thời gian khai thác [2]. Tuy nhiên, công nghệ này cũng tiềm ẩn rủi ro khi lựa SiF62– + H2O ↔ H4SiO4 + 4HF + 2F- (5) chọn không chính xác thành phần và hàm lượng acid làm Al3 + 3F- ↔ AlF3 (6) phát sinh các phản ứng phụ, có thể gây hỏng giếng. Các Al3 + 3OH- ↔ Al(OH)3 (7) phản ứng hóa lý diễn ra trong vỉa chứa chủ yếu là phản ứng điện ly 2 chiều. Bằng cách nắm vững và vận dụng các Các phương trình hóa học (3), (4), (5), (6), (7) là phương nguyên lý về cân bằng pha, hóa keo và điện ly, có thể lựa trình điện ly 2 chiều. Chiều phản ứng sẽ phụ thuộc vào chọn chính xác hệ acid tương thích với thành phần đất đá, nồng độ các chất tham gia phản ứng, điều kiện nhiệt độ, chất lưu trong vỉa chứa, thúc đẩy được chiều phản ứng áp suất diễn ra phản ứng. Nếu không chú ý đến đặc điểm hóa học như mong muốn, hạn chế tối đa các phản ứng thạch học của vỉa chứa cũng như điều kiện thủy động lực DẦU KHÍ - SỐ 1/2023 27
- DẦU KHÍ - KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO thì khi bơm acid với nồng độ không thích hợp sẽ gây 0 ra chiều phản ứng ngược hoặc phản ứng phụ không mong muốn như phương trình (8), (9), tạo ra các kết 500 tủa thứ cấp (AlF3, Al(OH)3, CaSiF6, Na2SiF6, hoặc hình thành nhũ tương...) [5]. 1.000 2Na + SiF6 → Na2SiF6 + 2– (8) 1.500 Ca2+ + SiF62– → CaSiF6 (9) Chiều sâu (mTVD) Gradient áp suất = 0,5 psi/ft 2.2. Xác định các vấn đề ảnh hưởng tới khả năng 2.000 cho dòng của giếng 2.500 2.2.1. Cụm nước cục bộ (water blockage) Kết quả khảo sát gradient áp suất tĩnh trong điều 3.000 kiện ổn định (Hình 3) cho thấy có cột nước xuất hiện từ độ sâu 2.000 m xuống đáy giếng. Từ việc phân tích 3.500 số liệu khai thác (mỏ chưa tiến hành bơm ép nước, 0 giếng BRS-13 nằm ở khu vực trung tâm, cách xa ranh 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 Áp suất (psi) giới dầu nước, kết quả phân tích hàm lượng nước...) Hình 3. Kết quả khảo sát áp suất tĩnh của giếng BRS-13 [2]. có thể đây là nước kỹ thuật (tích tụ từ những lần dùng nước kỹ thuật bơm rửa muối trong lòng giếng). Kết quả phân tích SARA Do giếng bị đóng trong chiến dịch đóng mỏ để bảo dưỡng thiết bị (tuần cuối tháng 10/2021), kết hợp với áp suất vỉa bị suy giảm sau khoảng thời gian dài khai thác nên đã gây ra hiện tượng tích tụ lỏng (liquid loading). Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự xuất hiện của cột nước, sau đó nước xâm nhập ngược vào vỉa, tạo thành các cụm nước cục bộ trong vùng lân cận đáy giếng làm suy giảm nghiêm trọng độ thấm hiệu dụng của dầu. 2.2.2. Xuất hiện hỗn hợp keo asphaltene (sludge) Nhóm tác giả đã sử dụng phương trình trạng thái CPA EOS [4] kết hợp với nguyên lý cân bằng pha để dự báo khả năng mất ổn định của hệ chất Saturates Aromatics Resins Asphaltenes lưu. Kết quả cho thấy chất lưu ở mỏ Bir Seba có chứa Hình 4. Kết quả phân tích SARA (saturates, asphaltenes, resins and aromatics) nhiều thành phần hydrocarbon no (lên tới 67%) dễ mẫu dầu mỏ Bir Seba [2]. tạo asphaltene (Hình 4 và Bảng 1) [6]. Tại điều kiện Giản đồ pha vỉa ban đầu, chất lưu vỉa ở trạng thái cân bằng 1 pha 6.000 (dầu). Tuy nhiên, sau khoảng 7 năm khai thác, áp suất 5.000 vỉa suy giảm mạnh (từ 8.000 psi xuống còn 5.000 psi) 4.000 Áp suất (psia) dẫn tới áp suất động ở đáy giếng lúc khai thác giảm 3.000 xuống dưới giá trị áp suất tạo asphaltene (4.800 psi), chất lưu bị phá vỡ trạng thái cân bằng pha ban đầu, 2.000 có sự xuất hiện của pha mới (pha rắn) là asphaltene 1.000 (Hình 5) trong ống khai thác. Khi bơm rửa cặn vô cơ 0 bằng HCl nồng độ cao (nhà điều hành đã bơm HCl Nhiệt độ (oC) với nồng độ 15%), nếu gặp asphaltene sẽ tạo thành Kết quả thí nghiệm AOP Kết quả thí nghiệm áp suất bão hòa Kết quả mô phỏng AOP Kết quả mô phỏng áp suất bão hòa Kết quả mô phỏng đường AOP dưới bào hoà Điểm tới hạn hỗn hợp keo. Để kiểm chứng vấn đề này, nhóm tác Hình 5. Mô phỏng dự báo điều kiện thành tạo asphaltene bằng phương trình trạng thái EOS [7]. 28 DẦU KHÍ - SỐ 1/2023
- PETROVIETNAM Dựa trên kết quả phân tích này, nhóm tác giả đã thiết kế chương trình xử lý để khôi phục Lắc đều Keo khai thác giếng BRS-13 như sau: - Sử dụng xylene hoạt tính để hòa tan cặn asphaltene trong giếng, đồng thời làm giảm sức căng bề mặt dầu - nước và làm giảm Hình 6. Kết quả thí nghiệm tương tác dầu với HCl 15% [2]. sự bám dính bề mặt các hạt cặn. Bảng 1. Kết quả phân tích thí nghiệm áp suất tạo asphaltene - Sử dụng hợp chất hoạt tính bề mặt AGS Nhiệt độ (°C) Áp suất tạo asphaltene (psia) (tên thương mại) để làm giảm độ thấm hiệu 124 3.490 dụng của nước, ngăn không cho nước xâm 101 3.400 nhập vào vỉa. 79 3.500 57 3.720 - Bơm HCl 6% để rửa các hợp chất, phòng 35 4.220 ngừa gây kết tủa với HF. Bảng 2. Kết quả phục hồi độ thấm bằng tổ hợp acid - Bơm tổ hợp HCl 6% + HF 1,5% để xử lý vùng nhiễm bẩn. Độ thấm ban đầu Độ thấm sau khi phục hồi Gia tăng độ thấm Mẫu lõi (mD) (mD) (%) - Bơm chất ngăn cách nước. #1 7,4 10,5 142 - Bơm lại tổ hợp HCl 6% + HF 1,5% để xử #2 3,0 6,3 210 lý vùng nhiễm bẩn. #3 9,5 13,0 137 3.2. Kết quả xử lý và động thái khai thác giếng BRS-13 Bơm acid HCl 6% Bơm acid HCl 6% Bơm xylene Bơm tổ hợp HCl 6% Bơm chất Bơm tổ hợp HCl Sau khi điều chỉnh nồng độ acid, tiến hành Bơm chất AGS ngăn cách nước + HF 1,5% 6% + HF 1,5% bổ sung thêm một số thành phần như xylene Hình 7. Quy trình xử lý vùng cận đáy giếng BRS-13 bằng tổ hợp acid HCl 6% + HF 1,5%. hoạt tính bề mặt, chất AGS, giếng BRS-13 đã được xử lý làm sạch nhiễm bẩn vùng cận đáy giả đã tiến hành thí nghiệm, kết quả cho thấy khi HCl có nồng độ cao giếng và cho dòng trở lại. Kết quả phân tích số hơn 6% sẽ tương tác với asphaltene trong dầu vỉa tạo thành hỗn hợp liệu khai thác cho thấy giếng đã làm việc trở lại keo hoặc nhũ tương (Hình 6) gây bít nhét vỉa, dẫn tới giếng mất khả và khôi phục dòng chảy như thời điểm trước năng khai thác. khi bị nhiễm bẩn (~ 1.000 thùng/ngày) (Hình 8). Ngoài ra, giếng vẫn duy trì ổn định động 3. Kết quả xử lý và động thái khai thác giếng thái khai thác đến thời điểm hiện tại, góp phần 3.1. Nghiên cứu và đề xuất hướng xử lý đảm bảo sản lượng khai thác mỏ theo hạn ngạch hàng tháng nước chủ nhà đã giao. Trên cơ sở xác định được nguyên nhân giếng BRS-13 không cho dòng, nhóm tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên mẫu lõi và mẫu chất 3.3. Áp dụng mở rộng cho giếng BRS-18 lưu của vỉa để tìm tổ hợp thành phần acid với nồng độ dung dịch thích hợp cho việc xử lý vùng cận đáy giếng bị nhiễm bẩn do dùng Giếng BRS-18 đang bị lắng đọng cặn dung dịch nặng CaBr2. Kết quả phân tích thành phần thạch học cho mạnh với chu kỳ lắng đọng hiện khoảng 4 - 5 thấy đối tượng đá chứa tầng Hamra có thành phần thạch anh (quartz) tháng. Nếu không có các biện pháp xử lý vùng chiếm tới 95 - 97%, ngoài ra còn có khoáng vật như calcite, dolomite, cận đáy giếng thì lưu lượng giếng sẽ bị giảm barite, halite, kaolinite... Do vậy, cần điều chỉnh giảm nồng độ HCl và mạnh, gần như không khai thác được. Lần gần sử dụng thêm HF để hòa tan thạch anh theo phương trình (3), (4), (5). đây nhất, giếng đã được xử lý vùng cận đáy Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu tối ưu dựa trên phân tích thí giếng bằng HCl 15% vào tháng 9/2021, cho nghiệm và kết quả cho thấy, tổ hợp acid HCl 6% + HF 1,5% có thể cải kết quả gia tăng lưu lượng thêm 500 thùng/ thiện rất tốt độ thấm của vỉa, đạt từ 137 - 210% so với độ thấm ban ngày. Trên cơ sở kết quả đạt được khi xử lý cho đầu của mẫu lõi (Bảng 2). giếng BRS-13, nhóm tác giả đã áp dụng mở rộng cho giếng BRS-18 bằng việc sử dụng tổ DẦU KHÍ - SỐ 1/2023 29
- DẦU KHÍ - KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 2.500 375 Axis 1 BRS13 OIL_Rate (STBl/d) GOR (Scf/bbl) 2.000 300 Cumul_Oil (Mbbl) Axis 2 BRS13 Choke WCT (%) 1.500 THP (bar) Giai đoạn sau xử lý, lưu lượng khôi phục trở lại 225 và tăng dần 1.000 150 500 75 0 0 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Thời gian Hình 8. Kết quả xử lý acid giếng BRS-13 [2]. BRS-18 2.500 200 1.800 Xử lý bằng acid HCl 6% 180 1.600 Xử lý bằng acid HCl 15% 160 1.400 WHP (bar), Choke (x/64), wcut (%) 140 Oil Rate (STB/d), GOR (SCF/STB) 1.200 120 1.000 100 800 80 600 60 400 40 200 20 0 0 Tháng 1/2021 Tháng 6/2021 Tháng 12/2021 Tháng 2/2022 Hình 9. Kết quả xử lý acid giếng BRS-18 [2]. hợp acid HCl + HF với nồng độ và quy trình đã thực hiện 4. Kết luận cho giếng BRS-13. Kết quả cho thấy bằng giải pháp này đã Trên cơ sở đánh giá kết quả thí nghiệm các mẫu chất gia tăng đáng kể hiệu quả xử lý, tăng lưu lượng khai thác lưu, phân tích động thái khai thác các giếng và điều chỉnh thêm 1.000 thùng/ngày (hiệu quả gấp đôi lần xử lý trước). chương trình xử lý acid cho vùng cận đáy giếng, nhóm tác Kết quả và động thái khai thác của giếng BRS-18 được thể giả đã khôi phục khai thác thành công cho các giếng BRS- hiện trong Hình 9. 13 và BRS-18. Hiệu quả của giải pháp này gồm: 30 DẦU KHÍ - SỐ 1/2023
- PETROVIETNAM - Vận dụng các quy luật về cân bằng pha để dự đoán [2] GBRS và các đối tác "Hội thảo về công tác can thiệp sự hình thành và có mặt của asphaltene trong điều kiện giếng và xử lý acid mỏ Bir Seba, Algeria". Tháng 2/2022. khai thác hiện tại, là tiền đề quan trọng cho việc xác định [3] Harry O. McLeod, “Matrix acidizing”, Journal of rõ nguyên nhân không thành công ở các lần xử lý trước. Petroleum Technology, Vol. 36, No. 12, pp. 2055 - 2069, - Giảm rủi ro kỹ thuật và cung cấp chính xác các 1984. DOI: 10.2118/13752-PA. thông số quan trọng cho công tác xử lý acid như thành [4] C.F. Smith and A.R. Hendrickson, “Hydrofluoric phần tổ hợp acid, nồng độ, trình tự thực hiện các bước... acid stimulation of sandstone reservoirs”, Journal of để tránh được các phản ứng phụ không mong muốn, giảm Petroleum Technology, Vol. 17, No. 2, pp. 215 - 222, 1965. thiểu nguy cơ làm tăng mức độ nhiễm bẩn của giếng, và DOI: 10.2118/980-PA. phục hồi khai thác cho các giếng. [5] H. Perthuis, E. Touboul E and Piot B, “Acid reactions - Khôi phục và đưa giếng BRS-13 vào khai thác trở lại and damage removal in sandstones: A model for selecting với khả năng cho dòng gần như không giảm so với thời the acid formulation”, SPE International Symposium on điểm khai thác bình thường; giúp đảm bảo quỹ giếng Oilfield Chemistry, Houston, Texas, USA, 8 - 10 February 1989. hoạt động, giảm bớt áp lực cho các giếng còn lại. Gia tăng DOI: 10.2118/18469-MS. gấp đôi hiệu quả xử lý acid cho giếng BRS-18 so với lần thực hiện trước đó, giúp lưu lượng khai thác của giếng [6] Tianguang Fan, Jianxin Wang and Jill S. Buckley, tăng thêm 1.000 thùng/ngày. “Evaluating crude oils by SARA analysis”, SPE/DOE Improved Oil Recovery Symposium, Tulsa, Oklahoma, 13 - 17 April Tài liệu tham khảo 2002. DOI: 10.2118/75228-MS. [1] Đỗ Duy Khoản, Ngô Hữu Hải, Vũ Minh Đức, Vũ [7] Dounya Behnous, André Palma, Noureddine Hồng Cường, và Lưu Thanh Hảo, “Hiện tượng lắng đọng Zeraibi, and João A.P. Coutinho, “Modeling asphaltene muối trong quá trình khai thác và các giải pháp xử lý mỏ precipitation in Algerian oilfields with the CPA EoS”, Bir Seba, lô 433a & 416b, Algeria”, Tạp chí Dầu khí, Số 5, Journal of Petroleum Science and Engineering, Vol. 190, pp. trang 37 - 43, 2017. 1 - 11, 2020. DOI: 10.1016/j.petrol.2020.107115. APPLYING PRINCIPLES OF ELECTROLYSIS, PHASE BALANCE AND COLLOIDISATION TO ACID TREATMENT FOR OIL WELL FLOW RESTORATION Tran Hong Nam, Nguyen Hoang Duc, Nguyen Hai An, Phung Van Hai, Nguyen Xuan Loc Petrovietnam Exploration Production Corporation Email: annh1@pvep.com.vn Summary Acidising is a common method to treat near-wellbore contamination, helping to restore its productivity of oil wells after a period of exploitation. However, this technology also has potential risks of well damages caused by unwanted secondary physicochemical or chemical reactions due to incorrect selection of acid package and concentration. Most physicochemical reactions in the reservoir are bidirectionally electrolytic, thus, monitoring the reaction in the desirable direction is extremely important. The article introduces the application of the principles of phase balance, colloidisation and electrolysis to accurately select a package of acids compatible with the composition of soil, rock and fluid in the reservoir, iminimising side effects creating precipitates or emulsions/ colloids that clog and destroy the reservoir. The solution has been successfully applied to production wells BRS-13 & 18, BRS oil field, Block 433a & 416b, Algeria. Key words: Acidizing, phase balance, colloidisation, near-wellbore treatment, restoration of oil well, Bir Seba field. DẦU KHÍ - SỐ 1/2023 31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết bị trong các nhà máy điện và nguyên lý sử dụng: Phần 2
265 p | 419 | 207
-
Giáo trình Bảo vệ rơ le và tự động hóa hệ thống điện
304 p | 398 | 131
-
Giáo trinh lý thuyết mạch - Chương 1
10 p | 125 | 100
-
NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH
40 p | 178 | 42
-
Giáo trình Vẽ mạch điện tử: Phần 1 - Trần Văn Dũng (Chủ biên)
88 p | 166 | 18
-
Tài liệu Mô phỏng mạch điện tử, nguyên lý đo và các bài thí nghiệm lý thuyết mạch, kỹ thuật mạch điện tử, đo lường điện - VTĐ bằng phần mềm electronics workbench và matlab
10 p | 126 | 14
-
Giáo trình Khí cụ điện (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)
98 p | 15 | 10
-
Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
79 p | 39 | 8
-
Giáo trình Cơ ứng dụng và nguyên lý chi tiết máy (Nghề: Vận hành nhà máy thủy điện) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
74 p | 54 | 8
-
Giáo trình Điện kỹ thuật (Nghề: Vận hành nhà máy thuỷ điện) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
148 p | 46 | 7
-
Giáo trình Đo lường điện (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)
98 p | 14 | 7
-
Bài giảng Kỹ thuật cao áp: Chương 5 - TS. Nguyễn Văn Dũng
21 p | 35 | 7
-
Nghiên cứu phương pháp bảo vệ các hệ thống điện (In lần thứ 4 có sửa chữa): Phần 2 - VS.GS. Trần Đình Long
158 p | 23 | 6
-
Giáo trình Đo lường điện (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
98 p | 19 | 6
-
Giáo trình Khí cụ điện (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
98 p | 17 | 6
-
Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
143 p | 47 | 4
-
Vận dụng các nguyên lý thủy động lực học và lý thuyết dòng chảy để tối ưu chương trình khảo sát áp suất vỉa không cần đóng giếng khai thác - Nghiên cứu điển hình cho mỏ Biba, Algeria
11 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn