Nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh: Phần 2
lượt xem 3
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Văn hóa Hồ Chí Minh" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Những bài viết về sự nghiệp văn hóa Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mãi mãi soi sáng con đường xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt Nam; Hồ Chí Minh - Tự do và văn hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh: Phần 2
- 193 PHẦN TH Ứ H A I NHỮNG BÀI VIẾT VỂ s ự NGHIỆP VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
- 195 T ư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VE VĂN HÓA MÃI MẢI SOI SÁNG CON ĐƯỜNG XÂY DựNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM GS.TS. NGUYỄN PHÚ TRỌNG' Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hóa của dân tộc, hàm chứa nhiêu lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo, rất trí tuệ và rất nhân văn. Trong đó tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh được những giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây, truyền thông và hiện đại, dân tộc và quốc tê, mà cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà văn nghệ, không chủ tâm sáng tác thơ văn, nhưng thực tế Người là ■Hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- 196 VÃN HÓA HÓ CHI MINH nghệ thuật bậc thầy, là nhà văn. nhà thơ, nhà báo... vĩ đại. Người đã để lại cho đời biết bao công trinh và tác phẩm đặc sắc, mẫu mực trên nhiều lĩnh vực. nhiếu thể loại, vô cùng phong phú và cao đẹp. Tập trung hơn tát cả: Người là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. danh nhân văn hóa lớn của th ế giới. 1. Thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin. tinh hoa văn hóa th ế giới và các giá trị văn hóa dân tộc. tắm mình trong hoạt động thực tiễn phong phú của nhãn dân, Hồ Chí Minh đã nhận rõ ý nghĩa lớn lao và vị trí đặc biệt quan trọng của văn hỗa. Người chỉ rõ: Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng; "văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"1. Người phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn hóa với kinh tế, chính trị. xã hội. Người nói: văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng ẹủa xã hội có kiến thiết rồi. ván hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được: có thực mới vực được đạo; xã hội th ế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế, "vãn hóa SOI đường cho quốc dân đi"2. 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458, tằl, tr.x x v .
- Phấn thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VỂ s ự NGHIỆP.. 197 Như vậy, văn hóa Hồ Chí Minh đề cập ở đây là văn hóa theo nghĩa rộng. Đó là sự hiểu biết và trí tuệ của con người và do con người tích lũy được, cùng tâm hồn cao thượng, đạo lý tô't đẹp trong mối quan hệ của con người với đồng loại, vối xã hội và tự nhiên, được xây dựng, bồi đắp nên trong suốt chiểu dài lịch sử; Ĩ1Ó làm nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò cực kỳ quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa Việt Nam là sản phẩm của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất, lâu bền nhất của dân tộc; và chính nó đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. 2. Hồ Chí Minh chỉ ra tính châ't, đặc trưng của nền văn hóa mối mà chúng ta cần xây dựng. Đó là nền văn hóa dân tộc, hiện đại và nhân văn. Nền văn hóa dân tộc là nền văn hóa gắn với dân tộc, có gốc rễ từ dân tộc, mang tâm hồn dân tộc và là diện mạo của dân tộc. Biểu hiện của diện mạo dân tộc chính là bản sắc dân tộc. Hay nói cách khác, bản sác dân tộc thể hiện ở nền văn hóa dân tộc. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc nên qua hàng mấy nghìn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý: đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
- 198 VÁN HOA HÓ CHI MINH động; dũng cảm, thông minh trong chiến đàu: sự tinh té trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống, tình nghĩa, thủy chung với người thân, bạn bè... Trong rấ t nhiều bài nói, bài viết của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống và bản sắc ấy của dân tộc. Trên cd sở chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đê dân tộc, vể mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và thòi đại, Người yêu cầu phải chăm lo đến đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật, chú ý phát huy cốt cách dân tộc, lột cho hết tinh thần dân tộc, miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn1, những hiện thực vĩ đại của dân tộc, những tình cảm, tính cách và tâm hồn Việt Nam "để cổ vũ đồng bào ta và để giáo dục con cháu ta"2. Đặc biệt, Người nhấn mạnh phải nêu cao lòng yêu nước, đoàn kết, thương dân, tinh thần bất khuât, ý chí độc lập tự cường, lòng khoan dung, tình nhân ái. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: "Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng"3, "nhân dân ta rất anh hùng"4, "dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"5, "cứ mỗi lần có những thử thách lỏn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình"6. "Dân Việt Nam không muôn đổ máu. dán Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam. đế cho 1 2, 3, 4, 5, 6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1 3 . tr 3 9 2 . 392: t.8, tr.9 1 ; t.1 5 , tr.3 5 2 ; t.7, tr.3 8 ; t.1 5 , tr.6 6 1 -6 6 2 .
- Phần thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VỂ s ự NGHIỆP- 199 con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến"1. "Dân tộc Việt Nam thà chết chứ không chịu mất độc lập và tự do”2, "thà hy sinh tất cả, chứ nhâ't định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"3, "thà 5, 10 năm hy sinh cực khổ, còn hơn làm nô lệ muôn đời"4... Anh hùng, gan dạ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, không khoan nhượng với kẻ thù, nhưng con người Việt Nam cũng rất cần cù, hay lam hay làm, thông minh, khéo léo trong lao động sản xuất, trong công cuộc xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước. Đặc biệt, con người Việt Nam rất khoan dung, giàu lòng nhân ái, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái"5, "chúng ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, công lý, nhân đạo"6, luôn luôn đoàn kết, thương yêu nhau theo tinh thần "nhiễu điều phủ lấy giá gưởng". Ngay đối với những người lạc lối, lầm đường hay những kẻ thù đã thất bại, quy hàng, chúng ta cũng tỏ thái độ khoan dung, mở rộng đường hiếu sinh. Người nói: "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nưốc, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tấ t cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ"7; "trước lòng 1 2 3 5, 6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4 , tr. 104-105, tr.5 3 6 , tr .5 3 4 , tr.1 8 6 , tr.1 5 8 . 4. Hồ Chí Minh: Toán tập, Sđd, t.5 , tr.6 0 2 . 7. Hổ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6 , tr.1 3 0 .
- 200 VĂN HÓA HÓ CHÍ MINH bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đểu là máu. người Pháp hay người Việt cũng đểu là người"1. 'M ột dân tộc đã tự cường, tự lập, dân chủ cộng hòa thì không làm những việc nhỏ nhen, báo thù, báo oán”2. Bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ thể hiện ỏ nội dung, ở cốt cách, tâm hồn dân tộc, mà còn thể hiện dậm nét cả trong các hình thức biểu hiện rất độc đáo của dân tộc. Hồ Chí Minh đánh giá cao và rất tự hào về các hình thức biểu hiện của văn hóa Việt Nam. Người nói: "Nghệ thuật của ông cha ta hay lắm, tốt lắm"; "âm nhạc dân tộc ta rất độc đáo", "tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp"3. Đương nhiên, nói giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không có nghĩa là rơi vào dân tộc hẹp hòi, đóng cửa, khép kín; trái lại, phải biết tiếp thu những yếu tố tiên tiến của thời đại, những tinh hoa văn hóa th ế giới. Ngay trong việc kê thừa các giá trị truyền thống của dân tộc cũng phải biết "gạn đục khơi trong", phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ; nâng cao trình độ văn hóa của nhân dán; chông ảnh hưởng văn hóa nô dịch của đế quốc và phong kiến. Còn trong việc học tập văn hóa tiên tiến của các nước cũng phải chọn lọc, có sáng tạo, không phải học vẹt, bắt chưóc, bê nguyên xi, tiếp thu cả những cái lô" lăng, không phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc. Bác nhắc 1, 2, 3. Hồ C hí M inh: Toàn tập, S đd , t.4 , tr .5 1 0 ; t.5 . tr 39 1.13, tr.465.
- Phần thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VỂ s ự NGHIỆP.. 201 nhở: "Mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng phải có cái hay cho người ta hưởng, mình đừng chịu vay mà không trả"1. Tóm lại, "Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ"2. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đề xướng và lãnh đạo xây dựng một nền văn hóa mổi mà ngày nay chúng ta gọi là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các lĩnh vực văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa nghệ thuật, văn hóa pháp luật, văn hóa giáo dục, đòi sống văn hóa, lối sống văn hóa...; chống lại tất cả những gì là phi văn hóa, phản văn hóa. 3. Do tính chất, đặc trưng nội dung của văn hóa như vậy, cho nên văn hóa đương nhiên là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, có quan hệ chặt chẽ với chính trị, có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: "Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng"3. Văn hóa với chính trị có quan hệ thật chặt 1 Hoài Thanh: Có một nền văn hóa Việt Nam, Hội văn hóa cứu quốc xu ảt bản, 1946, tr.2 5 . 2. Hồ Chí Minh: Vê văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xu ất bản, Hà Nội, 1997, tr.2 0 . 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5 , tr.5 7 7 .
- 2 02 VÁN HÓA HÓ CHÍ MINH chẽ với nhau. Chính trị, kinh tế, xã hội, vãn hóa đéu phài được "coi là quan trọng ngang nhau”. Hơn nữa. vãn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đúng ngoài, mà phải ở trong kinh tê và chính trị, gắn liền V I Ớ đời sông lao động sản xuất. "Văn hóa nghệ thuật cùng là m ột m ặt trận. Anh chị em là chiến s ĩ trên mặt trận ấy"1. Người phân tích: trong hoàn cảnh chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta không thể nảy sinh và phát triển được; dân tộc bị áp bức thì văn hóa Việt Nam cũng mất tự do. Vì vậy, văn hóa văn nghệ muôn tự do thì phải tham gia cách mạng. Anh chị em văn nghệ sĩ phải sử dụng văn hóa văn nghệ như là nhũng VÜ khí sắc bén để "phò chính trừ tà", "trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong'2. Hồ Chí Minh chỉ rõ yêu cầu phải đấu tranh cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mói, để ra những nhiệm vụ của văn hóa: "Phải thấm sầu vào tất cả các Enh vực của đời sông xã hội. Văn hóa phải loại trừ tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm cho mọi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc mà mình được hưởng"3... văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do... làm thế nào cho quổc dân có tinh thần vì nước quên mình, vi lợi ích chung mà quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích của riêng m ình,.ắ Người quan tâm sâu sắc đến mọi lĩnh . vực văn hóa và cho ý kiến chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ từng hoạt 1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.246; t.3, tr 451: t.l, tr.XXVL
- Phần thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VỂ s ự NGHIỆP.. 203 động văn hóa. Từ báo chí đến văn hóa nghệ thuật; từ khoa học đên giáo dục; từ đạo đức, lối sống đến y tế, thể dục thể thao; từ cách tuyên truyền huấn luyện đến cách nói, cách viết; từ mở lốp học bình dân xóa nạn mù chữ đến việc giáo dục, dạy dỗ trẻ em; từ sửa đổi lối làm việc đến thực hành đời sống mới; từ công tác văn hóa quần chúng đến các lĩnh vực sáng tác văn hóa nghệ thuật,... Tất cả đều nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đấu tranh cho nền độc lập, kiến thiết đất nước và xây dựng một nền văn hóa mới. Các nhà văn hóa phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giò mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt của dân tộc ta cho hậu thế. Người phê bình những biểu hiện xa rời hiện thực đòi sống, xa rời nhân dân, không nói lên được cốt cách dân tộc. Có lần Bác đến xem phòng triển lãm mỹ thuật, Bác nêu nhận xét của mình, cũng là để nhắc nhở các nghệ sĩ: "Bác không giỏi về mỹ thuật nên có thể không đánh giá đúng tranh vẽ của các chú. Nhưng Bác nghĩ rằng nghệ thuật phải gần với cuộc sống, người vẽ không thể tùy ý muôn tưỏng tượng ra thế nào cũng được..."1. Một lần khác Bác nhận xét: "Những bức tranh này tỏ ra các nghệ sĩ của ta lâu nay đều đã cố gắng tìm một con đưòng đi. Nhưng tiếc một điều là không muôn đi ở dưới đất mà muốn vút lên trời: chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít"2. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1 5 , tr.6 6 7 . 2. Xem Hà Minh Đức: "Cái đẹp và cảm hứng thi ca của Hồ Chí Minh" trong Việt Nam học ■Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất, tr.69.
- 204 VÁN HÓA HÓ CHI MINH 4. Một luận điểm nữa hết sức cơ bản và quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: xây dựng va p h á t tnển văn h ó a là sự nghiệp củ a toàn dân. Toàn dân tham pa sáng tạo văn hóa, làm nghĩa vụ văn hóa, đồng thời toàn dân được hưởng thụ những thành tựu văn hóa. Như trên đã nói, văn hóa bao gồm rất nhiều lĩnh vực. nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo, phức tạp. Làm cho văn hóa thâm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người là yêu cầu rất cao, là nhiệm vụ khó khăn và lầu dài. Chỉ khi nào được mọi tầng lớp nhân dân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, mọi người lao động, mọi người yêu nước..., mọi tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, các tôn g:áo, nhà trường, gia đình... tham gia tích cực, thường xuvên, liên tục, bền bỉ mới có thể từng bước từ thấp đến cao thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra. Hồ Chí Minh xuá't phát từ quan điểm cơ bản "cách mạng là sự nghỉệp của quần chúng"1, "nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhát là dân"2, đã yêu cầu văn hóa cũng phải thấm nhuần sáu sắc quan điểm nhân dân: vì nhân dân phục vụ và phát huy sức mạnh của toàn dân làm văn hóa. Người căn dặn anh chị em làm văn nghệ phải đi sâu vào thực tê cuộc sống, hiểu được tư tưởng, tình cảm, tâm lý, yêu cầu cùa nhán dân, từ đó phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Cần hiếu rằng "Quần chúng mong muôn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng vã 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1 2 , tr.6 7 2 ; t.7 , tr.4 3 4
- Phần thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VỀ s ự NGHIỆP.. 205 vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bô ích"1. Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng: "Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đểu hiểu, đều tin, đểu quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: "Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?"2. "Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, th ế là các bạn tiến bộ. Trái lại, là các bạn chưa thành công"3. Nước ta là một quốíc gia có nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc đểu có một nền văn hóa riêng. Vì vậy, cùng với phát triển nền văn hóa chung của cả cộng đồng, phải chú ý phát triển văn hóa của mỗi dân tộc. Hồ Chí Minh nhắc nhở: Muôn phát triển văn hóa các dân tộc, phải tẩy trừ nhũng thành kiến, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà. Đương nhiên, để xây dựng và phát triển được văn hóa, phải có đội ngũ cán bộ chuyên làm văn hóa, tức là phải bồi dưỡng, đào tạo được đội ngũ trí thức, anh chị em văn nghệ sĩ. Đội ngũ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hóa nói riêng và trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung. Người nói: "Kiến thiết cần có nhân tài"4, "cần rất nhiều cán bộ", "cần càng ngày càng nhiều trí thức tốt"5, cán bộ phải có văn hóa làm gốc. Riêng đối với anh chị em văn nghệ sĩ, những ngưòi hoạt 1 2 3, 4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 1.13, tr.505; t.5, tr.346; t.6, tr.163; t.4. tr.114; t.10, tr.378.
- 206 VÁN HÓA HÓ CHI MINH động trực tiếp trong Hnh vực sáng tạo vãn học - nghệ thuật, Bác căn dặn: "Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giủ gìn thái dộ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cỏ gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp...”1. Các quan điểm, tư tưởng cơ bản nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vê văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Những lời dạy của Ngưòi không chỉ có tầm chiến lược mà còn có ý nghĩa chỉ đạo cụ thể trong công việc hàng ngày của chúng ta. Điều có ý nghĩa thiết thực là Hổ Chí Minh không chỉ nói mà Người trực tiếp làm. Vối nhiệt tình cách mạng cháy bỏng và tri thức khoa học sâu sắc, V I tài nảng Ớ nhiều mặt, Hồ Chí Minh luôn luôn gương mẫu thực hiện nhũng điểu do chính Người để ra; và nhò thế mà những điều chỉ bảo của Người càng có sức thuyết phục cao. Nó chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà tư tưởng lỗi lạc mà còn là một nhà hoạt động thực tiễn dẩy tài năng; không chỉ là một nhà chính trị vĩ đại mà còn là một nhà văn hóa kiệt xuất. Người đ ã sá n g tạo ra m ột nén văn h ó a mới, văn h ó a cách m ạn g Việt N am ; sán g tạo ra một thời đ ạ i mới trong lịch sử p h á t triển của nền văn hóa dán tộc. Và chín h bản thân Người, cuộc sông của Người la hiện thân củ a nền văn h ó a mới Việt N am , là m ẫu m ực cùa con người m ới Việt N am . Ngay từ năm 1923. nhà thơ Osip 1. Hồ Chí M inh: Toàn tập, Sđd, t.1 3 . tr .5 0 5 .
