intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ nghĩa Mác-Lênin (1920-2020) - Tóm tắt Kỷ yếu hội thảo khoa học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Kỷ yếu hội thảo khoa học: 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ nghĩa Mác-Lênin (1920-2020) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị bền vững và sức sống thời đại; Hồ Chí Minh kiên trì tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ nghĩa Mác-Lênin (1920-2020) - Tóm tắt Kỷ yếu hội thảo khoa học

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC “100 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN” (1920 - 2020)
  2. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) HLUV ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ NHIỀU TÁC GIẢ TÓM TẮT KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “100 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN” (1920 - 2020) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2020 3 |
  3. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Tóm tắt Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) / Vũ Công Thương, Bùi Ngọc Quang, Đoàn Sỹ Tuấn... - Huế : Đại học Huế, 2020. - 59tr. ; 27cm ĐTTS ghi: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trường Đại học Hoa Lư 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Chủ nghĩa Mác - Lênin 3. Hội thảo khoa học 4. Việt Nam 5. Kỉ yếu hội thảo 335.4346 - dc23 DUM0360p-CIP Mã số sách: NC/238-2020 |4
  4. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) BAN CHỈ ĐẠO BIÊN TẬP 1. TS. NGUYỄN MẠNH QUỲNH Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Hoa Lư Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo 2. TS. ĐOÀN SỸ TUẤN Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Hoa Lư P. Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo 3. TS. PHẠM THÀNH TRUNG P. Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Hoa Lư UVTT Ban Chỉ đạo Hội thảo BAN BIÊN TẬP TÓM TẮT KỈ YẾU 1. TS. ĐOÀN SỸ TUẤN 2. TS. HOÀNG DIỆU THÚY 3. TS. PHAN THỊ HỒNG DUYÊN 4. TS. ĐINH VĂN VIỄN 5. ThS. LÊ THỊ LAN ANH THƯ KÝ BIÊN TẬP ThS. LÊ THỊ NGỌC THÙY ThS. NGUYỄN THỊ THU DUNG 5 |
  5. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Trang PHẦN I. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1 - GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI PGS.TS. VŨ CÔNG THƯƠNG BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC VÀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC 2 MÁC - LÊNIN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY BÙI NGỌC QUANG CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI 2 TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - TS. MAI THU TRANG NHỮNG CỐT LÕI TẠO NÊN SỨC SỐNG TRƯỜNG TỒN VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC 3 - LÊNIN TS. PHAN THỊ HỒNG DUYÊN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG 3 CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỤ THỂ CỦA ĐẤT NƯỚC ThS. LÊ THỊ LAN ANH VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỚI VIỆT NAM - QUA NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CỦA HỒ 4 CHÍ MINH ThS. BÙI THỊ THU HIỀN VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 5 ThS. NGUYỄN THỊ HOA NHÀI CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA V.I. LÊNIN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ 5 TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Thiếu tá, TS. HOÀNG THỊ THÚY - Đại úy, TS. NGUYỄN THỊ HIỀN TẬP TRUNG DÂN CHỦ - TỪ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG MỘT ĐẢNG MÁCXÍT CÁCH MẠNG KIỂU MỚI CỦA V.I. LÊNIN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC ĐÓ VÀO XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG 6 SẢN VIỆT NAM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH PHẦN II. HỒ CHÍ MINH TIẾP THU, KIÊN ĐỊNH, VẬN DỤNG VÀ 7 PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM TS. TRẦN BÌNH TUYÊN NHỮNG CƠ SỞ CƠ BẢN ĐỂ HỒ CHÍ MINH TIẾP XÚC, KHẲNG ĐỊNH, ĐI THEO, VẬN DỤNG VÀ 8 PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TS. MAI THU TRANG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO NƯỚC TA 8 TS. HOÀNG THỊ THUẬN HÀNH TRÌNH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI CÁCH 9 MẠNG VIỆT NAM TS. PHẠM ĐỨC TIẾN NGUYỄN ÁI QUỐC LỰA CHỌN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐỂ XÁC LẬP HỆ TƯ TƯỞNG MỚI CHO 9 DÂN TỘC PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG - GV. NGÔ HẢO NHI SƠ THẢO LUẬN CƯƠNG CỦA V.I. LÊNIN - BƯỚC NGOẶT TRONG HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC CỦA 10 NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH GVC.TS. PHẠM QUANG TRUNG - GVC.TS. TRẦN VĂN LỰC SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA 10 |6
  6. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) CỦA V.I. LÊNIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. ĐÀO THỊ THU PHƯƠNG SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC 11 ĐỊA CỦA V.I. LÊNIN VỚI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TS. ĐINH VĂN VIỄN SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA CỦA V.I. LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM 12 TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. LÊ THỊ NGỌC THÙY HỒ CHÍ MINH VỚI LUẬN CƯƠNG CỦA V.I. LÊNIN, CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - QUA LĂNG KÍNH 12 CỦA CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ TS. NGÔ XUÂN DƯƠNG - TS. LÊ TRUNG KIÊN HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG, BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở THUỘC ĐỊA TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG 13 DÂN TỘC TS. DƯƠNG VĂN KHOA HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA V.I. LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC 13 TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN SỰ TIẾP NỐI TỪ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VẤN ĐỀ 14 QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT ThS. VŨ THỊ BÍCH HẠNH HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ VẦN ĐỀ DÂN 14 TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM TS. TRẦN TRỌNG ĐẠO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - SỰ VẬN DỤNG 15 SÁNG TẠO LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM ThS. NGUYỄN KHÁNH LY - ThS. HOÀNG NAM HƯNG HỒ CHÍ MINH TIẾP CẬN, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ 15 NGHĨA XÃ HỘI PGS.TS.GVCC. TRẦN THỊ MINH TUYẾT HỆ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN HỒ 16 CHÍ MINH TS. VŨ THỊ MINH TÂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI - SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO 16 CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM TS. NGUYỄN THỊ LAN SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG 17 TS. TRẦN THỊ ĐIỂU TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO LÝ LUẬN 17 CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ ĐOÀN KẾT VÀO VIỆT NAM TS. NGUYỄN KHẮC TRAI NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG 18 ThS. NGUYỄN THỊ NGA HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI 18 LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀO ĐIỀU KIỆN THỰC TIỄN VIỆT NAM ThS. VŨ THỊ THU HÀ 7 |
  7. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO 19 VIỆT NAM ThS. BÙI ĐỨC DŨNG TÌM HIỂU SỰ VẬN DỤNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TRÊN CƠ SỞ “DÂN TỘC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG” VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ 20 MINH VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI PHẦN III. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 21 VỚI TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TS. KHUẤT THỊ THANH VÂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG “TRƯỚC HẾT PHẢI CÓ ĐẢNG CÁCH MẠNG” - Ý NGHĨA 22 TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY ThS. PHẠM THANH XUÂN - ThS. TRƯƠNG MẠNH TIẾN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - “CỘI NGUỒN LÝ LUẬN”, ÁNH SÁNG SOI ĐƯỜNG 22 CHO MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. ĐINH KHẮC TRUNG QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO, XÁC LẬP, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - QUA 23 CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ THU DUNG ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG 23 CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI NCS. NGÔ VĂN AN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ 24 THỰC TIỄN ThS. LÊ VĂN THUẬT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GÓP PHẦN BỔ SUNG VÀ LÀM PHONG PHÚ THÊM KHO TÀNG LÝ LUẬN 24 CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC TS. LÊ THỊ KHUYÊN HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI SOI ĐƯỜNG ĐƯA CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIÀNH THẮNG LỢI 25 ThS. PHAN BÁ LINH VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25 TS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG - ThS. LÊ ĐỨC THUẬN HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP HÒA HỢP DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ 1945 - 1946 26 TS. LƯU MAI HOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC - SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA 26 MÁC - LÊNIN VÀO ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM ThS. TRẦN THỊ TÂN PHÁT HUY TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN VIỆT NAM THÔNG QUA NGHIÊN CỨU TƯ 27 TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS. PHẠM THỊ THU HẰNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VẬN DỤNG Ở NINH BÌNH HIỆN NAY 28 ThS. NCS. VI VĂN THẢO - ThS. NCS. TRỊNH THỊ VÂN VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ 28 ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Thượng tá, TS. BÙI XUÂN QUỲNH GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH VỚI XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ 29 |8
  8. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) CHÍNH TRỊ HIỆN NAY ThS. NGÔ THỊ HƯỜNG VẤN ĐỀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG 29 TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. NGUYỄN VĂN MÃO GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VÀ VIỆC VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA TRONG TÌNH 30 HÌNH HIỆN NAY TS. HOÀNG DIỆU THÚY VĂN HÓA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 30 ĐÀM THỊ THƯ - TRẦN QUANG CHUNG CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - NỀN MÓNG TƯ TƯỞNG CỦA NHỮNG CHỦ 31 TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ CỐT LÕI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI PHẦN IV. NGHIÊN CỨU, DẠY HỌC VÀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 32 TRONG CÁC HỌC VIỆN, CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG PGS.TS. NGUYỄN THÁI SƠN - TS. PHẠM THÀNH TRUNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN 33 ĐỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY TS. NGUYỄN HỮU TÂM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ QUAN ĐIỂM “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẤY CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀM NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM 34 CHO HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH” ThS. VŨ TUỆ MINH - ThS. PHẠM THANH XUÂN MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT 34 NAM TRONG SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. TRẦN ĐỨC TUẤN - ThS. TRƯƠNG MẠNH TIẾN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - BẢN TRƯỜNG CA CÁCH MẠNG, ĐỊNH HƯỚNG, SOI 35 ĐƯỜNG CHO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THANH HÒA - ThS. DƯƠNG TRỌNG HẠNH NHỮNG CỐNG HIẾN NỔI BẬT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VIỆT NAM 35 ThS. ĐỖ THỊ YÊN - ThS. NGUYỄN THỊ HÀO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ VÀ 36 SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. TRẦN ĐỨC TUẤN - ThS. TRƯƠNG MẠNH TIẾN TƯ TƯỞNG, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VÀ SÁNG TẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ KHOA HỌC 36 KỸ THUẬT ThS. NGUYỄN THÚY MAI - ThS. VŨ THỊ HƯƠNG GIANG SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT 37 NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ThS. CAO THÀNH TẤN TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH BẰNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG 37 GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. DƯƠNG VĂN KHOA - ThS. NGUYỄN HẢI TRUNG SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ 38 TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 9 |
  9. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) ThS. TƯỞNG THỊ THẮM MỘT SỐ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC 38 CỔ TRUYỀN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS. NGUYỄN XUÂN DŨNG - ThS. NGUYỄN VĂN TRÁNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO DỤC SINH 39 VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY TS. PHAN THỊ HỒNG DUYÊN GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY - MỘT VẤN ĐỀ CẦN 39 QUAN TÂM TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - CN. NGUYỄN THỊ THU THỦY DẠY HỌC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TÌM TÒI Ở 40 CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. LÊ THỊ LAN ANH - ThS. LƯƠNG DUY QUYỀN NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 40 CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH MỚI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS. NGUYỄN BẰNG ĐĂNG NGỌC - ThS. DƯƠNG THỊ LIỆU LINH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 41 ThS. NGUYỄN THỊ MỸ LANG NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 41 THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TS. NGUYỄN MINH HẢI - ThS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở CÁC 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. LÊ THỊ SÁU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI 42 HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ThS. BÙI DUY BÌNH - BẾ THỊ HƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN Ở 43 CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY |10
  10. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO “100 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN” (1920 - 2020) TS. Vũ Văn Trường1 Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý! Kính thưa các nhà khoa học! Thưa toàn thể các đại biểu về dự Hội thảo! Năm 2020 là năm đất nước ta có nhiều sự kiện chính trị quan trọng: Kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020), 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2020); tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hôm nay, trong không khí vui mừng, phấn khởi, tràn đầy tin tưởng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII (2020 - 2025), Trường Đại học Hoa Lư tổ chức Hội thảo khoa học: "100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin" (1920-2020). Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, viên chức Trường Đại học Hoa Lư tôi xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công đến các vị đại biểu khách quý, các nhà khoa học, cùng toàn thể các đồng chí đang có mặt tại Hội thảo khoa học hôm nay. Kính thưa các đồng chí. Dân tộc ta rất tự hào đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, và chính Người cũng làm rạng rỡ non sông ta, đất nước ta. Người là người tìm đường, dẫn lối, đem ánh sáng chân lý thời đại - chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho sự nghiệp cách mạng nước ta. Người đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta; lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; là linh hồn, ngọn cờ chói lọi lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, kiến trúc, tạo dựng những công trình cách mạng vĩ đại, mở ra một thời đại rực rỡ nhất, trang sử vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Người bắt mạch, kết nối, nâng tầm, đưa cách mạng Việt Nam hòa nhịp vào dòng chảy cách mạng tiên phong của thời đại. Người là sự kết tinh, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại; là người “Việt Nam đẹp nhất” và là “sen của loài người”. Trong văn miếu của dân tộc và nhân loại, trong kí ức của lịch sử, nhân dân và nhân loại tiến bộ, tên, tuổi, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người sống mãi. 1 Bí thư Đảng Bộ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Lư | i
  11. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong thời gian vừa qua, Trường Đại học Hoa Lư đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, thiết thực, trong đó có công tác đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn lý luận chính trị trong nhà trường. Hội thảo khoa học "100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin" (1920-2020), được Trường Đại học Hoa Lư tổ chức là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thiết thực góp phần thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trường Đại học Hoa Lư hết sức vui mừng, tại Hội thảo khoa học, đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của 69 bài tham luận, báo cáo khoa học, trong đó có nhiều bài báo cáo tham luận của các nhà khoa học, các tác giả đang công tác tại các Ban ngành TW và địa phương, các Học viện, Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan đơn vị giáo dục, văn hóa, tư tưởng trên phạm vi cả nước. Kính thưa các đồng chí! Hội thảo khoa học "100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác- Lênin" (1920-2020), là dịp để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, thảo luận nhằm có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử quan trọng, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại. Qua đó, thấy được công lao to lớn của Người trong việc kiên trì tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam; vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam. Hội thảo là diễn đàn trao đổi chuyên môn, học thuật, chia sẻ những kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các môn lý luận chính trị trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Chương trình Hội thảo có nhiều nội dung quan trọng, nhưng thời gian không nhiều. Tôi đề nghị các các đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng nhau trao đổi, thảo luận, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: 1/. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị bền vững và sức sống thời đại; 2/. Hồ Chí Minh kiên trì tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; 3/. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại; 4/. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Hội thảo! Cuối cùng, xin kính chúc sức khỏe các nhà khoa học, các đồng chí tham dự Hội thảo. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn./. |ii
  12. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC “100 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN” (1920 - 2020) TS. Đoàn Sỹ Tuấn1 Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý! Kính thưa các nhà khoa học! Thưa toàn thể các đại biểu về dự Hội thảo! Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm, học thuyết “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”2; lấy khoa học làm nền tảng, động lực, lấy cách mạng làm mục tiêu nhằm giải phóng - giai cấp, dân tộc và con người; là sự kết tinh tinh hoa văn hóa, khoa học, trí tuệ nhân loại và thực tiễn thời đại; do C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin - những vĩ nhân của lịch sử, những nhà khoa học kiêm chiến sĩ cách mạng, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và nhân loại tiến bộ, khởi thảo, sáng lập, bổ sung, phát triển. Nguyễn Ái Quốc - Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin vào tháng 7-1920. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh và của cả dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo ra sự biến đổi mang tính chất bước ngoặt, căn bản, về chất trong tư tưởng, lập trường; quan điểm, tình cảm; phương pháp và hành động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc; giúp Người tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Người đã đi từ “chủ nghĩa yêu nước” đến “chủ nghĩa Mác-Lênin”, từ “Ái Quốc”, đến “Chí Minh”, từ người đi “tìm đường”, trở thành người “chỉ đường”, “dẫn đường” của cả dân tộc. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao của tư duy, trí tuệ, khoa học loài người, Hồ Chí Minh không dừng ở đỉnh cao, mà còn tiếp tục phát triển đỉnh cao lên một đỉnh cao mới, vận dụng và phát triển sáng tạo, làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin. Với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, tầm nhìn chiến lược, Người đã góp phần quan trọng vào việc kiên trì tiếp thu, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói, sau V.I.Lênin, Hồ Chí Minh là một trong số ít những lãnh tụ cộng sản để lại nhiều dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin. 1 Phó trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức Hội thảo, Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Hoa Lư 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, tr. 298 | iii
  13. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại Chủ nghĩa Mác - Lênin tác động mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện đến cách mạng Việt Nam, là một bộ phận, và là một bộ phận hợp thành quan trọng nhất trong các bộ phận cấu thành đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), gieo mầm cho hạt giống cách mạng đầu tiên; tạo ra một bước ngoặt quan trọng, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã đạt được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Cách mạng Tháng Tám năm 1945; kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước (1986-2020), đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để phát triển đất nước; góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Hướng đến chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ (2020 - 2025); chào mừng khai giảng năm học 2020 - 2021, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Trường Đại học Hoa Lư tổ chức Hội thảo khoa học: “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920-2020). Hội thảo vô cùng vui mừng, phấn khởi và vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu khách quý, các nhà khoa học thuộc 35 học viện, đại học, trường đại học, cao đẳng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, cho phép tôi gửi đến tất cả quý vị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh và trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam; trao đổi chuyên môn, học thuật, chia sẻ những kết quả nghiên cứu; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa Trường Đại học Hoa Lư với các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài tỉnh; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, dạy học, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Hội thảo quy tụ đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà giáo với trên 60 bài viết xoay quanh chủ đề, đề cập những nội dung cơ bản như sau: 1. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị bền vững và sức sống thời đại; 2. Hồ Chí Minh kiên định tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; 3. Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại; 4. Nghiên cứu, dạy học, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - |iv
  14. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) nền tảng tư tưởng của Đảng trong các trường đại học. Và nhiều vấn đề khác có liên quan đến chủ đề hội thảo. Các báo cáo tham luận gửi về Hội thảo đã bám sát chủ đề, trong đó nhiều tham luận, có nhiều điểm mới phong phú cả về chất liệu nội dung, cả về phương pháp, cách thức tiếp cận góp phần làm sáng rõ nhiều mặt của sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng này. Cũng không ít vấn đề gợi mở được đặt ra trong các bài viết tham luận, chúng tôi xin được chắt lọc, tổng hợp thể hiện dưới hình thức đặt câu hỏi, để các quý vị đại biểu trao đổi nhiều hơn, sâu sắc hơn trong Hội thảo hôm nay: 1. Giá trị và sức sống thực sự của chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh thời đại có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế? Sự phát triển đó có làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin? 2. Cần có nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn vai trò, vị thế, tầm vóc và đóng góp nổi bật của Hồ Chí Minh trong kiên trì, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam? 3. Vì sao, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cứ mỗi chỗ “gấp khúc”, “so le” của lịch sử; cứ mỗi bước dân tộc ta “nâng mình” đi lên phía trước càng thấy vai trò to lớn, không thể thay thế của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam? 4. Sự quan trọng, những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp cơ bản trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, dạy học các môn Lý luận chính trị ở nước ta hiện nay? Vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong các nhà trường trước bối cảnh khoa học công nghệ và toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ. Kính thưa các vị đại biểu khách quý! Hội thảo khoa học bàn về sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng, diễn ra ở một thời điểm và địa điểm mang nhiều ý nghĩa. Hội thảo khoa học diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ (2020 - 2025). Hội thảo bàn về một sự kiện lịch sử quan trọng - sự kiện khơi nguồn, phát tích để Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, mở ra một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam; diễn ra trên mảnh đất Cố đô - Hoa Lư - Ninh Bình lịch sử - nơi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, đóng đô, dựng nước, lập Quốc hiệu là Đại Cồ Việt (大瞿越, 968-1054), mở nền “chính thống thủy”, khơi nguồn, phát tích của 3 triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Về dự Hội thảo khoa học lần này, rất mong các vị đại biểu khách quý nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết cho nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi, thảo luận để Hội thảo thành công tốt đẹp, đạt mục đích, yêu cầu, kế hoạch đã đề ra. | v
  15. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại Kính chúc các vị đại biểu khách quý, các nhà khoa học về dự Hội thảo - sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn. BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO |vi
  16. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) PHẦN I CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI 1 |
  17. Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC VÀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY PGS.TS. Vũ Công Thương Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Chủ nghĩa Mác do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX với ba bộ phận cấu thành (Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học), đầu thế kỷ XX đã được V.I. Lênin phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại, được thừa nhận là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy nhất đúng đắn và khoa học. Mặc dù đến nay, nhân loại đã trải qua nhiều biến cố, quanh co, phức tạp, song với bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng vẫn thể hiện sức sống trong xã hội hiện đại. Bài viết trình bày bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác và vấn đề giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay. Từ khóa: Bản chất khoa học, cách mạng; triết học Mác, giảng dạy triết học Mác - Lênin. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI Bùi Ngọc Quang Tổng Biên tập Báo Ninh Bình Tóm tắt Ra đời cách đây đã 172 năm, trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học, cách mạng, hoàn bị, triệt để, nhân văn, sáng tạo, do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, sáng lập; V.I. Lênin bảo vệ, bổ sung và phát triển, không ngừng được bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Bài viết bước đầu, đi sâu nghiên cứu, tập trung làm rõ: 1) Giá trị trường tồn, đặc sắc, phong phú, nhiều mặt của chủ nghĩa Mác - Lênin trên các phương diện nổi bật về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học; 2) Làm rõ sức sống thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách kho tàng tri thức đồ sộ và phong phú, học thuyết khoa học và cách mạng, triệt để và hoàn bị, nhân văn và sáng tạo; cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cung cấp cho loài người và nhất là cho giai |2
  18. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) cấp công nhân “những công cụ nhận thức vĩ đại" để “giải thích thế giới” và “cải tạo thế giới”; góp phần mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; phản ánh khát vọng loài người, cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả. Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị trường tồn, sức sống thời đại. NHỮNG CỐT LÕI TẠO NÊN SỨC SỐNG TRƯỜNG TỒN VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TS. Đoàn Sỹ Tuấn*, Trường Đại học Hoa Lư TS. Mai Thu Trang**. Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài viết tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá những phương diện cốt lõi, nền tảng, chủ yếu tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin như: Chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại; kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại, có bộ phận hạt nhân, cốt lõi, nền tảng là triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học; vẫn giữ nguyên giá trị đương đại, là ngọn đuốc của văn minh nhân loại. Từ khóa: Sức sống trường tồn và giá trị thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỤ THỂ CỦA ĐẤT NƯỚC TS. Phan Thị Hồng Duyên*** Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Chủ nghĩa Mác - Lênin là“hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C. Mác, Ph.Ănghen và sự phát triển của Lênin; được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn của thời đại; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là * Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Hoa Lư ** Phó Khoa Giáo dục chính trị - Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh *** Phó trưởng Phòng Đào tạo và Quản lý nghiên cứu khoa học 3 |
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0