Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 2)
lượt xem 81
download
Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 2) Độc quyền hay công ty với sức mạnh thị trường lớn Nếu một công ty cung cấp một đầu-vào có sức mạnh thị trường đáng kể thì mức giá có thể sẽ lớn hơn chi phí cận biên. Trong trường hợp như vậy, nên định giá mức cắt giảm tiêu dùng tư theo mức giá thị trường. Nó sẽ ngang bằng với mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng như được đo lường bởi đường cầu trước khi tiến hành dự án. Nên xác định giá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 2)
- Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 2) Độc quyền hay công ty với sức mạnh thị trường lớn Nếu một công ty cung cấp một đầu-vào có sức mạnh thị trường đáng kể thì mức giá có thể sẽ lớn hơn chi phí cận biên. Trong trường hợp như vậy, nên định giá mức cắt giảm tiêu dùng tư theo mức giá thị trường. Nó sẽ ngang bằng với mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng như được đo lường bởi đường cầu trước khi tiến hành dự án. Nên xác định giá trị của bất kỳ sản lượng gia tăng nào tại mức chi phí cận biên của sản xuất. Sự khác biệt của mức giá được trả và chi phí cận biên của đầu ra tăng thêm là lợi nhuận tăng thêm mà công ty độc quyền thu được. Chừng nào công ty độc quyền (hay chính xác hơn là chủ hay cổ đông của các công ty độc quyền) có vị thế thì toàn bộ mức giá trả cho đầu ra tăng thêm là chi phí hợp lý. Hình 4-4 minh hoạ một công ty độc quyền với đường chi phí cận biên MC của việc cung cấp một đầu-vào. Tác động của dự án là tăng cầu (và doanh thu cận biên tương ứng) từ mức D lên D'. Kết quả của việc cầu tăng là mức giá tối đa hoá lợi ích của công ty độc quyền tăng từ mức P0 lên P1. Tổng lượng hàng hoá được làm ra tăng từ Q0 lên Qt trong khi lượng sản phẩm người tiêu dùng tư yêu cầu giảm từ Q0 xuống Qp. Cần định giá sản lượng gia tăng theo giá trị cận biên của người tiêu dùng như thể hiện ở phía bên trái của vùng bôi thẫm. Hình 4-4 Cũng như đối với thuế và các tác nhân ngoại sinh, việc tính toán chi phí của một đầu-vào do một hãng độc quyền cung cấp đòi hỏi phải đưa ra một giả định về các kích cỡ tương ứng của mức tăng sản lượng và giảm tiêu dùng tư. Nếu dự án mua đầu-vào thông qua các thị trường thông thường thì có khả năng có một sự khác biệt nhất định giữa sản xuất gia tăng và tiêu dùng tư bị cắt giảm. Tuy nhiên, một dự án có thể mua một lượng đầu-vào lớn từ một công ty độc
- quyền sẽ thương thuyết một mức giá độc lập với mức giá thị trường. Đây là hình thức phân biệt giá của hãng độc quyền. Trong trường hợp như vậy lượng đầu-vào của một dự án có thể chỉ có được từ sản lượng tăng thêm chứ không phải là tiêu dùng bị cắt giảm đi. Ví dụ: Bất kỳ một dự án tiêm phòng miễn dịch đối với một căn bệnh nào cũng sẽ dùng một lượng vắc-xin tiêm phòng. Hãng cung cấp vắc-xin đó có thể là một hãng độc quyền. Nếu hãng độc quyền đó có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận thì giá của loại vắc-xin đó có thể sẽ cao hơn chi phí cận biên của việc sản xuất vắc-xin. Trong trường hợp như vậy, việc lấy mức giá chi trả cho loại vắc-xin làm chi phí có thể là thích hợp hoặc không tuỳ thuộc vào từng tình huống. Xét hai phân tích đã được xuất bản về các dự án tiêm chủng có tính đến chi phí của vắc- xin được sử dụng. Phân tích thứ nhất[7] xét trường hợp một chương trình được đề xuất để cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin viêm gan B cho các công nhân có nguy cơ bị mắc bệnh cao do nghề nghiệp. Phân tích này lấy mức giá thị trường của loại vắc-xin ($108) làm chi phí mà không bàn gì đến chi phí cận biên. Nếu một hãng độc quyền cung cấp một loại vắc-xin thì mức giá thị trường có thể sẽ cao hơn chi phí cận biên. Nếu