Văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay
lượt xem 9
download
Nội dung bài viết trình bày giới trẻ thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như: game, mạng xã hội, âm nhạc, du lịch,… Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến cho giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần thói quen bổ ích như việc đọc sách hàng ngày. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay
- VĂN HÓA ĐỌC SÁCH CỦA GIỚI TRẺ NGÀY NAY Hoàng Lan Anh, Trần Thị Như Ý Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Một triết gia người Xcốt-len Thomas Carlyle đã từng nói rằng: ‚Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hay trở thành đều được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách‛. Quả thật, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Sách là một phương tiện sao chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức, mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội. Nhưng thực tế ngày nay, giới trẻ thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như: game, mạng xã hội, âm nhạc, du lịch,… Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến cho giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần thói quen bổ ích như việc đọc sách hàng ngày. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài tham luận ‚Văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay‛. Từ khóa: Ảnh hưởng, đọc sách, lợi ích, giới trẻ, văn hóa. 1 NGUYÊN NHÂN Thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng ở việc tiếp thu kiến thức mà còn là biện pháp để hoàn thiện con người, rèn luyện cho người đọc những kỹ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Với ý nghĩa này, các loại sách văn học, văn chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi người, cho xã hội. ‚Văn hóa đọc sách‛ được hiểu như thái độ, là cách ứng xử của mỗi người với tri thức sách vở. Văn hóa đọc ngày nay không đủ sức thu hút giới trẻ: nhà sách, thư viện vắng bóng người đọc như nhà hàng, quán cà phê, karaoke, quán internet,… lại đông nghẹt. ngoài sách giáo khoa, sách tham khảo dùng trong trường học, thì hiếm có bạn học sinh nào được hỏi dùng tiền để mua các loại sách khác hay dành thời gian rảnh để đến thư viện tìm đọc các loại sách khác cả. 1. Công nghệ phát triển là cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc các trang sách in mà mọi người có thể đọc sách điện tử bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Nhưng cũng vì công nghệ phát triển mà có thêm nhiều thứ mới lạ thu hút các bạn trẻ hơn rồi từ đó họ lơ là việc đọc sách. 2. Gia đ nh, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho con trẻ. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách cho học sinh. Xã hội còn hạn chế việc cổ động toàn dân tự nguyện đọc sách để nâng cao dân trí. Bây giờ vào các gia đ nh thường thấy cha mẹ sắm cho con em đồ chơi hiện đại, đắt tiền nhưng lại hiếm có gia đ nh nào có tủ 2383
- sách. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu. Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn bị thu hút bởi các loại truyện tranh có nội dung không phù hợp, hay tiểu thuyết ngôn tình thiếu lành mạnh,… ngược lại các cuốn sách văn học hay lại ít được các bạn trẻ quan tâm. 3. Hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng ít nhưng giá lại quá cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy cảm,… Cách đây vài năm, có một cuộc khảo sát cho thấy có 80% người Việt không đọc sách một năm qua. Đó là một thực tế đáng buồn. Chưa bao giờ việc đọc sách và văn hóa đọc sách lại được người ta lo lắng và bàn luận nhiều như ngày nay. Thậm chí, đã có những cuộc hội thảo cấp quốc tế đưa ra nhiều con số và có những dự báo đáng lo ngại. Thực tế cho thấy, thói quen đọc sách của người Việt rất thấp. Ở Malaysia, có 12 cuốn/người/năm, còn ở Việt Nam cộng cả sách giáo khoa, giáo trình thì mới đạt 4 cuốn/người/năm. (1) https://books.tgm.vn/van-hoa-doc-sach-cua-gioi-tre-ngay-nay/ ( tham khảo ngày 20/04/2020 ) 2 TẠI SAO CHÚNG TA NÊN CÓ THÓI QUEN ĐỌC SÁCH Hình 1: Thư viện của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Đọc sách và xây dựng văn hóa đọc sách lành mạnh, hiệu quả và tiến bộ vẫn là một nhu cầu thiết yếu trong xã hội ngày nay. Chúng ta không chỉ đọc để thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn để làm giàu tri thức, đánh thức niềm rung cảm chân thiện ở mỗi con người. Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách được coi là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. Sách là nguồn tri thức quý giá mà 2384
- nhân loại đã trao tặng cho bạn. Nếu như bạn là người không có thói quen đọc sách hằng ngày thì có lẽ bạn đã bỏ qua nhiều lợi ích của việc đọc sách. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta nên đọc sách và chọn sách là người bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của mình. Đọc sách giúp cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích. Đọc sách cũng như giúp chúng ta tạo dựng thói quen lành mạnh, bổ ích. Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đ nh và đất nước. Vì vậy hãy lựa chọn cho mình những cuốn sách hay và đọc nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai. (2) http://1book.vn/tai-sao-chung-ta-nen-doc-sach/ ( tham khảo ngày 20/04/2020) 3 NHỮNG HẠN CHẾ KHI KHÔNG CÓ THÓI QUEN ĐỌC SÁCH Cũng bởi ít đọc, ít cập nhập thông tin qua sách báo, nên vốn văn chương của giới trẻ bây giờ được đánh giá là hơi ‚cạn‛. Những năm gần đây sau mỗi đợt chấm thi trung học phổ thông quốc gia là lại rộ lên những câu chuyện về các bài thi với câu văn ngô nghê, những cột mốc lịch sử sai lệch,… đang gióng lên hồi chuông về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Không đọc sách khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là giới trẻ ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, hạn chế trong việc phát âm và diễn đạt cũng như hạn chế về ngôn từ. Không đọc sách làm cho tâm hồn khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Giới trẻ ngày càng trở nên thô lỗ và, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến cho giới trẻ không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương,… (3) http://americastarbooks.com/2018/09/nhung-tac-hai-cua-luoi-doc-sach-doi-voi-gioi-tre/( tham khảo ngày 21/04/2020). 4 GIẢI PHÁP Hình 2: Cha mẹ cùng tham gia việc đọc sách với con cái (4) 2385
- Để nâng cao văn hóa đọc, bên cạnh nỗ lực của các cấp, các ngành, thiết nghĩ mỗi cá nhân phải nhận thức đầy đủ hơn về lợi ích của việc đọc sách, hình thành thói quen đọc sách cho bản thân. Thứ nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em những loại sách phù hợp với lứa tuổi. Thứ hai, thư viện nhà trường cần chọn lựa các đầu sách báo đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích các em tìm tòi học hỏi thêm qua tài liệu, sách báo. Xã hội cần định hướng và xuất bản những đầu sách hay,… Đó là những cách tốt để giúp các em tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà trường mà hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện nay. (4) https://vmcg.vn/bai-viet/1262b418-3f30-42fd-bf15-1a0a008bbe15/tam-quan-trong-cua-viec- cha-me-doc-sach-cung-con-cai-ngay-ca-khi-bon-tre-co-the-tu-doc (tham khảo ngày 21/04/2020). 5 KẾT LUẬN Ai cũng biết sách là nguồn tri thức vô tận và vô giá được tích lũy hàng ngàn đời nay của nhân loại. Sách là thành quả lao động của bao con người muôn đời khao khát được trao lại cho thế hệ hôm nay và mai sau những tri thức quý báu, những đúc rút quy luật ngàn đời được đánh đổi bằng bao trải nghiệm mồ hôi, xương máu,… Và ai cũng biết sách chỉ thực sự làm tròn sứ mệnh của mình khi nó được tiếp nhận và tiếp thu một cách có văn hóa. Tùy theo sở thích, nhu cầu của mỗi người chúng ta hãy lựa chọn cho mình những cuốn sách phù hợp để đọc và hãy mãi duy trì thói quen đọc sách vô cùng bổ ích này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://books.tgm.vn/van-hoa-doc-sach-cua-gioi-tre-ngay-nay/ (tham khảo ngày 20/04/2020). [2] http://1book.vn/tai-sao-chung-ta-nen-doc-sach/ (tham khảo ngày 20/04/2020). [3] http://americastarbooks.com/2018/09/nhung-tac-hai-cua-luoi-doc-sach-doi-voi-gioi-tre/ (tham khảo ngày 21/04/2020). 2386
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
bản sắc văn hóa việt nam: phần 2 (tái bản năm 2010)
417 p | 99 | 24
-
Lãng du trong văn hóa Việt Nam: Phần 2
560 p | 51 | 11
-
Văn hóa dân gian các vùng miền tại Việt Nam: Phần 1
71 p | 38 | 9
-
Văn hóa Tết của người Việt Nam: Phần 1
90 p | 52 | 8
-
Tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua các câu hỏi và đáp: Phần 1
106 p | 36 | 7
-
Tìm hiểu về các di tích và văn hoá Chăm ở Huế: Phần 1
40 p | 49 | 6
-
Di tích Văn hóa Phùng Nguyên: Phần 1
125 p | 25 | 6
-
Ebook Phương pháp giáo dục ehon cho con của cha mẹ Nhật: Phần 1
20 p | 26 | 4
-
Một số bài tiểu luận, bài viết về sách, văn hóa đọc và thư viện: Phần 1
153 p | 16 | 4
-
Khám phá văn hoá trà: Phần 2
186 p | 16 | 4
-
Con đường chiếm lĩnh tri thức: Văn hóa và nghệ thuật - Phần 1
105 p | 15 | 4
-
Những điểm mới cơ bản của Luật Thư viện năm 2019
5 p | 69 | 4
-
Văn hóa nhân học 5 châu - Châu Âu: Phần 1
315 p | 7 | 3
-
Tìm hiểu Văn hóa của người Rơ Măm: Phần 2
347 p | 7 | 3
-
Hướng dẫn kỹ năng đọc sách hiệu quả: Phần 2
170 p | 29 | 3
-
Văn hóa cổ Việt Nam: Phần 1
98 p | 35 | 2
-
Vai trò của văn hóa Việt Nam với phát triển bền vững khu vực biên giới: Phần 1
89 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn