YOMEDIA
ADSENSE
Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp
24
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận nghĩa vụ Bảo hiểm Xã hội của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Mẫu nghiên cứu là 250 cán bộ phụ trách Bảo hiểm Xã hội tại các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ bảo hiểm xã hội – nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 VẬN DỤNG MÔ HÌNH AMO ĐÁNH GIÁ HÀNH VI GIAN LẬN NGHĨA VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Applying the Amo model for assessing the fraudulent behavior of Social Insurance obligations - case study in Dong Thap province Huỳnh Văn Minh1 1 Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An minhhv@dongthap.vss.gov.vn Tóm tắt — Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận nghĩa vụ Bảo hiểm Xã hội của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Mẫu nghiên cứu là 250 cán bộ phụ trách Bảo hiểm Xã hội tại các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Qua phân tích mô hình hồi quy bội ở mức tin cậy 95%. Kết quả chỉ ra động lực phụ thuộc vào 3 thành phần là: (1) Khả năng thực hiện hành vi gian lận, (2) Động cơ để thực hiện hành vi gian lận, (3) Cơ hội hành vi gian lận. Khi xem xét có sự khác biệt về hành vi gian lận theo các yếu tố giới tính ta nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa nam và nữ trong đó nam có xu hướng thực hiện hành vi cao hơn nữ. Khi xem xét có sự khác biệt về hành vi gian lận theo các yếu tố kinh nghiệm làm việc cho thấy những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm có xu hướng gian lận nhiều hơn. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế việc thực hiện hành vi gian lận nghĩa vụ Bảo hiểm Xã hội tại tỉnh Đồng Tháp. Abstract — The research paper was conducted to identify human factors affecting the fraudulent behavior of social insurance obligations of employers in Dong Thap province. The research sample is 250 social insurance officers in enterprises in Dong Thap province. Through multiple regression model analysis at 95% confidence level, the results show that motivation depends on 3 components: (1) The ability to commit the fraudulent behavior, (2) The motivation to commit fraud, (3) The opportunity for fraud. When considering the difference in cheating behavior by gender factors, it is noticed that there is a difference between men and women in which men tend to perform higher level behaviors than women. Considering the difference in cheating behavior according to work experience factors, it shows that people with long-term working experience tend to cheat more. From the research results, the author has proposed a number of administrative implications to limit the fraudulent behavior implementation of social insurance obligations in Dong Thap province. Từ khóa — Bảo hiểm Xã hội, gian lận, hành vi, social insurance, fraud, behavior 1. Đặt vấn đề Quản lý thu Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học. Với tính ý thức về pháp luật còn thấp, do vậy khi những nhân tố về cơ hội có được thì việc “lách luật” sẽ tạo cho họ những hành vi sai trái, do vậy mô hình AMO đáp ứng được vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu “Vận dụng mô hình AMO đánh giá hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH - Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp” là hết sức cần thiết nhằm tìm ra giải pháp phù hợp hạn chế hành vi gian lận nghĩa vụ BHXH tại tỉnh Đồng Tháp. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Bảo hiểm Xã hội: Theo ILO thì “Bảo hiểm Xã hội là sự bảo vệ của cộng đồng xã hội với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của các thành viên và bảo đảm an toàn xã hội”. 52
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 Theo Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 2.1.2. Một số hình thức gian lận Bảo hiểm Xã hội: Cán bộ cơ quan BHXH gian lận Hình thức gian lận phổ biến là việc điều chỉnh tăng lương cho người tham gia hoặc là bổ sung thêm các khoản thời gian mà đơn vị sử dụng lao động không đăng ký đóng cho người lao động hoặc cán bộ cơ quan BHXH là việc giả mạo hồ sơ của người tham gia, bằng việc lạm dụng các phôi bìa sổ BHXH trắng, lạm dụng quyền hạn sử dụng các chương trình nghiệp vụ do bản thân cán bộ nghiệp vụ quản lý; Cán bộ cơ quan BHXH lợi dụng sự hiểu biết của bản thân trong thực thi nhiệm vụ được giao để tư vấn, hướng dẫn cho đơn vị sử dụng lao động thực hiện các hành vi gian lận hoặc lợi dụng các kẽ hở của luật nhằm mang lại lợi ích cho đơn vị. Đơn vị sử dụng lao động gian lận Hình thức gian lận về lĩnh vực BHXH phổ biến nhất hiện nay là tình trạng đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc không đóng BHXH khi ký kết hợp đồng lao động. Tỷ lệ đóng BHXH hiện nay là 25%, trong đó người lao động đóng 8%, còn lại đơn vị sử dụng lao động là 17%, với việc không đóng BHXH đơn vị sử dụng lao động sẽ không phải chi trả thêm 17% tiền lương của người lao động cũng như người lao động không bị mất đi 8% lương. Nếu không xét đến nghĩa vụ phải thực hiện về BHXH của đơn vị sử dụng lao động cũng như người lao động, thì đây là một thỏa thuận có lợi cho hai bên. Người tham gia BHXH gian lận Hình thức gian lận phổ biến nhất hiện nay là việc người lao động khai gian lận về họ tên, năm sinh để đi làm và tham gia BHXH. Lý do là người lao động không đáp ứng các điều kiện về tuyển dụng nhưng có nhu cầu về việc làm nên đã gian lận để được đi làm, trong đó phần lớn là các đối tượng đi làm công nhân trong các khu công nghiệp. Điều kiện cơ bản để người lao động có thể xin việc công nhân là từ 18 tuổi trở lên và phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học. 2.1.3. Lý thuyết về mô hình AMO: Mô hình AMO (Ability - Motivation - Opportunity) cho rằng, sự tương tác của 3 thành phần (1) khả năng, (2) động cơ, (3) cơ hội sẽ tác động đến hiệu quả công việc nói chung (job performance) theo Blumberg và Pringle [6], Waldman và Spangler [9] được trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang [8]. Động cơ (Motivation): Đó chính là sự sẵn lòng (willingness) thực hiện công việc. Cơ hội (Opportunity): Đó chính là điều kiện, nguồn lực (resources required) cần thiết để thực hiện công việc. Trong đó Khả năng (Ability): chính là kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc. Vận dụng mô hình vào nghiên cứu Hành vi lảng tránh trách nhiệm (gian lận): Theo từ điển tiếng Việt, hành vi gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khóe nhằm lừa gạt người khác. Theo nghĩa rộng hơn gian lận đó chính là hành vi không hợp pháp nhằm trục lợi cho bản thân và gây thiệt hại cho đối tác hay bên thứ 3. Trong trường hợp đối với người sử dụng lao động theo quy định của luật pháp tức là sau thời gian thử việc, người lao động phải được ký hợp đồng chính thức và được 53
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 hưởng các chế độ khác như được chủ sử dụng lao động mua BHXH, BHYT, BHTN. Hành vi lảng tránh trách nhiệm BHXH của người sử dụng lao động ở đây là không nộp, nộp không đầy đủ hoặc trích nộp nhưng sau đó không nộp khi người lao động thôi việc thì người sử sụng lao động trả lại chính số tiền của người lao động bị trích nộp trách nhiệm nộp BHXH của người sử dụng lao động bị lảng tránh (gian lận) và thiệt hại ở đây là hoàn toàn thuộc về người lao động. Động cơ lảng tránh trách nhiệm (gian lận): Hành vi gian lận của con người bắt nguồn từ động cơ. Một khi con người có động cơ thực hiện họ luôn sẵn sàng thực hiện hành động khi cơ hội đến. Tuy nhiên hành vi gian lận đó phụ thuộc vào cá tính con người. Với người không trung thực, có lẽ là dễ dàng hợp lý hóa hành vi gian lận hơn những người có tiêu chuẩn đạo đức cao. Động cơ thực hiện hành vi gian lận bị tác động bởi những yếu tố bên trong như thể hiện khả năng của bản thân (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang [8]) và lẫn bên ngoài như áp lực về lợi ích (Donald [7]). Cơ hội lảng tránh trách nhiệm (gian lận): Theo Donald [7] hành vi gian lận còn chịu tác động của yếu tố cơ hội. Một khi đã có động cơ, thì đối tượng sẵn sàng hành động khi họ có cơ hội. Nếu hành vi gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn, cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng dẫn đến hành vi gian lận là tất nhiên. Hành động của đối tượng chịu sự ảnh hưởng từ sự nhận thức của mình về tình huống đó. Khi họ nhận thức được vấn đề thông qua việc nắm bắt thông tin như: kẽ hở của pháp luật, các văn bản hướng dẫn không rõ ràng, chế tài cho hành vi gian lận quá nhẹ không đủ răng đe thì tất nhiên sẽ thúc đẩy hành vi đó được thực hiện. Khả năng lảng tránh trách nhiệm (gian lận): Cũng theo Donald [7], khả năng thực hiện hành vi hay nói cách khác sự hiểu biết về khả năng thực hiện của chính đối tượng đó sẽ là quyết định cuối cùng cho đối tượng thực hiện hành vi. Khả năng ở đây có thể được theo nghĩa rộng đó là khả năng che giấu hành vi, khả năng tự mình thực hiện, có thể tổ chức cho người khác thực hiện hay dùng tiền để mua chuộc yêu cầu người khác thực hiện. 2.2. Mô hình nghiên cứu Hình 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả nghiên cứu lý thuyết và đề xuất Giả thuyết H1: Khả năng thực hiện hành vi gian lận có tác động cùng chiều với hành vi lảng tránh trách nhiệm BHXH. Giả thuyết H2: Cơ hội thực hiện hành vi gian lận có tác động cùng chiều với hành vi lảng tránh trách nhiệm BHXH. Giả thuyết H3: Động cơ thực hiện hành vi gian lận có tác động cùng chiều với hành vi lảng tránh trách nhiệm BHXH. 54
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng diễn đạt, sự trùng lắp nội dung nếu có của các biến quan sát, từ đó điều chỉnh thang đo phù hợp. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả thu thập thông tin mẫu nghiên cứu bằng kỹ thuật phỏng vấn đáp viên với bảng câu hỏi soạn sẵn. Tác giả gửi trực tiếp phiếu khảo sát bằng câu hỏi giấy đến 250 cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Trong EFA, kích thước mẫu thường xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu, (2) số lượng biến được đưa vào phân tích. (Hair và cộng sự 2006, trích bởi Nguyễn Đình Thọ [5] trang 415) mẫu tối thiểu là 50, tốt nhất là 100 và tỷ lệ biến quan sát (Observations)/biến đo lường (Items) là 5:1 và tốt nhất là 10:1 trở lên. Dựa vào tổng số biến quan sát trong mô hình là 22. Tác giả chọn mẫu thuận tiện với kích thước là 250 > (n = 22*5 = 110) có dự phòng những bảng câu hỏi trả lời không đạt yêu cầu. Kết quả khảo sát, sau khi loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ, tác giả đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 để xử lý. Thang đo được đánh giá bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình. 4. Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách 4.1. Kết quả nghiên cứu 4.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Thang đo sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên. Kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến độc lập: Khả năng (A) có hệ số là 0,758 với 4 biến quan sát; biến Cơ hội (O) có hệ số là 0,890 với 4 biến quan sát; biến Động cơ (M) có hệ số là 0,913 với 5 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu ( >= 0,3), do đó chúng được sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo. Kiểm định Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc cho thấy độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt 0,840 trong ngưỡng được chấp nhận và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu là >= 0,3 thang đo đạt được độ tin cậy cần thiết so với ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích EFA biến độc lập: Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha các biến độc lập với 13 biến quan sát. Phân tích nhân tố dùng để đánh giá độ hội tụ giá trị phân biệt của các biến quan sát theo các thành phần. Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 13 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố có kết quả Sig = 0,000 và hệ số KMO = 0,879 > 0,5 qua đó bác bỏ giả thuyết trên, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Tại mức giá trị Eigenvalue = 1,447 với phương pháp trích principal component, phép quay Varimax cho phép trích được 3 nhân tố từ biến quan sát và phương sai trích được là 71,468% (>50%). Như vậy là phương sai trích đạt yêu cầu. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc: Phương pháp trích nhân tố principal component, phép quay Varimax cho phép trích được 01 nhân tố với 3 biến quan sát và phương sai trích đạt 75,884% (> 50%), giá trị Eigenvalue là 2,277 (lớn hơn 1), các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5. 55
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 4.1.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu: Kết quả hồi quy cho thấy hành vi lảng tránh trách nhiệm BHXH của người sử dụng lao động nói chung phụ thuộc vào 3 thành phần là (1) khả năng lảng tránh trách nhiệm BHXH, (2) cơ hội lảng tránh trách nhiệm BHXH, (3) động cơ lảng tránh trách nhiệm BHXH. Ba giả thuyết được thỏa mãn là H1, H2, H3, với độ tin cậy 95% và phương trình hồi quy chuẩn hóa là: HV = 0,230*Khả năng + 0,343*Cơ hội + 0,265*Động cơ Qua phương trình hồi quy ta nhận thấy nhân tố cơ hội (O) có hệ hồi quy cao nhất (β = 0,343). Khi dò tìm sự vi phạm của các giả định cần thiết cho thấy các giả định như: Sự phù hợp của mô hình (F = 60,991; Sig = 0,000); Hiện tượng tự tương quan: phần dư là độc lập không xảy ra hiện tượng tự tương quan (Durbin-Watson = 1,838). Hiện tượng phương sai thay đổi: chẩn đoán bằng hình ảnh ScatterPlot, không thấy có quan hệ nào rõ ràng giữa giá trị dự báo và phần dư chuẩn hóa. Sai số phân phối chuẩn: ta thấy Mean = 3,73E-15 (gần bằng 0), Std.Dev = 0,993 (gần bằng 1), xem như sai số có phân phối chuẩn. Hiện tượng đa cộng tuyến: Hệ số VIF đều nằm trong ngưỡng chấp nhận 0 < VIF < 2. 4.1.3. Kiểm định sự khác biệt về hành vi đối với giới tính và kinh nghiệm làm việc: Phân tích T-Test khi xem xét sự khác biệt trong hành vi với các nhóm theo giới tính ta thấy rằng không có sự khác biệt nào trong hành vi lảng tránh trách nhiệm BHXH với các đối tượng là nam và nữ. Kiểm định Levene's Test cho thấy phương sai các nhóm là như nhau và không có sự khác biệt giữa các nhóm, và kiểm định T-Test Cho thấy (Sig = 0,000) và độ chênh lệch giữa nam và nữ là 0,39753 chứng tỏ hành vi lảng trách đối với nam là cao hơn nữ. Phân tích ANOVA về sự khác biệt hành vi theo biến kinh nghiệm làm việc ta thấy kiểm định Levene Sig = 0,606 > 0,05 cho thấy phương sai của các nhóm trong độ tuổi có phương sai bằng nhau. Kết quả phân tích Post Hoc để tìm rõ nhóm nào khác biệt với nhóm nào bằng phân tích Bonferroni, ta thấy nhóm có kinh nghiệm làm việc từ 10 đến dưới 15 năm có sự khác biệt với nhóm có kinh nhiệm làm việc từ 15 năm trở lên, còn lại là không có sự khác biệt nào giữa các nhóm. Theo đó nhóm có kinh nhiệm làm việc từ 15 năm trở lên có xu hướng hành vi lảng tránh trách nhiệm BHXH cao hơn nhóm 10 đến dưới 15 năm (Mean Difference (I-J) = 1,33333. 4.2. Hàm ý chính sách Để hạn chế việc thực hiện hành vi gian lận BHXH, dựa vào kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm công tác trong ngành tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp tương ứng với kết quả nghiên cứu như sau: Khả năng thực hiện hành vi: Để hạn chế phần nào khả năng đơn vị sử dụng lao động có thể gian lận trong lĩnh vực BHXH, tác giả cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa các mức xử phạt khi phát hiện đơn vị có hành vi gian lận, các mức xử phạt phải cao đủ để đơn vị sử dụng lao động phải cân đo đong đếm chi phí nộp phạt so với lợi ích do gian lận mang lại. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục để ban hành các quyết định xử phạt đơn vị còn rườm rà, phức tạp, cần nhiều ý kiến, văn bản của nhiều đơn vị. Cải cách thủ tục hành chính, phân công trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước cụ thể, rõ ràng là một giải pháp cần phải thực hiện để rút ngắn quá trình ban hành các quyết định xử phạt khi phát hiện sai phạm nhằm hạn chế, xóa bỏ khả năng đơn vị sử dụng lao động gian lận trong lĩnh vực BHXH. Cơ hội thực hiện hành vi: Để hạn chế phần nào cơ hội đơn vị sử dụng lao động, cán bộ cơ quan BHXH có thể gian lận trong lĩnh vực BHXH, tác giả cho rằng cần phải thường xuyên rà soát các quy trình thực hiện lĩnh vực BHXH, kịp thời phát hiện, chỉnh sửa những kẽ hở còn tồn tại, không tạo cơ hội cho những các nhân thực hiện có thể tìm kiếm, khai thác. Đối với đơn vị sử dụng lao động thì bên cạnh việc hoàn thiện quy định, quy trình thì cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra từ phía cơ quan BHXH cũng như các cơ quan có thẩm quyền. Đối với người lao động, đặc biệt là công nhân làm việc trong các khu công nghiệp với trình độ học thức không cao, thì chỉ cần có cơ hội thực hiện hành vi gian lận, họ sẽ nắm bắt và thực hiện, không 56
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 cân nhắc đến các hậu quả về sau. Cơ quan BHXH cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực BHXH cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến từng người lao động đặc biệt là đối tượng công nhân trong các khu công nghiệp. Bằng việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, hướng dẫn cho người lao động trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, và hơn nữa là phổ biến các chế tài của pháp luật xử lý khi phát hiện các hành vi gian lận của người tham gia BHXH sẽ giảm đi các cơ hội để người lao động thực hiện các hành vi gian lận. Động cơ thực hiện hành vi: Đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện đúng quy trình, quy định về tuyển dụng và sử dụng người lao động, mặt khác Nhà nước phải có các văn bản quy định cụ thể để xử lý các hành vi gian lận này. Đối với hành vi gian lận của cán bộ cơ quan BHXH trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, giả mạo hồ sơ, điều chỉnh dữ liệu quản lý thu thì động cơ thực hiện là rất phức tạp và khó đánh giá cũng như đưa ra giải pháp để xử lý. Đối với hành vi lợi dụng sự hiểu biết của bản thân về quy định, quy trình, về thủ tục hồ sơ để tư vấn, hướng dẫn nhằm mang lại lợi ích cho đơn vị sử dụng lao động là hành vi khó đánh giá và xử lý nhất vì đây chỉ là hành vi lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để trục lợi cho bản thân, chưa đến mức độ sai phạm pháp luật; hành vi gian lận này cũng rất khó phát hiện trong thực tế vì hành vi này không sai khi đối chiếu với các quy định của pháp luật, do đó cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ quan BHXH không thực hiện rà soát, xem xét và xác định mức độ sai phạm để tìm ra cá nhân sai phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo Tổng kết thi hành luật Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016 - 2019, 2019 [2] H.Trọng và C.N.M.Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS. Hà Nội: NXB Thống Kê, 2005. [3] H.Trọng và C.N.M.Ngọc, Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội. Hà Nội: NXB Thống Kê, 2008. [4] L.T.T.Hà, (2019). “Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo. Số 205, tập 54, trang 23 – 30, 2019. [5] N.Đ.Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TPHCM: NXB Tài Chính, 2013. [6] M. Blumberg & G. Pringle, “The missing opportunity in organizational research: Some implications for a theory of work performance”. Academy of Management Review, 7(4), 560–569, 1982. [7] R.C. Donanld, (1987) The fraud triangle. AU Business. [Online]. Available: Website: http:// fraudtriangie.co.uk/. [8] N.D.Tho & N.T.M.Trang, “Can knowledge be transferred from usiness school to business organization throught in - service trainning students? SEM and fs QCA findings”. Journal of Business Research, 2015. [9] D.A.Waldman & W.D. Spangler, “Putting together the pieces: A closer look at the determinants of job performance”. Human Performance, 2(1), 29–59, 1989. Ngày nhận: 02/08/2020 Ngày duyệt đăng: 22/10/2020 57
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn