intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Phần 1

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

30
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "Vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay" trình bày những nội dung: chương I - hệ thống phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh; chương II - quá trình vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng trong thời kỳ đổi mới;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ THINH TS. HOÀNG MẠNH THẮNG CAO THỊ LAN ANH TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG Chế bản vi tính: PHẠM THU HÀ Đọc sách mẫu: NGUYỄN MAI THẢO NHUNG VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/14-301/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5008-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/6/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-5667-6.
  2. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam NguyÔn ThÞ Minh Thuú VËn dông ph−¬ng ph¸p ngo¹i giao Hå ChÝ Minh trong sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc hiÖn nay / NguyÔn ThÞ Minh Thuú. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2019. - 244tr. ; 21cm 1. T− t−ëng Hå ChÝ Minh 2. Ngo¹i giao 3. X©y dùng 4. B¶o vÖ Tæ quèc 5. ViÖt Nam 327.597 - dc23 CTF0442p-CIP
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN C hủ tịch Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam trong thế kỷ XX. Những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với nền ngoại giao Việt Nam vô cùng to lớn. Thực tiễn đã chứng minh phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh hết sức sáng tạo, độc đáo góp phần quan trọng vào những thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, ngoại giao Việt Nam đã góp phần làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo tư tưởng, phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh để đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đã phá vỡ thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch; xây dựng mối quan hệ hợp tác nhiều mặt, trên những nguyên tắc quan hệ và hợp tác quốc tế mang tính phổ biến, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, phát triển đất nước. 5
  4. Nhằm làm rõ nội hàm khái niệm, những nội dung cơ bản của phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh và quá trình vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay của TS. Nguyễn Thị Minh Thùy - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cuốn sách trình bày có hệ thống những kiến thức cơ bản về các phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh; quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và việc tiếp tục vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên tập, xuất bản, song cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 6 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  5. LỜI NÓI ĐẦU C hủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn sáng lập nền ngoại giao hiện đại. Người đã kế thừa, vận dụng, phát triển sáng tạo ngoại giao truyền thống để hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng ngoại giao tiến bộ, phù hợp với các nguyên tắc quan hệ quốc tế mới. Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh hết sức sáng tạo, độc đáo, bền vững, góp phần quan trọng vào những thắng lợi của nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam trong hơn tám thập niên qua. Có thể khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động ngoại giao ngày càng lớn mạnh cùng những bước đường cách mạng của cả dân tộc, đóng góp xứng đáng vào những thắng lợi của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước, ngoại giao Việt Nam cũng đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, trở thành một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, phấn đấu vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 7
  6. Kế thừa và phát huy những truyền thống cũng như thành tựu trên lĩnh vực ngoại giao nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh để xây dựng đường lối và chỉ đạo thực hiện hoạt động ngoại giao nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Trong tình hình mới, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh nói riêng vẫn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả của việc vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh còn một số tồn tại nhất định, đòi hỏi tiếp tục vận dụng tốt hơn trong bối cảnh mới. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, với hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tình hình quốc tế có nhiều biến động. Trên thế giới, trong những năm tới tình hình quốc tế sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, mâu thuẫn giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gây ra nhiều thách thức đối với các quốc gia, dân tộc có chủ quyền, tình hình an ninh chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến 8
  7. tranh mạng... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác vừa thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Vì thế, Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới, nhưng đồng thời cũng có nhiều thách thức đan xen. Tuy nhiên, hiện nay, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Các cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn được các nước trên thế giới chủ yếu giải quyết bằng con đường đàm phán, hòa bình để đi tới thống nhất. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực nói chung và Trung Quốc đối với Việt Nam nói riêng diễn biến rất phức tạp, cùng với đó, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng làm mất ổn định chính trị, lật đổ chính quyền... Trước tình hình trên, vấn đề đặt ra hết sức quan trọng là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và ngoại giao đã và đang là một mặt trận quan trọng hàng đầu. Vì vậy, việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam huy động các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với nguồn 9
  8. lực nội sinh của dân tộc tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay. Công trình nghiên cứu này gồm 3 chương, trình bày một cách có hệ thống các phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh; sự vận dụng sáng tạo phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước; đánh giá về những thành tựu và kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Thông qua đó, tác giả phân tích xu hướng, diễn biến của thế giới và khu vực trong bối cảnh hiện nay, đánh giá những thành công và những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục vận dụng sáng tạo phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong xây dựng đường lối, chính sách và chỉ đạo hoạt động ngoại giao để giải quyết những yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở giai đoạn mới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song công trình này hẳn còn không ít thiếu sót. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ 10
  9. Chương I HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Khái niệm ngoại giao Đối ngoại và ngoại giao là hai khái niệm riêng biệt tuy gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định. Đối ngoại là toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, nguyên tắc, phương châm, biện pháp mà quốc gia theo đuổi trong quan hệ với các quốc gia khác hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia. Cùng với đối ngoại, ngoại giao là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, được các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra từ lâu, đến hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “ngoại giao”. Ở nước ngoài: Từ “ngoại giao” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “diploma” với nghĩa là giấy chứng nhận, giấy ủy quyền mà sứ giả nước này trao cho người phụ trách công tác ngoại giao của quốc gia đó 11
  10. với các nước khác. Từ đó xuất hiện từ “diplomacy” với nghĩa là ngoại giao1. Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa: “Ngoại giao là việc tiến hành quan hệ quốc tế bằng cách đàm phán, là phương pháp mà các đại sứ, công sứ... sử dụng để điều chỉnh và tiến hành các quan hệ đó, là công tác hoặc nghệ thuật của nhà ngoại giao”2. Tác giả Garden trong Giáo trình môn ngoại giao cho rằng: “Ngoại giao là khoa học về quan hệ đối ngoại”, còn theo nghĩa hẹp: “Ngoại giao là đàm phán chính thức”3. Từ điển Le Nouveau Petit Robert của Pháp đưa ra định nghĩa: “Ngoại giao là hoạt động chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia”4. Đại từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô ghi: “Ngoại giao là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ và của các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại của quốc gia cũng như nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia ở nước ngoài”5. Từ điển ngoại giao của Liên Xô do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao _______________ 1. Xem Vũ Dương Huân: Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.13. 2, 3. H. Nicolson: Diplomacy, Oxford University, London, 1965, p.15, 11. 4. Le Nouveau Petit Robert, Dictionnaires le Robert, Paris, 1994, p.649. 5. Đại từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô, Nxb. Moring Mátxcơva, 1998, tr.359. 12
  11. Liên Xô (giai đoạn 1957 - 1985) A.A. Gromyko chủ biên định nghĩa: “Ngoại giao là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân của mình ở nước ngoài. Đồng thời, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế”1. Ở Việt Nam: Theo Từ điển tiếng Việt, “ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung2. Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao nêu nhận thức: Ngoại giao là một khoa học mang _______________ 1. Từ điển ngoại giao, Nxb. Khoa học, Mátxcơva, 1984, t. 1, tr.327. 2. Xem Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng 2005, tr.683. 13
  12. tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của những cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền, là công tác đối ngoại của nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác1. Trong cuốn sách Ngoại giao và công tác ngoại giao, khái niệm ngoại giao được hiểu là: Ngoại giao - công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia - được hiểu là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu, nhiệm vụ; là hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài. Ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế. Lãnh đạo _______________ 1. Xem Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.19-20. 14
  13. hoạt động ngoại giao của quốc gia là Chính phủ, trước hết trực tiếp của Bộ Ngoại giao. Ngoại giao bất cứ quốc gia nào đều mang tính giai cấp. Nội dung, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ của ngoại giao do chế độ kinh tế - xã hội của quốc gia quyết định và lợi ích giai cấp cầm quyền chi phối đường lối đối ngoại của quốc gia1. Như vậy, có thể thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về ngoại giao. Từ những cách tiếp cận trên có thể rút ra một số nhận xét như sau về ngoại giao: Ngoại giao là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao là công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia; là tất cả các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở Trung ương cũng như ở nước ngoài và những cán bộ làm công tác ngoại giao nhà nước; là nghề nghiệp của các nhà ngoại giao; là khoa học và nghệ thuật, trước hết là nghệ thuật đàm phán và ngoại giao mang tính giai cấp sâu sắc. 2. Khái niệm phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh Phương pháp thực chất là những cách thức mà con người thực hiện các mục tiêu đã định sẵn, là sự phù hợp giữa hoạt động chủ quan có hướng đích của con người với quy luật khách quan của tự nhiên và xã _______________ 1. Xem Vũ Dương Huân: Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 20-21. 15
  14. hội. Trong cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm phương pháp là toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc xuất phát từ các quy tắc tồn tại và vận động của đối tượng, khách thể đã được nhận thức, để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người, nhằm tác động vào đối tượng, khách thể để thực hiện mục đích đã định1. Về phương pháp Hồ Chí Minh, trong cuốn sách Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, đưa ra định nghĩa: Phương pháp là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực, cách thức điều chỉnh nhận thức và hoạt động của con người trong việc tiếp cận lý luận và khảo sát thực tế. Phương pháp hình thành tư duy lý luận, nhưng không phải một chiều. Lý luận đẻ ra phương pháp, phương pháp tác động trở lại lý luận, làm cho lý luận phát triển, hình thành lý luận mới; đến lượt nó, lý luận mới lại đẻ ra phương pháp mới2. Trong cuốn sách Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, cũng đã đề cập đến phương pháp Hồ Chí Minh: _______________ 1. Xem Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên): Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 24-25. 2. Xem Song Thành (Chủ biên): Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 28. 16
  15. Phương pháp Hồ Chí Minh là phương pháp ở tầm tư tưởng, lý luận, thể hiện sự nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của Người, lý luận hóa thực tiễn gắn liền với thực tiễn hóa lý luận. Phương pháp Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện một trình độ tư tưởng mà còn là năng lực và bản lĩnh sáng tạo văn hóa, với tầm nhìn rộng lớn, dự báo sáng suốt và ứng xử linh hoạt, tinh tế1. Ngoại giao muốn đạt được mục đích thì phải có phương pháp. Trong cuộc đời hoạt động ngoại giao của mình, Hồ Chí Minh thường xuyên xác định đường lối cách mạng đúng đắn và lựa chọn phương pháp cách mạng thích hợp. Đường lối quyết định phương pháp, phương pháp lại đưa đường lối vào cuộc sống, thể hiện đường lối trong hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động ngoại giao, phương pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì môi trường hoạt động ngoại giao là thế giới không ngừng biến đổi, không ngừng vận động, cần phải có những cách thức đánh giá, nhận định, dự báo tình hình thế giới một cách khoa học, năng động. Sự thay đổi của tình hình đòi hỏi phải có phương pháp mới. Mặt khác, do đối tác của ngoại giao đa dạng và phức tạp, cần có sự linh hoạt, _______________ 1. Xem Hoàng Chí Bảo: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr.12-13. 17
  16. chủ động và sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, đã xác định đường lối và phương pháp cách mạng chủ yếu trong hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định được đường lối và phương pháp ngoại giao phong phú, đa dạng góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng. Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Người, góp phần hình thành nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Ngoại giao vừa là khoa học, ứng xử, giao tiếp, đàm phán, vừa là chính trị. Ngoại giao muốn đạt mục đích đề ra phải có phương pháp. Đánh giá về tầm quan trọng của phương pháp hoạt động chính trị, đồng chí Trường Chinh khẳng định: Lịch sử phát triển cách mạng thế giới cho thấy một phong trào nào đó có khi bế tắc, không lối ra, thậm chí thất bại, không phải vì không có mục tiêu và phương hướng rõ ràng, cũng không phải không tổ chức được lực lượng cách mạng, mà chủ yếu vì thiếu phương pháp cách mạng và hình thức đấu tranh thích hợp1. Đối với Hồ Chí Minh, phương pháp ngoại giao được thể hiện rất đa dạng, phong phú, đó là: phương pháp dĩ _______________ 1. Xem Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991, tr. 149. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2