VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br />
<br />
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC<br />
ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG” (SINH HỌC 11)<br />
Phan Thị Thanh Hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Nguyễn Thanh Dung - Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 01/02/2018; ngày sửa chữa: 10/03/2018; ngày duyệt đăng: 14/03/2018.<br />
Abstract: The nature of teaching in corners is that teacher organizes learning corners with different<br />
learning styles, enabling students to learn in their favorite learning styles. By learning in corners,<br />
the learners feel more comfortable and interested in learning, through which the students achieve<br />
their knowledge themselves and develop competency. In this article, authors define the process of<br />
teaching in corners and provide an illustration in teaching chapter “Induction” (Biology grade 11).<br />
Authors also introduce some evaluation forms and preliminary pedagogical experiment results on<br />
teaching in corners.<br />
Keywords: Teaching in corners, learning corner, learning style, induction.<br />
1. Mở đầu<br />
Dạy học theo góc (DHTG) là một trong những<br />
phương pháp dạy học (PPDH) hiện đại nhằm đáp ứng<br />
mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và được<br />
phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây từ cuối thế<br />
kỉ XX. Quan điểm “Lớp học phân hóa” của Carol Ann<br />
Tomlinson đã đề cập đến các biện pháp dạy học đáp ứng<br />
các nhu cầu của người học (phong cách học tập - PCHT),<br />
tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể học tập một cách thật<br />
sâu sắc [1], trong đó có PPDH theo góc. Ngoài việc đáp<br />
ứng các PCHT của người học, DHTG còn tạo sự hứng<br />
thú, thoải mái, tăng tính tự giác, tích cực trong học tập<br />
cho người học.<br />
Ở Việt Nam, DHTG đã được một số tác giả nghiên cứu<br />
vào năm 2007 thông qua dự án Việt - Bỉ [2]. Tuy nhiên, việc<br />
nghiên cứu và áp dụng DHTG vào trường phổ thông mới<br />
được thực hiện chủ yếu ở một số môn như Hóa học, Vật<br />
lí,… trong một số tiết dạy thao giảng, hầu hết giáo viên (GV)<br />
còn chưa biết cách vận dụng phương pháp này trong dạy<br />
học, phần lớn do họ chưa hiểu cụ thể về quy trình cũng như<br />
cách thức thực hiện phương pháp. Do vậy, cần có thêm một<br />
số nghiên cứu về cơ sở lí luận cũng như vận dụng trong dạy<br />
học các môn học ở trường phổ thông.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái niệm và vai trò của dạy học theo góc<br />
2.1.1. Khái niệm dạy học theo góc<br />
DHTG có thuật ngữ tiếng Anh là “teaching/ learning<br />
in corners”, “working in corners”, hay “working with<br />
areas”, được dịch là học theo góc, làm việc theo góc hay<br />
là việc theo khu vực. DHTG là GV tổ chức cho học sinh<br />
được học tập theo các góc khác nhau.<br />
<br />
54<br />
<br />
Theo Nguyễn Tuyết Nga (2010), học theo góc là<br />
phương pháp học mà trong đó GV tổ chức cho học sinh<br />
(HS) thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị tri cụ<br />
thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và<br />
hiệu quả [3].<br />
Theo Đỗ Hương Trà (2011), học theo góc là một mô<br />
hình dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác<br />
nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng<br />
cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các<br />
phong cách học khác nhau [4].<br />
Theo Nguyễn Lăng Bình và cộng sự (2009), DHTG<br />
là một kiểu tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các<br />
nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian<br />
lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung<br />
học tập [5].<br />
Như vậy, khi nói đến DHTG, người dạy cần tạo ra môi<br />
trường học tập đa phong cách, có tính khuyến khích, hỗ trợ<br />
và thúc đẩy HS tích cực tham gia hoạt động học tập.<br />
2.1.2. Vai trò của dạy học theo góc<br />
Reid (1995) cho rằng: PCHT là những cách thức ưu<br />
thế có tính chất tự nhiên, thói quen của cá nhân khi tiếp<br />
nhận, xử lí và lưu giữ thông tin, kĩ năng mới [6]. Khi học<br />
theo góc, HS sẽ được học theo PCHT yêu thích của mình<br />
mà không bị gò bó ép buộc theo cách học khác. Điều này<br />
tạo được sự hứng thú ngay từ đầu tiết học, HS sẽ có được<br />
một tâm thế thoải mái để đón nhận kiến thức mới. Hơn<br />
nữa, với các PCHT khác nhau trong cùng một bài học,<br />
học theo góc thu hút được sự tham gia của đông đảo HS,<br />
tạo điều kiện để HS tích cực, chủ động tìm hiểu và lĩnh<br />
hội kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của GV thông qua<br />
các nhiệm vụ học tập tại các góc. Với đặc điểm, nhiệm<br />
Email:<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br />
<br />
vụ đặt ra ở mỗi góc, HS còn được rèn luyện các kĩ năng cụ thể (Concrete Experiences - CE), từ những quan sát<br />
như quan sát, tìm kiếm thông tin, hoạt động nhóm…<br />
có tính phản hồi (Reflective Observations - RO); từ quá<br />
2.2. Đặc điểm các góc và mô hình phong cách học tập trình khái niệm hóa trừu tượng (Abstract<br />
Conceptualisations - AC), và từ các trải nghiệm chủ động<br />
của học sinh<br />
Lí thuyết học tập của Kolb (1984) giới thiệu: một chu (Active Experimentations - AE). Theo ông, có 4 PCHT<br />
kì học tập có 4 giai đoạn và 4 kiểu học tập riêng biệt. Việc và 4 phong cách đó tương ứng với các góc học tập như<br />
học hiệu quả cần 4 loại năng lực: học hỏi từ trải nghiệm sau [7]:<br />
Tên góc<br />
Đặc điểm<br />
PCHT<br />
Đối tượng phù hợp<br />
học tập<br />
Là những người thích quan sát hơn hành<br />
Người học quan sát video, tranh<br />
ảnh hay mẫu vật thật, qua đó hình<br />
động, thường sử dụng trí tưởng tượng để giải<br />
thành các kiến thức mới.<br />
quyết vấn đề. Đáp ứng tốt với việc giải thích<br />
Phong<br />
Góc<br />
sự liên quan giữa vật liệu mới với trải nghiệm<br />
Tri thức được hình thành thông<br />
cách<br />
quan sát<br />
qua quan sát phản ánh trực quan của “phân kì” của họ. Họ học từ trải nghiệm, quan sát, động<br />
não và thu thập thông tin. Họ thường sử dụng<br />
các kinh nghiệm cụ thể và được phát<br />
câu hỏi: “tại sao?”<br />
hiện bằng sự sáng tạo và sự đa dạng.<br />
<br />
Góc<br />
phân tích<br />
<br />
Người học sử dụng các nguồn tài<br />
liệu tham khảo lí thuyết như sách giáo<br />
khoa, sách tham khảo, bài báo… để<br />
phân tích, tìm hiểu và thực hiện nhiệm<br />
vụ học tập hình thành kiến thức mới.<br />
Tri thức được tạo ra từ việc liên kết<br />
các quan sát phản ánh với sự trừu<br />
tượng hóa tổng quát.<br />
<br />
Góc<br />
áp dụng<br />
<br />
Người học huy động vốn kiến thức<br />
đã biết của mình trong quá trình thực<br />
hiện các nhiệm vụ học tập nhằm hình<br />
thành kiến thức mới.<br />
Tri thức được tạo ra bằng việc sử<br />
dụng các khái niệm chung cho việc<br />
thực nghiệm tích cực với việc đặt<br />
trọng tâm vào việc đạt được những kết<br />
quả nhất định từ những kiến thức đã có<br />
ban đầu.<br />
<br />
Góc<br />
trải<br />
nghiệm<br />
(thực<br />
hành thí<br />
nghiệm)<br />
<br />
Người học làm các thí nghiệm, dựa<br />
vào kết quả thu được từ các thí nghiệm<br />
để rút ra kết luận cho một vấn đề, từ<br />
đây hình thành kiến thức mới cho<br />
người học.<br />
Tri thức được hình thành bằng việc<br />
sử dụng các kinh nghiệm cụ thể cho<br />
việc thực nghiệm tích cực mà không<br />
thông qua các giai đoạn quan sát phản<br />
ánh và trừu tượng hóa.<br />
<br />
Phong<br />
cách<br />
“đồng<br />
hóa”<br />
<br />
Là những người có cách tiếp cận vấn đề<br />
ngắn gọn và logic. Họ coi trọng ý tưởng và<br />
khái niệm. Thích sự giải thích rõ ràng hơn là<br />
trình bày thực tế. Họ đáp ứng tốt với những<br />
thông tin được trình bày có hệ thống, logic.<br />
Họ cũng cần thời gian để suy ngẫm, quan tâm<br />
nhiều hơn đến ý tưởng và khái niệm trừu<br />
tượng. Bị thu hút bởi các lí thuyết hơn là cách<br />
tiếp cận dựa trên giá trị thực tiễn. Họ thường<br />
sử dụng câu hỏi: “cái gì?”<br />
<br />
Phong<br />
cách<br />
“hội tụ”<br />
<br />
Là những người thích giải quyết vấn đề<br />
và vận dụng kiến thức của họ để tìm giải<br />
pháp cho vấn đề thực tế. Xuất sắc trong việc<br />
áp dụng thực tế cho các ý tưởng và lí thuyết.<br />
Thích thử nghiệm những ý tưởng mới, mô<br />
phỏng và làm việc với các ứng dụng thực tế.<br />
Thích làm việc với các nhiệm vụ thực hành.<br />
Họ học bằng việc thử và sai trong môi trường<br />
cho phép họ thất bại một cách an toàn. Họ<br />
thường sử dụng câu hỏi: “như thế nào?”<br />
<br />
Phong<br />
cách<br />
“điều<br />
chỉnh”<br />
<br />
Là những người dựa trên trực giác nhiều<br />
hơn logic, họ thường sử dụng phân tích của<br />
người khác, thích cách tiếp cận kinh nghiệm<br />
thực tiễn. Họ thường hành động theo bản<br />
năng hơn là phân tích logic. Họ thường sử<br />
dụng câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu?” (người<br />
học “What if”). Họ đáp ứng tốt khi có thể áp<br />
dụng vật liệu mới vào tình huống giải quyết<br />
vấn đề. Họ thường sử dụng câu hỏi: “điều gì<br />
xảy ra nếu…?”<br />
<br />
55<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br />
<br />
vận dụng cao để có thể phân loại HS, đánh giá mức độ<br />
tiếp thu kiến thức ngay trên lớp. Đồng thời, cần có các<br />
mẫu để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.<br />
- Bước 3: Tổ chức hoạt động học theo góc<br />
+ Chuẩn bị phòng học: GV cần bố trí không gian lớp<br />
học theo các góc học tập đã thiết kế, mỗi góc có các tư<br />
liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho PCHT hoặc<br />
hình thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào nội dung<br />
học tập cụ thể.<br />
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động học tập:<br />
1) Đặt vấn đề, tạo tình huống học tập: GV tạo tình<br />
huống có vấn đề để HS hứng khởi vào bài mới. Nêu sơ<br />
lược về nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian tối đa để thực hiện<br />
nhiệm vụ tại các góc; hướng dẫn HS chọn góc xuất phát<br />
theo sở thích. Đưa ra sơ đồ luân chuyển góc để nhóm HS<br />
lựa chọn trước khi bắt đầu học tại các góc, tránh tình<br />
trạng chuyển góc gây ra sự lộn xộn.<br />
2) Tổ chức cho HS học tập tại các góc và luân chuyển<br />
góc: Trong quá trình học tập, GV thường xuyên theo dõi,<br />
phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn trực tiếp; đồng<br />
thời hướng dẫn HS luân chuyển góc và hoàn thành nhiệm<br />
vụ chuẩn bị báo cáo.<br />
3) Tổ chức báo cáo: GV tổ chức cho các nhóm báo<br />
cáo và thảo luận kết quả ở góc cuối cùng trước lớp khi<br />
HS luân chuyển đủ qua các góc học tập. Trong một số<br />
trường hợp cần thiết, GV hoặc HS có thể giải thích ngắn<br />
gọn về nội dung học tập và chia sẻ kinh nghiệm để học<br />
tập ở các góc tốt hơn.<br />
- Bước 4: Đánh giá kết quả học tập<br />
GV sử dụng bộ công cụ đánh giá để kiểm tra kiến<br />
thức, kĩ năng mà HS đã rèn luyện được.<br />
2.4. Vận dụng quy trình dạy học theo góc để dạy học<br />
chương “Cảm ứng” (Sinh học 11)<br />
- Bước 1: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung<br />
chương và xác định các nội dung có thể tổ chức hoạt<br />
động theo góc<br />
Thông qua việc phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung<br />
chương, chúng tôi lựa chọn được 3 bài học phù hợp để<br />
DHTG, gồm: Bài 23: Hướng động; Bài 24: Ứng động;<br />
Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo).<br />
Ví dụ minh họa quy trình DHTG Bài 32: Tập tính<br />
của động vật (tiếp theo)<br />
- Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc:<br />
+ Xác định mục tiêu bài học:<br />
1) Kiến thức: Phân biệt được một số hình thức học<br />
tập chủ yếu của động vật; phân biệt được một số dạng tập<br />
tính phổ biến ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa; vận<br />
dụng được những hiểu biết về tập tính vào đời sống và<br />
sản xuất.<br />
<br />
2.3. Quy trình dạy học theo góc<br />
Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Lăng Bình (2010) [5],<br />
chúng tôi xác định quy trình DHTG gồm 4 bước như sau:<br />
- Bước 1: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung<br />
chương và xác định các nội dung có thể tổ chức hoạt<br />
động theo góc<br />
Thông qua phân tích mục tiêu và nội dung kiến thức<br />
của toàn chương, xác định được những nội dung, bài học<br />
có thể thực hiện được bằng phương pháp DHTG, đồng<br />
thời cũng phải xác định được những PCHT phù hợp với<br />
từng nội dung của bài học đó.<br />
- Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc:<br />
+ Xác định mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu kiến<br />
thức, kĩ năng, thái độ cho toàn bài và xác định mục tiêu<br />
từng góc học tập.<br />
+ Xác định phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương<br />
pháp DHTG là chủ yếu nhưng cũng cần có thêm một số<br />
phương pháp khác phù hợp đã sử dụng như: Phương<br />
pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm… Kĩ thuật<br />
dạy học bao gồm: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy…<br />
+ Xác định phương tiện dạy học: GV cần chuẩn bị<br />
thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học ở mỗi góc tạo<br />
điều kiện để HS tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục<br />
tiêu dạy học.<br />
+ Xác định tên mỗi góc và thiết kế nhiệm vụ học tập<br />
ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực<br />
tế, GV có thể tổ chức thành 3 hoặc 4 góc. GV có thể thiết<br />
kế các góc với các nhiệm vụ khác nhau về cùng một nội<br />
dung kiến thức. Nếu thiết kế theo cách này, mỗi người<br />
học chỉ học theo PCHT của họ và đỡ mất thời gian. Tuy<br />
nhiên, với cách học này, người học khi cần học theo<br />
PCHT khác sẽ gặp khó khăn. Cách thiết kế thứ 2, ở các<br />
góc có các nhiệm vụ khác nhau với nội dung kiến thức<br />
khác nhau nhưng hướng về một nội dung chính. Với cách<br />
thiết kế này HS phải luân chuyển qua các góc nên mất<br />
nhiều thời gian nhưng HS sẽ học được các cách học khác<br />
nhau để trở thành toàn diện. Ở một số nhiệm vụ hoặc ở<br />
góc áp dụng, GV có thể phải thiết kế bảng hỗ trợ kiến<br />
thức làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức của HS.<br />
Ngoài việc thiết kế các nhiệm vụ tại các góc học theo các<br />
PCHT cố định thì GV cần phải thiết kế thêm các nhiệm<br />
vụ bổ sung tại góc tự do để dành cho những HS, nhóm<br />
HS học tốt, hoạt động nhanh, hoàn thành các nhiệm vụ<br />
học tập sớm hơn thời gian quy định. Nhiệm vụ ở góc này<br />
nên thiết kế nhiệm vụ mang tính giải trí.<br />
+ Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá: GV thiết kế<br />
bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu bài học<br />
của HS và giúp HS vận dụng kiến thức. Bộ công cụ đánh<br />
giá phải đảm bảo các mức độ dễ, trung bình, khó, đa dạng<br />
về mặt câu hỏi, đặc biệt phải có các câu hỏi vận dụng và<br />
56<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br />
<br />
2) Kĩ năng: Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so<br />
sánh; kĩ năng học tập: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề;<br />
kĩ năng khoa học: vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phân<br />
tích mối quan hệ; quan sát.<br />
3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài động vật trong<br />
tự nhiên; rèn luyện những thói quen tốt: không vứt rác<br />
bừa bãi, tuân thủ luật giao thông, tập thể dục buổi sáng…<br />
+ Xác định PPDH và thiết bị dạy học: PPDH sử dụng<br />
xuyên suốt bài học là DHTG, thiết bị dạy học là máy tính,<br />
sách giáo khoa Sinh học 11, các phiếu học tập, các thiết<br />
bị dạy học được sắp xếp cụ thể ở mỗi góc như sau:<br />
Tên<br />
STT<br />
Thiết bị, đồ dùng dạy học<br />
góc<br />
- Máy vi tính có các đoạn video liên<br />
Quan quan đến các dạng tập tính phổ biến<br />
1<br />
ở động vật<br />
sát<br />
- Phiếu học tập số 1<br />
Phân - Sách giáo khoa Sinh học 11<br />
2<br />
tích<br />
- Phiếu học tập số 2<br />
Áp<br />
3<br />
- Phiếu học tập số 3<br />
dụng<br />
Góc<br />
- Phiếu học tập số 4<br />
tự do<br />
+ Xác định các góc học tập và thiết kế nhiệm vụ cho<br />
mỗi góc học tập: Trong bài học này, với lượng kiến thức<br />
lớn nhưng không quá khó, song lại khó có thể tiến hành<br />
các thí nghiệm kiểm chứng nên chỉ có thể tổ chức 3 góc<br />
học tập tương ứng với 3 PCHT như bảng trên. Các nhiệm<br />
vụ học tập cho mỗi góc học tập như sau:<br />
* Góc Quan sát<br />
Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm của một số dạng<br />
tập tính phổ biến ở động vật, lấy ví dụ và phân biệt được<br />
các dạng tập tính đó.<br />
Nhiệm vụ: Quan sát ảnh, video về dạng tập tính ở<br />
động vật mà GV đã chuẩn bị sẵn và hoàn thiện phiếu học<br />
tập số 1<br />
Phiếu học tập số 1<br />
Góc Quan sát<br />
Câu 1: Xem video và hoàn thiện bảng sau:<br />
Đặc<br />
Dạng tập tính<br />
Ví dụ<br />
điểm<br />
Động vật có hệ thần<br />
Tập tính kinh chưa phát triển<br />
kiếm ăn Động vật có hệ thần<br />
kinh phát triển<br />
Tập tính bảo vệ lãnh thổ<br />
Tập tính sinh sản<br />
<br />
Tập tính di cư<br />
Tập tính Tập tính thứ bậc<br />
xã hội Tập tính vị tha<br />
Câu 2: Điền các tập tính (TT) phù hợp với các hình<br />
ảnh sau:<br />
(TT kiếm ăn, TT bảo vệ lãnh thổ, TT sinh sản,<br />
TT di cư, TT xã hội)<br />
<br />
* Góc Phân tích<br />
Mục tiêu: Phân biệt được một số hình thức học tập ở<br />
động vật và lấy ví dụ.<br />
Nhiệm vụ: Nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 11<br />
và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2<br />
Phiếu học tập số 2<br />
Góc Phân tích<br />
Câu 1: Đọc phần IV - Một số hình thức học tập ở động<br />
vật trong Sách giáo khoa và hoàn thiện bảng kiến thức<br />
Hình thức<br />
Khái niệm<br />
Vai trò<br />
Ví dụ<br />
học tập<br />
Quen nhờn<br />
In vết<br />
Điều kiện<br />
hóa đáp ứng<br />
Điều kiện<br />
hóa hành<br />
động<br />
Học ngầm<br />
Học khôn<br />
Câu 2: Các hình thức học tập của các động vật<br />
trong các ví dụ sau đây thuộc những dạng nào?<br />
57<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 54-60<br />
<br />
GV xây dựng sơ đồ luân chuyển góc học tập theo<br />
PCHT trong quá trình học để HS có thể thuận tiện luân<br />
chuyển khi học<br />
<br />
1) Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bát<br />
đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.<br />
2) Có một cậu bé đi sở thú, cậu đùa nghịch đưa<br />
cho con khỉ 1 hộp sữa tươi và thích thú khi thấy con<br />
khỉ sử dụng ống hút để hút hộp sữa mình đưa.<br />
* Góc Áp dụng<br />
Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức tập tính vào<br />
thực tiễn đời sống.<br />
Nhiệm vụ: Hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập<br />
số 3<br />
Phiếu học tập số 3<br />
Góc Áp dụng<br />
Câu 1: Ở ngoài tự nhiên, sư tử, cá sấu có thể ăn<br />
thịt người, vậy căn cứ vào cơ sở nào con người có thể<br />
điều khiển sư tử, cá sấu… biểu diễn xiếc trong sở thú?<br />
Câu 2: Lấy ít nhất 2 ví dụ vận dụng tập tính trong<br />
mỗi lĩnh vực sau:<br />
Các lĩnh vực áp<br />
Ví dụ<br />
dụng<br />
Trong giải trí<br />
Trong săn bắn<br />
Trong nông<br />
nghiệp<br />
Trong chăn nuôi<br />
Trong an ninh<br />
quốc phòng<br />
Câu 3: Lấy hai ví dụ về tập tính học được chỉ có ở<br />
người (không có ở động vật)<br />
Câu 4: Tại sao chim và cá có hiện tượng di cư?<br />
Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?<br />
* Góc Tự do<br />
Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức đã học về tập tính<br />
ở động vật.<br />
Nhiệm vụ: Hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập<br />
số 4<br />
Phiếu học tập số 4<br />
Góc Tự do<br />
Câu 1: Đặt 10 quả trứng vịt vào lồng cho gà mái<br />
ấp. Hỏi sau khi trứng nở thành vịt con thì các con vịt<br />
con sẽ đi theo vịt đẻ trứng hay gà ấp? Tại sao?<br />
Câu 2: Đây là loài động vật nào? Có những dạng tập<br />
tính nào của loài đó được nhắc tới trong câu đố sau?<br />
Thân em nửa chuột nửa chim<br />
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay<br />
Trời cho tai mắt giỏi thay<br />
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù<br />
<br />
Góc Quan sát<br />
<br />
Góc Phân tích<br />
<br />
Góc Áp dụng<br />
Góc Tự do<br />
<br />
+ Thiết kế bộ công cụ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức<br />
Câu 1: Khi nói về sự di cư của các loài chim, các nhà<br />
khoa học đã tìm ra được rất nhiều nguyên nhân di cư của<br />
chúng, những phát hiện nào sau đây là đúng?<br />
1. Tránh rét<br />
2. Tránh nóng<br />
3. Tránh cạnh tranh nơi ở 4. Tìm kiếm nguồn thức ăn<br />
5. Tăng tìm kiến bạn tình 6. Mở rộng lãnh thổ<br />
7. Tránh thiên địch<br />
Đáp án: 1, 3, 4<br />
Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai?<br />
Các nhận định<br />
Đúng/Sai<br />
1. Điều kiện hóa hành động là kiểu liên<br />
kết một hành vi của động vật với một<br />
phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật<br />
chủ động lặp lại các hành vi đó<br />
2. Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành<br />
mối liên kết cũ trong thần kinh trung<br />
ương dưới tác động của các kích thích kết<br />
hợp đồng thời<br />
3. Hình thức học tập đơn giản nhất là in vết<br />
4. Học ngầm là kiểu học không có ý thức,<br />
sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải<br />
quyết được vấn đề tương tự<br />
5. Học khôn Là kiểu học phối hợp các<br />
kinh nghiệm cũ để tìm ra cách giải quyết<br />
những tình huống mới<br />
Đáp án: 1 - Đúng, 2 - Sai, 3 - Sai, 4 - Sai, 5 - Đúng<br />
Câu 3: Nêu những thành tựu trong việc vận dụng<br />
những hiểu biết về tập tính của động vật vào đời sống của<br />
con người?<br />
Câu 4: Đọc đoạn tin sau và trả lời các câu hỏi:<br />
Các loài chim có xu hướng chọn ấp các quả trứng có<br />
kích cỡ to, có màu sắc, hoa văn hoặc chấm lốm đốm.<br />
Chim tu hú có tập tính đẻ trứng vào tổ của các con chim<br />
khác và nhờ ấp hộ. Trứng của chim tu hú sẫm màu, có<br />
58<br />
<br />