VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN NGÀY NAY
lượt xem 747
download
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nguồn gốc và khái niệm về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN NGÀY NAY
- BÀI THUYẾT TRÌNH VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HOÁ CHO SINH VIÊN NGÀY NAY. I. Khái niệm: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nguồn gốc và khái niệm về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Nhật Ký Trong Tù, phần cuối). Như vậy, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù “sinh tồn” để kiến giải phạm trù văn hoá. Người coi văn hoá là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Văn hoá là kiến trúc thượng tầng của xã hội. Chính trị, xã hội có giải phóng thì văn hoá mới phát triển được. Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá. Văn hoá phải phục vụ chính trị và thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hoá cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì”văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hoá là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng”. Hồ Chí Minh từng viết: “…xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không nảy sinh được”, “…xã hội thế nào, văn hoá thế ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân, phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, tồi tàn không phát triển được”. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế – chính trị – văn hoá – xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hoá ở vào vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoạt động văn hoá phải thực sự hoà quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hoá phải “thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tr.10, Tr.59) góp phần “soi đường cho quốc dân đi”, tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo lôgich của lập luận này, Hồ Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là “kho taì nguyên vô tận” để khơi dậy những mạch nguồn sáng tạo. Nếu mỗi người xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hồi hả trào tuôn thì khi đó văn hoá sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho. 1
- Gắn văn hoá với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền văn hoá trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề văn hoá của con người vào vị trí những dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hoá – chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp. Thực chất của những tư tưởng này là Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ các giá trị nhân bản là ‘chất liệu”, là “sự nghiệp trăm năm của văn hoá”, mà văn hoá phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm này không chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng một nền văn hoá thuộc về con người, quan trọng hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hoá. Người còn đưa ra quan điểm lớn về xây dựng nền văn hoá dân tộc: - Xây dựng tâm lý: tinh thần dân tộc tự cường. - Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình làm lợi cho dân chúng - Xây dựng xã hội: với mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội - Xây dựng chính trị: dân quyền - Xây dựng kinh tế Đây là những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là những tiêu chí căn bản để xây dựng một nền văn hoá mới mà Người đã tiên liệu từ khi còn phải sống trong gông xiềng của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Cần phải phân biệt khái niệm văn hoá với khái niệm văn minh và khái niệm học vấn: - Giữa văn hoá và học vấn có chỗ giống nhau, có chỗ khác nhau. Trình độ học vấn là để mở mang trí tuệ và tâm hồn, nghĩa là vươn tới trình độ văn hoá, nhưng đó chỉ là điều kiện, khả năng. Trong thực tế, nhiều người đạt trình độ học vấn cao nhưng trong cách sống, cách ứng xứ thì thiếu văn hoá. - Người ta chỉ đồng nhất văn minh với văn hoá khi đối lập văn minh với tàn bạo. Nhưng văn minh là chỉ trình độ phát triển của nhân loại ở một giai đoạn lịch sử nhất định. II. Tính chất nền văn hoá của dân tộc Việt Nam: trong mỗi thời kỳ cách mạng mà Đảng và Hồ Chí Minh xác định tính chất cuả nền văn hoá Việt Nam. 1. Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nền văn hoá được xác định gồm những tính chất: - Tính dân tộc: phải biết giữ gìn, kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. - Tính khoa học: phải tiếp cận với nền văn hoá của thế giới, tiếp thu nền khoa học hiện đại. - Tính đại chúng: nền văn hoá là của toàn xã hội, vì vậy, từng gia đình, từng người dân phải hiểu được “bản sắc văn hoá người Việt”. 2. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần III đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, nền văn hoá được xác định là nền văn hoá: 2
- - Có nội dung xã hội chủ nghĩa: thể hiện tính tiên tiến, khoa học hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Mang tính dân tộc. 3. Từ Đại hội đại biểu lần VIII trở đi, nền văn hoá được xác định là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 4. Năm 1992, trong bản Hiếp pháp mới của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tính chất nền văn hoá được xác định lại là: dân tộc, hiện đại, nhân văn. Dù có những thay đổi, điều chỉnh trong cách diễn đạt thì tính chất nền văn hoá vẫn bao hàm: tính dân tộc, tính khoa học, tính hiện đại, tính nhân văn, tính đại chúng. - Tính dân tộc: biết gìn giữ, kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. - Tính khoa học: phải vận dụng sáng tạo và làm chủ các tri thức khoa học để xây dựng đất nước. - Tính hiện đại: tiếp cận được với nền văn hoá văn minh và hiện đại của thế giới. - Tính nhân văn: thể hiện lòng yêu thương, sự quan tâm con người lẫn nhau trong xã hội. - Tính đại chúng: nền văn hoá đang xây dựng phải là nền văn hoá gần gũi với nhân dân. Hồ Chí Minh cũng nhận định: mỗi cán bộ, mỗi người dân đều phải biết xây dựng một nền văn hoá dưạ trên cơ sở giữ, vay, trả. Giữ: là luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc; Vay là biết cách lựa chọn để tiếp nhận cái hay, cái đẹp của văn hoá người nhằm bổ sung vào cái thiếu, cái dở của ta; trả nghĩa là chúng ta phải biết cách giới thiệu cái đẹp của nền văn hoá ta ra nước ngoài, để bên ngoài nhìn vào biết đó là nền văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá đẹp mà họ cần học hỏi. Trong đó, giữ đóng vai trò quan trọng nhất. Nó là căn bản để phân biệt nền văn hoá cuả dân tộc ta với dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta vay nhưng phải cảnh giác với âm mưu “diễn biến hoà bình” của Chủ Nghĩa Đế Quốc, mà ta có thể trở thành cái bóng của văn hoá họ, mất đi bản sắc văn hoá Việt. III. Chức năng nền văn hoá: Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc mà còn là một nhà văn hoá lớn. Do những hoạt động, đóng góp to lớn của mình, Người đã được UNESCO suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh là nhà văn hoá kiệt xuất vì Người đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại một sự nghiệp văn hoá đồ sộ; Người chính là người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam; Hồ Chí Minh còn là mẫu mực của tinh thần khoan dung văn hoá. Và chính Người đã sớm nhận rõ vai trò và sức mạnh của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Theo Người, văn hoá cũng là một mặt trận, người làm văn hoá là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đây là quan điểm cơ bản nhất, là tư tưởng hạt nhân; nó xác định vị trí, vai trò, chức năng của văn hoá trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này của Người bắt nguồn từ truyền thống ‘văn dĩ tải đạo” của ông cha ta và từ quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Với quan điểm khoa học và cách mạng này, Hồ Chí Minh đã vạch trần và 3
- đập tan luận điểm lừa bịp của thực dân Pháp và tay sai cho rằng “văn hoá chí thượng”, “văn hoá phải đứng trên giai cấp và ở ngoài chính trị”… Khi bàn về chức năng và nhiệm vụ của văn hoá, Người xác định: văn hoá “phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lội ích riêng của mình”; “văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”. Có nghĩa là “văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”. Người cũng từng khẳng định: “văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: “phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”. Người còn khẳng định văn hoá là tinh hoa của dân tộc, do đó phải góp phần khẳng định và gìn giữ bản sắc dân tộc. Người nhấn mạnh ‘phải trau dồi cho văn hoá nghệ thuật có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột cho hết tinh thần dân tộc, phải “chú ý phát huy cốt cách dân tộc trong các tác phẩm nghệ thuật. Người căn dặn các nghệ sĩ: “nghệ thuật của cha ông ta hay lắm, cố mà giữ lấy, “làm công tác nghệ thuật mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu”. Do đó, ta có thể hiểu văn hoá gồm các chức năng: - Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn tồn tại trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. - Nâng cao dân trí. Đó là nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật… - Bồi dưỡng những phẩm chất lành mạnh, luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Văn hoá giúp con người biết được tốt xấu, thúc đẩy sự phát triển xã hội. Dễ nhận thấy chức năng bao trùm của văn hoá là chức năng giáo dục, nghĩa là định hướng xã hội, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi con người vào điều hay, lẽ phải, theo đúng những chuẩn mực xã hội. IV. Các lĩnh vực của nền văn hoá: 1. Văn hoá giáo dục: mục tiêu của văn hoá giáo dục là phải thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục. Dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức (chức năng 2); nuôi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp (chức năng 1); những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân, giáo dục để đào tạo những con người có ích cho xã hội (chức năng 3). Phải xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung dạy thật khoa học, thật hợp lý, toàn diện, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải gằn liền với thực tiễn, học tập phải kết hợp vói lao động sản xuất. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ có đức có tài. Có thể nói theo cách khác: sự đầu tư vào giáo dục là nhằm xây dựng được những nhân cách, mà trong đó đức gắn chặt với tài, ý chí và tình cảm hoà quyện, bản sắc dân tộc hài hoà với tinh hoa nhân loại. Nhân cách xã hội chủ nghĩa là mục tiêu cao nhất của giáo dục – đào tạo. Trong bài viết về “Sự tiến hoá của nhân loại và khả năng đi tắt của những nước chậm phát triển”, André Dazin cho rằng: những nước lạc hậu thường hay lặp lại mô hình xã hội của những nước đi trước. Đó là sai lầm, theo André Dazin, sự ăn cóp mô hình phát triển là thiếu tư duy, vì không bao giờ tồn tại hai quốc gia hoàn toàn giống nhau về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, 4
- truyền thống… Theo ông, khả năng đi tắt được hay không là tuỳ thuộc vào việc tạo ra nhân cách nào. 2. Văn hoá văn nghệ: là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. 3. Văn hoá đời sống: được thể hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, bao gồm: - Đạo đức mới: đầu tiên phải là người có lòng yêu nước, sau là những phẩm chất “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Trên cơ sở đó hình thành những đức tính tốt khác: thật thà, khiêm tốn, đấu tranh cho lẽ phải… - Lối sống mới: trước hết là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, sau đó là sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc, phong tục dân gian và lôí sống văn minh tiên tiến, giữa truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. - Nếp sống mơí: là xây dựng lối sống mới thành thói quen cho mỗi người trong xã hội. V. Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Tại Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khoá VIII, lần đầu tiên Đảng ta ra nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc . Nghị quyết vạch ra” Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là tạo nên cho nền văn hoá ta vừa mang tính tiên tiến, vừa mang bản sắc dân tộc. Hai tính chất này có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng vừa bổ sung, vừa tác động lẫn nhau. 1. Tính tiên tiến của nền văn hoá Việt Nam: nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá thể hiện được tinh thần yêu nước và tiến bộ, tính tiên tiến dựa trên các giá trị cao đẹp và tiến bộ của văn hoá dân tộc và thế giới. Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh – cơ sở chỉ đạo đời sống tinh thần dân tộc, thành tố chất cốt lõi của văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá tiên tiến phải thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng: nói đến nhân văn là nói đến con người, giải phóng và phát triển con người. Nghĩa là không chỉ giải phóng con người ra khỏi ách áp bức bóc lột, bất công mà còn phải giải phóng tiềm năng con người, giúp con người phát triển toàn diện bản thân. Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá mang tinh thần dân chủ: vì dân chủ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hoá. Nó là động lực cho việc phát triển tài năng, là nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá dân tộc để phục vụ cho con người. Nền văn hoá tiên tiến bao gồm tính hiện đại. Nền văn hoá tiên tiến thể hiện hình thức biểu hiện, phương tiện chuyển tải nội dung. 2. Bản sắc dân tộc của nền văn hoá mới: 5
- - Kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của cha ông, bù đắp những thiếu hụt của nền văn hoá cổ truyền, đổi mới văn hoá phù hợp với sự nghiệp phát triển đất nước. Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Văn hoá là đổi mới, đổi mới là văn hoá”. - Phát triển văn hoá dân tộc đi đôi với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu đẹp thêm văn hoá Việt Nam. Trong mọi lĩnh vực, chúng vừa có tư duy độc lập, vừa có cách làm hiện đại, vừa mang sắc thaí Việt Nam. VI. Xây dựng lối sống văn hoá cho sinh viên ngày nay: Tại sao chúng ta đề cập đến vấn đề xây dựng lối sống văn hoá sinh viên ngày nay? Chúng ta đều biết rằng Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, mà việc “có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không. Đó chính là nhờ một phần công học tập của các cháu”. Nghĩa là, sinh viên chính là nền tảng để thực hiện công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Theo thống kê năm 2005, cả nước hiện có 311 trường ĐH, CĐ với hơn 5 triệu sinh viên đại học, cao đẳng, do vậy, việc đào tạo những nhân cách kết hợp giửa đức và tài là một vấn đề quan trọng cuả chức năng văn hoá. Ban thuyết trình đề cập nhiều đến mặt hạn chế trong sinh viên để các bạn hiểu rõ những thiếu sót trong lôí sống sinh viên, và từ đó các bạn tìm ra giá trị những mặt tốt mà sinh viên chúng ta cần. 1. Thực trạng văn hoá sinh viên ngày nay: đề cập đến sinh viên là đề cập đến bộ mặt tương lai của đất nước. Ta thử đi sâu vào những vấn đề đang báo động hiện nay. a) Cách giao tiếp của sinh viên ngày nay: các sinh viên thời @ có trí óc rất tuyệt, làm ăn giỏi giang tới mức siêu việt. Nhưng khá nhiều trong số họ đã có một cách thể hiện ngôn từ rất độc chiêu (theo phong cách xì-tin!). Các bạn thử đọc một đoạn đối thoại nhé - ? thứ thế nào rùi? OK ko? - Cũng phình phường. Chuyện ý có lẽ phải đe-lit (delete) thôi - Ng.ta iu đằng ấy từ lớp 11 đến h. Sao ân-đu (undo) kì vậy? - Phụ huynh chuối lắm. Nói mãi cũng không nghe. “Thổi còi” mấy lần rùi. Người ta “ca-mê-run” lắm rùi. Hồng Lâu Mộng để mà chết à? - Quên, quên, quên đi… Cứ thoải con gà mái đi! Ngại gì. Tình cho không biếu không kia còn chẳng sao mà! Mơ mộng thì nói là Hồng Lâu Mộng. Tưởng nhớ thì nói là Tưởng Giới Thạch. Vô lí thì nói là Vô Lý Thường Kiệt. Đôla thì nói là tiền âm phủ. Bạn gái thì gọi là gà tóc nâu. Bạn trai thì gọi là cửu vạn tân thời.Bố mẹ thì bảo là ông già, bà già. Lôi thôi, luộm thuộm thì nói là Bô-nhếch (Bonek, cầu thủ Ba Lan).v.v… Đó là những lời nói tuỳ hứng, têú táo mà nhiều người cho rằng đó là ngonh từ công nghiệp: ngắn gọn, đủ ý và mang chất “sành điệu”. Ai góp ý thì họ bĩu môi chê là “hâm đơ”, khó tính “tinh vi sờ ti con gà ri”, “Chuyện nhỏ! Nâu (No) vần đề!”. Bây giờ là lúc lo làm ăn sao cho giỏi chứ lúc nào cũng săm soi, xét nét lời lẽ người khác để phê phán thì quả là “tầm”, là “khốt-ta-bít làm ít nói nhiều”. Ngôn từ kiểu như vậy đã tràn vào ngôn từ của đời thường lúc naò không hay và lan toả nhanh chóng như hiệu ứng domino vậy (Có những lúc, nó bùng phát và tác oai tác quái chẳng khác gì cơn bão Xangsane vừ tràn qua miền Trung nước ta). Đáng tiếc là nhiều khi một số tờ báo của ta lại chưa có thái độ nghiêm chỉnh, thậm chí lại vô tình ‘tiếp tay” cho những hiện tượng như vậy. Thực tế thì, cũng đôi khi, chúng ta nghe người ta nói năng bông phèng tếu táo ngoài phòng trà, quán nước hay một nơi tụ tập đông người mà có thể 6
- bỏ qua. Nó cũng tạo ra được một chút vui vẻ, thư giãn. Nhưng viết thành văn, đưa lên mặt báo thì nên thận trọng. Có khả năng chuyên mục dành cho hot boy, hot girl (lên cao tới 100oC) được các báo đăng tải dài dài và lôi cuốn được nhiều bạn đọc tán thưởng. Những tờ báo này lại dành cho giới trẻ đọc say sưa và cũng từ đó mà say sưa sáng tạo. Đó là mới nói đến giao tiếp của các sinh viên (có thể mở rộng cho lớp thanh niên ngày nay) với nhau, mà chưa kể đến việc ăn nói, trả lời không đúng từ của sinh viên dành cho những người lớn hơn họ. Nhiều sinh viên cho rằng người càng lớn tuổi càng lạc hậu, càng bảo thủ, còn sinh viên nghĩa là lúc nào cũng mới, cũng hiện đại. Do đó, lúc nào họ cũng tỏ vẻ hơn được lớp người đi trước. “Việc của ba mẹ là đưa tiền cho con, còn việc học hỏi như thế nào, cách sống ra sao thì con tự lo được”. Why no? Tại sao không? – Đó là một cái tít tiếng Anh giờ đây đã khá phổ biến và trở thành một chương trình của VTV1 rất đắc dụng. Đó là có lúc, chúng ta tự hỏi: Tại sao chúng ta lại không coi chuyện tiếp nhận ngôn ngữ là bình thướng và chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên (để làm phong phú cho mình) nhỉ. Cái gì hay thì ta học chứ tại sao lại cố chấp bảo thủ vậy? Đúng như thế. Có lẽ ít ai phản đối quan điểm đó. Nhưng có nhiều trường hợp, chúng ta phải cẩn thận khi tiếp nhận. Bởi ngôn ngữ là một mặt làm nên bản sắc văn hoá. Chúng ta cần xác lập một thái độ, một bản lĩnh, một nét riêng của ta. Trúc xinh thì trúc đứng một mình ….vẫn cứ xinh. Có nhiều cái thiếu, ta có thể thay thế được. Chứ những cái lệch lạc mang tính văn hoá thì hãy coi chừng. Nó sẽ tồn tại âm ỉ trong cơ thể ta và “di căn” từ thế hệ này sang thế hệ khác. b) Trang phục sinh viên tân thời: vấn đề này đã được báo giới nói rất nhiều, nó không chỉ được bắt gặp nhan nhản ngoài đường phố, mà còn có thể gặp tại những nơi tưởng chừng như không thể nào tồn tại được như … giảng đường. Dạo một vòng quanh các bar, quán cà phê, điều đập vào mắt mọi người trước tiên có lẽ là phong cách ăn mặc hip hop của lứa tuổi teen hiện nay mà chỉ có thể gặp nhiều ở Channel F (Channel Fashion) với quần jean, kaki ống rộng, cạp trễ, nhiều túi, nón lưỡi trai đội ngược, đầu tóc ngũ sắc, áo thun đủ màu và vô số vòng dây quấn quanh cổ, tay hoặc bụng… phải chăng đó cũng là cách mà giới trẻ thể hiện cá tính qua những mẫu quần áo, đầu tóc rập khuôn theo văn hoá Âu – M ỹ? Có thể nói, những mốt trên khi diện ra đuờng thì không ai có thể bắt bẻ bạn được, cùng lắm có người quan tâm thì nhắc nhở bạn coi chừng …trúng gió. Do đó các bạn sinh viên tha hồ thay đổi mốt, có bạn còn mang mốt vào cả giảng đường. Hầu hết các bạn đều muốn biến những bộ trang phục đơn điệu trở nên độc đáo. Và thế là alê hấp các kiểu mốt ra đời. Kiểu 1: “Bảy sắc cầu vồng” Bạn chơi nguyên bộ mũ vàng, áo đỏ, quần nõn chuối, giày da cam… tóm lại là bạn tha hồ “nổi” giữa đám đông. Mọi người sẽ chăm chú nhìn bạn không bỏ sót một chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Nhưng bạn có biết bạn đang làm người ta nóng cả mắt không ? Kiểu 2: “Con nhà nghèo” Những chiếc quần bò mài rách te tua, những chiếc áo ngắn cũn như thể …thiếu vải. Hay những chiếc áo phông vá chằng vá đụp kiểu càng nhiều mảnh càng …mốt. Đó là phong cách khá được ưa chuộng hiện nay. Quần áo ấy mà thêm đôi giầy kiểu khủng bố nữa thì trông đích thị dân ăn chơi. Nhưng liệu bạn đã bao giờ thử hỏi mọi người xung quanh xem họ nghĩ gì về bạn chưa? Bạn không cần quan tâm ư? Tôi nghĩ bạn sẽ không như vậy được đâu vì con người chẳng bao giờ sống tách được khỏi cộng đồng cả. Còn nếu được hỏi thì chắc chắn mọi người sẽ trả lời rằng không muốn nhìn thấy một “lực sĩ năm…45 như bạn”. Bây giờ đã là thế kỷ XXI rồi. 7