- Phắn thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VẾ s ự NGHIỆP.. 207 Mandelstam (người Nga) đã nhận xét rằng: "Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai"1. Và sau này nhà thơ Rơnê de Pêtơrơ (người Haiti) cảm nhận sâu sắc rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh "ngay giữa cuộc đòi mình đã đi vào truyền thuyết. Cuộc sông của Người là một bài thơ đầy nét anh hùng ca". Nhũng tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh về văn hóa đã được thể hiện trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng ta, đặc biệt là trong Đ ề cương văn h ó a Việt N am (năm 1943) và trong N ghị quyết Trung ương 5 (kh óa VIII) về văn hóa. Người mãi mãi là ánh sáng soi đưòng cho công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Trích trong cuốn: Các chuyên đề về tư tường Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 1 Hồ Chí Minh - Một người châu A của mọi thời đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2 0 1 0 . tr.2 7 8 .
- 208 T ư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VỀ XÂY DựNG NỀN VẢN HÓA VIỆT NAM* (Trích) Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP* ... Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên một truyền thông văn hóa lâu đời mà hạt nhân là tinh thần độc lập, tự chủ, đấu tranh bất khuất để làm chủ đất nước: đó là chủ nghĩa yêu nước Việt N am . Sông trong điều kiện khắc nghiệt của vùng nhiệt đới, dân tộc ta lại hun đúc nên đức tính la o độn g cần củ và bền bỉ. Để thắng thiên tai, địch họa, các bộ tộc, các dán tộc, mọi người trong cộng đồng dân tộc ngày càng chung lưng đấu cật, c ố kết với nhau, tạo nên một tinh thần nhân ái, đoàn kết hiếm thấy, lại hun đúc nên một tinh thần thõng m inh, sán g tạo khá đặc biệt. Chúng ta đã từng có nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc. rồi đến nền văn hóa Đại Việt trong thời đại phong kiến và * Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chinh p h ì
- Phần thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VỀ s ự NGHIỆP. 209 nền văn hóa Việt Nam trong thòi đại ngày nay. Truyền thốhg văn hóa đã không ngừng phát triển với lịch sử như một dòng chảy liên tục từ xưa đến nay, từ nay cho đến mãi sau này. Vì vậy, nếu không nhìn lại truyền thống văn hóa của dân tộc thì không thể có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về nội dung của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta đang tiếp tục xây dựng. Một điều cần khẳng định là tầm quan trọng cực kỳ to lớn của nền văn hóa, không những đối với nưốc ta mà còn đối với các nước trên th ế giới. Gần đây, nhiều hội nghị quốc tế đã coi văn hóa là mục tiêu, là động lực, là nhân tô' quyết định sự phát triển bển vững của nền kinh tế - xã hội mỗi dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra ở đất Lam Hồng, vùng địa linh nhân kiệt, đã hấp thụ sâu sắc tinh hoa của truyền thông văn hóa Việt Nam, lại có hiểu biết sâu rộng về văn hóa phương Đông. Tiếp đó, trải qua bao năm bôn ba bốn biển năm châu để tìm đường cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa phương Tây, của các nền văn hóa trên th ế giới. Người nói: phương Đông hay phương Tây, có cái gì hay, cái gì tốt thì ta tiếp thu; tiếp thu có chọn lọc và phải biến thành thuần tuý Việt Nam, “có như thế mới là dân chủ”; nghĩa là mới trở thành tài sản của mỗi một người dân - người làm chủ đất nưốc. Và khi Người đã đi đến với chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm đến chân lý - con đường cứu nước đúng đắn là con đường cách mạng vô sản - thì các mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế đã được giải quyết đúng đắn
- 210 VÁN HÓA HÓ CHI MINH và sáng tạo. Người đã xây dựng nên một chú nehìa nhản văn cao cả, coi trọng nhũng quyền sống thiêng hèng của con người, m ột triết lý n hăn văn h à n h động giải phóng dán tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con ngưòi. Chu nghĩa nhân văn hành động Hồ Chí Minh đã kê tục một cách sáng tạo chủ nghĩa nhân đạo cộng sản của Mác. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã gắn liên với chủ nghĩa quóc tê vô sản, chủ nghĩa xã hội, tạo ra cho nền văn hóa nước ta một chất lượng mối, một sức mạnh mới cực kỳ to lớn. Sức mạnh văn hóa Việt Nam đã đem lại cho dân tộc ta một sức sông mãnh liệt. Do đâu mà trải qua một ngàn năm bị đô hộ không những nước ta không bị đồng hóa, mà còn tích luỹ và phát triển lực lượng, vùng lên giành lại độc lập cho đất nước? Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Do đâu mà trong thời đại phong kiến, chúng ta đã đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn minh gấp nhiều lần? Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ hiện đại, do đâu mà dân tộc ta đã lập nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chông hai đê quốc to, trong đó có đê quốc mạnh nhát thê giới? Đó chính là nhờ ở sức mạnh mới của nền vãn hóa Việt Nam. của chủ nghĩa anh hùng bất khuâ't, kết hợp VỚI trí thông minh, sáng tạo. Chính những nhà chính khách, những nhà sử học lớn của Mỹ thừa nhận, Mỹ đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam, chính là vi không hiếu dán
- Phẩn thứ hai: NHỮNG BÀI VIẾT VỂ s ự NGHIỆP.. 211 tộc Việt Nam, không hiểu nền văn hóa Việt Nam. Họ còn nói, nêu Việt Nam chỉ có tinh thần chiến đâu anh hùng, dũng cảm thì sức mạnh vật chất khổng lồ của Mỹ có thể đánh bại, nhưng Việt Nam đã thắng là vì dân tộc Việt Nam còn có trí tuệ thông minh, sáng tạo. Do đâu mà những năm gần đây, trong tình hình chê độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhưng ở nước ta không những không bị sụp đổ mà vẫn đứng vững và đổi mới tiến lên? Điều đó càng chứng tỏ sự bền vững, sức sông sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam. •k •k * Trong suốt cuộc đồi hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đê văn hoá. Lời định nghĩa về văn hóa đầy đủ nhất đã được ghi trong trang cuối của bản thảo N h ật ký trong tù: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đòi sông và đòi hỏi của sự sinh tồn”1. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458.
- 21 2 VÃN HÓA HÓ CHI MINH Người không chỉ để xuất khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng mà còn cho rằng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi vãn hóa mới kiến thiết được và đủ điểu kiện phát triển dược. Người cũng đã nói đến văn hóa - văn nghệ, đến các sáng tác văn học, coi văn hóa - nghệ thuật là một mật trận. Tôi nghĩ rằng, văn hóa mà chúng ta bàn ở đây nên tập trung vào m ặt văn h ó a tinh thần. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã từng xây dựng và phát triển nền vãn h ó a mới trong thời đại mới. Đảng ta đã từng đề ra chủ trương phát triển một nền văn h ó a d ân tộc, k h o a học, đ ạ i chúng, xây dựng nền văn hóa kháng chiến và kháng chiến hóa nền văn hóa. Rõ ràng, văn hóa là một mặt trận, những người làm công tác văn hóa là những chiến sĩ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã đưa ra chủ trương xây dựng “nền văn h ó a tiên tiến, đ ậ m đ à bản sắc d ân tộc". Hiến pháp 1992, trài qua những cuộc thảo luận sôi nổi, đã diễn đạt tư tưỏng đó là: xây dựng nền văn hóa d â n tộc, hiện đ ạ i và nhăn văn. Một điểu cần nói rõ là, nước ta gồm có nhiều dán tộc an h em bình đẳng với n h au về mọi m ặt: chính trị. kinh té và xã hôi, cho nên nội dung nền văn hóa Việt Nam là nén văn hóa của cộng đồng các dân tộc, đồng thòi là một nền văn hóa thống nhất của nước Việt Nam thổng nhát. Và chân lý không thay đổi là: Nước Việt Nam là một. dán tộc Việt Nam là một. Và độc lập dân tộc luôn gán với thó'ng nhât dân tộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 3939 | 1720
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
64 p | 931 | 207
-
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
46 p | 186 | 29
-
Đề cương chi tiết học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh - ThS. Lê Thị Ái Nhân
75 p | 279 | 22
-
Nghiên cứu sự phát triển của văn hóa dân gian và văn hóa đô thị: Phần 2
268 p | 30 | 14
-
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của đảng, chính phủ thông qua các văn bản về đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay
4 p | 83 | 7
-
Nghiên cứu văn hóa Cơ-tu: Phần 2
190 p | 24 | 6
-
Tìm hiểu văn hóa chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong mối liên hệ giữa con người với cộng đồng dân tộc Việt Nam
5 p | 65 | 5
-
Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu Văn học năm 2020
7 p | 16 | 4
-
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Côống: Phần 1
37 p | 17 | 4
-
Nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh: Phần 1
190 p | 11 | 3
-
Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 25 | 3
-
Góp phần tìm hiểu văn hóa quân sự Hồ Chí Minh
6 p | 60 | 3
-
Bác Hồ với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Bác Hồ (Tập 9): Phần 2
354 p | 17 | 2
-
Văn hóa dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 74 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
33 p | 9 | 2
-
Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học
2 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn