VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 39-42; 32<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỆ SỐ GÓC<br />
CỦA ĐƯỜNG THẲNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC<br />
GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
Vương Vĩnh Phát - Trường Đại học An Giang<br />
Ngày nhận bài: 10/10/2018; ngày sửa chữa: 20/10/2018; ngày duyệt đăng: 29/10/2018.<br />
Abstract: Through the analysis of textbooks, the article offers a teaching situation of the slope of<br />
straight lines to develop mathematical communication competency for students. In this study, we<br />
use different stages of collaborative teaching method, scientific debate and self-reflection methods<br />
to help students better understand the meaning of the slope and develop mathematical<br />
communication competency for them.<br />
Keywords: Slope, mathematical communication, competency, students.<br />
1. Mở đầu<br />
Năng lực giao tiếp toán học là một trong những năng<br />
lực được đề cập từ cuối thế kỉ XX. Trong xu thế phát triển<br />
và hội nhập ở Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông<br />
mới đã chuyển từ định hướng tiếp cận nội dung sang định<br />
hướng tiếp cận phát triển năng lực người học nên quá<br />
trình dạy học Toán cần tập trung vào phát triển các năng<br />
lực chung cốt lõi cho học sinh (HS), trong đó có năng lực<br />
giao tiếp toán học.<br />
Hàm số bậc nhất có đồ thị là một đường thẳng. Khái<br />
niệm hệ số góc (HSG) của đường thẳng đã được nhiều<br />
tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Bài<br />
viết đề cập ý nghĩa của HSG và phát triển năng lực giao<br />
tiếp toán cho HS thông qua một tình huống dạy học.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Ý nghĩa của hệ số góc<br />
Khái niệm HSG (hay hệ số độ dốc) của đường thẳng<br />
thường xuất hiện trong Đại số, Hình học và Giải tích với<br />
các ý nghĩa khác nhau.<br />
Ý nghĩa 1: Dấu của HSG của đường thẳng (d): y = ax<br />
+ b (a 0) cho biết hàm số đồng biến hay nghịch biến.<br />
Hàm số y = ax + b đồng biến trên khi a > 0, nghịch<br />
biến trên khi a < 0.<br />
Ý nghĩa 2: HSG của một đường thẳng bằng tang của<br />
góc với là góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox.<br />
Ý nghĩa 3: HSG của đường thẳng bằng tỉ số giữa tung<br />
độ và hoành độ của vectơ chỉ phương của đường thẳng<br />
đó (nếu đường thẳng đó có HSG).<br />
Ý nghĩa 4: Cho hàm số y = ax + b (a 0).<br />
Trường hợp a > 0: nếu x tăng thêm 1 đơn vị thì y tăng<br />
thêm a đơn vị.<br />
Trường hợp a < 0: nếu x tăng thêm 1 đơn vị thì y giảm<br />
a đơn vị.<br />
<br />
39<br />
<br />
Ý nghĩa 5: HSG cho biết độ dốc của đường thẳng so<br />
với phương ngang.<br />
Ý nghĩa 6: Cho hàm số y f ( x) có đồ thị là (C),<br />
xác định trên khoảng a; b và có đạo hàm tại điểm<br />
x0 a;b . Đạo hàm của hàm số y f ( x) tại điểm x0<br />
<br />
là HSG của tiếp tuyến của (C) tại điểm M x0 ; f ( x0 ) .<br />
Ngoài ra, HSG của tiếp tuyến với đường cong được xác<br />
định bởi hàm số y = f(x) tại điểm x(a; b) cho biết tốc độ<br />
biến thiên của hàm số ấy trên khoảng (a; b).<br />
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào ý nghĩa thứ<br />
5 của HSG. Trong ví dụ ở phần thực nghiệm, để biết vật liệu<br />
nào cách nhiệt tốt hơn, HS cần so sánh độ cách nhiệt của các<br />
vật liệu với cùng một độ dày. Điều đó có nghĩa là HS cần<br />
tính HSG của đường thẳng. Đường thẳng nào có giá trị tuyệt<br />
đối của HSG càng lớn thì độ cách nhiệt càng cao.<br />
2.2. Giao tiếp toán học và năng lực giao tiếp toán học<br />
2.2.1. Giao tiếp toán học<br />
Trong cuốn Principles and Standards for School<br />
Mathematics do Hội đồng Quốc gia Giáo viên (GV) Toán<br />
của Mĩ phát hành vào năm 2000 cho rằng: Giao tiếp là một<br />
phần thiết yếu của toán học và giáo dục toán học. Giao tiếp<br />
là cách chia sẻ các ý tưởng, phản ánh kịp thời và thảo luận.<br />
Thông qua giao tiếp cũng giúp người học xây dựng, hình<br />
thành các ý tưởng toán học [1].<br />
Cũng [1], mục tiêu của quá trình học tập môn Toán<br />
là phát triển các khả năng: 1) Giải quyết vấn đề toán học;<br />
2) Giao tiếp toán học; 3) Suy luận và chứng minh toán<br />
học; 4) Xây dựng các mối liên hệ toán học; 5) Biểu diễn<br />
và kết nối toán học. Kĩ năng giao tiếp tốt là yếu tố cần<br />
thiết cho người học để phát triển tư duy logic và tư duy<br />
sáng tạo.<br />
Theo Vũ Thị Bình: giao tiếp toán học là quá trình giao<br />
tiếp diễn ra giữa GV - HS, giữa HS - HS trong quá trình<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 39-42; 32<br />
<br />
dạy học Toán; quá trình này sử dụng ngôn ngữ toán học của PISA, theo chúng tôi: Năng lực giao tiếp toán học là<br />
là phương tiện quan trọng và chủ yếu để tiếp nhận và khả năng của một cá nhân: - Nghe, hiểu, đọc hiểu và ghi<br />
chuyển tải các ý tưởng, kiến thức toán học, đưa ra lập chép được các thông tin toán học cần thiết được trình<br />
luận, chứng minh, giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói<br />
dạy học [2].<br />
hoặc viết ra; - Trình bày, diễn đạt (bằng cách nói hoặc<br />
Clark cho rằng, thảo luận là một trong những chiến viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học<br />
lược phát triển giao tiếp toán học; khi đưa ra một vấn đề trong sự tương tác với người khác; - Sử dụng được hiệu<br />
quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ,<br />
toán học, HS cần hiểu vấn đề và tìm lời giải [3].<br />
đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ thông<br />
2.2.2. Năng lực giao tiếp toán học<br />
thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích<br />
Các yêu cầu về năng lực giao tiếp toán học cấp trung<br />
và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác<br />
học phổ thông thể hiện trên 04 biểu hiện của HS: - Khả năng<br />
(thảo luận, tranh luận) với người khác; - Thể hiện sự tự<br />
nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép thông tin toán học;<br />
tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh<br />
- Khả năng trình bày, diễn đạt; - Khả năng sử dụng ngôn<br />
luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.<br />
ngữ toán học, ngôn ngữ tự nhiên; - Sự tự tin trong giao tiếp.<br />
Các biểu hiện của năng lực giao tiếp toán học gồm:<br />
Năng lực toán học được PISA định nghĩa: “Năng lực “- Tóm tắt được ý chính khi nghe thầy hoặc bạn trình<br />
toán học là khả năng của một cá nhân thiết lập công bày; - Trình bày một vấn đề hấp dẫn nhờ sử dụng các<br />
thức, vận dụng và giải thích toán học trong nhiều ngữ loại ngôn ngữ và các phương tiện kĩ thuật; - Trình bày<br />
cảnh khác nhau; bao gồm suy luận toán học và sử dụng rõ ràng lời giải của một bài toán nhờ sử dụng chính xác<br />
các khái niệm, phương pháp, sự việc và công cụ để mô thuật ngữ, kí hiệu, liên kết logic, quy tắc suy luận; - Phát<br />
tả, giải thích và dự đoán các hiện tượng; giúp cá nhân biểu một định nghĩa, định lí theo các ngôn ngữ, cách thức<br />
nhận ra vai trò của toán học, đưa ra ý kiến và quyết định khác nhau; - Vẽ hình, đồ thị, biểu đồ, lập bảng một cách<br />
có cơ sở” [4; tr 25].<br />
trực quan; - Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi” [5; tr 133].<br />
Dựa trên các biểu hiện về năng lực giao tiếp toán học<br />
Từ đó, để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho<br />
theo chương trình giáo dục phổ thông mới và định nghĩa HS, chúng tôi xác định 4 thành tố của năng lực giao tiếp<br />
Bảng 1. Các thành tố và biểu hiện của năng lực giao tiếp toán học<br />
Các thành tố của năng lực<br />
Biểu hiện (hay còn gọi là các tiêu chí)<br />
giao tiếp toán học<br />
1.1. Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi tóm tắt được các thông tin toán học cơ<br />
1. Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết.<br />
được các thông tin toán học cần thiết 1.2. Biết phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần<br />
được trình bày dưới dạng văn bản hay thiết từ văn bản nói hoặc viết.<br />
do người khác nói hoặc viết ra.<br />
1.3. Biết kết nối, liên kết, tổng hợp thông tin toán học từ các tài liệu khác<br />
nhau.<br />
2.1. Trình bày đầy đủ, chính xác, logic các nội dung, ý tưởng toán học.<br />
2. Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết)<br />
2.2. Tham gia thảo luận, tranh luận về các nội dung và ý tưởng toán học<br />
được các nội dung, ý tưởng toán học,<br />
với người khác.<br />
biện pháp đưa ra toán học trong sự<br />
2.3. Giải thích mạch lạc, rõ ràng suy nghĩ của mình về các biện pháp và<br />
tương tác với người khác<br />
biết lập luận toán học chặt chẽ.<br />
3. Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học<br />
(chữ số, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các 3.1. Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn<br />
liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ ngữ thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận, chứng minh các<br />
thông thường hoặc động tác hình thể khẳng định toán học.<br />
khi trình bày, giải thích và đánh giá các 3.2. Phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn được các ý tưởng toán học<br />
ý tưởng toán học trong sự tương tác phù hợp.<br />
(thảo luận, tranh luận) với người khác.<br />
4. Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, 4.1. Tự tin khi trình bày, diễn đạt các nội dung toán học.<br />
diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh 4.2. Khi tham gia thảo luận, tranh luận, biết giải thích các nội dung toán<br />
luận các nội dung, ý tưởng liên quan học một cách rõ ràng, lập luận chặt chẽ để khẳng định hay bác bỏ một<br />
đến toán học.<br />
mệnh đề toán học nào đó.<br />
<br />
40<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 39-42; 32<br />
<br />
toán học, mỗi thành tố lại được chia thành các mức độ<br />
khác nhau thông qua các biểu hiện (hay còn gọi là tiêu<br />
chí) (xem bảng 1 trang trước).<br />
Theo đề xuất của NCTM: “Có thể đánh giá năng lực<br />
giao tiếp toán học của HS thông qua việc các em biểu<br />
diễn ý tưởng toán học (nói, viết, chứng minh và miêu tả<br />
chúng một cách trực quan), hiểu, giải thích và đánh giá<br />
ý tưởng toán học, biết mô tả các mối liên hệ và tình huống<br />
đã được mô hình hóa” [1].<br />
2.3. Phương pháp dạy học ACODESA<br />
2.3.1. Tranh luận khoa học và tranh luận khoa học trong<br />
dạy học Toán<br />
Theo Nally: một cuộc thảo luận là nơi mà nhóm<br />
người hoặc cá nhân trình bày ý kiến trái ngược nhau về<br />
một vấn đề, dựa trên tập hợp các quy luật [6]. Tranh luận<br />
giúp HS không chỉ chấp nhận thông tin, mà còn hiểu và<br />
có kĩ năng nghiên cứu khoa học thông qua các nguồn tài<br />
liệu khác nhau, phân tích, phê bình và hình thành khả<br />
năng lập luận. Sử dụng tranh luận trong lớp học có thể<br />
giúp HS phát triển tư duy trừu tượng, tư duy phân tích;<br />
rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, đặt câu<br />
hỏi/kiểm tra chéo, phân biệt đúng sai từ các ý kiến, tổ<br />
chức và làm việc nhóm/hợp tác.<br />
Theo chúng tôi: tranh luận khoa học trong dạy học<br />
Toán là một quá trình diễn ra trong lớp học toán, mà ở đó<br />
HS đóng vai các nhà khoa học, đưa ra phát biểu, lập luận<br />
để giải thích tính đúng sai của các phát biểu; trong đó,<br />
chân lí được thiết lập dựa vào các tri thức toán học.<br />
2.3.2. Quy trình dạy học bằng phương pháp ACODESA<br />
Hitt và González - Martín đã nghiên cứu sự biến thiên<br />
giữa các biến trong một quá trình mô hình hóa, đó là sự<br />
kết hợp của học tập hợp tác, tranh luận khoa học và tự<br />
suy xét. Phương pháp dạy học này được đặt tên là<br />
ACODESA, tượng trưng cho: “học tập hợp tác, tranh<br />
luận khoa học và tự suy xét”. Nghiên cứu cũng chỉ ra<br />
5 pha khác nhau trong phương pháp ACODESA, gồm<br />
[7; tr 205-206]:<br />
- Pha 1: Làm việc cá nhân. HS được GV giao một<br />
nhiệm vụ không quen thuộc, các em suy nghĩ và trả lời<br />
câu hỏi đặt ra trong nhiệm vụ đó.<br />
- Pha 2: Làm việc nhóm. HS làm việc nhóm với cùng<br />
nhiệm vụ ở pha 1. Ở pha này, HS chọn lựa các câu trả lời<br />
thông qua quá trình thảo luận giữa các thành viên trong<br />
nhóm. Kết quả làm việc của mỗi nhóm có thể ghi thành<br />
1 áp phích cho GV đánh giá.<br />
- Pha 3: Tranh luận. GV chọn một áp phích của<br />
nhóm (thường là nhóm có câu trả lời sai) để cả lớp thảo<br />
luận. Trong pha này, GV cần cho HS phát triển khả năng<br />
lập luận.<br />
<br />
41<br />
<br />
- Pha 4: Tự suy xét. GV giao cho HS các nhiệm vụ<br />
học tập để các em thực hiện ở nhà. Giai đoạn này cho<br />
phép HS củng cố kiến thức.<br />
- Pha 5: Quá trình thể chế hóa. GV giải thích vấn đề<br />
dựa trên kết quả tính toán của HS.<br />
2.4. Thiết kế một tình huống dạy học hệ số góc bằng<br />
phương pháp ACODESA<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng phương<br />
pháp ACODESA nhưng bỏ qua pha 1 và pha 4, thực<br />
nghiệm được tiến hành từ pha 2. Vì pha 1 và pha 2 HS<br />
làm việc trên cùng một nhiệm vụ, nên trong nghiên cứu<br />
này chúng tôi muốn nhấn mạnh đến làm việc nhóm ở pha<br />
2 và phá 3, bỏ qua pha làm việc cá nhân (pha 1) và pha<br />
thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (pha 4). Lớp học được<br />
chia thành các nhóm, thông qua quá trình thảo luận<br />
nhóm, HS sẽ có cơ hội trình bày ý kiến của mình và lắng<br />
nghe ý kiến của người khác. Quá trình giao tiếp hiệu quả<br />
ở pha 2 sẽ giúp HS tranh luận tốt hơn ở pha 3.<br />
Thực nghiệm được tiến hành vào cuối học kì 2 ở lớp<br />
10A, với 26 HS tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn<br />
Văn Thoại, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, thời gian<br />
thực nghiệm là 60 phút và được triển khai sau khi các em<br />
đã được học về HSG của đường thẳng. Vận dụng quy<br />
trình dạy học bằng phương pháp ACODESA, chúng tôi<br />
xây dựng một tình huống như sau:<br />
Bài toán: “Để tạo ra sự cách nhiệt giữa nhiệt độ<br />
trong phòng và nhiệt độ ngoài phòng, các nhà thiết kế đã<br />
chế tạo một vách ngăn cách nhiệt gồm ba lớp, bao gồm<br />
tấm thạch cao (gypsum wallboard), sợi thủy tinh cách<br />
nhiệt (fiberglass insulation) và gỗ bao bên ngoài (wood<br />
sheathing). Ba lớp này được xếp liên tục kề nhau như<br />
hình 1. Nhiệt độ trong phòng ban đầu là 72oF(72oF<br />
22,2oC), sau khi qua các lớp: thạch cao, sợi thủy tinh<br />
cách nhiệt và gỗ bao bên ngoài thì nhiệt độ giảm xuống<br />
còn 0oF (0oF<br />
-17,8oC). Bằng cách tính HSG của các<br />
đường thẳng, hãy tìm sự thay đổi nhiệt độ qua mỗi inch<br />
của các vật liệu cách nhiệt sau:<br />
a) Tấm thạch cao.<br />
b) Sợi thủy tinh cách nhiệt.<br />
c) Gỗ bao bên ngoài.<br />
d) Vật liệu nào trong ba vật liệu trên cách nhiệt tốt<br />
nhất? Kém nhất? Giải thích câu trả lời của bạn?”.<br />
Pha 2 (20 phút): Làm việc nhóm. GV chia lớp thành các<br />
nhóm để trả lời câu hỏi của bài toán. Mỗi nhóm gồm 2 HS,<br />
kết quả trả lời của từng nhóm được mỗi nhóm ghi lại.<br />
Có 6 nhóm trả lời đúng, sợi thủy tinh là vật liệu cách<br />
nhiệt tốt nhất, qua mỗi inch, nhiệt độ giảm khoảng 15,5oF<br />
(vì nhiệt độ giảm từ 66oF xuống còn 10oF khi qua tấm<br />
thủy tinh dày 3,6 inch); tấm thạch cao là vật liệu cách<br />
nhiệt kém nhất, qua mỗi inch nhiệt độ giảm khoảng 5oF<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 39-42; 32<br />
<br />
nên khi xuyên qua tấm thạch cao<br />
nhiệt độ giảm 2oF tương tự nhiệt độ<br />
qua sợi thủy tinh và gỗ giảm tương<br />
ứng là 56oF và 5oF. Vậy, sợi thủy<br />
tinh cách nhiệt kém nhất và thạch<br />
cao cách nhiệt tốt nhất.<br />
HS1: Đề bài yêu cầu khi xuyên<br />
qua mỗi inch của vật liệu thì nhiệt<br />
độ giảm bao nhiêu nên câu trả lời<br />
của nhóm 10 là sai.<br />
HS2: Cần tìm độ biến thiên k<br />
qua mỗi inch là bao nhiêu để xét<br />
xem nhiệt độ đã giảm bao nhiêu.<br />
HS3: Đối với sợi thủy tinh dày,<br />
có thể tính được k của sợi thủy tinh.<br />
GV: Tiếp tục giới thiệu áp phích<br />
của nhóm 11. Nhóm 11 cho rằng:<br />
<br />
100°<br />
90°<br />
Nhiệt độ (°F)<br />
<br />
80°<br />
<br />
Tấm thạch cao<br />
<br />
70°<br />
60°<br />
50°<br />
40°<br />
<br />
Sợi thủy tinh<br />
cách nhiệt<br />
<br />
Gỗ bao bên ngoài<br />
<br />
Nhiệt<br />
độ<br />
bên<br />
trong<br />
phòng<br />
là<br />
72°F=22,2°C<br />
<br />
Nhiệt độ bên<br />
ngoài là<br />
0°F = -17,8°C<br />
<br />
30°<br />
20°<br />
10°<br />
0°<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
“Xét thạch cao: 5 inch giảm<br />
o<br />
2 F.<br />
1 inch giảm 5oF → k = 5.<br />
Xét thủy tinh: 1 inch giảm từ 66oF xuống 50oF → k = 5.<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
Khoảng cách xuyên qua bức tường (inches)<br />
<br />
(vì nhiệt độ giảm từ 68oF xuống 66oF khi qua tấm thủy<br />
tinh dày 0,4 inch). Chẳng hạn, kết quả trả lời và giải thích<br />
của nhóm 3 như sau:<br />
“a) Khi qua tấm thạch cao dày 0,4 inch, nhiệt độ giảm<br />
2oF (khi tiếp xúc nhiệt độ là 68oF, khi đi qua nhiệt độ là<br />
66oF), suy ra khi đi qua tấm thạch cao dày 1 inch thì nhiệt<br />
độ giảm 5oF.<br />
b) Khi đi qua sợi thủy tinh cách nhiệt 3,6 inch thì<br />
nhiệt độ giảm 56oF (khi tiếp xúc nhiệt độ là 66oF, khi đi<br />
qua nhiệt độ là 10oF), suy ra khi đi qua sợi thủy tinh cách<br />
nhiệt dày 1 inch thì nhiệt độ giảm 15,6oF”.<br />
Có 7 nhóm còn lại trả lời sai, trong đó nhóm 10, nhóm<br />
8 và nhóm 6 cho rằng khi qua tấm thạch cao nhiệt độ giảm<br />
2oF (từ 68oF xuống 66oF, khi qua sợi thủy tinh nhiệt độ<br />
giảm 56oF (từ 66oF xuống 10oF và qua gỗ bao bên ngoài<br />
nhiệt độ giảm 5oF (từ 10oF xuống 66oF mà không chú<br />
trọng đến độ dày của các loại vật liệu. Để so sánh vật liệu<br />
nào cách nhiệt tốt hơn, HS cần so sánh trên cùng độ dày.<br />
Pha 3 (25 phút): Tranh luận chung cho cả lớp học.<br />
Cả lớp tiến hành tranh luận.<br />
GV yêu cầu các nhóm ghi câu trả lời trong pha 2 lên<br />
các áp phích trong thời gian là 5 phút và chọn kết quả của<br />
1 nhóm (thường là nhóm có câu trả lời sai hoặc nhóm có<br />
câu trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ), sau đó dán kết quả<br />
lên bảng. Cả lớp bắt đầu tranh luận, GV không can thiệp<br />
vào kết quả tranh luận của HS.<br />
GV: Đưa ra kết quả tranh luận của nhóm 10. Nhóm 10<br />
cho rằng nhiệt độ ban đầu trong phòng là 72oF, nhiệt độ<br />
khi xuyên qua tấm thạch cao giảm từ 68oF xuống còn 66oF<br />
<br />
42<br />
<br />
Xét gỗ bên ngoài:<br />
1 inch giảm<br />
<br />
500<br />
7<br />
<br />
7<br />
10<br />
<br />
inch giảm 5oF.<br />
<br />