Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
<br />
VẬN DỤNG MA TRẬN SWOT VÀ QSPM ĐỂ XÂY DỰNG VÀ<br />
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI<br />
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO – TỈNH BÌNH DƯƠNG<br />
Đỗ Thị Ý Nhi,1 Phạm Công Độ,2<br />
Hà Minh Thiện Hảo,3 Nguyễn Văn Tân4<br />
TÓM TẮT<br />
Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới<br />
sáng tạo của Tỉnh Bình Dương. Tác giả thực hiện thảo luận với 6 chuyên gia và khảo sát 272<br />
mẫu gồm các đối tượng là thành viên thuộc trường đại học, doanh nghiệp trẻ, chuyên viên tư<br />
vấn khởi nghiệp và các ngân hàng trên địa bàn của Tỉnh để phân tích môi trường bên trong,<br />
môi trường bên ngoài của hệ sinh thái nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và xác định<br />
những cơ hội, thách thức. Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp kết hợp với kỹ thuật phân tích điểm<br />
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hình thành các nhóm chiến lược SO, ST, WO,<br />
WT. Thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) tác giả đã gợi ý chiến<br />
lược cần thiết cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đổi mới của Tỉnh Bình Dương trong giai<br />
đoạn hiện nay.<br />
Từ khóa: Hệ sinh thái khởi nghiệp, hoạch định chiến lược, phân tích SWOT, QSPM, tỉnh<br />
Bình Dương<br />
<br />
APPLY SWOT MATRIX AND QSPM TO DEVELOP AND SELECT DEVELOPMENT<br />
STRATEGY INNOVATIVE ECO-INNOVATION - BINH DUONG PROVINCE<br />
ABSTRACT<br />
The content of the study focuses on analyzing the real situation of the innovative eco-system<br />
of Binh Duong province. The author uses a discussion method with six experts to determine the<br />
elements of the internal and external environment. Based on that, the surveyor consists of members<br />
of the university, young entrepreneurs, start up consultants and banks in the province (272 samples)<br />
to analyze the environment. the internal environment, the external environment of the ecosystem<br />
to find strengths, weaknesses and identify opportunities and challenges. Primary and secondary<br />
data combined with SWOT analysis to form SO, ST, WO, WT strategies. Through the Quantitative<br />
Strategic Planning Matrix (QSPM), strategies have emerged for the innovative start-up eco-system<br />
of Binh Duong Province in the current period.<br />
Keywords: Ecological start-up business, strategic planning, SWOT, QSPM, Binh duong<br />
Province.<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Từ nghiên cứu của James Moore (2003), ông cho rằng các doanh nghiệp không tiến hoá trong<br />
Thạc sĩ, Trường Đại học Thủ Dầu Một, nhidty@tdmu.edu.vn, 0919520520<br />
Thạc sĩ, Trường Đại học Thủ Dầu Một, dopc@tdmu.edu.vn,<br />
3<br />
Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Công nghệ Long An, thienhao2288@gmail.com,<br />
4<br />
Tiến sĩ, Trường Đại học Lạc Hồng, tannv@lhu.edu.vn<br />
1<br />
2<br />
<br />
217<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
khoảng chân không và chỉ ra đặc tính liên quan đến việc các doanh nghiệp tương tác với nhà cung<br />
ứng, khách hàng và các nhà cung cấp tài chính. Đến những năm gần đây, Daniel Isenberg đã đề<br />
cập đến chiến lược hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế. Theo Daniel<br />
Isenberg, cách tiếp cận này có tiềm năng thay thế hoặc trở thành điều kiện tiên quyết dể triển khai<br />
thành công các chiến lược cụm, các hệ thống đổi mới, nền kinh tế tri thức, hay các chính sách cạnh<br />
tranh quốc gia.<br />
Ở Việt Nam, từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đến nay, Việt Nam<br />
đã và đang hội nhập ngày càng sâu, rộng về kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này, môi trường kinh<br />
doanh Việt Nam trở nên sôi động hơn, tạo ra sức hấp dẫn và dẫn lực kéo đối với hoạt động của các<br />
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước. Tuy nhiên đến ngày<br />
18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng<br />
tạo đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đây là lần đầu tiên chính phủ đã chính thức xây dựng<br />
một kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh, đặc biệt là khuyết khích khởi nghiệp<br />
một cách quy mô [7].<br />
Nhằm hướng đến mục tiêu quốc gia khởi nghiệp và đáp ứng theo định hướng phát triển thành<br />
phố thông minh thì cần phải xem xét, đánh giá đúng chiến lược phát triển hệ sinh thái để Tỉnh Bình<br />
Dương có thể đưa ra những giải pháp cụ thể đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đó<br />
là lý do tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng<br />
tạo của Tỉnh Bình Dương”<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
2.1. Những khái niệm cơ bản<br />
• Khởi nghiệp<br />
Khởi nghiệp theo tiếng Anh là Star – up: là một cá nhân hay một tổ chức của con người đang<br />
trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Khởi nghiệp là luôn đi<br />
tìm mô hình kinh doanh mới có thể nhân rộng ra được và lặp lại được (Steve Blank).<br />
Theo Trương Gia Bình, “khởi nghiệp là phải đổi mới sáng tạo. Star - up phải là khoa học công<br />
nghệ, là điều thế giới chưa từng làm. Khởi nghiệp sáng tạo là tổ chức đi tìm kiếm một mô hình kinh<br />
doanh mới, có thể nhân rộng ra được và lặp lại được. Nói một cách khác, khởi nghiệp sáng tạo thì<br />
yếu tố sáng tạo là quan trọng số một (Nguyễn Đặng Minh Tuấn, 2017).<br />
• Hệ sinh thái<br />
Theo James Moore (1993) cho rằng các doanh nghiệp không tiến hóa trong khoảng chân không<br />
và chỉ ra đặc tính liên quan đến việc các doanh nghiệp tương tác với các nhà cung cứng, khách<br />
hàng và các nhà cung cấp tài chính như thế nào. Ông lập luận rằng các hệ sinh thái năng động, các<br />
doanh nghiệp mới có thể có cơ hội để phát triển và tạo việc làm tốt hơn nếu so sánh với các doanh<br />
nghiệp ở các địa điểm khác nhau.<br />
WEF – Entrepreneurial Ecosystems Report (2013) cho rằng hệ sinh thái gồm 8 lĩnh vực là thị<br />
trường, nguồn nhân lực, Nguồn vốn và tài chính; hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (mentors, advisors,<br />
…); khung pháp lý và cơ sở hạ tầng; các trường đại học, học viện và văn hóa quốc gia.<br />
Theo Prof. Colin Mason and Dr. Ross Brow cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo<br />
là tổng hòa của 6 lĩnh vực cốt lõi; Police, Finance, Culture, Supports, Human Capital và Markets.<br />
Teo Erik Stam và Ben Spigel thì hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được mô tả đơn giản<br />
gồm Material Attributes; Social Attributes và Culteral Attributes.<br />
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một tập hợp các tác nhân kinh doanh liên kết với<br />
nhau, các tổ chức kinh doanh, các định chế và các quá trình kinh doanh trong công ty và mức độ<br />
218<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
tham vọng kinh doanh. Tất cả hợp nhất chính thức để kết nối, giàn xếp và chi phối các hoạt động<br />
trong môi trường doanh nghiệp tại địa phương. “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” đề cập<br />
đến mối tương tác diễn ra giữa một loại các bên liên quan là các tổ chức và cá nhân để thúc đẩy sự<br />
hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, đối mới sáng tạo và tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa (SME) (Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 2016).<br />
2.1. Chiến lược và hoạch định chiến lược<br />
Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa “chiến lược là việc xác định định hướng<br />
và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua<br />
việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu<br />
của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.<br />
Theo Michael Porter (1996), “chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của<br />
một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc, … và kết<br />
hợp chúng với nhau. Cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”.<br />
Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2010), quy trình hoạch định chiến lược gồm<br />
bốn bước: (1) nhận biết chiến lược hiện tại của tổ chức; (2) tiến hành phân tích danh mục đầu tư;<br />
(3) lựa chọn chiến lược; (4) đánh giá các chiến lược đã lựa chọn.<br />
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2011), quản trị chiến lược vừa là một khoa học,<br />
vừa là một nghệ thuật về hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá các chiến lược.<br />
Theo Lê Nguyễn Đoan Khôi (2015), hoạch định chiến lược là quá trình chủ thể doanh nghiệp<br />
sử dụng các phương pháp, các công cụ, các kỹ thuật thích hợp<br />
2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm<br />
Olivier Toubia (2006), Idea Generation, Creativity, and Incentives đã nghiên cứu quá trình tư duy<br />
để khuyến khích ý tưởng được thiết kế phù hợp có thể cải thiện sản lượng sáng tạo trong doanh nghiệp.<br />
Jane Nolan MBE, “suy nghĩ sáng tạo và ý tượng tổng quát” đã đưa ra một số công cụ hỗ trợ cho<br />
quá trình hình thành suy nghĩ và tạo ra ý tưởng sáng tạo.<br />
Scarlett R. Herring, Brett R. Jones và Brian P. Bailey (2009), Idea Generation Techniques<br />
among Creative Professionals đã nghiên cứu quá trình sáng tạo nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp<br />
trong kinh doanh.<br />
Hoàng Nam Lê (2016), Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam – Phần 1 đã chia<br />
sẻ tổng quan về những yếu tố vàng mà Việt Nam sở hữu để trở thành một quốc gia khởi nghiệp;<br />
Phần 2 – Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã đưa ra các khái niệm căn bản như<br />
hình ảnh trực quan về các chủ thể của hệ sinh thái.<br />
Cục Thông tin KH &CN Quốc gia, “Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới<br />
sáng tạo: Vai trò của của chính sách chính phủ” đã tổng hợp các tài liệu về tinh thần kinh doanh và<br />
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của OECD và của một số nước có kinh nghiệm xây dựng<br />
thành công các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.<br />
Trần Thị Vân Anh (2016), “xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Nhìn từ kinh<br />
nghiệm của Hàn Quốc” đã phân tích những chính sách hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển hệ sinh<br />
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc, từ đó rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.<br />
Ngô Đình Xây (2016), “Đại học khởi nghiệp” trong “quốc gia khởi nghiệp” đã nbàn về vai trò<br />
của đại học khởi nghiệp nhằm đáp ứng định hướng và yêu cầu đối với quốc gia khởi nghiệp.<br />
2.3. Mô hình nghiên cứu<br />
• Mô hình nghiên cứu mẫu <br />
219<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Theo Fred R. David, Quy trình hoạch định chiến lược gồm 3 giai đoạn: (1) giai đoạn nhập<br />
vào cần phải phân tích môi trường bên trong và bên ngoài nhằm xây dựng các ma trận EFE, IFE<br />
và ma trận hình ảnh cạnh tranh; (2) giai đoạn kết hợp được thực hiện trên cơ sở áp dụng một trong<br />
sáu công cụ là ma trận SWOT, Space, BCG, IE, GE và GS nhằm xác định các chiến lược được gợi<br />
ý; (3) giai đoạn quyết định cho phép các chuyên gia đánh giá một cách khách quan các chiến lược<br />
được gợi ý.<br />
Bảng 1: Mô hình hoạch định chiến lược [3]<br />
Giai đoạn 1: GIAI ĐOẠN NHẬP VÀO<br />
Ma trận đánh giá các yếu tố bên<br />
ngoài<br />
(EFE)<br />
<br />
Ma trận hình ảnh cạnh<br />
tranh (CPM)<br />
<br />
Ma trận đánh giá các yếu<br />
tố bên trong (IFE)<br />
<br />
Giai đoạn 2: GIAI ĐOẠN KẾT HỢP<br />
Ma trận điểm<br />
Tmạnh, điểm<br />
yếu, cơ hội,<br />
thách thức<br />
SWOT<br />
<br />
Ma trận<br />
Ma trận vị thế<br />
Ma trận yếu Ma trận chiến<br />
chiến lược và tập đoàn tư<br />
tố bên trong – lược chính<br />
đánh giá hoạt vấn Boston<br />
GS<br />
bên ngoài IE<br />
BCG<br />
động SPACE<br />
<br />
Ma trận<br />
GE<br />
<br />
Giai đoạn 3: GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH<br />
Ma trận hoạch định chiến lược trên cơ sở định lượng (QSPM)<br />
Nguồn: Fred R. David, Quản trị chiến lược Khái luận và các tình huống, tr. 196<br />
• Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
Dựa vào mô hình hoạch định chiến lược của Fred R. David. Đồng thời kết hợp với thực trạng<br />
hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, các tỉnh / thành trong cả<br />
nước bắt buộc đều triển khai thực hiện xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng<br />
tạo nên tác giả chỉ phân tích môi trường bên trong và bên ngoài nhằm xây dựng ma trận EFE, IFE<br />
đối với giai đoạn nhập vào, ma trận SWOT đối với giai đoạn kết hợp và ma trận QSPM đối với giai<br />
đoạn quyết định. Cụ thể như sau:<br />
Bảng 2: Cách thức thực hiện nghiên cứu<br />
Giai đoạn 1: GIAI ĐOẠN NHẬP VÀO<br />
Ma trận đánh giá các yếu<br />
Ma trận đánh giá các yếu tố bên<br />
tố bên ngoài<br />
trong (IFE)<br />
(EFE)<br />
Giai đoạn 2: GIAI ĐOẠN KẾT HỢP<br />
Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)<br />
Giai đoạn 3: GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH<br />
Ma trận hoạch định chiến lược trên cơ sở định lượng (QSPM)<br />
Nhóm chiến<br />
Nhóm chiến lược SO<br />
Nhóm chiến lược WO<br />
Nhóm chiến lược WT<br />
lược ST<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
220<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
2.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
• Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của Tỉnh như báo cáo tình hình kinh tế xã<br />
hội, dân số và các bài nghiên cứu thảo luận của Sở KHCH.<br />
Số liệu sơ cấp được thực hiện 2 giai đoạn:<br />
+ Giai đoạn 1: thảo luận với 6 người (2 thành viên thuộc Trường Đại học, 2 thành viên thuộc<br />
doanh nghiệp trẻ và 2 thành viên thuộc sở KHCN tỉnh) để thiết lập nhóm các yếu tố từ môi trường<br />
bên trong và môi trường bên ngoài.<br />
+ Giai đoạn 2: Sau khi đã tổng hợp và cấu thành nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài, tác giả<br />
tiến hành lấy ý kiến từ bảng câu hỏi nhằm đánh giá mức độ tầm quan trọng và điểm phân loại đối<br />
với từng yếu tố. Số lượng dự kiến khảo sát bao gồm 3 nhóm đối tượng: (1) Các thành viên thuộc<br />
trường Đại học: 12 phiếu / 03 trường (ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Việt Đức);<br />
(2) Doanh nghiệp trẻ thuộc Hội doanh nghiệp trẻ Tỉnh Bình Dương (các doanh nghiệp thành lập <<br />
3 năm): 230 phiếu / 22.955 doanh nghiệp: (3) Chuyên gia tư vấn khởi nghiệp: 21 phiếu / 3 lĩnh vực<br />
(Kinh tế, kỹ thuật và nông nghiệp); (4) Nhà đầu tư tài chính: 9 phiếu / 3 ngân hàng trên địa bàn tỉnh<br />
(Agribank; BIDV và Sacombank)<br />
• Phương pháp phân tích số liệu<br />
Sử dụng các ma trận đánh gía các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên<br />
ngoài (EFE) để phân tích môi trường. Từ kết quả phân tích ma trận EFE và IFE được kết hợp<br />
với ma trận SWOT, tác giả xây dựng ma trận QSPM để từ đó xây dựng chiến lược và lựa chọn<br />
chiến lược phù hợp.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Tỉnh Bình Dương<br />
Năm 2016, Chính phủ đã ban hành quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 15/8/2016 của Thủ tướng<br />
Chính phủ về đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đổi mới sáng tạo quốc gia<br />
đến năm 2025”[7]. Theo Phạm Công Tạc nhận định “Đông Nam Bộ là khu vực phát triển năng động<br />
nhất ở Việt Nam. Sau 31 năm đổi mới, Đông Nam Bộ đã có sự thay đổi rất lớn, luôn là khu vực<br />
đầu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó phát triển dịch vụ, các ngành sản xuất hàng đầu ở Việt<br />
Nam. Đây cũng là khu vực tập trung lực lượng lao động có trình độ cao, trung tâm thu hút đầu tư<br />
của nước ngoài. Đồng thời, là khu vực mà tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu rất lớn”[19].<br />
Năm 2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định số 2513/QĐ – UBND về<br />
việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án “hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm<br />
2025” trên địa bàn tỉnh Bình dương giai đoạn 2017 – 2020[10]. Với mục tiêu tạo lập môi trường thuận<br />
lợi để hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đổi mới sáng tạo; thúc đẩy<br />
hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp<br />
đổi mới sáng tạo trong cộng đồng, các trường đại học, doanh nghiệp; khuyến khích nghiên cứu ứng<br />
dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật mới, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh;<br />
tăng cường hợp tác giữa nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, lấy khoa học công nghệ và đổi<br />
mới sáng tạo làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới xây dựng thành phố thông minh Bình<br />
Dương. UBND tỉnh đã giao cho sở KHCN chủ trì tham mưu kế hoạch hỗ trợ phát triển hệ sinh thái<br />
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Tính đến 6/2017, tình hình kinh tế xã hội của<br />
Tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả nổi bật:<br />
Về kinh tế xã hội: Toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 10.560 ha, tỷ lệ cho<br />
221<br />
<br />