như phân tích được tiến hành trên quan điểm của cơ quan thực hiện chương trình tiêm phòng hay nếu hãng độc quyền sản xuất vắc-xin không có vị thế thì việc sử dụng giá làm thước đo chi phí là thích hợp. Tuy nhiên, nếu hãng độc quyền có vị thế thì chi phí sản xuất cận biên nên được coi là chi phí của vắc-xin. Ít nhất cũng cần nhắc đến một thực tế là chi phí cận biên có khả năng sẽ thấp hơn mức giá. Hơn thế, nếu như cơ quan đó thực thi chương trình mua một lượng vắc-xin lớn thông qua các thị trường thông thường thì có thể là chương trình sẽ khiến cho mức giá tăng và tiêu dùng tư giảm. Chi phí cận biên lúc này cần phải được dùng để xác định giá trị cho sản xuất tăng thêm. Cần lấy mức giá thị trường để xác định giá trị cho tiêu dùng bị cắt giảm và lấy chi phí cận biên để xác định giá trị cho sản lượng tăng thêm. Giả định rằng vắc-xin được sản xuất với chi phí cận biên là $40 và rằng mức giá sẽ tăng từ $108 lên $120 do tác động của chương trình thì phải định giá lượng vắc-xin sản xuất tăng thêm ở mức $40 trong khi cắt giảm tiêu dùng tư phải được định giá ở mức trung bình của mức giá trước và sau dự án là $114. Nghiên cứu thứ hai[8] xem xét một chương trình đề xuất tiêm chủng cho trẻ em ở Tây Ban Nha chống lại một loại cúm đặc biệt. Phân tích này giả định rằng cơ quan thực hiện chương trình sẽ đàm phán một mức giá đặc biệt với nhà cung cấp vắc-xin. Điều này gợi ý rằng nhà cung cấp (có thể là một hãng độc quyền) sẽ phân biệt giá và các đơn vị sản phẩm sử dụng như đầu-vào của dự án sẽ hoàn toàn là kết quả của việc mở rộng sản xuất. Nếu như nhà phân tích không có vị thế độc quyền thì mức giá vắc-xin thoả thuận sẽ được dùng như chi phí. Tuy nhiên, nếu hãng độc
- quyền có vị thế trong phân tích thì cần phải xác định giá trị của vắc-xin theo chi phí sản xuất cận biên. Đầu-vào chịu tác động của kiểm soát giá Khi đầu-vào được mua bán trên các thị trường chịu kiểm soát về giá thì không có gì đảm bảo rằng các mức giá thị trường sẽ phản ánh chi phí cơ hội (opportunity cost) của sản xuất hay mức sẵn sàng chi trả cận biên (marginal willing to pay) của người tiêu dùng. Nếu có một mức giá trần hiệu quả thì có khả năng sẽ thiếu hụt đầu-vào. Nếu dự án có quyền đối với một lượng đầu-vào[9] trước đó thì kết quả là lượng đầu-vào cho tiêu dùng tư có khả năng sẽ bị cắt giảm một cách trực tiếp. Trong trường hợp này, mức giá trần được chính thức đưa ra là quá thấp để có thể áp dụng trong việc định giá một cách chuẩn xác. Mức sẵn sàng chi trả cận biên về phía người tiêu dùng có khả năng cao hơn rất nhiều. Có thể xác định mức sẵn sàng chi trả cận biên dựa trên các mức giá trên thị trường đen nếu chúng là đáng tin cậy. Hay nếu xếp hàng chờ đợi là một hình thức thông thường của việc phân phối hàng hoá được kiểm soát thì việc gắn một giá trị nào đó cho thời gian chờ đợi trung bình có thể cho ta mức sẵn sàng chi trả ước tính của người tiêu dùng tư. Ít nhất thì cũng cần phải nhận thức rằng mức giá trần là một giá trị quá thấp so với đầu-vào. Nếu duy trì một mức giá sàn hiệu quả bằng một hệ thống hỗ trợ giá nào đó thì nhìn chung sẽ có một lượng đầu-vào dư thừa. Các nhà sản xuất sẽ cung cấp các đơn vị bổ sung cho đến khi chi phí cận biên tăng lên bằng mức giá hỗ trợ. Song lượng đầu-vào này có thể lớn hơn lượng cầu tại mức giá hỗ trợ và chi phí sản xuất cận biên sẽ lớn hơn giá trị cận biên của người tiêu dùng cho đơn vị cuối cùng được sản xuất. Mức giá thích hợp để áp dụng cho một đầu-vào phụ thuộc vào mức giá sàn có thể không có mấy kiên quan với mức giá hỗ trợ. Điều quan trọng là cái gì sẽ xảy ra với các đơn vị đầu-vào nếu chúng không được sử dụng trong dự án. Cũng cần phải ghi nhớ rằng nên coi hệ thống hỗ trợ giá hiện tại như một tác nhân ngoại sinh khi xét đến một chương trình độc lập. Xử lý chuẩn xác với giá trị của đầu-vào được trợ giá phụ thuộc vào bản chất của chương trình hỗ trợ. Một số chương trình hỗ trợ mua các đơn vị đầu-vào dư của một sản phẩm ở mức giá hỗ trợ rồi sau đó lại không sử dụng để phục vụ sản xuất. Nếu dự án dùng các đơn vị đầu-vào dư thừa mà nếu không sẽ bị bỏ phí thì chi phí cận biên của việc sử dụng chúng trong một dự án phải ở mức 0 hay thậm chí là âm nếu chi phí sử dụng được tiết kiệm. Các hệ thống hỗ trợ giá khác trả cho các nhà sản xuất mức chênh lệch giữa mức giá được hỗ trợ và mức giá thị trường cho mỗi đơn vị được sản xuất. Dưới dạng chương trình này, các đơn vị hàng hoá được sử dụng trong một dự án có tác động làm giảm lượng tiêu dùng tư. Chúng cần được định giá theo mức giá thị trường chứ không phải là mức giá hỗ trợ vì đây là cách đo lường mức sẵn sàng chi trả tư.
- Nếu một dự án dùng một lượng mặt hàng lớn làm đầu-vào thì dự án có thể gây ra tác động làm tăng mức giá thị trường và giảm các chi trả cho hỗ trợ. Xử lý chuẩn xác các mức cắt giảm trong chi trả chuyển đổi phụ thuộc vào việc ai là người có vị thế trong phân tích. Nếu một vị thế là toàn cầu, chi trả hỗ trợ cho các nhà sản xuất đơn thuần là các chuyển nhượng và lượng cắt giảm do tác động của dự án không phải là chi phí cũng không phải là lợi ích. Mặt khác, nếu người nộp thuế có vị thế song nhà sản xuất -- những người nhận chi trả hỗ trợ lại không có vị thế thì các khoản cắt giảm trong chi trả hỗ trợ có thể được coi là lợi ích của dự án. Ví dụ: Trợ cấp nông nghiệp và chất Êtanol Êtanol là chất đốt được chế tạo từ các sản phẩm nông nghiệp. Một số được sản xuất trong các chương trình được chính phủ trợ cấp. Sự xuất hiện của các chương trình này khiến cho việc phân tích chi phí-lợi ích các chương trình sản xuất chất êtanol trở nên khó khăn hơn. Hình dung rằng một đầu-vào dùng trong quá trình sản xuất chất êtanol bán trên thị trường thế giới với mức giá là $0.40/bushel (36 lít) song lại được tính ở mức giá là 1.00/bushel tại Mỹ do các hỗ trợ giá cả. Giá trị chuẩn gắn cho một bushel dùng trong sản xuất êtanol phụ thuộc vào việc hệ thống hỗ trợ giá cả hoạt động như thế nào. Nếu như chính phủ mua lượng sản xuất dư với mức giá thị trường là $1.00 rồi phá huỷ chất này, chi phí của việc dùng đầu-vào để làm ra êtanol có thể là 0 hay âm. Mặt khác, nếu chính phủ trả cho nhà sản xuất khoản chênh lệch giữa mức giá cân bằng là $0.40 và mức giá hỗ trợ là $1.00 cho mỗi đơn vị họ sản xuất ra thì chương trình êtanol sẽ cắt giảm lượng tiêu dùng tư của mặt hàng êtanol. Lúc đó, cần định giá đầu-vào ở mức giá thị trường phổ biến là $0.40. Thất nghiệp Một biến đổi thông thường về đề tài tính không hoàn hảo của thị trường xảy ra khi có thất nghiệp trong một vùng. Nó có thể do kiểm soát giá (mức lương tối thiểu) hay một số hoạt động không hiệu quả của thị trường lao động gây nên. Có một thói quen sai lầm là gắn giá trị 0 (zero) cho lao động của các cá nhân bị thất nghiệp đi làm cho các dự án. Trong thực tế, những người bị thất nghiệp có thể tham gia vào các hoạt động như giữ trẻ, bảo trì nhà ở, dạy học hay đi tìm việc làm trong khi không làm việc trên thị trường lao động. Thế nên, không được tính giá trị lao động của họ ở mức 0. Cũng không đúng khi coi mức lương chi trả cho những người trước đây bị thất nghiệp là chi phí lao động của họ. Chi phí lao động dùng trong một dự án là chi phí cơ hội của dự án đó. Nếu một người trước đó thất nghiệp chọn làm việc cho một dự án thì có nghĩa là vì các mức lương chi trả cho một dự án lớn hơn giá trị của lựa chọn thay thế của họ. Mức dư hay mức chênh lệch giữa tiền công và giá trị của lựa chọn thay thế tốt nhất liền kề là chuyển nhượng từ người trả tiền cho dự án và người dự án trả tiền.
- Giá trị thích hợp gắn cho lao động của những người bị thất nghiệp được dự án thuê có thể là một phần mức tiền công thị trường trả cho những người có cùng kỹ năng và kiến thức nền. Nếu những người này tích cực tìm kiếm cho mình một công việc ở mức tiền công đang được đưa ra thì giá trị của lựa chọn thay thế tốt nhất liền kề của họ phải ít hơn mức tiền công. Khó có thể nói là ít hơn bao nhiêu song có thể thử trong diện các con số % (30%, 50%, 80%) và đưa vào phân tích độ nhạy cảm.[10] Trong phần lớn các trường hợp, không nên tính tiền công trả cho người được dự án tuyển dụng như là lợi ích tuy đây vẫn là một thói quen phổ biến.[11] Như đã nói tới ở trên, chi phí cơ hội của lao động dùng trong một dự án là đầu ra mà lao động đó sẽ có thể tạo ra ở đâu đó, có thể là dưới dạng việc làm được trả công hay việc nhà. Việc đưa tiền công chi trả cho lao động trong một dự án vào như một phần của lợi ích của dự án hàm ý rằng lao động sẽ không tạo ra một đầu ra nào khác nếu không làm việc cho dự án. Nó cũng hàm ý rằng cơ quan trả tiền công không có vị thế. Việc tuyển dụng những người trước đó bị thất nghiệp có thể mang lại lợi ích xã hội nhiều mặt trong đó có làm giảm tình trạng nghiện ngập hay bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để bàn đến những lợi ích này cần phải một cách cụ thể trong một phân tích. Ví dụ: Từ gỗ đến đường sắt Một chương trình dự định sẽ tuyển dụng những công nhân đốn gỗ thất nghiệp để xây dựng đường sắt đường dài trong các khu rừng của bang đã ngừng khai thác gỗ. Chương trình sẽ xây một hệ thống đường ray sử dụng 50,000 ngày người lao động. Hầu như tất cả những người này hiện đều là những công nhân khai thác gỗ bị thất nghiệp. Trong các vùng mà những người này sinh sống, mức giá thị trường cho 8 giờ công lao động là vào khoảng $40 song tỷ lệ thất nghiệp vẫn rất cao. Nếu tính toán được các chi phí và lợi ích khác của dự án (giá trị của đường ra trừ đi chi phí của các đầu-vào loại trừ lao động) thì dự án có lợi ích ròng vào khoảng $1.2 triệu đô. Vậy có nên tiến hành dự án hay không? Câu trả lời tuỳ thuộc vào việc định giá lao động này như thế nào. Sẽ là sai lầm khi xác định giá trị của lao động là 0 khi những người này có thể cung cấp một số dịch vụ có ích cho gia đình của họ song nếu họ đang thất nghiệp và đang tích cực tìm kiếm một việc làm khác thì mức tiền công $40 có thể cao hơn giá trị của hoạt động tốt nhất liền kề của họ. Gắn một giá trị là $24/ngày ($1.2M/50,000) cho một lao động sẽ được sử dụng trong một dự án sẽ cho một kết quả lợi ích ròng bằng 0. Thế nên việc sử dụng bất kỳ một lượng nào dưới mức đó cũng hàm ý rằng dự án là đáng được thực hiện và việc sử dụng bất kỳ một khoản nào trên mức đó cũng hàm ý rằng dự án là không đáng để thực hiện.
- Thật tình cờ, tiền công chi trả cho những người làm việc trong dự án chỉ là chuyển nhượng từ người đóng thuế sang nhân viên dự án. Không nên liệt các khoản chuyển nhượng này vào chi phí hay lợi ích. Phân tích CBA này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu nó được thực hiện từ quan điểm của nhà nước song tiền lại do chính quyền liên bang cung cấp thì tiền đó sẽ được tính là lợi ích của dự án. Cuối cùng, một phân tích có thể lưu ý rằng việc cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp trong một khu vực có thể làm giảm bớt các vấn đề xã hội thường đi liền với tình trạng thất nghiệp cao mặc dù khó có thể xác định được giá trị của những lợi ích này. Trưng dụng đất tư cho mục đích công có đền bù thoả đáng Có thể phân tích việc một dự án trưng dụng đất theo một cách khác. Lượng đất dùng trong một vùng thông thường là cố định nên có thể coi đường cung đất như một đường thẳng đứng. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho tiêu dùng tư bằng lượng đất sẵn có trừ đi lượng đất được sử dụng trong dự án. Bởi vậy, có thể cho là dự án làm giảm cung đất cho tiêu dùng tư, khiến đường cung đất thẳng đứng dịch chuyển sang trái. Kết quả là đẩy giá đất lên cao và làm giảm lượng đất sẵn có dành cho tiêu dùng tư. Nếu số đất này được đưa ra bán một cách thẳng thừng bởi những người thực sự muốn bán thì mức giá thị trường (hay trong trường hợp những dự án lớn mức trung bình của giá thị trường trước và sau dự án) phản ánh chính xác giá trị của lượng đất đó vì mức giá là mức hợp lý mà ở mức giá đó chủ đất tự nguyện muốn bán đất. Tuy nhiên, nếu các chính phủ tuyên bố trưng dụng một mảnh đất nhằm buộc chủ sở hữu phải bán lại đất với "mức giá thị trường công bằng" thì mức giá đó đánh giá thấp giá trị thực của mảnh đất. Thật ra, nếu chủ đất chỉ xác định giá trị của mảnh đất hay các hoạt động nâng cấp thực hiện đối với mảnh đất đó theo mức giá thị trường phổ biến thì chủ đất ắt hẳn đã bán mảnh đất đó trước khi tính đến chuyện nhượng lại đất cho dự án. Chủ đất bị buộc phải bán đất. Có vẻ như họ định giá đất cao hơn giá trị thị trường chuẩn nếu tính theo độ sẵn sàng chấp nhận (Willing to Accept ~ WTA) bị mất bất động sản của họ. Thường thì giá trị gắn cho một đơn vị không được cao hơn mức giá của một đơn vị thay thế lân cận. Song đối với bất động sản, mỗi một địa thế là duy nhất. Mảnh đất với địa thế độc đáo đó mang những đặc tính với giá trị riêng có đối với chủ đất. Nó cũng có một ý nghĩa lớn về mặt tình cảm đối với chủ sở hữu đất khiến cho mức WTA của chủ đất trở nên rất cao. Giá trị của những đơn vị đất có được bằng biện pháp trưng dụng nhà nước có thể biến động từ mức giá thị trường cho đến mức giá kỳ vọng của chủ đất cuối cùng như thể hiện trong Hình 4-5. Hình 4-5
- Khó có thể xác định xem đâu là chỉ dẫn để có thể gán giá trị đúng cho đất được trưng dụng nếu nhà nước có đền bù. Các đo lường thị trường không thể dự tính giá trị của các gói đất chính xác được lấy đi từ các chủ đất. Ít nhất cũng có thể nói rằng mức giá chuẩn trên thị trường được trả cho mảnh đất phản ánh thấp giá trị thực của mảnh đất. Ví dụ: Vị thế và Trưng dụng đất có đền bù của nhà nước Một thành phố sắp xây một bể bơi phục vụ cư dân thành phố và khách thập phương. Diện tích cần để xây bể bơi hiện đã bị chiếm đóng song sẽ được giải phóng thông qua trưng dụng và đền bù. Các chủ đất sẽ được trả với mức giá thị trường hợp lý. Tổng chi phí mà thành phố phải bỏ ra là $800,000. Một số cư dân phản đối việc trưng dụng đất song thành phố vẫn thắng kiện và nhận được quyết định phê duyệt việc trưng dụng đất. Một vấn đề cần phải bàn tới trong một phân tích chi phí lợi ích của việc xây một bể bơi có thể là chi phí của diện tích đất sẽ được sử dụng. Nếu phân tích được tiến hành từ góc nhìn của chính quyền thành phố thì chi phí trả cho diện tích đất đó chỉ đơn thuần là giá trị thị trường hợp lý phải trả cho chủ đất hay là $800,000. Tuy nhiên, nếu cư dân của mảnh đất cũng có vị thế thì giá thị trường hợp lý $800,000 là mức định giá tối thiểu đối với giá trị của mảnh đất đó. Thực tế là một số cư dân chống lại hành động trưng dụng đất sẽ cho thấy rằng họ định giá các lô đất cao hơn so với mức giá thị trường được công bố mặc dù việc xác định được giá trị thích hợp ở đây là một việc không tưởng. Tóm lược: Gắn giá trị cho các đầu-vào sử dụng trong một dự án thường là một quá trình tương đối dễ hiểu. Nếu các thị trường vận hành với độ hiệu quả hợp lý thì mức giá trả cho đầu-vào phải là thước đo chuẩn xác của chi phí cơ hội của việc sử dụng chúng trong dự án. Đối với phần lớn đầu-vào của phần nhiều các dự án, mức giá đầu-vào trước dự án là giá trị chuẩn được dùng trong
- CBA. Nếu một dự án dùng một lượng đầu-vào lớn và mức giá của đầu-vào đó dự kiến là sẽ tăng do tác động của dự án thì mức trung bình của các mức giá trước và sau dự án có thể là hợp lý. Nếu đánh thuế lên việc mua một đầu-vào, mức độ đưa thuế vào chi phí phụ thuộc vào việc liệu bộ phận thu thuế có vị thế hay không cũng như độ chênh lệch giữa tiêu dùng tư suy giảm và sản lượng gia tăng. Những thiệt hại bên ngoài liên quan đến việc sản xuất hay tiêu dùng một đầu-vào cần phải được tính đến trong chi phí của một đầu-vào. Tuy nhiên, khó có thể ước tính được chính xác các thiệt hại bên ngoài này. Quy tắc chung trong việc gắn giá trị cho đầu-vào là bất kỳ một sản xuất tăng thêm nào được tạo ra bởi dự án cần phải được định giá ở mức chi phí cận biên. Hay bất kỳ một cắt giảm nào trong tiêu dùng tư cần phải được định giá theo mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng hoặc trong một số các trường hợp hạn chế là độ sẵn sàng chấp nhận. Các chỉ số về độ co dãn, nếu có thể có được, có thể được sử dụng để xác định các kích cỡ tương ứng của các suy giảm trong tiêu dùng tư và tăng trong sản lượng. Nếu độ co dãn là không thể xác định được, sẽ là an toàn hơn nếu giả định một độ chênh lệch nào đó giữa hai mức cung trong ngắn hạn và rằng độ co dãn cung dài hạn là co dãn hoàn toàn đối với phần lớn các loại hàng hoá. Dù tốt hay xấu thì CBA cũng là một phân tích thiếu độ chính xác. Trên các thị trường có thể tồn tại hàng loạt những hoạt động không hiệu quả và khi chúng kéo dài thì một nhà phân tích sẽ phải dè chừng khi tính toán giá trị của đầu-vào. Họ phải chữa trị cho các mức giá thị trường với một liều thuốc hoài nghi liều cao. Tham khảo Boardman. "Lựa chọn giữa Than đá và Năng lượng hạt nhân ở Ấn Độ: Một cách Tiếp cận Chi phí-Lợi ích," Tạp chí Năng lượng và Phát triển, 1987. Bài tập 1.Hãy tưởng tượng rằng có một đầu-vào mà đường cung và đường cầu được cho bởi các phương trình sau: Cầu: Qd = 1000 - 2P Cung: Qs = 3P - 200 Tưởng tượng rằng một dự án sẽ dùng 100 đơn vị hàng hoá này làm đầu-vào. Hãy tìm giá trị đúng của chi phí đầu-vào này trong những điều kiện sau: A. Không có bóp méo thị trường. B. Phải trả một khoản thuế là $50/đơn vị cho chính phủ và chính phủ có vị thế
- C. Phải trả một khoản thuế là $50/đơn vị cho chính phủ và chính phủ không có vị thế D. Việc sản xuất đầu-vào này tạo ra thiệt hại cận biên bên ngoài là $20/đơn vị. E. Đầu vào được cung cấp bởi một hãng độc quyền với chi phí cận biên là $100 (thế nên đường cung cho ở trên không còn thích hợp nữa). 2. Một dự án sẽ dùng 10,000 galông xăng. Vì đây là một lượng tương đối nhỏ nên không mong đợi rằng mức giá thị trường của xăng sẽ thay đổi do tác động của dự án. Với năng lực dư thừa của các nhà máy lọc dầu địa phương, cung được giả định là co dãn hoàn toàn. Có hai bóp méo trên thị trường xăng. A. Thứ nhất, thị trường không phải là cạnh tranh hoàn toàn. Thế nên trong khi chi phí cận biên của việc cung cấp một galông xăng là $1.00 thì mức giá là $1.75. Xăng cũng phụ thuộc vào các loại thuế của chính phủ và chính quyền bang tổng cộng là $0.40/galông. Đâu là giá trị cần lấy cho chi phí của sản phẩm xăng được dùng trong dự án. B. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng thay vì co dãn hoàn toàn thì đường cung ở đây là co dãn không hoàn toàn. Đây có thể là tình huống ngắn hạn nếu không có năng lực sản xuất dư thừa. Câu trả lời của bạn thay đổi như thế nào? Đáp án 1. Hình dung là có một đầu-vào mà đường cung và đường cầu được cho bởi các phương trình sau: Cầu: Qd = 1000 - 2P Cung: Qs = 3P - 200 Tưởng tượng rằng một dự án sẽ dùng 100 đơn vị của mặt hàng nào làm đầu-vào. Tìm giá trị đúng của chi phí của đầu-vào này trong những điều kiện sau: A. Không có bóp méo thị trường. Giá và lượng ban đầu được cho trong đáp số đồng thời của hàm cầu và cung như sau: Qd=Qs 1000 - 2P = 3P - 200 1200 = 5P P = 240, Qd = Qs = 520 Trong trường hợp này, lượng cầu sẽ tăng lên 100 đơn vị để cho ta một quan hệ cầu mới Qd = 1000 - 2P + 100 = 1100 - 2P
- và mức giá cân bằng mới sẽ là Qd=Qs 1100 - 2P = 3P - 200 1300 = 5P P = 260, Qd = Qs = 580 Vì mức giá tăng từ 240 lên 260 do tác động của một dự án thì 250, trung bình của hai mức giá cần được sử dụng như giá trị của mỗi đơn vị. Tổng chi phí sẽ là $250/đơn vị nhân 100 đơn vị hoặc là $25,000. Thật tình cờ, tổng lượng hàng hoá trao đổi trên thị trường tăng từ mức 520 lên mức 580, tức là tăng lên 60 đơn vị. Tuy nhiên, vì dự án dùng 100 đơn vị đầu-vào, tiêu dùng tư giảm 40 đơn vị từ 520 xuống còn 480. B. Đóng một khoản thuế là $50/đơn vị cho chính phủ có vị thế Thêm một khoản thuế vào thị trường bao hàm việc phải viết lại phương trình đường cung như sau: Qs = 3P - 200 --> P = Qs/3 + 66.67 Và thêm thuế để có được P = Qs/3 + 66.67 + 50 --> Qs = 3P - 350 Mức cân bằng trước dự án là Qd=Qs 1000 - 2P = 3P - 350 1350 = 5P P = 270, Qd = Qs = 460 Và mức giá không bao gồm thuế là 220. Dự án tăng cầu lên 100 đơn vị và mức cân bằng sau dự án là Qd=Qs 1100 - 2P = 3P - 350 1450 = 5P P = 290, Qd = Qs = 520
- Thế nên dự án tăng tổng lượng lên 60 đơn vị. Song vì thực ra dự án dùng 100 đơn vị nên số lượng dành cho tiêu dùng tư giảm một lượng là 40 đơn vị. 60 đơn vị tăng trong tổng sản lượng cần phải được định giá theo chi phí cận biên, mức giá loại trừ thuế trong khi 40 đơn vị cắt giảm trong tiêu dùng tư cần phải được định giá ở giá trị cận biên, chi phí bao gồm thuế. C. Nộp một khoản thuế là 50/đơn vị cho chính phủ không có vị thế D. Việc sản xuất đầu-vào gây ra thiệt hại cận biên bên ngoài là $20/đơn vị. E. Đầu vào này được cung cấp bởi một hãng độc quyền với chi phí cận biên là $100 (thế nên đường cung được đưa ra dưới đây không còn thích hợp nữa). 2. Một dự án sẽ dùng 10,000 galông xăng. Vì đây là một lượng tương đối nhỏ nên không mong đợi rằng mức giá thị trường của xăng sẽ thay đổi do tác động của dự án. Vì các công ty lọc dầu có năng lực dư thừa nên cung được giả định là co dãn hoàn toàn. Có hai bóp méo trong thị trường xăng. A. Thứ nhất, thị trường là cạnh tranh không hoàn toàn nên trong khi chi phí cận biên của việc cung cấp một galông xăng là $1.00 thì mức giá lại là $1.75. Mặt hàng xăng cũng phải chịu mức thuế của chính phủ và chính quyền bang tổng cộng là $0.40/galông. Bàn xem đâu là giá trị dành cho chi phí của xăng