Vận dụng thuyết bên liên quan và thuyết thể chế phân tích mối quan hệ giữa áp lực các bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp và các mối quan hệ kiểm soát
lượt xem 4
download
Bài viết Vận dụng thuyết bên liên quan và thuyết thể chế phân tích mối quan hệ giữa áp lực các bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp và các mối quan hệ kiểm soát trình bày một số cơ sở lý thuyết về chiến lược môi trường doanh nghiệp và các bên liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng thuyết bên liên quan và thuyết thể chế phân tích mối quan hệ giữa áp lực các bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp và các mối quan hệ kiểm soát
- VẬN DỤNG THUYẾT BÊN LIÊN QUAN VÀ THUYẾT THỂ CHẾ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ÁP LỰC CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CHIẾN LƯỢC MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ KIỂM SOÁT Phùng Mạnh Hùng1 Tóm lược: Mối quan hệ giữa áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp là một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới hướng tới phát triển bền vững, tuy nhiên do giới hạn về mẫu nghiên cứu nên các nghiên cứu hiện nay chưa thể đưa ra được một kết luận khái quát về áp lực bên liên quan có ảnh hưởng quan trọng nhất tới chiến lược môi trường doanh nghiệp. Thông qua tập hợp dữ liệu từ 58 nghiên cứu thực nghiệm, phân loại chúng vào 04 nhóm áp lực bên liên quan: bên trong (nội bộ), cưỡng chế, thị trường và xã hội. Sau đó phân tích mối quan hệ giữa áp lực các bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp bằng phương pháp phân tích tổng hợp, kết quả là: Áp lực từ bên liên quan bên trong có ảnh hưởng quan trọng nhất tới áp dụng chiến lược môi trường, áp lực các biên liên quan có ảnh hưởng lớn hơn tại các quốc gia phát triển so với các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp phi sản xuất có thể thay đổi chiến lược môi trường dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng để chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh cần những thay đổi mạnh mẽ từ các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành hàng ô nhiễm. Từ khóa: Thuyết thể chế, thuyết biên liên quan, chiến lược môi trường doanh nghiệp, áp lực bên trong, áp lực thị trường, áp lực cưỡng chế, áp lực xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến lược môi trường doanh nghiệp là một chủ đề nghiên cứu bắt nguồn từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990s (Hoffman & Bansal, 2012; Roome, 1992), trong đó hướng nghiên cứu về áp lực bên bên liên quan đối với chiến lược môi trường là một hướng nghiên 1 Trường Đại học Thương mại Tác giả liên hệ. Email: hungqtcl@tmu.edu.vn
- 252 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... cứu quan trọng của chủ đề này. Từ bên ngoài doanh nghiệp, với vai trò là chủ thể cốt lõi trong quản trị môi trường, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những quy định của cơ quan quản lý nhà nước và sự giám sát từ các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Từ bên trong doanh nghiệp, để đáp ứng với nhu cầu quan tâm tới môi trường của các bên liên quan bên ngoài, doanh nghiệp phải phát triển các chiến lược để cải thiện hành vi môi trường, dành nhiều sự quan tâm hơn cho nội dung chiến lược môi trường, thay đổi phương thức phản ứng với áp lực môi trường từ các bên liên quan để đạt được tính hợp pháp (Aragón-Correa & Sharma, 2003). Mối quan hệ giữa áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường về cơ bản được xem xét ở hai quan điểm tiếp cận: Quan điểm dựa trên các bên liên quan tập trung vào phương thức các bên liên quan khác nhau ảnh hưởng tới chiến lược môi trường doanh nghiệp (Céspedes-Lorente et al., 2003; Henriques & Sadorsky, 1996) và quan điểm dựa trên thể chế mới tập trung vào phương thức doanh nghiệp phản ứng với các áp lực thể chế (Jennings & Zandbergen, 1995). Gần đây, Cañón-De- Francia & Garcés-Ayerbe (2019) đã chứng minh rằng tính chủ động với môi trường tự nhiên sẽ giúp đạt được lợi ích kinh tế. Zhang et al. (2019) phát hiện ra sự khác nhau trong hành vi xã hội giữa các doanh nghiệp phương Đông và phương Tây. Das et al. (2019) cho rằng chiến lược môi trường doanh nghiệp có ảnh hưởng ý nghĩa tới hành vi môi trường một cách tự nguyện. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã triển khai về chủ đề áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp, tuy nhiên tất cả những nghiên cứu này đều không đưa ra được một kết luận chung là bên liên quan nào là động lực chủ yếu trong triển khai chiến lược môi trường. Do vậy, cơ chế ảnh hưởng giữa các bên liên quan này là chưa rõ ràng. Kết luận chung sẽ phụ thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu, giới hạn của phương pháp đo lường và yếu tố bối cảnh. Các nghiên cứu trước đây chưa kiểm định được mối quan hệ của tất cả bên liên quan và chiến lược môi trường vì hạn chế bởi sự sẵn có của dữ liệu. Ví dụ như He et al. (2018) thì nghiên cứu về áp lực của bên liên quan bên trong và bên ngoài. Maggioni & Santangelo (2017) tập trung vào các tổ chức phi lợi
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 253 nhuận về môi trường, những nghiên cứu này đều dựa trên tính sẵn có của dữ liệu. Vấn đề tiếp theo là giới hạn của phương pháp đo lường có thể gây khó khăn khi đưa ra kết luận chung. Một số nghiên cứu sử dụng bảng hỏi do vậy sẽ khó đạt được cỡ mẫu lớn hơn, từ đó một kết luận có tính khái quát cao hơn sẽ khó đạt được. Yếu tố bối cảnh cũng cần được đưa vào trong các nghiên cứu, ví dụ như yếu tố trình độ phát triển kinh tế (sự khác biệt giữa những nước phát triển và nước đang phát triển) và đặc thù ngành hàng khác nhau (sự khác biệt giữa những ngành sản xuất và ngành phi sản xuất) là những yếu tố cần được khám phá thêm để làm rõ mối quan hệ giữa áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp. Từ những căn cứ này, mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng các kết quả từ những nghiên cứu trước đây về áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp để làm rõ cơ chế ảnh hưởng và đạt được một kết luận có tính khái quát cao hơn. Do vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp (meta-analysis) để tập hợp kết quả từ các nghiên cứu khác nhau từ 58 nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2018 liên quan tới chủ đề áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường, từ đó làm rõ cơ chế ảnh hưởng của các bên liên quan đối với chiến lược môi trường doanh nghiệp. 2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN 2.1. Khái niệm “chiến lược môi trường doanh nghiệp” Chiến lược môi trường doanh nghiệp là một tập hợp các kế hoạch chiến lược hướng tới tối hiểu hóa các tác động của doanh nghiệp lên môi trường tự nhiên, bao gồm: sản xuất sản phẩm, quá trình kinh doanh và các chính sách môi trường (giảm xả thải và giảm sử dụng năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, sử dụng các hệ thống quản trị môi trường) (Bansal & Roth, 2000; Walls et al., 2011). Xây dựng và triển khai chiến lược môi trường là một quá trình phức tạp và sự tham gia của các bên liên quan bên ngoài đóng một vai trò ảnh hưởng quan trọng. Triển khai chiến lược môi trường hiệu quả sẽ mang lại sự ổn định và tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ giữa các bên liên quan.
- 254 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Để phản ứng lại với các áp lực môi trường từ bên liên quan, các doanh nghiệp có những cách phản ứng chiến lược môi trường rất khác nhau. Hunt & Auster (1990) và Roome (1992) phân loại chiến lược môi trường doanh nghiệp căn cứ vào mức độ quản trị môi trường. Những nhà nghiên cứu tiếp theo đã phân loại chiến lược môi trường doanh nghiệp từ cấp độ phản ứng (bị động) đến một chiến lược môi trường chủ động hơn (Aragón-Correa, 1998; Sharma và Vredenburg, 1998). Chiến lược môi trường bị động là một phản ứng tiêu cực đối với những áp lực từ môi trường tự nhiên. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường đầu tư vào các công nghệ “cuối nguồn” để đáp ứng với những yêu cầu tối thiểu của cơ quan quản lý về môi trường, tối thiểu hóa chi phí đầu tư vào bảo vệ môi trường và do vậy có thể giảm rủi ro từ ô nhiễm môi trường (Roome, 1992). Những doanh nghiệp áp dụng chiến lược môi trường bị động chủ yếu tập trung vào phản ứng với áp lực của cơ quan quản lý về môi trường. Boiral (2007) và Lim và Tsutsui (2012) cho rằng những phản ứng như vậy chỉ để đạt được tính hợp pháp. Trái ngược với chiến lược bị động, chiến lược môi trường chủ động nhấn mạnh tới ngăn chặn ô nhiễm, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp các năng lực môi trường (Hart, 1995). Sharma và Henriques (2005) cho rằng để xây dựng các năng lực môi trường, doanh nghiệp cần tích hợp hiệu quả các nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài. Một chiến lược môi trường chủ động sẽ thể hiện cho hành vi môi trường bền vững của doanh nghiệp, một chiến lược phản ứng chủ động và quan tâm tới nhiều bên liên quan hơn trong sự phát triển bền vững. 2.2. Cơ sở lý thuyết về các bên liên quan 2.2.1. Thuyết thể chế mới (The neo-Institutional View) DiMaggio và Powell (1983) cho rằng tất cả các tổ chức hình thành nên một lĩnh vực nào đó thường bao gồm: nhà cung ứng, khách hàng, cơ quan quản lý và các tổ chức khác cung ứng sản phẩm và dịch vụ. Sự tương tác giữa tổ chức và môi trường trong lĩnh vực đó sẽ tạo thành một quá trình thể chế hóa từ trên xuống dưới, ảnh hưởng tới tổ chức trong lĩnh vực đó qua ba áp lực thể chế: áp lực cưỡng chế, áp lực chuẩn mực và áp lực bắt chước từ đó tạo ra hiện tượng đồng hình tổ chức. Trong
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 255 một lĩnh vực nào đó đã phát triển và chịu ảnh hưởng từ áp lực thể chế, các doanh nghiệp phải đáp ứng với yêu cầu của những bên liên quan khác nhau để đạt được tính hợp pháp bằng cách áp dụng những cấu trúc quản trị và hành vi thị trường giống nhau. Jennings và Zandbergen (1995) là những học giả áp dụng sớm thuyết thể chế vào phân tích chiến lược môi trường doanh nghiệp. Jenning và Zandbergen đã mở rộng lý thuyết của DiMaggio và Powell (1983) trong một nghiên cứu về môi trường tự nhiên và chỉ ra rằng áp lực thể chế lên hành vi môi trường của doanh nghiệp ở ba khía cạnh: cưỡng chế, chuẩn mực, bắt chước và đề xuất chủ đề nghiên cứu về áp lực thể chế và chiến lược môi trường. Một số học giả đã bổ sung các áp lực từ chuỗi cung ứng (Zhu & Sarkis, 2007), áp lực thị trường (Sine & Lee, 2009) và áp lực bên trong để bổ sung cho học thuyết hiện tại. Kết quả của những nghiên cứu này chỉ ra rằng áp lực thể chế có ảnh hưởng tích cực đến phản ứng chiến lược môi trường của doanh nghiệp (Castka & Prajogo, 2013; Heras-Saizarbitoria & Boiral, 2013). 2.2.2. Thuyết bên liên quan (Stakeholder-Based View) Theo học thuyết bên liên quan, nhiều bên liên quan khác nhau sẽ thúc đẩy doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới các lợi ích kinh tế ngắn hạn như là mục tiêu ưu tiên mà cần quan tâm nhiều hơn tới triển khai chiến lược môi trường (Buysse & Verbeke, 2003; Eesley & Lenox, 2006). Nghiên cứu đầu tiên bàn về áp lực của bên liên quan lên chiến lược môi trường doanh nghiệp được thực hiện bởi Henriques & Sadorsky (1996), hai tác giả đã kiểm định mối quan hệ giữa áp lực bên liên quan và xây dựng/ triển khai kế hoạch môi trường. Kết quả cho thấy áp lực từ khách hàng, cổ đông, cơ quan quản lý và các nhóm cộng đồng có ảnh hưởng tích cực tới kế hoạch môi trường nhưng dưới áp lực của nhóm hành lang thì doanh nghiệp lại giảm sự quan tâm tới kế hoạch môi trường hơn. Những nghiên cứu tiếp theo bắt đầu phân chia các bên liên quan thành nhiều nhóm dựa trên các tiêu chí phân loại khác nhau, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhóm tới chiến lược môi trường. (Lee et al., 2018) đã phân tích sự hỗ trợ từ bên liên quan bên trong và cơ chế ảnh hưởng từ áp lực bên liên quan bên ngoài tới chiến
- 256 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... lược môi trường. Thông qua phản ứng với những mối quan tâm về môi trường của bên liên quan, doanh nghiệp có thể đạt được mối quan hệ tin tưởng, tính hợp pháp và danh tiếng tốt. Áp dụng các chiến lược môi trường khác nhau để thỏa mãn các mối quan tâm của các bên liên quan khác nhau. 2.2.3. Kết hợp hai lý thuyết Dựa trên những phân tích ở trên, thuyết dựa trên thể chế mới và thuyết bên liên quan thể hiện ảnh hưởng của áp lực bên liên quan đến chiến lược môi trường doanh nghiệp ở những góc nhìn khác nhau. Kết hợp với những nghiên cứu từ những quan điểm khác nhau này có thể thấy các quan điểm lý thuyết đang tập trung vào “áp lực, trạng thái và phản ứng”. Dưới áp lực từ những bên liên quan khác nhau, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định phản ứng như thế nào với vấn đề môi trường, điều này là rất quan trọng với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Thuyết bên liên quan chỉ tập trung vào sự tham gia của bên liên quan và đặt ra các áp lực lên việc ra quyết định chiến lược về môi trường của doanh nghiệp, như vậy là chưa đủ để khám phá cơ chế ảnh hưởng của áp lực bên liên quan. Trong khi đó, thuyết thể chế mới khám phá áp lực bên liên quan từ các chuẩn mực thể chế: cưỡng chế, chuẩn mực và bắt chước, tuy nhiên thuyết này thiếu phân tích về khía cạnh thị trường trong áp lực bên liên quan. Trong nghiên cứu này sẽ kết hợp hai lý thuyết và thể hiện một cơ chế ảnh hưởng đầy đủ hơn về áp lực bên liên quan. Trước tiên, tác giả sẽ nhận dạng các bên liên quan trong tổ chức, tập trung vào các tổ chức ảnh hưởng tới chiến lược môi trường doanh nghiệp. (Freeman, 1984) đã phân loại thành 10 nhóm biên liên quan với mức độ ảnh hưởng tới chiến lược môi trường doanh nghiệp là rất khác nhau. Trong những nghiên cứu sau này, các học giả tập trung nhiều hơn vào những bên liên quan có mức độ ảnh hưởng lớn tới chiến lược môi trường (Buysse & Verbeke, 2003; Sharma & Henriques, 2005). Do vậy, sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp (meta-analysis) là cần thiết để nhận dạng những bên liên quan có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp.
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 257 Tiếp theo, tác giả phân tích cơ chế quản lý của các bên liên quan (cách thức từng bên liên quan ảnh hưởng tới chiến lược môi trường). Về cơ bản, cơ chế gây áp lực của các bên liên quan là rất khác nhau do sự khác biệt về thuộc tính của nhóm hoặc tổ chức. Li et al. (2018) đã đề xuất một khuôn khổ quản lý xanh, trong đó nhóm tác giả phân loại thành: cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý hành chính và cơ chế quản lý xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng áp lực cưỡng chế và áp lực xã hội để đại diện cho cơ chế cưỡng chế từ cơ quan quản lý, tổ chức bên thứ ba và cộng đồng. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng áp lực bên trong đại diện cho cổ đông, ban quản trị và người lao động trong doanh nghiệp. Xuất phát từ áp lực từ chuỗi cung ứng và cạnh tranh trên thị trường, trong nghiên cứu này cũng bổ sung thêm áp lực từ thị trường. 2.3. Cơ chế ảnh hưởng của các bên liên quan Dựa trên những nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy để khám phá cơ chế ảnh hưởng của các bên liên quan lên chiến lược môi trường doanh nghiệp thì cần nhóm chúng vào các nhóm khác nhau, từ đó có thể nhìn thấy sự khác biệt giữa các nhóm và cho phép chúng ta có một cái nhìn đa chiều hơn về cơ chế ảnh hưởng. Từ các nghiên cứu, tác giả phân loại áp lực bên liên quan thành 4 nhóm: áp lực bên trong, áp lực cưỡng chế, áp lực thị trường và áp lực xã hội là đại diện cho các bên liên quan: cổ đông, người lao động, nhà quản trị, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng, hiệp hội ngành, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và người mua. - Áp lực bên trong: Các bên liên quan bên trong (nội bộ) có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành chiến lược môi trường, những nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào các bên liên quan bên trong là cổ đông, nhà quản trị và người lao động (Delmas & Toffel, 2004; Singh et al., 2014). Henriques và Sadorsky (1999) tin rằng cổ đông có ảnh hưởng lớn đến phản ứng chiến lược môi trường của doanh nghiệp và hành vi môi trường của doanh nghiệp phản ánh nhận thức môi trường của cổ đông. Những cổ đông lớn thường bị ảnh hưởng bởi danh tiếng môi trường và hiệu quả sản xuất và họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp triển khai một chiến lược môi trường tích cực. Testa et al. (2018) cho rằng áp lực từ cổ đông sẽ thúc
- 258 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... đẩy doanh nghiệp tích cực giới thiệu hệ thống quản trị môi trường. Thêm vào đó, với sự gia tăng các nhà đầu tư trách nhiệm xã hội trong những năm gần đây hàm ý rằng hiệu quả môi trường sẽ là một lợi thế cạnh tranh để thu hút nhà đầu tư và đạt được lợi ích đầu tư (Deng et al., 2013). Bên cạnh cổ đông, những nghiên cứu gần đây cũng tập trung vào nhà quản trị bên trong. Những nhà quản trị chịu trách nhiệm cho các hoạt động vận hành hàng ngày và liên quan trực tiếp tới các thực hành quản trị môi trường. Do vậy, nhận thức môi trường của nhà quản trị là một yếu tố cốt lõi ảnh hưởng chiến lược môi trường. Khi các nhà quản trị cấp cao quan tâm nhiều hơn tới vấn đề môi trường, họ sẽ phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho các hoạt động quản trị môi trường để triển khai các đổi mới về môi trường. Các mối quan tâm môi trường của nhà quản trị có ảnh hưởng tới chiến lược đổi mới về môi trường do ban quản trị hy vọng có thể tạo ra ấn tượng với các bên liên quan bên ngoài về sự quan tâm của doanh nghiệp tới các vấn đề môi trường thông qua chiến lược môi trường (Eiadat et al., 2008). Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng nhận thức môi trường của ban quản trị có ảnh hưởng tích cực đến triển khai chiến lược môi trường (Buysse & Verbeke, 2003; Liu et al., 2010). Bên cạnh cổ đông và nhà quản trị, người lao động cũng là một bên liên quan đáng quan tâm, họ không chỉ đóng vai trò là một bên liên quan mà còn là một nguồn lực của doanh nghiệp. Người lao động là một bên liên quan quan trọng, là thành phần cốt lõi trong phổ biến các tri thức thực hành môi trường tốt và thúc đẩy sự cải thiện các kết quả môi trường (Sharma & Henriques, 2005). Những nghiên cứu gần đây chỉ ra những ảnh hưởng của người lao động đến chiến lược môi trường, một mặt là thông qua nhận thức của họ về vấn đề môi trường, mặt khác khi so sánh với các bên liên quan khác thì người lao động có ảnh hưởng trực tiếp nhiều hơn tới hành vi chiến lược môi trường của doanh nghiệp. Các kết quả thực nghiệm cho thấy mối tương quan tích cực giữa mức độ hợp tác doanh nghiệp và người lao động tới triển khai một chiến lược môi trường chủ động (Alt et al., 2015). - Áp lực thị trường: Áp lực thị trường đến từ các bên liên quan trong thị trường bao gồm các bên liên quan đến cạnh tranh và chuỗi cung ứng. Để đạt được lợi
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 259 thế cạnh tranh, các chủ thể trong thị trường phải không ngừng nâng cao các công nghệ môi trường, từ đó đặt ra áp lực lên doanh nghiệp. Trước tiên, cơ chế áp lực từ thị trường đến từ đối thủ cạnh tranh. Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành không ngừng áp dụng công nghệ môi trường để cải thiện hoạt động sản xuất và kinh doanh, các bên liên quan bên ngoài sẽ có xu hướng nghiêng về phía các đối thủ này để chọn mua sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, các đối thủ giới thiệu và áp dụng công nghệ môi trường sẽ đạt được sự nhận biết cao hơn từ phía các bên liên quan bên ngoài (Bansal & Roth, 2000), từ đó sẽ chiếm thị phần của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược môi trường để cạnh tranh và giành lại lợi thế thị trường. Bên cạnh đối thủ cạnh tranh, tổ chức hiệp hội ngành hàng cũng điều tiết hành vi môi trường của doanh nghiệp thông qua thiết lập các tiêu chuẩn và chuẩn mực của ngành (Delmas & Montes-Sancho, 2010). Các doanh nghiệp thành viên trong hiệp hội ngành hàng sẽ đối mặt với áp lực môi trường từ các tiêu chuẩn và chuẩn mực này, do vậy sẽ có xu hướng triển khai một chiến lược môi trường chủ động hơn. Hiệp hội ngành hàng có thể thúc đẩy một bầu không khí bảo vệ môi trường trong tổ chức và giám sát các hành vi môi trường của doanh nghiệp bằng cách gửi đi các tín hiệu về lợi ích của áp dụng hệ thống quản trị môi trường (Testa et al., 2012). Thêm vào đó, hiệu ứng tiêu chuẩn trong hiệp hội ngành hàng cũng gây áp lực lên doanh nghiệp và buộc doanh nghiệp có thể phải bắt chước các hệ thống quản trị môi trường từ đối thủ cạnh tranh. Nhà cung ứng và người mua cũng là những bên liên quan quan trọng trong nhóm thị trường có ảnh hưởng tới việc thiết lập chiến lược môi trường trong doanh nghiệp (Liu et al., 2010; Testa et al., 2012). Những nghiên cứu gần đây đã khám phá ảnh hưởng của áp lực môi trường lên các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và phát hiện ra rằng một doanh nghiệp áp dụng chiến lược môi trường chủ động có thể đạt được niềm tin trong chuỗi cung ứng (Sharfman & Shaft, 2009). Mặt khác, các nhà cung ứng xanh có thể hạn chế hành vi gây ô nhiễm của các doanh nghiệp ở cuối nguồn cung ứng thông qua đánh giá (Gimenez & Sierra, 2013), danh tiếng (Chen et al., 2018) và cơ chế mạng lưới (Chkanikova & Mont, 2015) của cả hai bên, sau đó yêu cầu doanh nghiệp mua phải cải thiện chiến lược môi trường. Mặt khác, người mua cũng có thể gây sức ép bằng cách tẩy chay tập thể hoặc các vụ kiện để
- 260 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... ảnh hưởng tới chiến lược môi trường của doanh nghiệp (Horbach et al., 2012; Jiang & Bansal, 2003). - Áp lực cưỡng chế: Áp lực cưỡng chế đến từ chính phủ, cơ quan quản lý và chính sách pháp luật. Áp lực cưỡng chế bắt buộc doanh nghiệp phải thực thi các thực hành xanh bằng cách sử dụng công cụ trừng phạt gây ô nhiễm môi trường hoặc thuế bảo vệ môi trường. Áp lực cưỡng chế dưới dạng các quy định về môi trường được sử dụng để thúc đẩy các thực hành môi trường trong doanh nghiệp bằng quyền lực hành chính, từ đó buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược môi trường. Mặt khác, quyền lực hành chính từ các quy định thể hiện qua kiểm soát ô nhiễm từ hành vi xả thải ra môi trường của doanh nghiệp. Quyền lực hành chính cũng khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các hệ thông quản trị môi trường (Johnstone & Labonne, 2009) như ISO 14001 và công nghệ đổi mới sinh thái (Antonioli et al., 2013) để cải thiện chất lượng kiểm soát ô nhiễm và công nghệ ngăn chặn ô nhiễm. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng áp lực môi trường từ chính phủ và các cơ quan quản lý trong một số trường hợp không thể định hướng cho hành vi môi trường của doanh nghiệp. Điển hình là Palmer et al. (2018) và Kassinis và Vafeas (2006) cho rằng các quy định môi trường quá chặt chẽ gây ra gánh nặng chi phí lên doanh nghiệp và doanh nghiệp khó chấp nhận những chi phí này. Wang et al. (2017) phát hiện ra có một mối quan hệ hình chữ “U” ngược giữa các mức độ điều tiết của chính phủ và hành động môi trường trong các nghiên cứu với các doanh nghiệp tại thị trường Trung Quốc. Chính phủ không thể tăng đầu tư cho hành động bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp (Zhou & Shen, 2019). Mặc dù không có thỏa thuận nào về cơ chế đứng đằng sau áp lực cưỡng chế của chính phủ và cơ quan quản lý đối với phản ứng chiến lược về môi trường của doanh nghiệp, nhưng nó vẫn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chiến lược môi trường doanh nghiệp. - Áp lực xã hội: Áp lực xã hội đến từ các chuẩn mực và hành động được thể chế hóa mà qua đó công chúng và các tổ chức phi chính phủ đóng một vai
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 261 trò quan trọng trong chiến lược môi trường doanh nghiệp (Jennings & Zandbergen, 1995; Zhu et al., 2016). Nhận thức về môi trường của công chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của doanh nghiệp liên quan tới trách nhiệm xã hội môi trường (Marquis et al., 2007), bởi vì các chuẩn mực xã hội quyết định các hành động của doanh nghiệp có giá trị xã hội hay không. Nhận thức về vấn đề môi trường sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của công chúng đối với các vấn đề môi trường (Sexton & Sexton, 2014). Khi công chúng có một nhận thức mạnh mẽ, họ sẽ gây sức ép lên doanh nghiệp. Các nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng khi công chúng có nhận thức mạnh mẽ về môi trường thì các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn (Sine & Lee, 2009). Các nghiên cứu về chiến lược môi trường chỉ ra rằng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhận thức môi trường và quan tâm tới môi trường hơn trong việc ra các quyết định kinh doanh (Lee & Lounsbury, 2015). Tuy nhiên nhận thức về môi trường của công chúng có ít ảnh hưởng tới hành vi môi trường của doanh nghiệp, họ triển khai các hành động môi trường đơn giản vì lợi ích kinh tế hơn là sự chú ý từ cộng đồng. Bên cạnh nhận thức công chúng, ảnh hưởng từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng đáng quan tâm. Các tổ chức này hoạt động như là một bên giám sát thứ ba đối với môi trường tự nhiên, giám sát các hành vi môi trường của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng NGOs có thể tham gia tích cực vào quá trình quản trị xanh của doanh nghiệp bằng cách ảnh hưởng tới danh tiếng thông qua các cơ chế gián tiếp như công khai chỉ trích và theo đuổi các vụ kiện về môi trường, từ đó ảnh hưởng tới chiến lược môi trường (Eesley & Lenox, 2006; Sharma & Henriques, 2005). Các nghiên cứu gần đây cũng khẳng định cơ chế giám sát môi trường của NGOs đã làm thay đổi chiến lược môi trường trong doanh nghiệp (Maggioni & Santangelo, 2017). 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu phân tích tổng hợp (meta-analysis) Phân tích tổng hợp là một phương pháp phân tích thống kê dựa trên kết quả của các nghiên cứu định lượng trước đó, tích hợp và sáp nhập nhiều nghiên cứu có cùng chủ đề, từ đó có thể đưa ra một kết luận
- 262 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... khái quát hơn từ những nghiên cứu này. Do đó, phân tích tổng hợp là một phương pháp định lượng cho phép đưa ra một cái nhìn tích hợp về các lý thuyết cùng chủ đề và giảm các sai số chủ quan của các bài tổng quan nghiên cứu định tính truyền thống. Trong những năm gần đây, meta-analysis đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về quản trị. Ví dụ như: Nason và Wiklund (Nason & Wiklund, 2018) đã áp dụng meta-analysis để khám phá mối quan hệ giữa quan điểm dựa trên nguồn lực và sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Dựa trên nghiên cứu về áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp, vẫn còn một số quan điểm trái chiều về cách đo lường chiến lược môi trường thông qua dữ liệu chuẩn như: các báo cáo hàng năm của doanh nghiệp và báo cáo về trách nhiệm xã hội (Walls et al., 2011). Điều này gây khó khăn cho phân tích với lượng mẫu lớn, vì các nghiên cứu chủ yếu sử dụng bảng hỏi, do vậy tạo ra những giới hạn với kết luận nghiên cứu. Bằng cách kết hợp những kết quả nghiên cứu giống nhau, phân tích meta-analysis có thể giúp đạt được một kết quả nghiên cứu khái quát hơn, nhấn mạnh tới những hạn chế của nghiên cứu hiện tại, và để xuất các định hướng với bên liên quan cũng như chiến lược môi trường doanh nghiệp. 3.2. Phương pháp tìm kiếm dữ liệu Bước đầu tiên trong phân tích meta-analysis là tìm kiếm các nghiên cứu về chủ đề áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp. Quá trình này gồm ba bước: lựa chọn cơ sở dữ liệu, thu thập các nghiên cứu và truy xuất nghiên cứu. Bước đầu tiên là lựa chọn cơ sở dữ liệu. EBSCO, Elsevier, Emerald, Spinger, Wiley, JSTOR, MDPI và Google Scholar là các cơ sở dữ liệu để tìm kiếm các nghiên cứu uy tín và phù hợp. Bước tiếp theo là thu thập các nghiên cứu. Để tìm kiếm các nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học, tác giả sử dụng phương pháp của (Mura et al., 2018) bao gồm thiết lập ba nhóm từ khóa: đối tượng nghiên cứu, tính bền vững và giải pháp. Mỗi một lần, tác giả sẽ trích xuất một từ khóa từ mỗi nhóm và loại bỏ những mẫu trùng lặp. Danh sách các từ khóa ở trong Bảng 1.
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 263 Bảng 1. Các từ khóa sử dụng để tìm kiếm nghiên cứu Nhóm 1: Đối tượng Nhóm 2: Tính bền vững Nhóm 3: Giải pháp nghiên cứu Corporate Enterprise Environment* Strategy Company Green Practice Firm Ecol* Management Sustainab* Proactivity Social Responsibility Policy Initiative * Các tìm kiếm bằng công cụ fuzzy với các từ khóa liên quan Cuối cùng, tác giả loại bỏ bớt những nghiên cứu không phù hợp. Dựa trên các nghiên cứu được thu thập, tác giả đánh giá mức độ liên quan của nghiên cứu với chủ đề áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp dựa trên tiêu đề nghiên cứu, tóm lược và từ khóa. Tiếp theo, tác giả đánh giá phương pháp nghiên cứu, loại bỏ các bài viết phân tích lý thuyết, tổng quan lý thuyết, nghiên cứu tình huống và chỉ giữ lại các nghiên cứu định lượng thuần túy. Quá trình này được thực hiện bởi hai tác giả độc lập, những bất đồng trong việc loại bỏ sẽ được thảo luận công khai và đi đến thống nhất. Kết quả thu được 58 nghiên cứu phù hợp trong số 32.001 nghiên cứu được tìm kiếm. 3.3. Mã hóa dữ liệu, trích xuất và xử lý các chỉ số 3.3.1. Mã hóa và trích xuất dữ liệu Dựa trên các nghiên cứu được thu thập, tác giả tiến hành mã hóa thông tin của mẫu. Thông tin mã hóa bao gồm: thông tin xuất bản (tác giả, năm xuất bản, tạp chí), nguồn mẫu (ngành và quốc gia), phân loại bên liên quan và trích xuất dữ liệu mẫu (hệ số tương quan). Toàn bộ quá trình được thực hiện bởi hai tác giả độc lập, những bất đồng trong quá trình xử lý được đưa ra thảo luận để đi đến kết luận chung, sau đó quá trình mã hóa được thực hiện đồng nhất. 3.3.2. Tính toán mức độ ảnh hưởng Trong phân tích tổng hợp (meta-analysis), tác giả thu thập các hệ số tương quan giữa áp lực của bên liên quan và chiến lược môi trường
- 264 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... doanh nghiệp. Sau đó áp dụng phương pháp của L. V. Hedges và Olkin (1986) được biết đến là một trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong các nghiên cứu quản trị (Zubeltzu-Jaka et al., 2018). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ số tương quan bình quân có trọng số (Field & Gillett, 2010). Trước tiên, theo Hunter và Schmidt (1990), tác giả đã chuyển đổi các hệ số tương quan bình quân có trọng số thành hệ số Fisher’s z, đây là chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng trong phân tích meta-analysis. Hệ số Fisher’s z được tính bằng công thức: Fisher’zi = Trong đó ri là hệ số tương quan của áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp. Tiếp theo, các tác giả tính toán hiệu ứng bình quân có trọng số zr theo công thức: Trong đó, N là tổng số nghiên cứu thu thập được trong phân tích meta-analysis, wi là giá trị trọng số của nghiên cứu i. Ngoài ra, các tác giả cũng tính toán các chỉ số Cocharam’s Q và Higgins’ I2 để phân tích tính đồng nhất về số liệu thống kê của hai nghiên cứu khác nhau. Công thức tính các chỉ số này như sau: Sau đó, nhóm tác giả đánh giá độ lệch công khai trong phân tích tổng hợp (meta-analysis) có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Độ lệch công khai phản ánh thực tế là các nghiên cứu có ý nghĩa thường dễ được chấp nhận hơn là các nghiên cứu không có ý nghĩa. Bài báo giới thiệu hệ số an toàn thất bại Rosenthal để kiểm định độ lệch công khai, được phát triển bởi Rosenthal (1979). Công thức tính chỉ số này là: Nfs =
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 265 Trong đó, Nfs là hệ số an toàn thất bại Rosenthal, Zi là giá trị Z-value của nghiên cứu thứ i. Trong nghiên cứu này, phân tích meta-analysis được thực hiện trên phần mềm Stata 14.0. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích ảnh hưởng chủ yếu Bảng 2 chỉ ra những ảnh hưởng chủ yếu từ áp lực bên liên quan lên chiến lược môi trường doanh nghiệp. Trước tiên, tác giả kiểm định tính không đồng nhất trong phân tích meta-analysis để đánh giá liệu rằng có hay không tính không đồng nhất giữa các nghiên cứu kết hợp. Tác giả áp dụng chỉ số Cocharam Q và Higgins I2 để kiểm định các ảnh hưởng chính và xác định vô hiệu giả thuyết tính đồng nhất bị bác bỏ ở mức ý nghĩa với giá trị Q value dưới mức ảnh hưởng chính (p < 0.01) trong khi giá trị I2 > 92%. Theo quy luật 75% được đề xuất bởi Hunter và Schmidt, có sự không đồng nhất khi kết hợp các nghiên cứu. Đối với các nghiên cứu có tính không đồng nhất, các nghiên cứu hiện có cho rằng nên sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên để kết hợp, trong khi khoảng tin cậy được tính toán bởi mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên lớn hơn so với mô hình ảnh hưởng cố định (Hedges, 1983). Do đó, nghiên cứu này sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên để ước lượng. Sau đó, tác giả kiểm định đô lệch công khai tồn tại trong các nghiên cứu meta-analysis bằng cách sử dụng hệ số Rosenthal Fail-Safe N (Nfs). Kết quả cho ra rằng hệ số Nfs nhìn chung lớn hơn 5K+10 (K đại diện cho cỡ mẫu của nghiên cứu), điều này hàm ý rằng ngay cả khi tồn tại độ lệch công khai thì kết quả vẫn tương đối chắc chắn. Dựa vào kết quả phân tích meta-analysis, có thể thấy ảnh hưởng kết hợp của áp lực bên liên quan lên chiến lược môi trường doanh nghiệp được ước lượng khoảng 0,249 (Với Z-value là 10,97, p < 0,01), 95% khoảng tin cậy của ảnh hưởng là tích cực, điều đó hàm ý mối quan hệ thuận chiều có ý nghĩa giữa hai biến. Các chiến lược môi trường được chia làm hai loại: chiến lược chủ động và chiến lược bị động. Tác giả phát hiện ra rằng áp lực của bên liên quan lên chiến lược môi trường chủ động có giá trị ảnh hưởng là 0,286 (Z-value là 6,56, p < 0,01) và lên chiến lược môi trường bị động có giá trị ảnh hưởng là 0,230 (Z-value là 3,05, p < 0,05).
- 266 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Dựa vào phân tích trên, có thể kết luận rằng áp lực bên liên quan có ảnh hưởng thuận chiều lên chiến lược môi trường doanh nghiệp và áp lực bên liên quan có ảnh hưởng lớn hơn lên chiến lược môi trường chủ động. Bảng 2. Kết quả các ảnh hưởng chủ yếu 95% khoảng Nhóm tin cậy Q bên liên N Fisher’s Z Mức Mức I2 Z Nfs Test quan độ thấp độ cao hơn hơn Ảnh hưởng 58 0,249 0,205 0,294 692,97** 91,77% 10,97** 18.008,999 chủ yếu Bị động 10 0,230 0,083 0,378 169,13** 94,68% 3,05** 544,178 Chủ động 38 0,286 0,200 0,371 903,14** 95,90% 6,56** 10.223,476 Trong đó: N là số lượng nghiên cứu, †p
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 267 Bảng 3. Ảnh hưởng của các bên liên quan tới chiến lược môi trường doanh nghiệp 95% khoảng tin cậy Nhóm bên Fisher’s N Mức độ Mức độ Q Test I2 Z Nfs liên quan Z thấp hơn cao hơn Nhóm bên trong: 26 0,242 0,185 0,300 89,26** 71,99% 8,27** 2369,955 - Cổ đông 5 0,253 0,107 0,399 18,66** 78,56% 3,39** 97,819 - Nhà quản trị 17 0,254 0,197 0,312 38,39** 58,32% 8,65** 1152,570 - Người lao động 7 0,238 0,135 0,341 16,69** 64,06% 4,54** 138,051 Nhóm cưỡng chế: 29 0,214 0,158 0,270 173,99** 83,91% 7,46** 3401,429 - Chính quyền 29 0,214 0,158 0,270 173,99** 83,91% 7,46** 3401,429 Nhóm thị trường: 26 0,210 0,163 0,258 186,79** 86,62% 8,77** 3551,594 - Người mua 13 0,228 0,171 0,285 30,06** 60,07% 7,83** 707,850 - Nhà cung ứng 8 0,189 0,123 0,255 27,57** 74,61% 5,60** 335,069 - Đối thủ cạnh tranh 9 0,208 0,118 0,299 106,21** 92,57% 4,52** 625,380 - Hiệp hội 6 0,192 0,095 0,290 6,57 23,91% 3,88** 36,111 Nhóm xã hội: 11 0,089 0,051 0,128 18,04† 44,57% 5,01** 204,800 - ENGOs 7 0,088 0,040 0,135 14,04* 57,27% 3,64** 111,780 - Cộng đồng 7 0,169 0,095 0,244 16,42* 63,46% 4,46** 140,168 Do trong nhóm hiệp hội ngành có Nfs nhỏ hơn 5N + 10 (là 40), tác giả đã sử dụng biểu đồ hình phễu để kiểm tra điều này và xác định rằng biểu đồ hình phễu nói chung là đối xứng, điều này cho thấy độ lệch công khai được kiểm soát; †p
- 268 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Đối với yếu tố đặc điểm ngành, tác giả chia thành các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và các doanh nghiệp trong ngành phi sản xuất. Kết quả chỉ ra rằng đối với những doanh nghiệp trong ngành phi sản xuất bị ảnh hưởng bởi áp lực bên quan mạnh hơn. Nguyên nhân có thể là các doanh nghiệp phi sản xuất trong mẫu bao gồm chủ yếu là các doanh nghiệp dịch vụ với đặc thù chi phí cho đổi mới công nghệ phục vụ mục đích môi trường và chi phí kiểm soát ô nhiễm không tốn kém. So sánh với những doanh nghiệp sản xuất, rõ ràng các doanh nghiệp trong ngành phi sản xuất dễ dàng thay đổi chiến lược môi trường hơn để thích ứng với áp lực môi trường của các bên liên quan. Bảng 4. Ảnh hưởng kiểm soát của nhân tố trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm ngành 95% khoảng tin cậy Yếu tố Fisher’s Mức Mức Q N I2 Z Nfs bối cảnh Z độ độ Test thấp cao hơn hơn Nước phát 42 0,273 0,218 0,329 561,15** 92,69% 9,67** 10.578,122 triển Nước đang 16 0,189 0,110 0,267 127,56** 88,24% 4,73** 967,422 phát triển Ngành sản 32 0,232 0,175 0,289 242,69** 87,23% 7,95** 4839,005 xuất Ngành phi 08 0,358 0,301 0,416 5,90 0,00% 12,21** 372,628 sản xuất Trong đó: N là số lượng nghiên cứu, †p
- Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 269 Trước tiên là tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu về chiến lược môi trường đối với các doanh nghiệp trong những ngành hàng gây ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu ở trên thể hiện các doanh nghiệp trong những ngành hàng gây ô nhiễm cao dường như không nhạy cảm với áp lực của bên liên quan để thay đổi hành vi, họ vẫn tiếp tục gây ô nhiễm môi trường tự nhiên qua các hoạt động sản xuất. Giải pháp cho vấn đề này là khuyến khích những doanh nghiệp chuyển đổi ngành định hướng xanh. Tuy nhiên cơ chế chuyển đổi và những nền tảng vi mô về thay đổi chiến lược môi trường cần được làm rõ thêm. Vấn đề tiếp theo là môi trường tự nhiên với vai trò là một nguồn lực chung cần được xem xét khi phân tích áp lực bên liên quan lên chiến lược môi trường doanh nghiệp. Starik (1995) là tác giả đầu tiên coi môi trường tự nhiên như là một bên liên quan quan trọng khi nghiên cứu về hành vi doanh nghiệp. Do vậy chúng ta cần mở rộng phạm vi của khái niệm bên liên quan phải bao gồm những thực thể không phải là con người. Bằng cách xem môi trường tự nhiên, một tài sản chung của xã hội ở một vai trò quan trọng hơn thì cơ chế ảnh hưởng của áp lực bên liên quan sẽ rõ ràng hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. 6. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu và thảo luận, có thể kết luận rằng áp lực bên liên quan có ảnh hưởng ý nghĩa tới chiến lược môi trường doanh nghiệp, điều này hoàn toàn trùng lặp với nhiều nghiên cứu gần đây (Singh et al., 2014). Thông qua phân loại chiến lược môi trường thành 02 nhóm: chiến lược chủ động và chiến lược bị động, tác giả phát hiện ra rằng áp lực bên liên quan có ảnh hưởng thuận chiều lớn hơn đối với các doanh nghiệp triển khai chiến lược môi trường chủ động. Thêm vào đó, trong số các bên liên quan thì nhóm các bên liên quan bên trong (nội bộ) có ảnh hưởng lớn nhất tới chiến lược môi trường doanh nghiệp. Bên liên quan các nhà quản trị thuộc nhóm bên trong (nội bộ) là nhân tố chủ yếu chi phối tới triển khai chiến lược môi trường doanh nghiệp. Tác giả cũng kiểm định các yếu tố trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm ngành hàng có hay không kiểm soát mối quan hệ giữa áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp.
- 270 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Đóng góp của nghiên cứu thể hiện ở 03 khía cạnh: Một là kiểm định mối quan hệ giữa áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường doanh nghiệp dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp (meta-analysis) các nghiên cứu có liên quan. Hai là, kết luận chung từ nghiên cứu là các áp lực từ bên liên quan bên trong là động lực chính trong triển khai chiến lược môi trường doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là một số lượng lớn nghiên cứu trước đây là mẫu trong nghiên cứu này đồng nhất với kết luận nhóm bên liên quan bên trong là áp lực chính trong triển khai chiến lược môi trường. Ba là, kiểm định mối quan hệ giữa áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường có hay không bị chi phối bởi các yếu tố bối cảnh: trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm ngành hàng. Kết luận là mối quan hệ này cũng bị chi phối bởi những yếu tố bổ sung. Bên cạnh những thành công, nghiên cứu này cũng bộc lộ những hạn chế cần làm rõ trong các nghiên cứu tiếp theo. Trước tiên, các nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào hiệu ứng tổng hợp của nhiều bên liên quan khác nhau lên chiến lược môi trường doanh nghiệp. Nền tảng của chiến lược môi trường không chỉ phụ thuộc vào việc ra quyết định của bên liên quan là nhà quản trị bên trong mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ hợp tác trong quản trị giữa nhiều bên liên quan, cả bên trong và bên ngoài. Các nghiên cứu tiếp theo cũng có thể khai thác chủ đề áp lực bên liên quan và chiến lược môi trường bị động, đây là chủ đề có rất ít nghiên cứu và chúng ta cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm rõ vấn đề nguyên nhân vì sao doanh nghiệp có phản ứng tiêu cực (bị động) với vấn đề môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alt, E., Díez-de-Castro, E. P., & Lloréns-Montes, F. J. (2015), Linking Employee Stakeholders to Environmental Performance: The Role of Proactive Environmental Strategies and Shared Vision. Journal of Business Ethics, 128(1), 167-181. https://doi.org/10.1007/s10551-014-2095-x 2. Antonioli, D., Mancinelli, S., & Mazzanti, M. (2013), Is environmental innovation embedded within high-performance organisational changes? the role of human resource management and complementarity in green business strategies. Research Policy, 42(4), 975-988. https://doi. org/10.1016/j.respol.2012.12.005
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Học thuyết phát triển kinh tế bền vững: Phần 1
216 p | 197 | 65
-
Quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng – Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam
8 p | 44 | 7
-
Phân tích các bên liên quan trong quy trình chính sách - PGS. TS Triệu Văn Cường
82 p | 14 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Đề cương môn học
10 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn