intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lâu nay chúng ta biết đến Hồ Chí Minh - Lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá, Hồ Chí Minh - Nhà thơ. Tuy nhiên có lẽ ít người được biết rằng, chúng ta còn có Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học, một danh xưng hoàn toàn xứng đáng. Rõ ràng sắc lệnh số 45/SL ngắn gọn, đến bây giờ đọc lại vẫn có thể “ngộ” ra nhiều bài học quí cho quyết sách xây dựng ngành đại học, nói rộng ra cho nền giáo dục Việt Nam đang có quá nhiều “vấn đề” hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học: "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM". pp. 113-114 HỒ CHÍ MINH - GIÁO SƯ ĐẠI HỌC PGS.TS. Trần Hữu Tá Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu & Giảng dạy văn học Tp.HCM Chỉ sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được hơn một tháng, ngày 10-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 45/SL, được đăng trên Việt Nam Dân quốc công báo (số 9, 1945, tr 112). Nội dung cụ thể như sau: “Chính phủ đã cử các ông Cao Xuân Huy, Hồ Hữu Tường, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên làm giáo sư đại học văn khoa và các ông Đào Duy Anh, Cù Huy Cận, Trần Văn Giáp, Ngô Xuân Diệu, Trần Khánh Dư (Khái Hưng), Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ giảng về những vấn đề đặc biệt trong chương trình văn khoa. Chính phủ giao cho ông Giám đốc Đại học Quốc gia thảo luận với những vị trên về nội dung giảng dạy và về số giờ mà những vị ấy nhận dạy trong niên khoá 1945 - 1946”. Trong chương II (ĐHQG Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến - kiến quốc 1945 - 1955) của công trình “Một thế kỷ phát triển và trưởng thành” do GS - TSKH Vũ Minh Giang chủ biên (NXB ĐHQG Hà Nội, 2006, tr 52) còn phát hiện thêm: “Ngoài các học giả nổi tiếng, Bộ Quốc gia Giáo dục còn mời các nhà hoạt động chính trị đến giảng dạy, trong đó Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng giảng dạy về khoa Hiến pháp, Võ Nguyên Giáp và Vũ Đình Hoè giảng về khoa Kinh tế”. Xin có mấy lời bình luận về một văn bản hành chính khô khan, đã bị bụi thời gian che phủ suốt hai phần ba thế kỷ, tưởng như đã bị rơi vào quên lãng: 1. Giữa bộn bề trăm công ngàn việc, mà hầu như tất cả đều thuộc diện “khẩn”, “tối khẩn” trong những ngày đầu của nước Cộng hoà non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, đúng với tinh thần Người xếp thứ tự ưu tiên 3 đối tượng cần chống: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Để chống giặc dốt, nâng cao dân trí, Người chú ý nhiều mặt, từ vấn đề tưởng như đơn giản nhưng đặc biệt hệ trọng là thanh toán nạn mù chữ cho toàn dân đến việc xây dựng bậc học cao nhất, nơi đào tạo nhân tài, niềm tự hào của bất cứ dân tộc có văn hoá nào: bậc Đại học. 2. Xây dựng đại học, khác với cách làm của nhiều người, nhiều địa phương hiện nay, ưu tiên nghĩ đến việc xây (hoặc thuê) nhà, dựng bảng hiệu, chiêu sinh ào ạt; Chủ tịch Hồ Chí Minh trước tiên lo chọn và mời người dạy sao cho xứng với 113
  2. Trần Hữu Tá trọng trách được giao. Nói rõ hơn, Người chủ yếu nghĩ đến giá trị thực, đến tiềm lực khoa học của đối tượng định mời, chứ không bị mê hoặc bởi bằng cấp. Trong số 19 vị có tên kể trên, chỉ có 4 người có học vị cao: Bùi Kỷ (đỗ phó bảng khoa thi Kỷ Dậu 1909); ba ông Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Duy Khiêm đều bảo vệ xuất sắc luận án ở Pháp những năm ba mươi của thế kỷ trước. Có người như Nguyễn Mạnh Tường, năm 26 tuổi (1932) bảo vệ liền 2 luận án Tiến sĩ luật khoa và văn khoa, được xếp “loại tối ưu với lời khen ngợi của toàn thể Hội đồng” (une mention très honorable ainsi que les félicitations unanimes du jury) Những vị khác, một số tốt nghiệp đại học (cử nhân) hoặc còn dở dang đại học. Có vị thậm chí mới qua bậc trung học đã phải quay ra kiếm sống, đồng thời kiên trì tự học (như Đào Duy Anh, Hoài Thanh. . . ). Nhưng chắc chắn tất cả đều là những nhà trí thức, bậc học giả thực sự có uy tín lớn trong xã hội cũng như trước công luận khoa học. 3. Về mặt phẩm chất đạo đức tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng tinh thần dân tộc của người được chọn, trung thành với chủ trương “đoàn kết hoà hợp dân tộc” của Mặt trận Việt Minh, chứ Người không quá quan tâm đến vấn đề đảng phái, ý thức hệ của họ. Vì thế bên cạnh những đảng viên cộng sản hoặc những người có cảm tình với lý tưởng cộng sản, Người vẫn trân trọng mời ông Hồ Hữu Tường (đã từng tham gia đệ tứ quốc tế) và nhà văn Khái Hưng (thành viên của đảng Đại Việt Dân chính). Rất cân nhắc, cẩn trọng nhưng tự tin, thoáng mở trong việc dùng người, đó là bản lĩnh đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4. Người luôn hài hoà giữa NGHĨ, NÓI và LÀM. Người đề xuất chủ trương, quyết định sách lược, đồng thời sẵn sàng chung tay góp sức. Cụ thể, để tăng thêm uy tín, chất lượng cho việc giảng dạy bậc đại học trong những ngày đầu, Người sẵn sàng đáp ứng lời mời “thỉnh giảng” của Bộ Quốc gia Giáo dục lúc đó. Không những thế Người còn động viên các vị Bộ trưởng khác, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Hoè - ai cũng đang trăm công ngàn việc trong các Bộ quan trọng (Tài chính, Nội vụ, Giáo dục) cùng tham gia giảng dạy. Lâu nay chúng ta biết đến Hồ Chí Minh - Lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh- Nhà văn hoá, Hồ Chí Minh - Nhà thơ. Xin bổ sung: chúng ta còn có Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học, một danh xưng hoàn toàn xứng đáng. Rõ ràng sắc lệnh số 45/SL ngắn gọn, đến bây giờ đọc lại vẫn có thể “ngộ” ra nhiều bài học quí. Cho quyết sách xây dựng ngành đại học, nói rộng ra cho nền giáo dục Việt Nam đang có quá nhiều “vấn đề” hiện nay. 114
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1