dùng trong dự án. B. Bây giờ, hãy hình dung rằng thay vì co dãn hoàn toàn, cung là co dãn không hoàn toàn. Đây có thể là tình huống về mặt ngắn hạn nếu không có năng lực sản xuất dư thừa. Câu trả lời của bạn sẽ thay đổi như thế nào? [1] Nếu một dự án yêu cầu lấy đi một số đơn vị hàng hoá từ người tiêu dùng cá nhân thì việc định giá thiệt hại bằng cách sử dụng mức sẵn sàng chấp nhận có thể là đúng hay đền bù cần thiết cho lượng tiêu dùng bị mất. Việc chính phủ trưng dụng đất tư để dùng vào việc công sau khi đã đền bù thích đáng là một ví dụ. Ví dụ này sẽ được bàn tới dưới đây. [2] Công thức này chỉ đúng một cách tuyệt đối khi đường cung cầu là tuyến tính. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp thì công thức đó là gần đúng. [3] Đương nhiên giả định rằng cấp thẩm quyền thu thuế có vị thế. [4] Đương nhiên giả định rằng chính quyền thu thuế có vị thế. Nếu nhà chức trách thu thuế không có vị thế thì khoản thuế chi trả cho một đầu ra bổ sung sẽ là một chi phí. Khoản chi phí này tương đương với vùng nằm trong hình bình hành ở trên chi phí bổ sung của việc gia tăng sản lượng trong Hình 4-2.
- [5] Ở đây có thể vận dụng các quy tắc markup. Các quy tắc này cụ thể hoá mức giá tối đa hoá lợi nhuận bằng hàm co dãn và chi phí biên. Một công ty với chi phí biên C và độ co dãn giá cầu ε sẽ có mức giá tối đa hoá lợi nhuận là [6] Điều này được dựa trên các công thức thể hiện trong phần B ở trên: [7] Mauskopf, J.A., C.J. Bradley và M.J. French, "Phân tích Chi phí-Lợi ích của Chương trình Tiêm phòng Viêm gan B cho các Công nhân có Nguy cơ bị Nhiễm bệnh cao do Nghề nghiệp," Tạp chí Y học Nghề nghiệp, 33, số. 6 (1991), 691-698. [8] Jimenez, F. Javier et al, "Phân tích Chi phí Lợi ích của Chương trình Tiêm phòng Cúm Haemophilus B cho Trẻ em ở Tây Ban Nha" Kinh tế Dược học, 15 (1), T1 1999, tr.75-83. [9] Điều này có nghĩa là dự án có thể mua đầu vào với mức giá kiểm soát trước khi người tiêu dùng tư có được cơ hội mua các đơn vị đầu vào. [10] Boardman et al (pp. 94-5) coi 100% mức lương hiện đang áp dụng là cao hơn mức lương chuẩn và 50% mức lương hiện đang áp dụng là thấp hơn. [11] Xem ví dụ trong "Lựa chọn giữa Than đá và Năng lượng nguyên tử ở Ấn Độ: Một cách Tiếp cận Chi phí-Lợi ích" Tạp chí Năng lượng và Phát triển, 1987.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới
6 p | 388 | 208
-
THỊ TRƯỜNG BĐS
5 p | 366 | 154
-
Bài giảng môn học Thị trường Bất động sản - Phạm Văn Bình
75 p | 317 | 105
-
Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 1)
13 p | 234 | 90
-
Những giải pháp cơ bản về cơ chế giám sát thị trường tài chính Việt Nam
33 p | 157 | 43
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên
126 p | 71 | 24
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên
172 p | 51 | 21
-
KỊCH BẢN NÀO CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2012
10 p | 120 | 21
-
Hạ giá, thị trường bất động sản chao đảo
4 p | 118 | 16
-
Thông tin và thị trường chứng khoán
4 p | 89 | 16
-
hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán: phần 1 - nxb lao động xã hội
170 p | 75 | 14
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - ThS. Đồng Thị Vân Hồng (Dùng cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề)
101 p | 53 | 12
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Bài 4 - TS. Trần Thế Nữ
26 p | 49 | 8
-
cạnh tranh giá cả trên thị trường
19 p | 92 | 7
-
Hoàn thiện pháp luật về xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường
8 p | 13 | 5
-
Giáo trình Thị trường bất động sản: Phần 1 - TS. Nguyễn Minh Hoàng
49 p | 12 | 4
-
Bàn về giá điện
4 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn