intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa lễ hội Obon

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Văn hóa lễ hội Obon" giới thiệu về lễ hội Obon - một lễ hội văn hóa truyền thống của người Nhật Bản được tổ chức hàng năm vào tháng 8 hoặc tháng 7 âm lịch. Lễ hội này có nguồn gốc từ đạo Phật và được coi là một dịp để tôn vinh các tổ tiên và tưởng nhớ lại những người đã mất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa lễ hội Obon

  1. VĂN HOÁ LỄ HỘI OBON Liềng Chí Đức, Trần Hồng Đức, Đỗ Đức Thiện* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn, CN. Đặng Thị Mỹ Ngọc TÓM TẮT Lễ hội Obon là một lễ hội văn hóa truyền thống của người Nhật Bản được tổ chức hàng năm vào tháng 8 hoặc tháng 7 âm lịch. Lễ hội này có nguồn gốc từ đạo Phật và được coi là một dịp để tôn vinh các tổ tiên và tưởng nhớ lại những người đã mất. Trong lễ hội Obon, người Nhật Bản thường tham gia các hoạt động như múa Bon Odori, đi tới đền thờ và cúng vật phẩm, đặt đèn lồng trước cửa nhà và làm sạch nhà cửa. Ngoài ra, các phong tục và tập tục khác như đeo Yukata và đi thăm viếng các người thân và bạn bè cũng rất quan trọng trong lễ hội này. Lễ hội Obon được coi là một dịp để tưởng nhớ lại quá khứ và kết nối với cộng đồng, cũng như là một cơ hội để du khách quốc tế hiểu thêm về văn hóa và phong tục truyền thống của Nhật Bản. Từ khóa: Lễ Hội Obon, Lễ Obon Nhật Bản, Lễ hội đèn lồng ý nghĩa 1. TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI OBON Lễ hội Obon là một trong những sự kiện lớn được tổ chức hàng năm ở Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 hoặc 15 tháng 7, nhưng thường sẽ tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hằng năm. Hàng nghìn chiếc đèn lồng Nhật Bản được thả trên sông, theo truyền thống để tưởng nhớ đến tổ tiên, các thành viên gia đình đã khuất. Lễ hội này đặc biệt bởi vì thông qua lễ hội này, có thể thấy được tấm lòng của những người ở lại với những người đã khuất. Hình 1: Lễ hội Obon 1.1. Lịch sử hình thành Lễ hội obon có nguồn gốc từ Phật giáo. Truyền thuyết kể rằng một ngày nọ, có một người tên là Mokuren-sonja biết được rằng người mẹ quá cố của mình đã rơi vào cõi ngạ quỷ và đang đau đớn tột cùng, bị treo ngược. Vì vậy, khi người ấy hỏi Phật cách cứu mẹ, Phật đã nói như thế này “Vào ngày 15 tháng 7, khi kết thúc khóa tu mùa hè, nếu bạn mời một nhà sư và cúng dường rất nhiều và tổ chức lễ tưởng niệm, bạn sẽ có thể cứu được mẹ của mình.” 2391
  2. Người ta nói rằng khi Mokuren-sonja đã tuân theo lời dạy của Đức Phật, mẹ của anh đã có thể tái sinh ở thiên đường. Từ đó, ngày 15 tháng 7 âm lịch trở thành ngày quan trọng để tạ ơn cha mẹ, tổ tiên và tổ chức lễ giỗ. Ở Nhật Bản, người ta cho rằng lễ hội Obon được tổ chức lần đầu tiên vào năm Thiên hoàng Suiko thứ 14. Sau đó, do cải cách lịch được thực hiện với mục đích tiêu chuẩn hóa lịch quốc tế vào thời Minh Trị, các sự kiện của Nhật Bản đã bị trì hoãn toàn bộ 30 ngày. Ngày nay, Obon được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8, lấy ngày 15 tháng 8 làm trung tâm. 2. TẬP TỤC VÀ PHONG TỤC CỦA OBON Trình tự diễn ra trong lễ hội Obon: ● Ngày 12/8: Quan niệm đón rước linh hồn người đã khuất. Người dân Nhật Bản phải tự tay tạo ra những chú bằng quả dưa chuột và những que tăm. ● Ngày 13/8: Người dân sử dụng cành cây gai Ogara để nhóm lửa đón tổ tiên ● Ngày 14/8 đến 15/8: Mọi thành viên trong gia đình cùng nhau đi viếng thăm mộ phần tổ tiên. Và các thành viên trong gia đình sẽ tập trung tưởng nhớ người đã khuất. ● Ngày 16/8: Đây cũng là ngày cuối cùng trong dịp lễ Obon của Nhật Bản được diễn ra. Sau những chuẩn bị trước đó thì ngày cuối cùng là ngày đốt lửa để đưa tiễn tổ tiên. 2.1. Múa Bon Odori Một trong những hoạt động chính của lễ hội Obon là múa Bon Odori. Đây là một loại múa truyền thống của Nhật Bản, được nhảy trong những buổi tối trong các khu phố và sân trường. Người tham gia múa Bon Odori sẽ cùng nhau nhảy theo bài hát và điệu nhảy đặc trưng của từng vùng miền. Múa Bon Odori được xem là cách để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các tổ tiên, và cũng là một cách để đón chào các linh hồn trở về. Hình 2, 3: Người dân Nhật Bản múa Bon Odori 2.2. Thắp nến đỏ Thắp nến đỏ cũng là một hoạt động quan trọng trong lễ hội Obon. Người Nhật tin rằng các linh hồn sẽ trở về vào đêm mùng một và hai của tháng Tám (tháng Bảy Âm lịch), và để chỉ đường cho các linh hồn tìm về nhà, người ta thường thắp nến đỏ trước cửa nhà và trên các ngọn đồi. Nến đỏ được coi là biểu tượng của sự sống và ánh sáng, và cũng là một cách để tôn vinh các tổ tiên và ghi nhớ họ. 2392
  3. Hình 4: Thắp nến trong lễ hội Obon 2.3. Cúng vật phẩm Trong lễ hội Obon, người Nhật thường cúng các vật phẩm để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các tổ tiên. Các vật phẩm này thường bao gồm thức ăn và đồ uống yêu thích của các tổ tiên, cùng với các vật dụng và phụ kiện khác như hoa, quả vàng, lạc và trầu cau. Các vật phẩm này sẽ được đặt trên bàn cúng và thường được đốt lửa để tạo ra một không khí trang trọng và tôn nghiêm. Hình 5: Mâm cúng trong lễ Obon 2.4. Tổng vệ sinh nhà cửa Trước khi Obon đến, người Nhật thường dành thời gian để làm sạch nhà cửa và dọn dẹp các nơi thờ cúng tổ tiên. Việc làm sạch nhà cửa không chỉ giúp cho không gian sống trở nên sạch sẽ và thoải mái hơn, mà còn là cách để chuẩn bị cho sự trở về của các tổ tiên. 2.5. Đặt đèn lồng trước cửa nhà Trong suốt lễ hội Obon, người Nhật thường đặt các đèn lồng trước cửa nhà của mình. Đèn lồng được xem là cách để chỉ đường cho các linh hồn tìm về nhà, và cũng là cách để tạo ra một không khí trang trọng và tôn nghiêm trong lễ hội. 2393
  4. Hình 6: Hình ảnh người dân Nhật đặt đèn lồng trước nhà 2.6. Tới đền thờ và cúng vật phẩm Trong lễ hội Obon, người Nhật thường đi tới các đền thờ để cầu nguyện và cúng vật phẩm cho các tổ tiên. Đi tới đền thờ không chỉ là cách để tôn vinh các tổ tiên mà còn là cách để kết nối với cộng đồng và gặp gỡ bạn bè. Ngoài ra, trong lễ hội Obon, còn có nhiều phong tục và tập tục khác như điều chỉnh lịch trình công việc để có thể tham gia lễ hội, đeo yukata (áo tắm truyền thống của Nhật Bản) và đi thăm viếng các người thân và bạn bè. Tóm lại, các tập tục và phong tục trong Obon mang ý nghĩa tôn vinh các tổ tiên và tưởng nhớ lại những người đã mất, đồng thời cũng là cách để tạo ra một không khí trang trọng và kết nối với cộng đồng. Hình 7: Mâm cúng ở đền thờ trong lễ Obon 3. Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI OBON Lễ hội Obon mang ý nghĩa tôn vinh các tổ tiên và tưởng nhớ lại những người đã mất, đồng thời cũng là cách để tạo ra một không khí trang trọng và kết nối với cộng đồng. Đối với người dân Nhật Bản, Lễ hội Obon là dịp lễ rất đáng trân trọng và mong đợi. Với những người trẻ hơn thì dịp lễ này là thời gian họ được về quê, đoàn tụ với gia đình hay cũng là dịp để họ đi du lịch thư giãn sau thời gian làm việc mệt mỏi. 4. KẾT LUẬN Lễ hội Obon mang lại giá trị to lớn đối với người dân Nhật Bản. Lễ hội cho ta thấy được tình cảm yêu thương gia đình, sự cố gắng không ngừng để không phụ lòng người đã khuất. 2394
  5. Tình cảm đối với người quá cố thể hiện tốt nhất bằng việc sống tốt, trân trọng dòng máu mà tổ tiên đã ban cho. Tình cảm đối với ông bà, tổ tiên là sự cố gắng không ngừng, cố gắng từng ngày và đợi đến mùa lễ hội Obon sau để cùng gia đình, tổ tiên tái ngộ, hàn huyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. はせがわ、10/05/2022 https://www.hasegawa.jp/blogs/butsudan/boncyouchin 2. 葬儀、26/09/2022 https://www.e-sogi.com/guide/4554/#i-2 3. KoKoRo, 08/08/2022, https://www.kokoro-vj.org/vi/post_9222 4. HongNgocHa,17/08/2021, https://hongngocha.com/le-hoi-obon-nhat-ban/ 2395
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2