- Kiểu 3: “Phong cách…hip-hop” Những chiếc quần “tụt” rộng thùng thình, những chiếc áo đủ loại dayu nhợ, mũ lưỡi trai đội ngược, ba lô con cóc to bè, nếu thêm một chiếc phone nữa thì quả là đầy đủ. Bạn có thể tự hào về kiểu không giống ai của mình rồi. Kiểu 4: “Con nhà…giàu” Một chiếc mũ rộng vành, một áo sát nách, ôm sát người, một chiếc mini zíp ngắn, và cả một đôi bốt thật cao. Đó có phải là phong cách của bạn? Bạn tự hào vì mua những trang phục ấy trong shop đảm bảo hàng xịn 100%. Kiểu 5: “Trong suốt đến không ngờ” Một chiếc áo ngắn trên, hở dưới, trong suốt kiểu: “áo em trắng quá nhìn …xuyên qua”, một chiếc quần jean trễ tới trễ lui, cả dài cả ngố… Đó có phải là phong cách của bạn? Bạn có biết với phong cách ấy sẽ khiên chẳng ai dám gặp ai lần thứ hai không (sợ đi …tông cột). Và còn vô số kiểu khác nữa, nếu muốn biết tường tận mình nghĩ các bạn nên tham quan than thành phố Sài Gòn này 1 vòng…mọi việc rồi sẽ rõ. Sau đây là một số thực tế và nhận xét về vấn đề này: Em ơi, giảng đường “nóng”! báo điện tử 11-05-2007 Thu Hoà, khoa âm nhạc Đại học Văn hoá Hà Nội thì lại phải thường áp dụng một mánh khoé khác để đối phó với nội quy cứng nhắc của trường bằng cách Hoà luôn mang một bộ đồ được cất trong một chiếc túi giấu ở hộp chứa đồ của chiếc xe máy. Sáng và chiều về, Hoà vẫn được ăn mặc “đúng với style của mình” là áo thun bó sát người và váy ngắn. Chỉ có thời gian trên lớp là Hoà phải cố diện những bộ quần áo “đúng đắn”. “Mất thời gian thật đấy, nhưng lại được thoải mái và đẹp” – Hoà nói. Khác với trường hợp trên, Mai – Sinh viên khoa phát thanh – Cao đẳng Truyền hình tuy không dám diện những trang phục hấp dẫn ở trên lớp nhưng lại thoải mái mặc nó ở lớp học thêm tiếng Anh buổi tối. Là lớp học thêm nên không phải tuân thủ nội quy nào nên Mai có thể diện “tất tần tật” những kiểu trang phục mình thích như: áo hai dây, váy ngắn, quần cạp trễ hở hang …mà không sợ ai nhắc nhở hay nguy cơ ngồi viết kiểm điểm cá nhân và nếu có bình phẩm gì thì cũng chẳng đáng bận tâm. Người đối diện nói gì? Bình – Sinh viên Đại học Ngoại ngữ Hà Nội trăn trở nói: “Trên lớp mình cũng có vài cô nàng đỏnh đảnh. Ôi, cách ăn vận của các nàng thì thật kinh khủng, có hôm mình mong có cái lỗ để chui ngay xuống đất mà trốn. Nhóm đó cứ như là thay phiên nhau diễn ra những kiểu áo thiếu vải như áo hai dây, áo thun bó ngắn như bikini. Nhiều lần bị thầy cô nhắc nhở kể cả việc đã từng bị gọi lên khoa viết bản kiểm điểm nhưng họ vẫn cứ chứng nào tật ấy”. Khánh – Sinh viên Đại học Quốc Gia phàn nàn: “Cô bạn Lan ngồi bàn trên mình rất hay diện áo ngoài và áo “trong” có màu tương phản đến lớp khiến lũ con trai bọn mình không tài nào tập trung nghe giảng được. Ai lại, chiếc áo lót lại màu tương phản cứ lồ lộ hiện rõ ra. Bọn mình đã tế nhị nhắc nhở, nhưng cô nàng thản nhiên nói cùn: “Tớ có mặc hở hang gì đâu, vẫn kín đáo đấy chứ. Các cậu không nhìn và suy diễn thì tớ mặc thế chả có vấn đề gì”. Nguyễn Thị Nụ – Trung cấp kế toán – Viện Điện tử CNTT: “Theo mình đến trường thì phải mặc giản dị, kín đáo. Trang phục “thoải mái” đến trường vẫn có thể chấp nhận được nhưng chỉ nên diện những bộ đồ “mát mẻ” khi ở nhà hoặc ra phố”. 8
- Hoàng Văn Hà (SN1981 – Kỹ sư xây dựng – Cty Xây Dựng Sông Đà): “Đến trường mục đích duy nhất là để học vì thế không được ăn mặc thiếu vải quá để con trai trong lớp không tập trung được. Mình là người biết rất rõ điều này”. Hoàng Thị Chuyên (K2C âm nhạc – Đại học Sư phạm kỹ thuật TW): “Trường mình không có quy định sinh viên phải mặc gì đến trường nhưng mình nghĩ mặc áo hai dây hở hang đến lớp là không chấp nhận được”. Ăn mặc là chuyện riêng tư của mỗi người và cách thể hiện cái tôi qua trang phục là phạm trù thuộc về từng cá nhân. Tuy nhiên không phải cứ dùng hàng hiệu, đắt tiền, đúng mốt mới là sành điệu hay ăn mặc hở hang để thu hút sự chú ý của người khác mới là người theo kịp thời đại. Bản lĩnh không chỉ được đánh giá qua những gì đang mặc trên người – dù đó là điều thể hiện gu thẩm mĩ của mỗi cá nhân – mà còn thể hiện qua thành công trong nghề nghiệp với am hiểu thấu đáo về văn hoá mặc. c) Lối sống thụ động của sinh viên: Không chịu học hành, xin điểm, quay cóp là vấn đề được quan tâm nhất của xã hội về sinh viên ngày nay. Khi bước chân vào giảng đường CĐ, ĐH thì nhiều sinh viên tỏ ra không quan tâm đến bài vở nữa, họ muốn bù đắp lại khoảng thời gian không được “thoải mái tự do” ở phổ thông (mà họ không hiểu rằng học ở phổ thông chỉ là cơ sở học vấn đầu tiên cho bước chân vào đời, và thời gian học thời sinh viên chính là bước chân vững chắc nhất để tiến đến thành công tương lai). Với lý do đó, họ lao vào những cuộc vui chơi vô bổ, từ đó sinh ra nhiều hệ lụy như học hành sa sút, tệ nạn xả hội… Theo cuộc khảo sát mới nhất của Vụ văn hoá, Ban tuyên giáo trung ương tiến hành tại 30 ttrường ĐH, CĐ, TCCN trên cả nước thì đa số sinh viên đều muốn đọc sách báo. 73,4% tỷ lệ sinh viên được hỏi luôn có ý thức đọc sách báo nhưng chủ yếu là mượn và chỉ có 47,4% đọc tại thư viện, phòng đọc. Một phần vì diện tích phòng đọc chật hẹ, hoặc giá sách đắt đỏ khiến họ phải mượn bạn bè hoặc đọc “ké” tại các hiệu sách. Ngoài ra, còn có tới 26,6% sinh viên rất ít ngó đến sách chuyên ngành và không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Nhiều khu kí túc xá (KTX) quy mô vài trăm SV nhưng chỉ có một tivi trong diện tích 20m 2 chật hẹp. Điều này làm cho SV không còn hào hứng và cuối cùng phải “quen dần” với tình trạng thiêú thốn. Nhiều cử nhân tương lai của chúng ta “thiếu” và “mù thông tin” ngay giữa thành phố sầm uất. Cũng theo khảo sát này, điều đáng buồn là có không ít sinh viên đã thờ ơ trước những sự kiện trọng đại hoặc thời sự nóng bỏng của cả nước… Với sinh viên Kinh tế mà không nắm những thông tin thời sự thì sau khi tốt nghiệp cử nhân thì sẽ là những tiến sĩ giấy, chỉ biết lý thuyết suông chứ không biết áp dụng thực tế. Tình trạng “sống thử” được coi là biểu hiện đáng lo ngại thứ hai trong đời sống văn hoá của SV, chỉ xếp sau “không chịu học hành, xin điểm, quay cóp”. Hơn 30% SV cho biết đã từng vào các trang web sex. Có tới 60% SV lựa chọn lối sống thụ động. Đây là kết quả từ khảo sát về đời sống văn hoá SV do Ban tư tưởng Văn hoá TW, Bộ GD-ĐT và Văn phòng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá “ của Bộ VHTT phối hợp thực hiện năm 2006 tại 30 trường CĐ, ĐH và TCCN trên toàn quốc. Trào lưu sống thử, những mối tình ri đô và phong trào góp gạo thổi cơm chung tại các nhà trọ đã khiến cho nhiều sinh viên trở thành các cô dâu, chú rể bất đắc dĩ trong các giảng đường Đại học. Vì không thể đứt gánh dùi mài kinh sử nửa chừng nên trong số họ vẫn có những ông bố bà mẹ tiếp tục đến trường mang theo gánh nặng gia đình con cái. 9
- Tình trạng sống thử thường bắt đầu chủ yếu từ tình yêu sinh viên, có thể nói tình yêu sinh viên thường rất trong sáng, vì nó thường là những mối tình đầu tiên của cuộc đời, thế nên it có chuyện vụ lợi, những chuyện đáng tiếc xảy ra. Nhưng thực tế vẫn là thực tế “ta” bên nhau, trên cơ sở “hai ta là tất cả, xung quanh chẳng có ai”. Từ đó, nhiều ‘chốn hai người”, “vườn tình yêu” tự động xuất hiện. Bến tình sinh viên – khu Hồ Đá ở trong công trường ĐHQG TP.HCM, được các sinh viên lãng mạn đặt tên – có khung cảnh lãng mạn: hồ nước, mây, những mô đất mấp mô như đồi thấp, hoa dại, cỏ dại ven đường nhựa mới làm thẳng băng chạy dài hàng km. Hàng loạt đôi sinh viên tìm đến bến tình, và thoải mái “thể hiện” tình cảm ở mọi tư thế, ngay đường sá đông người, thậm chí sát …trạm canh của bảo vệ. Có điều, các bạn sinh viên cũng “vô tư”, chỉ biết mỗi hai người, không để ý rằng đi ngang nhìn rất chướng mắt. Tôi chỉ nghĩ nếu chính các bạn ấy đi vòng một vòng để nghĩ tới cảm giác người qua đường”. Ngoài ra, vườn yêu có khi còn ngay trong khu kí túc xá, như ở KTX Đại học Nông Lâm. Phiá đằng kia là sinh hoạt tập thể đá bóng, bóng chuyền, cầu lông, chênh chếch đằng này, sát bờ rào kế con đường qua lại là những cặp sinh viên gục đầu lên vai nhau ôm hôn tình tứ. Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Thanh (ĐH Nông Lâm) thẳng thắn, “Bọn em nhìn hoài cũng … quen rồi, không thấy lạ như lúc mới nhập học nữa. Nhưng đôi khi có người nhà vào thăm, thấy bố mẹ lo hoảng lên vì sao bạn bè con mình lại như thế thì rất ngại”. … Đến “vườn yêu” tư nhân Không “free” như một số vườn yêu đã kể trên, những vườn yêu như hồ cá sinh viên, cà phê bờ hồ được các chủ kinh doanh cà phê, cho thuê cần câu cá …được tận dụng triệt để. Ngay trong khu hồ cá sinh viên, được xem như một quần thể không gian sinh viên với đầy đủ cà phê chòi, hồ câu cá giải trí, cà phê vườn, nhà trọ sinh viên… Trò chuyện với Thành An (ĐH Nông Lâm), cậu thật thà: “Thực ra, giai đoạn một là dẫn nàng ra cà phê bờ hồ. Thân nhau qua giai đoạn hai trở đi thì dẫn qua bên kia bờ hồ (phần vườn yêu free đã nói vườn yêu này). Vì ngồi đây chỉ hơn cái chỗ và có cà phê uống mà phải trả tiền, cũng có phần ảnh hưởng đến “màng” túi nếu thường xuyên…yêu nhau. Tuy nhiên, vào quán được cái chả bao giờ lo chuyện ngó xe ngó cộ hay không sợ ai đi xin đểu, nên tâm sự thoải mái hơn. …Và thực tế…Những kẻ theo “đời” bỏ cuộc chơi Một khi sinh viên nam và sinh viên nữ sống với nhau như vợ chồng thì sự chung sống đó không còn là thử mà là một cuộc sống thật. Có niềm vui – là niềm vui thật và nếu có hậu quả gì không mong muốn xảy ra thì cũng là hậu quả…thật “trăm phần trăm”. Đang học năm thứ ba nhưng M (một sinh viên ĐH ở Hà Nội) đã khiến cho nhiều bạn bè lẫn các đối tượng si mê ngã ngửa khi tuyên bố sẽ cưới chồng sau khi kết thúc học kỳ. Bạn bè M không nghĩ rằng cô bạn lúc nào cũng nhín nhảnh như trẻ con của mình lại có thể bỏ cuộc chơi trong quãng đường tươi đẹp nhất của đời con gái. Nguyên nhân chính là do khi bắt đầu lên thành phố học, M đã được một anh chàng cùng làng làm công nhân ở Hà Nội bao bọc., Để trả cho những món tiền học phí, tiêu vặt cũng như ăn uống mà anh ta bỏ ra, M đã sống cùng nhà trọ và chấp nhận tình yêu xuất phát từ dựa dẫm nhiều hơn là tình cảm của mình. Đến năm thứ ba thì anh chàng người yêu muốn được cưới sớm, cho chắc ăn vì M ngày càng đẹp gái và có nhiều chàng trai thành phố giàu có để ý. Ban đều, M không đồng ý vì còn đang dang dở việc học hành nhưng anh chàng người yêu một mặt không muốn “phòng ngừa” trong những lần tình cảm với nhau, mặt khác hứa lên hứa xuống 10
- rằng cưới xong M vẫn được tiếp tục đến trường để hoàn thành việc học của mình. Bị dồn ép và nhất là khi phát hiện mình đã có thai M đành chấp nhận cưới vô điều kiện. Khi sống trong tình yêu, họ không hề nghĩ đến những cản trở cũng như vất vả sau khi rời khỏi trường đại học đang chờ đón. Bên cạnh những sinh viên bị dồn ép cưới như M còn có những sinh viên tự nguyện cưới, chấp nhận vừa làm mẹ vừa đến trường. Đa số sinh viên này đều là người tỉnh lẻ có giấc mộng sẽ ở lại thành phố sau khi ra trường. Muốn thực hiện được ước nguyện đó chỉ còn cách là yêu các anh chàng có hộ khẩu thành phố và nhanh chóng đưa họ vào cạm bẫy tình yêu, sau đó chấp nhận những đám cưới khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng dù đứng ở góc cạnh nào thì việc vừa làm vợ, vừa làm mẹ song song với việc tiếp tục học là một thử thách lớn đối với nữ sinh viên đã lỡ theo chồng. Nhưng đièu đáng nói, nhiều nữ sinh viên vẫn xem đây là một hiện tượng xã hội bình thường vì luật pháp cũng như nhà trường không hề cấm họ kết hôn và có con khi đi học. Cộng với lối sống buông thả thậm chí thác loạn của họ dẫn đến việc có con ngoài ý muốn, để rồi tay xách nách mang chuyện con cái, học hành vô cùng khó khăn, dẫn đến hạnh phúc gia đình gặp nhiều sóng gió không kém. Nhận định về vấn đề này, bài: “Đừng nhầm lẫn giữa tình yêu và tình dục”(tác giả Trần Việt Phong) đã viết: Tình yêu thực sự là cả một quá trình thích nhau, tìm hiểu nhau, chia sẻ cho nhau, gắn bó với nhau. Hiện nay, đa số những người nói đang yêu chỉ là đang thích, nhưng đã có quan hệ tình dục. Ở lứa tuổi học sinh, ngộ nhận giữa tình yêu và việc trao gửi thân xác cho nhau là điều gần như không thể tránh khỏi hiện nay. Hiện nay, đa số những người nói đang yêu chỉ là đang thích và thiếu nhiều kiến thức về tâm sinh lý, dẫn tới việc quan hệ tình dục truớc hôn nhân. Đầu tiên, phải bàn tới khái niệm về tình yêu. Đa số thanh thiếu niên chưa có cái nhìn đúng đắn về tình yêu. Trải qua các biến động, va vấp thực tế, tôi thấy được tình yêu là cả một quá trình thích nhau, tìm hiểu nhau, chia sẻ cho nhau, gắn bó với nhau. Đầy đủ các yếu tố thích, hiểu, chia sẻ, gắn bó hai chiều đó mới tạo nên một tình yêu thực sự. Để hạn chế tình trạng quan hệ hôn nhân ở Úc, người ta vừa đề xuất việc đưa những cặp sinh viên yêu nhau cùng chăm sóc một đứa trẻ nhân tạo, nó có khả năng đưa ra những tình huống như: khóc đêm, “đấm dài”,…như những đứa trẻ thật làm như vậy, những sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về khó khăn khi nuôi con khi còn học, từ đó sẽ hạn chế đáng kể việc “góp gạo thổi chung”. Qua khảo sát, tới hơn 30% sinh viên cho biết đã từng vào các trang web sex, 16% không thấy được tác hại của việc sử dụng Internet vào những mục đích không lành mạnh như xem phim sex, đọc thông tin “rác”. Còn lại, phần lớn sinh viên đã nhận thức được rằng sử dụng Internet không đúng mục đích gây tác hại rất lớn. Internet đã cung cấp một lượng thông tin “bão hoà” cho giới trẻ, “bão hoà” ở đây là sinh viên có thể kiếm bất cứ thông tin tốt, xấu, thật, giả, …Nó khác với những thông tin được truyền đạt từ nhà trường, gia đình …được xử lý qua một lăng kính khác. Chính vì vậy, sinhviên rất dễ đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Phan Hải Linh (Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội) coi game online là một trong ba “hiện tượng đáng báo động” ở giới sinh viên. Hải Linh nhận định ‘không thể cấm sinh viên chơi game online vì kể cả khi khoá toàn bộ nhà cung cấp game của Việt Nam, sinh viên sẽ chuyển sang chơi trên server quốc tế. Như vậy càng khó kiểm soát. Nếu không thể cấm thì các cơ quan hữu quan nên có nhiều hơn sự định hướng trong việc chơi game”. 11
- GS Nghiêm Đình Vỳ (Phó Ban khoa giáo TW) đã nhận định: “Cần chuẩn bị hướng tới một phương pháp giaó dục mới, trong đó Internet đóng vai trò chủ đạo để cho ra đời “ một thế hệ cử nhân trưởng thành trên mạng”. Dù online thường xuyên nhưng nhiều cử nhân tương lai lại “mù thông tin” một cách đáng kinh ngạc, một nữ SV tham gia cuộc khảo sát này “hồn nhiên” nói: “Khi nghe nói PMU8, em lại nghĩ đó là …gỗ pơ-mu. Lý giải cho sự thiếu hụt hiểu biết xã hội một cách trầm trọng này, một SV bày tỏ: “Chuyện thời sự chúng em không quan tâm vì còn nhiều việc cần làm hơn.” Trong khi hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp khi tuyển nhân viên đều có một phần kiểm tra kiến thức xã hội,với thái độ vẫn còn thờ ơ với tình hình thời sự như vậy, SV ra trường thất nghiệp cũng là điều không đáng ngạc nhiên. Internet vốn được coi là hình thức cung cấp thông tin nhiều nhất với kết quả khảo sát là 82,5% SV dùng để tìm kiếm thông tin phục vụ học tập. Tuy nhiên, số sinh viên sử dụng Internet cho những mục đích vô bổ cũng không phải là ít với 55% dành cho chat, email 44%, chơi game 35,5% và 20,2% là dùng để kết bạn qua mạng. Thậm chí, nhiều SV đã nghiền game, “net” tới mức độ bỏ học, ký nợ để “sống chung với nó”, riêng các phòng trọ nam SV thì việc “sống chung” với phim sex là chuyện thường ngày ở huyện. Cũng có tới hơn 30% SV được hỏi đã khẳng định mình từng vào trang web sex. Hiện nay, không chỉ web sex phổ biến, mà blog sex cũng đang nở rộ. “Bản thân blog không có gì xấu, nó là một kênh giao lưu bình thường trong cuộc sống hiện đại. Nhưng vì đó là trang nhật ký cá nhân nên khó có thể kiểm duyệt về nội dung. Nội dung trên blog chủ yếu dựa vào ý thức của mỗi cá nhân khi tham gia vào cộng đồng mạng. Hiện đã xuất hiện khá nhiều trang blog”sex”. Bùng nổ blog “sex” sẽ dẫn đến việc một số bạn trẻ ngày càng công khai hoá sex cá nhân, xem nó như một trò tiêu khiển thì thật nguy hiểm. Đặc biệt là ở lứa tuổi học trò mà đa số thích đời sống trên mạng, rất dễ bị lôi cuốn, kích động về tình dục mà hậu quả sẽ rất khó lường…” Ông Đinh Phương Duy (tiến sĩ tâm lý học, chủ tịch Hội khoa học tâm lý – giáo dục TPHCM) Bài báo của tác giả Đặng Trần Hiếu có viết: Xem văn hoá phẩm đồi trụy không phải là giáo dục giới tính: đúng, sex là bản năng của con người, là một chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, con người hơn động vật ở chỗ biết suy nghĩ, không phải chuyện gì cũng làm theo bản năng. Đó củng là lý do con người có đạo đức, mà cái đạo đức này khác nhau giữa các nền văn hoá khác nhau. Nếu là người bình thường, rõ ràng ai cũng có ham muốn, thế nhưng không phải mỗi khi muốn gì là làm nấy, không phải muốn có tiền thì đi ăn cắp, ghét ai thì giết người đó, thích ai thì đi quan hệ tình dục với người đó, nếu ai cũng thế thì xã hội này loạn mất. Không thấy lý do vì đó là bản năng con nguời nên cứ thích là làm được. Phim, truyện sex được tạo ra để phục vụ nhu cầu giải trí của một số người. Chưa có ai nói và chắc cũng không ai có thể nghĩ rằng mục đích của những thứ đó là để giáo dục giới tính. Nói cách khác, xem những thứ đó xong chỉ có kích thích chứ không có thêm được tí kiến thức nào. Với các sinh viên nam, việc tò mò về sex còn dẫn đến tệ nạn mại dâm. Theo các chuyện gia thì nguyên nhân của việc nam sinh đi tìm “của lạ” là do sự tò mò của tuổi dậy thì. Họ muốn thử xem cảm giác của việc “yêu” như thế nào. Một phần khác là do sự kích thích của phim “đồi trụy” lan tràn trên thị trường. Các nam sinh thường có sẵn máy vi tính và chỉ cần bỏ ra 10.000 – 20.000 đồng/ ngày là “xem” thoải mái. Chính điều đó lại càng kích thích trí tò mò của các bạn. 12
- Do đó để hạn chế tình trạng này thì trước tiên mỗi sinh viên tự trang bị những kiến thức cần thiết về an toàn tình dục. Các biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm và đặc biệt mỗi người nên tự nhận thức đứng đắn các tác hại của việc quan hệ tình dục không lành mạnh. Từ “thử” đến “nghiện” L (SV báo chí) đã kể lại rằng: Trong lần viết về một tụ điểm cà phê đen ở Nam Định, bạn đã trót “dính” vào thứ “hoa dại”. Nhưng không ngờ sau đó bạn lại đâm ra “nghiện”. Thiếu “thứ đó” cảm giác trong người cứ thế nào ấy, bứt rứt khó chịu và lại phải đâm bổ đi tìm. Còn với M (ĐH Mở TPHCM): Trong một lần anh cùng phòng trúng quả làm ăn lớn đã khao khát các em bằng một đêm “xả hơi” và tiếp theo là “công đoạn” với gái làng chơi. Sau bận ấy em cũng đâm nghiện. Đã bao lần quyết tâm dứt hẳn cái thứ “thuốc mê” ấy ra nhưng chỉ được một thời gian sau đó thì đâu vào đó… Hầu hết những nam sinh “hám của lạ” thường là rơi vào những trường hợp cá biệt của lớp. Một là những sinh viên học hành chểnh mảng một chữ cắn đôi không biết. Hai là những bạn kiếm được nhiều tiền ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả họ đều bắt đầu từ chữ “thử” nhưng sau đó đâm ham mê lúc nào không hay. Nhiều khi biết rằng không nên quá sa đà vào cái thứ đó nhưng quả thật đã trót “nghiện” mất rồi và khi đó họ thường tặc lưỡi cho qua chuyện. Quả thật ranh giới giữa”thử” và “nghiện” thật mong manh. Hậu quả: - Hậu quả lớn nhất của việc nam sinh đi “đá gà” là ảnh hưởng đến học tập. Bởi với họ đã đi phải đầu tư một khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa tư tưởng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến “cái đó” không tập trung vào học tập được. - Hơn nữa, những căn bệnh truyền nhiễm (HIV, giang mai, lậu…) cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. - Và cái ảnh hưởng thứ ba chính là tiền bạc. Mỗi lần “đi” thường cũng mất một khoản tiền kha khá. Mỗi tuần một lần như thế chắc cũng gần hết khoản tiền mà bố mẹ chu cấp hàng tháng và nhiều nam sinh rơi vào truờng hợp nợ nần chồng chất. Nhiều khi còn bị đình chỉ thi vì không hoàn thành học phí đúng hạn. Bên cạnh đó, vấn nạn rượu chè, cờ bạc cũng rất phổ biến trong sinh viên. Ở nhà trọ, các nam sinh thường lấy lý do buồn, nhớ nhà, nhớ người yêu, rồi uống rượu giải sầu, hút thuốc để tập trung, từ đó đâm ra nghiện. Mà nghiện thì phải mua dùng, dẫn đến việc thiếu tiền tiêu xài. Và việc đánh bài ăn tiền, cá độ đá banh, ghi đề tới mức độ cao để bù vào khoản tiền tiêu xài hoang phí là rất phình phường. Lúc đầu có thể là chơi cho vui, cho biết, sau đó túng quá, phải hy sinh để lấy lại những gì đã mất, nhưng do không khéo…. nên mất luôn những gì đang có. Từ đây, hệ quả có thể xảy ra là phạm tội: trộm, cướp, buôn ma túy, dắt gái, bán dâm… Như vậy, Văn hóa thanh niên ngày càng xuống cấp trầm trọng? Tất cả các tệ nạn đều biết đến sinh viên. Hơn nữa, một bộ phận không nhỏ sinh viên có ý thức kém, không chỉ là việc lao vào các tệ nạn, mà còn thể hiện từ những hành động nhỏ: xả rác bừa bãi, thiếu tính lịch sự khi giao tiếp,… Trong đề tài về “Văn hoá đi xe buýt của sinh viên”, Phan Ngọc Mai, sinh viên Đại học Mở – Bán công TPHCM, nhận xét: Qua khảo sát, số đông nữ sinh viên còn biết nhường ghế cho người già, em nhỏ, nhưng nam sinh viên lại rất thờ ơ. Chưa kể, một số sinh viên đi xe buýt đã chọn phương châm “ba không: không thấy, không nghe, không biết”, nghĩa là không thấy ai ở xung quanh, không nghe ai nói gì, không biết chuyện gì đang xảy ra, để đạt được mục tiêu hàng đầu là 13
- không…. mất chỗ. Đã vậy, họ còn hãnh diện với kiểu ứng xử ích kỷ đó, trong khi dè bỉu những người có cử chỉ đẹp là giả tạo, phô trương. Hơn thế, dần dà những người này còn không ý thức được “căn bệnh” của mình, ngang nhiên truyền lại cho bạn bè như là bí quyết…. đi xe buýt. Sinh viên ngày nay ít biết về lịch sử (“Có tới 30% số thanh niên được hỏi không biết Hùng Vương là ai, 49% không biết Trần Quốc Toản là ai?”…), họ không quan tâm tới văn hoá truyền thống. Chắc chắn rằng, sinh viên hiện nay được đào tạo bài bản và toàn diện hơn lớp trước nhiều. Họ giỏi Anh văn, vi tính, nhảy đầm và hát rock chuẩn. Cũng dễ hiểu thôi, áp lực của kinh tế thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chỉ cần bằng ngoại ngữ, vi tính, …để xin việc chứ không cần những hiểu biết về văn hoá dân tộc. Đâu là nguyên nhân? Rõ ràng lôí sống thực dụng như một thứ ma lực tràn vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội ta. Sở dĩ sinh viên có thể trả lời vanh vách về các Top Ten, Model hơn là hiểu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Tháp Chàm…là bởi lẽ những thứ đó giờ nhan nhản ở mọi ngõ ngách, trên cả Internet. Dù sao, những biểu hiện tiêu cực trên cũng chỉ là một phần trong đời sống muôn màu sắc của SV hiện nay. Có rất nhiều SV với sự đam mê nghiên cứu, khám phá, hoạt động văn hoá thể thao sôi nổi …đã đạt nhiều giải thưởng lớn. Các cuộc thi như Rôbôcon, các giải Vàng Olimpic. Hay những phong trào Thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn phát động đã cuốn hút SV tham gia và trở thành lực lượng nòng cốt, hình ảnh SV tình nguyện đã để lại trong lòng đồng bào sự cảm mến sâu sắc… những tấm gương đó là hình ảnh tiêu biểu cho một thế hệ trẻ năng động, tự tin và đầy hoài bão, tạo cho chúng ta niềm tin đối với giới trẻ. Các nhà tâm lý học đã giải thích điều này dựa trên tâm lý tự khẳng định mình, muốn được mọi người nhìn nhận mình một cách chân thực của giới trẻ. Họ không muốn người khác coi mình chỉ là một thứ “trứng khôn hơn vịt” hay” miệng còn hơi sữa”. Và để khẳng định mình, họ cần gây sự chú ý của người khác đối với mình. Họ cố gắng chứng tỏ rằng mình có thể làm tất cả những điều mà người trưởng thành cho là không làm được, thậm chí không được phép làm. Cái điều mà người lớn tuổi cho là lố lăng, kệch cỡm, khác đời trong cách ăn mặc, nói năng, cử chỉ ở thanh niên và vị thành niên (không chỉ là sinh viên) chính là sự phản ánh các cách thức gây chú ý nói trên. Từ phân tích, khái quát các đặc điểm đặc trưng lối sống của các nhóm sinh viên tham gia trong cuộc khảo sát của Viện Khoa học Xã hội và TW Đoàn TNCS HCM, các nhà nghiên cứu xác định có 3 kiểu sống khá rõ nét trong sinh viên. Kiểu thư nhất chiếm khoảng 30% là những sinh viên say mê học tập, đồng thời tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể, chính trị – xã hội, văn hoá tinh thần, thể hiện một lối sống năng động, tích cực, hướng tới sự phát triển toàn diện. Kiểu thứ hai gồm những sinh viên lựa chọn hoạt động học tập và quan hệ gia đình, bạn bè thân trong phạm vi hẹp, ít tham gia vào các sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị- xã hội và văn hoá thể thao chung. Nhóm này thể hiện một lối sống thụ động, chiếm tới 60% sinh viên tham gia khảo sát. Cũng cần nhìn nhận rằng, có thể trong nhóm này có một số nhân tố tích cực, nhưng vì những lý do khách quan mà họ không thể tham gia các hoạt động tập thể. Ông Nguyễn Văn Luật (Trưởng phòng Công tác chính trị SV, HV Báo chí và tuyên truyền) cho biết: “Trong những năm qua, chỉ mới có 1/5 số SV của trường tham gia các hoạt động tình nguyện của trường. Số còn lại không phải không muốn tham gia mà không có điều kiện,” 14
- Sự thiếu thốn, nghèo nàn về cơ sở vật chất cũng là một lý do khiến nhiều SV rơi vào nhóm thụ động”. Khảo sát 30 trường ĐH, CĐ và TCCN cho thấy cơ sở vật chất giúp SV tham gia và hưởng thụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao còn thiếu thốn, nhiều trường thiếu khu giaó dục thể chất, địa điểm sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí. 10% còn lại thuộc kiểu thứ 3 là những SV rất tích cực và hứng thú tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, hường thụ những thú vui của tuổi trẻ và thể hiện lối sống tiêu dùng hiện đại, sành điệu. Phần lớn trong số đó mải mê theo đuổi những hoạt động khác xa rời, xao lãng học tập. PGS.TS Đặng Nguyên Anh (Viện Khoa Học Xã Hội VN) nhận định: “Có thể nhận thấy, điều mà giới trẻ nói chung và SV nói riêng đang thiếu hiện nay là một tinh thần khai sáng, một phương pháp học để sống, để hoàn thiện mình. Nhạy bén, sáng tạo, bản lĩnh, có khả năng giao tiếp là những kỹ năng còn rất thiếu đối với thanh thiếu niên. Sự thiếu hụt là hệ quả của một hệ thống giaó dục không dành thời gian rèn luyện kỹ năng sống – một phương thức phát triển thanh niên từ chiều cạnh văn hoá – giáo dục.” Vậy, bộ phận sinh viên chạy theo lối sống thực dụng chỉ là do họ chưa nhận thức đúng về lý tưởng sống. Một phần nguyên nhân là ở tự mỗi bản thân sinh viên, nhưng cũng phải kể đến hệ thống giáo dục đào tạo, tuyên truyền văn hoá không hiệu quà cao đối với sinh viên. Theo TS Văn Giá, không thể đổ tội cho giới trẻ là đang sống mất gốc, chạy theo phương Tây mà đánh mất văn hoá truyền thống. “Hãy nhìn lại chính cúng ta. Ta cứ kêu ca rằng tại sao thanh niên bây giờ chả biết gì đến nghệ thuật dân gian, xa lạ thờ ơ với truyền thống nhưng hãy tự sờ gáy mình xem. Ta vẫn chưa có những chiến lược tạo ra những chương trình văn hoá vật thể, quảng bá nó thực sự hiệu quả. Thanh niên vốn thích sự mới mẻ, sáng tạo. Chúng ta không mới mẻ, sáng tạo thì làm sao lôi cuốn họ, hấp dẫn họ được. Và họ tìm đến với văn hoá phương Tây cũng là điều dễ hiểu. Thanh niên giờ có sống ở thời đại ngày xưa đâu, họ đang sống ở thời hiện đại. Họ đâu có hiểu những giá trị văn hoá xa xưa. Họ không hiểu đã đành mà cũng không ai tạo cơ hội cho họ hiểu. Những hoạt động tuyên truyền vẫn chỉ là tuyên truyền, vẫn chỉ là hình thức, nhốn nháo, cứng nhắc, thiếu chuyên nghiệp, nó không ngấm, không đi vào tâm hồn trẻ”. Xây dựng văn hoá phải bắt đầu từ mỗi người với tư cách là chủ thể của văn hoá. Cụ thể là phải bắt đầu từ việc hướng dẫn SV về trách nhiệm trước hết đối với bản thân, sau đó sẽ là trách nhiệm với gia đình, xã hội, đất nước. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, hoà nhập nhưng không hoà tan. Cụ thể: xây dựng những hoạt động hướng dẫn SV tìm đến văn hoá truyền thống một cách sinh động, mới mẻ và chuyên nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy rõ ràng những hoạt động mang tính huớng dẫn thanh niên tìm đến văn hoá truyền thống vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những mô hình đáng học tập, vẫn có những con người ra sức nỗ lực cho sự trở lại của văn hoá truyền thống chiếm được sự quan tâm của giới trẻ. Đơn cử như câu lạc bộ nghệ thuật của sinh viên Hà Nội mang tên “Giới trẻ, di sản và tương lai” hoạt động tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ 29/10/2006. CLB là một hình thức tập hợp và sinh hoạt tự nguyện của các bạn sinh viên yêu thích âm nhạc dân tộc. Họ thuộc những dân tộc khác nhau, học tập tại các trường CĐ và ĐH trên địa bàn Hà Nội. Đây được coi là một sân chơi, diễn đàn, tạo điều kiện cho các bạn trẻ 15
- vui chơi âm nhạc, tự giới thiệu về di sản văn nghệ cổ truyền của dân tộc mình và hiểu biết thêm về vốn văn nghệ của các dân tộc khác. Hướng dẫn SV tiếp xúc một cách hợp lý đôí với các hoạt động giao lưu văn hoá, biết nhận ra âm mưu lợi dụng văn hoá để thực hiện “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. …Và khi tự mỗi sinh viên đã hiểu đầy đủ về cuộc sống thì sẽ hình thành nên những hạt nhân cho đời sống mới. Những hạt nhân với lối sống hiện đại, khoa học mà vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của văn hoá dân tộc. Đó mới là cách sống đúng của sinh viên Việt Nam trên con đường hoà nhập vào thế giới văn minh ngày nay. “Sống” – Đó chỉ là một từ đơn giản thôi nhưng nó hàm chứa biết bao nhiêu điều. Sống vì điều gì và sống như thế nào. Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người trong chúng ta. Như câu nói của Ostrosky, câu nói được liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm viết ngay đầu cuốn nhật ký của mình: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài, sống phí…” Như lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước”. Chúng ta sẽ tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh đi trước, cống hiến sức mình cho xã hội, phấn đấu vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
19 p | 4691 | 1165
-
Tiểu luận: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong việc xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội
25 p | 2155 | 602
-
Tiểu luận: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
16 p | 1996 | 524
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, và sự vận dụng tư tưởng đó vào đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay
100 p | 3610 | 391
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên
18 p | 2348 | 375
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
3 p | 329 | 59
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và sự vận dụng trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay: Phần 1
230 p | 26 | 14
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị gắn với việc xây dựng động cơ, thái độ học tập cho học viên trường chính trị tỉnh Ninh Thuận hiện nay
10 p | 79 | 13
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về điều kiện đảm bảo dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
11 p | 7 | 5
-
Nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong quá trình xây dựng nền giáo dục mới ở nước ta hiện nay
4 p | 82 | 5
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay: Phần 2
153 p | 13 | 4
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo đáp ứng yêu cầu tình hình mới
5 p | 84 | 4
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách an sinh trong quá trình đổi mới ở Việt Nam
10 p | 101 | 4
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - Nguyễn Hải Ngọc
9 p | 52 | 3
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay
5 p | 91 | 2
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay
9 p | 5 | 2
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay
5 p | 3 | 1
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong đối ngoại, đoàn kết quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn