intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn" tập trung làm rõ khái niệm khoan dung (trong quan niệm phương Đông và phương Tây, quan niệm truyền thống và hiện đại, đặc biệt là những “nguyên lý về khoan dung” của Liên Hiệp quốc) từ đó làm rõ những nội hàm văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh (là thái độ tôn trọng với những giá trị khác biệt với mình, là sự yêu thương nâng đỡ con người, là sự kết hợp giữa tình cảm và lý trí). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn

  1. Trường Đại học Mỏ - Địa chất VĂN HÓA KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Lê Thị Yến Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ khái niệm khoan dung (trong quan niệm phương Đôngvà phương Tây, quan niệm truyền thống và hiện đại, đặc biệt là những “nguyên lý về khoan dung” của Liên Hiệp quốc) từ đó làm rõ những nội hàm văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh (là thái độ tôn trọng với những giá trị khác biệt với mình, là sự yêu thương nâng đỡ con người, là sự kết hợp giữa tình cảm và lý trí). Trên cơ sở đó, bài viết khẳng định một cách khái quát những giá trị của văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh. Từ khóa: Hồ Chí Minh, văn hóa khoan dung, giá trị, dân tộc, nhân loại 1. MỞ ĐẦU Khoan dung là một khái niệm thuộc phạm trù đạo đức. Tuy nhiên, ở Hồ Chí Minh, khoan dung đã đạt đến tầm văn hóa, liên quan đến mọi lĩnh vực của văn hóa. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng, cách nhìn rộng lượng với những giá trị khác biệt với mình về dân tộc, về quan điểm chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng hay văn hóa - lối sống… Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh còn thể hiện tính hướng thiện với đích đến là sự yêu thương, nâng đỡ, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi một con người để làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân còn phần xấu thì mất dân đi. Nét độc đáo trong văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp giữa tình cảm nồng nàn với lý trí sáng suốt. Văn hóa khoan dung của Hồ Chí Minh vì thế có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm khoan dung Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ khoan dung được sử dụng khá phổ biến với nội hàm rất rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng… cho đến phẩm chất con người. Vì vậy, việc xác định nội hàm của khái niệm “khoan dung” là điều không hề dễ dàng. Trong năm quốc tế về khoan dung (1995), tổ chức Liên Hiệp Quốc đã nêu lên Tuyên ngôn những nguyên lý về khoan dung trong đó có những nội dung đáng lưu ý để chúng ta có thể có một cái nhìn đầy đủ hơn về khái niệm này. Một số giải nghĩa trong bản Tuyên ngôn những nguyên lý về khoan dung coi “khoan dung là sự tôn trọng, sự chấp nhận và sự thưởng thức của sự đa dạng, phong phú trong nền văn hoá thế giới, trong các hình thức của sự diễn đạt và cách thức của tồn tại người”1. Qua đó, có thể nhận thấy rằng, khoan dung thể hiện việc cần phải có đối thoại, đồng thời là điều kiện để đối thoại. Nó đòi hỏi sự hiểu biết trong đối thoại với người khác, thừa nhận hoặc kính trọng của mình đối với sự khác biệt quan điểm của người khác.  ThS. Trường Đại học Mỏ- Địa chất. 1 Song Thành (2010), Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.142. 226
  2. Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Tuyên ngôn của Ủy ban UNESCO Việt Nam cũng viết: “Khoan dung là một ứng xử tích cực không hàm nghĩa ban ơn hay hạ mình chiếu cố đối với người khác”; khoan dung “Đó là học cách lắng nghe, cách thông tin, cách hiểu người khác”; khoan dung “là sự ham học hỏi, tìm hiểu những điều bổ ích để làm giàu cho bản thân, không bác bỏ những gì mình chưa biết”, “khoan dung là thừa nhận không có một nền văn hóa, một quốc gia nào là độc tôn về tri thức và chân lý”1. Như vậy, khoan dung không phải cách ứng xử của kẻ yếu để đi tới nhân nhượng, thỏa hiệp vô nguyên tắc với tội ác, bất công cũng không phải ứng xử gia ân, hạ cố của người bề trên đối với kẻ dưới mà khoan dung được thực hiện trên cơ sở thấu hiểu và thấu cảm giữa con người với con người. Khoan dung là sự hài hòa trong khác biệt (về văn hóa, niềm tin tôn giáo, chính trị hay quan điểm triết học…). 2.2. Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, hành trang mà Nguyễn Tất Thành mang theo là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Trong “cuộc hành trình vạn dặm”, Nguyễn Tất Thành không ngừng vươn lên thâu thái những giá trị tích cực nhất của văn hóa thế giới. Bởi vậy, tư tưởng của Người sau này được nhìn nhận là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại. Tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh vì vậy không đơn thuần là sự kế thừa truyền thống khoan dung của dân tộc mà là sự thăng hoa của truyền thống tốt đẹp ấy bằng sự kết hợp tinh thần khoan dung Mác xít với truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc và nhân loại. Khoan dung Hồ Chí Minh vì thế chứa đựng những nội dung sâu sắc, đạt đến tầm cao văn hóa. Thứ nhất, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh thể hiện ở cái nhìn rộng lượng, thừa nhận, tôn trọng sự khác biệt với mình về dân tộc, chính trị, tôn giáo, văn hóa… trên cơ sở đảm bảo công lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng. Khi được tin tướng Xalăng (người đã từng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến sang thăm nước Pháp) được cử sang Đông Dương nhậm chức tổng chỉ huy quân đội Pháp, Người đã viết một bức thư gửi cho Xalăng trong đó có đoạn viết: “Chúng ta là những người bạn tốt… nhưng hoàn cảnh ngoài ý muốn đã biến chúng ta thành những kẻ đối địch. Điều đó thật đáng tiếc!... Về phần tôi, bổn phận phải chiến đấu vì Tổ quốc và đồng bào mình. Còn về phía ngài, trách nhiệm quân nhân cũng buộc ngài phải làm những điều trái tim ngài không mong muốn”2. Như vậy, dù có sự khác biệt về dân tộc, thậm chí đứng ở hai chiến tuyến đối lập, Hồ Chí Minh vẫn thừa nhận, hiểu cho vị trí của đối phương, và có phần cảm thông cho đối phương bởi “trách nhiệm quân nhân”, bởi những điều “trái tim ngài không mong muốn” để rồi kêu gọi kẻ thù hãy “chơi” thật sòng phẳng, thẳng thắn… để hướng tới mục tiêu cao cả hơn là sau cuộc chiến có thể lại trở thành những người bạn. Thừa nhận sự khác biệt nhưng cái hay trong văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là luôn tìm kiếm sự hài hòa trong khác biệt, cùng hướng tới cái chung, cái mà các cá nhân, dân tộc… đều hướng tới. “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. Ấy là dân nào cũng ưu sự lành, ghét sự dữ”3; Hồ Chí Minh cũng cho rằng dù là Người Việt hay người Pháp thì cùng 1 Song Thành (2010), Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.142- 143. 2 Nguyễn Thị Tình, Lê KimDung (2009), Tìm hiểu văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.32. 3 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 305. 227
  3. Trường Đại học Mỏ - Địa chất tin tưởng vào đạo đức: Tự do, bình đẳng, bác ái. Và một trong những điểm cho thấy sự phát triển của tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh lên tầm văn hóa là dù hướng tới cái chung nhưng vẫn cố gắng bảo lưu sự khác biệt. Khoan dung Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ với thói kì thị tôn giáo. Dù không theo bất kỳ tôn giáo nào nhưng Hồ Chí Minh khẳng định tất cả những giá trị tích cực nhất của các tôn giáo về giá trị đạo đức, nhân văn, lẽ sống ... Bác tôn trọng đức tin của người có đạo và khéo léo tìm ra mẫu số chung để gắn kết đức tin đó với lý tưởng cao cả của cách mạng. Người nói, nếu nước không được giải phóng thì tôn giáo cũng không được giải phóng. Theo Người, “nước có độc lập thì đạo phật mới dễ mở mang”cho nên với những người theo đạo phật thì phải sống “tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó việc đạo với việc đời; với những người Công giáo, họ vừa là con chiên ngoan đạo vừa là người yêu nước, vì vậy kính chúa phải gắn liền với yêu nước, “phụng sự Thiên Chúa- phụng sự Tổ quốc”, “Thượng đế và Tổ quốc muôn năm”1. Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là sự trân trọng các giá trị văn hóa nhân loại, không ngừng vươn lên thâu thái những yếu tố văn hóa tích cực của nhân loại để làm giàu cho bản thân, cho văn hóa Việt Nam. Có lẽ chính vì thái độ cầu thị văn hóa đó mà bản thân Hồ Chí Minh là hiện thân sự kết tinh văn hóa dân tộc và nhân loại, tiêu biểu cho nền văn hóa tương lai. Song song với việc chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải biết tiếp thu văn hóa nhân loại: “Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại… Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam”2 vừa có “tinh thần thuần túy Việt Nam” vừa “hợp với tinh thần dân chủ”. Khi nhận diện về hiện tượng văn hóa Hồ Chí Minh, một nhà báo Mỹ đã viết: “Cụ Hồ không phải là một người dân tộc chủ nghia hẹp hòi, mà cụ là một người yêu mến văn hóa Pháp trong khi chống chủ nghĩa thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước của cụ”3. Thứ hai, văn hóa khoan dung HCM thể hiện ở niềm tin sâu sắc vào con người, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi một con người. Với tấm lòng khoan dung, độ lượng thể hiện tinh thần nhân nghĩa truyền thống của Việt Nam cũng như tinh thần nhân đạo của chủ nghĩa Mác- Lê nin, với lòng tin ở con người ít nhiều ai cũng có tinh thần yêu nước, Hồ Chí Minh đã cảm hóa nhiều người, kể cả những người đã lầm đường lạc lối vẫn có thể nhìn ra lẽ phải và trở về với nhân dân, với con đường chính nghĩa. Hồ Chí Minh khẳng định: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ”4. Theo Hồ Chí Minh, đã là con người ai cũng có cái tốt, cái xấu, cái thiện cái ác ở trong lòng. Vì vậy chúng ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chỗ xấu cho họ để làm cho phần tốt trong mỗi con 1 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 544. 2 Hồ Chí Minh (1997), Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, tr.350. 3 Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 331. 4 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.246, 247. 228
  4. Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Sau cách mạng tháng Tám, chính tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh cùng với việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Người đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, khiến cho nhiều nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, thậm chí cả những quan đại thần của Nam triều cũ như Thượng thư Bùi Bằng Đoàn hay Khâm sai Phan Kế Toại cũng được cảm hóa, chấp nhận gian khổ hi sinh, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Đối với những người đối lập, những người lầm đường lạc lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì giáo dục, cảm hóa họ trở về với lẽ phải, với chính nghĩa. Cũng có trường hợp sự cảm hóa, giáo dục của Người tuy không thay đổi được tâm địa của những kẻ đã cố tình quay lưng lại với dân tộc, nhưng đã góp phần quan trọng hạn chế sự phá hoại của họ. Điều đó càng làm cho mọi người thấy rõ hơn lòng độ lượng, khoan dung của Người. Nói về văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh, không thể không nhắc tới sự độ lượng của Bác đối với kẻ thù dân tộc. Để nâng cao lý tưởng chính nghĩa, nhân đạo, hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chiến sĩ và đồng bào phải đối xử khoan hồng với tù binh và kiều dân Pháp. Người đã chỉ thị cho Bộ Tài chính cấp cho mỗi binh lính và người dân Pháp bị bắt mỗi tháng 200 đồng, trong khi mức ăn của bộ đội ta là 150 đồng. Đến thăm trại tù binh trong chiến dịch Biên giới, thấy một đại úy quân y Pháp ở trần đang rét run vì lạnh, Bác đã cởi chiếc áo Người đang mặc trao cho anh ta. Chính sách khoan hồng cũng như những đối xử bao dung, ân cần của Hồ Chí Minh đã làm cho nhiều binh lính, sĩ quan Pháp phản chiến, bỏ ngũ thậm chí còn góp phần cảm hóa gần 2000 lính lê dương thuộc nhiều quốc tịch khác nhau sát cánh cùng với quân Việt Minh đấu tranh chống lại chính nước đã thuê họ trong cuộc chiến tranh Pháp - Việt. Thứ ba, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là sự kết hợp tình cảm nồng nàn và lý trí sáng suốt. Cựu Thủ tướng Ấn Độ Nêru đã khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là “một lãnh tụ có sự kết hợp hiếm có giữa lòng khoan dung tột độ và ý chí kiên quyết nhất”1. Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh luôn được thực hiện trên cơ sở sự kết hợp tình cảm và lý trí, yêu thương với đấu tranh. Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, dễ nhận thấy rằng ngoài một bộ óc cách mạng thiên tài là một trái tim ấm nóng, trong trái tim đó chứa đựng tình cảm nồng nàn của Người- Đó là tình yêu thương vô tận Hồ Chí Minh dành cho tất cả mọi người. Yêu thương con người nhưng trong tư duy Hồ Chí Minh luôn tách bạch giữa yêu thương với dung túng, che chở cho thói hư tật xấu. Trong tác phẩm Di chúc, Người viết: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” 2, có lúc Người cho rằng “Hiểu chủ nghĩa Mác- Lê nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”3. Đây chính là điều Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn chú ý bồi dưỡng lòng nhân ái, khoan dung, biết yêu thương con người ... Nhưng theo Bác, tình yêu thương con người đó phải dựa trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung. Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ “dĩ hòa vi quý”, bao che cho sai lầm khuyết điểm của nhau, càng xa lạ với thái độ yêu ghét chủ quan cảm tính, các hiện tượng kéo bè kéo cánh, phường hội có thể dẫn tới những tổn thất cho Đảng, cho cách mạng. Bác khẳng định, thương yêu cán bộ nhưng không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc, thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm. 1 Song Thành (2010), Hồ Chí Minh- Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.150. 2 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, t.12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.554. 3 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, t.12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.510. 229
  5. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Văn hóa Hồ Chí Minh nói chung và văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng là một kiểu mẫu hiếm có của văn hóa làm người. Điều này thể hiện ở tình người, sự thấu hiểu và thấu cảm của Hồ Chí Minh đối với mọi con người theo phương châm điều mình không muốn thì đừng làm với người khác. Phát biểu tại Hội nghị học tập cán bộ ngành Tư pháp năm 1950, Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”1. Chứng kiến những tội ác man rợ mà thực dân Pháp thực thi trên dân tộc mình, Hồ Chí Minh đã đau nỗi đau của nhân dân, nhục nỗi nhục của nhân dân từ đó mà quyết tâm vượt trùng dương tìm đường cứu nước. Tình cảm Hồ Chí Minh dành cho con người thể hiện ở sự thấu hiểu, thấu cảm và sự thấu hiểu, thấu cảm ở Hồ Chí Minh lại được Người thể hiện khi luôn đặt mình vào địa vị của đối phương để suy nghĩ, hành động và ngược lại, Người cũng khéo léo kéo đối phương vào vị trí của mình để họ hiểu ra chân lý: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập… Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ!… Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”2. Tóm lại, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là sự thống nhất cả tâm, đức và trí- một tinh thần khoan dung được xây dựng trên tầm cao văn hóa, kết hợp được tình cảm và lý trí, nhận thức với hành động, yêu thương và đấu tranh. Văn hóa khoan dung vì vậy có giá trị vô cùng to lớn về cả lý luận và thực tiễn. 2.3. Giá trị lý luận và thực tiễn từ văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh Một là, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là bước phát triển mới của tinh thần khoan dung Việt Nam, góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc. Việt Nam là một dân tộc Á Đông có truyền thống khoan dung, nhân ái, sống tình nghĩa, thủy chung. Đây là những giá trị văn hóa truyền thống vô cùng tốt đẹp đã được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nó tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam. Nhưng đây cũng chính là cơ sở hình thành nên lối tư duy “duy tình” của người Việt với cách ứng xử “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”. Tư duy “duy tình”, khiến cho người Việt chúng ta thiên lệch về tình cảm trong ứng xử theo kiểu “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Nó là cơ sở để đẻ ra bệnh hẹp hòi, đố kị, phe phái, phường hội. Ngoài ra, nó cũng dễ dẫn tới tình trạng khoan thứ kiểu bề trên hay tư tưởng an phận, cam chịu, nhẫn nhục, thủ tiêu đấu tranh của khoan dung tôn giáo… Trên cơ sở kế thừa và phát huy tinh truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc, kết hợp với tinh thần nhân đạo của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hồ Chí Minh đã nâng khoan dung truyền thống lên tầm cao mới mang tính cách mạng và khoa học hơn. Et- mông Mi- sơ- lê, Bộ trưởng các quân chủng Pháp, người được ủy nhiệm tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 ở Pari đã nhận xét: “Đó là một người cộng sản theo lý tưởng. Ông đã chọn chủ nghĩa cộng sản, đúng thế, nhưng có một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là chủ nghĩa cộng sản có tình người, một chủ nghĩa cộng sản biết tôn trọng cá nhân, biết khóc, biết cười, biết ngâm vịnh”3. Vượt qua hạn chế của tinh thần khoan dung truyền thống, khoan dung Hồ Chí Minh không còn bị sự “điều khiển” của lối tư duy “duy tình” mà nó đã kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lý trí. Vẫn giữ nét đẹp truyền thống của tinh thần khoan dung dân tộc là lòng nhân ái cao cả, tình yêu thương bao la dành cho con người nhưng khoan dung Hồ Chí Minh luôn kèm 1 Hồ Chí Minh (1990), Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, tr.174. 2 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 65. 3 Hữu Ngọc (1991), Phác thảo chân dung văn hóa Pháp, Nxb. Ngoại văn, Hà Nội, tr.21. 230
  6. Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững theo những nguyên tắc đến từ lý trí sáng suốt để “giới hạn” sao cho tình yêu thương vừa đủ, có sức lay động, cảm hóa và thức tỉnh con người, hướng con người tới điều tốt đẹp hơn. Hai là, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu của dân tộc và nhân loại trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử nhân loại thế kỷ XX đã khép lại, với sự khép lại của hai cuộc chiến tranh thế giới. Đồng thời ghi nhận sự chiến thắng của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, biến thế kỷ XX thành thế kỷ của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Trong chiến công chói lọi của các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho hòa bình độc lập dân tộc, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội có đóng góp to lớn của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chiến đấu và chiến thắng các thế lực đế quốc giàu mạnh nhất, đi đầu trong chiến công kết liễu chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đánh sập một bước quan trọng chủ nghĩa thực dân mới. Tại hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tiến sĩ Ahmed, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, Hồ Chí Minh “Sẽ được ghi nhớ không chỉ đã giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng trên trái đất này”1. Lòng khoan dung Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của truyền thống hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị của Việt Nam. Trong giai đoạn ngày nay, dù chiến tranh đã qua đi nhưng thực tế thế giới vẫn đang sống trong một nền hòa bình “nóng” bởi các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng lãnh thổ… vẫn đang diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra các xung đột ấy nhưng nguyên nhân cơ bản chính là sự tham lam, ích kỷ, là không chấp nhận sự khác biệt của một nhóm cá nhân hay một cộng đồng người. Trong bối cảnh đó, người ta càng nghĩ nhiều tới văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh. Bởi điều bao dung lớn nhất của Hồ Chí Minh là yêu thương, là đối thoại, là tôn trọng sự khác biệt… Với nội dung đó, có thể thấy văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là nền tảng, linh hồn của văn hóa hòa bình trong thời đại ngày nay. Nói cách khác, ngày nay, người ta tìm về với văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh như tìm đến một lời giải đáp, tìm kim chỉ nam để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Đối với dân tộc Việt Nam, bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cho chúng ta những cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng đặt nước ta trước những thách thức to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, việc vận dụng, phát huy giá trị truyền thống khoan dung Việt Nam nói chung, khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng sẽ góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế; xây dựng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và hội nhập; xây dựng văn hóa, đạo đức con người Việt Nam hiện đại; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc… Qua đó, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu những giá trị trong văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh cũng cho thấy tầm nhìn xa, trông rộng của Người đối với việc thiết lập một tương lai lâu dài trong quan hệ đối ngoại và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. 3. KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh chính là biểu tượng, là kết tinh của truyền thống nhân ái Việt Nam trải cùng với những giá trị văn hóa tiên tiến trên thế giới. Văn hóa 1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1990), Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.37. 231
  7. Trường Đại học Mỏ - Địa chất khoan dung Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện trong tư tưởng, trong đường lối chính sách mà còn được thể hiện rõ nét trong thái độ, trong cách ứng xử chân thành của Người với tất cả mọi con người thuộc nhiều tầng lớp, địa vị khác nhau trong xã hội. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khoan dung nhân ái chính là biểu hiện sức mạnh của cách mạng, chỉ có những cuộc cách mạng chân chính, được lòng dân mới có sức thuyết phục và cảm hóa được trá tim, khối óc của quần chúng, kể cả những người lầm lạc, chống đối. Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh chứa đựng những nội dung sâu sắc soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam đồng thời phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ lớn lao của thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Võ Nguyên Giáp (1977), Những chặng lịch sử, Nxb.Văn học, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh về văn hóa (1997), Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (1990), Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Pháp lý, Hà Nội. 7. Hữu Ngọc (1991), Phác thảo chân dung văn hóa Pháp, Nxb. Ngoại văn, Hà Nội. 8. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1990), Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb. Khọc xã hội, Hà Nội. 9. Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2007), Nxb. Chính trị quốc gia. 10. Song Thành (2010), Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Tình, Lê Kim Dung (2009), Tìm hiểu văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục Việt Nam. 232
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2