intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa Nõ Nường : Thỏi đá cầm tay trí khôn xuất hiện

Chia sẻ: Thai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Thỏi đá cầm tay” loại công cụ xuất hiện đầu tiên của loài người. Chứng tích ghi lại thời điểm giới động vật cấp cao tách khỏi loài động vật cấp thấp trở thành loài người. Đó là loại di vật xuất hiện từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới, hiện trưng bày trong các viện bảo tàng. Ở đó, loại thỏi đá cầm tay chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả, chúng mang dáng hình xù xì, thô ráp như loại thỏi đá ở Núi Đọ Thanh Hóa .Hình 1: Hoàng Xuân Chinh, Các nền văn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa Nõ Nường : Thỏi đá cầm tay trí khôn xuất hiện

  1. Văn hóa Nõ Nường : Thỏi đá cầm tay trí khôn xuất hiện
  2. Trích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn “Thỏi đá cầm tay” loại công cụ xuất hiện đầu tiên của loài người. Chứng tích ghi lại thời điểm giới động vật cấp cao tách khỏi loài động vật cấp thấp trở thành loài người. Đó là loại di vật xuất hiện từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới, hiện trưng bày trong các viện bảo tàng. Ở đó, loại thỏi đá cầm tay chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả, chúng mang dáng hình xù xì, thô ráp như loại thỏi đá ở Núi Đọ Thanh Hóa
  3. Hình 1: Hoàng Xuân Chinh, Các nền văn hóa cổ Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội, 2005. Bản vẽ 1 tr 60. Tuy nhiên, trong các di chỉ khảo cổ thỉnh thoảng người ta vẫn tìm thấy một loại “thỏi đá cầm tay” với sự trau chuốt, mang tính nghệ thuật thẩm mĩ cao, như phác vật ở di chỉ Đồng Đậu Vĩnh Phúc khai quật lần thứ 16.
  4. Hình 2: Phác vật Linga, Nguồn Ngô Thế Phong, Nguyễn Mạnh Thắng, bài đã dẫn, bản vẽ X, tr 44. Tác giả Ngô Thế Phong, Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng: “Phác vật này tạc theo hình Linga” (sinh thực nam giới). Hoặc bản phác vật có thể xa nhất, hóa thạch với nét vẽ phom hình người ở di chỉ Đồng Kỵ (Võ Nhai Thái Nguyên) do trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện để lại tại viện
  5. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Hai tác giả Phạm Đăng Kỉnh và Lưu Trần Tiêu cẩn chú với lời nhận xét như sau: “Tuy không rõ nét lắm, nhưng cũng đủ cho ta liên tưởng đến hình mặt người”. Hình 3: Nguồn của Phạm Đăng Kỉnh và Lưu Trần Tiêu Từ hình ảnh của hai bản phác vật này, cho thấy rằng, bắt nguồn từ mẫu hình sinh thực của mình, con người dựa vào đó mà tạo ra thỏi đá cầm tay. Ý
  6. nghĩa công dụng của thỏi đá cầm tay thật là to lớn, cho đến nay, lao động bằng máy móc hiện đại mà tác dụng của nó vẫn còn chiếm ưu thế như các loại đục nhọn, đục vầu, cái chàng lưỡi bè v.v…, song hình dáng và mẫu mã của chúng có khác đôi chút. Chúng tôi cho rằng những phác vật được chế tác trau chuốt kì công theo hình Nõ Nường như thế, đó không phải loại công cụ lao động mà vật “thiêng”của giới pháp sư hoạt động trong tín ngưỡng. Như vậy, bộ phận sinh thực của đàn ông trong hoạt động tích giao đã gợi ý cho con người tạo ra thỏi đá cầm tay đầu tiên, sử dụng trong lao động như ghè, đập các loại quả cây để lấy hạt.
  7. Tuy nhiên, từ loài động vật sinh sống bằng thức ăn sẵn hoa trái, kéo dài hàng triệu năm, đến thời điểm tạo ra dụng cụ thỏi đá cầm tay để tạo thêm nguồn thức ăn, như đập vỡ vỏ trái cây lấy hạt v.v...Đó là sự đột biến về hiện tượng tư duy trong não bộ của giới động vật cấp cao. Luận về sự hình thành tư duy đầu tiên của loài người, Kinh Dịch viết: Ngẩng lên thì xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì lấy các phép tắc dưới đất, xa thì trông ở vật, gần thì nhìn ở mình. Vậy nhìn vào mình không có nghĩa là nhìn vào hình dáng, cơ thể của mình, mà hẳn là nhìn vào bộ phận sinh thực, nơi hay thay đổi về hình dáng và thường xuyên có nhu cầu đòi hỏi giải
  8. quyết sự “ham muốn” (libido) của con người. Cho nên hiện vật Nõ Nường được con người ghi dấu ấn, thường trực trong đầu. Ở đó, khi hoạt động “tích giao” những động thái “nâng lên, dập xuống” gây sự kích thích, khoái cảm trong việc giải quyết sự “ham muốn” cho con người v.v…tức là những động thái va chạm, ma sát gây nên sự khoái cảm sinh lí, tạo nên đam mê. Nhờ những động thái “nâng lên dập xuống” đó, sẽ dần dần hằn sâu vào trí não từng thế hệ, trong chiều dài của thời gian, để rồi về sau hình ảnh ấy mường tượng, khi mơ hồ, khi rõ nét, do tính hồi tưởng của sự ham muốn gợi ý từ trong hoạt động ở bộ não của con người v.v… Đó chính là quá trình chuẩn bị cho việc ra đời thỏi đá cầm tay của con người. Quá trình đó
  9. không thể ngắn được, mà phải kéo dài từ hàng mấy chục vạn năm trước đó truyền lại. Bởi vì loài người xuất hiện trên trái đất kéo dài hàng trăm triệu năm, mà “thỏi” đá cầm tay sử dụng ghè đập trong lao động mới ra đời cách đây độ mấy vạn năm. Những di vật ở di chỉ Bắc Sơn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ghi niên đại độ 5 vạn năm. Tuy nhiên, từ động thái hoạt động ở trạng huống này (tích giao), mà liên tưởng để tạo ra một hiện vật đồng dạng trong hoạt động ở một trạng huống khác (công cụ lao động), hiệu quả thu được hoàn toàn khác xa, thậm chí là trái ngược với động thái hoạt động trong giờ phút (tích giao) khởi nguyên ban đầu. Ở đây, tầm tư duy trừu tượng của thế hệ đương thời đã nâng
  10. lên thành cấp tưởng tượng – vô hình, cơ sở của tư duy hoạt động sáng tạo nay mai trong bước đường tương lai của đồng loại. “Thỏi đá cầm tay” ra đời, sự kiện đó báo hiệu giờ phút loài người chuẩn bị tách khỏi loài vật. Nói về sự kiện này sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam viết: Sự đa dạng hóa loại hình công cụ phù hợp với chức năng của công cụ không những là chỉ tiêu phát triển của kỹ thuật mà cũng nói lên sự phát triển của tư duy con người. Vì như ta biết, hình ảnh của công cụ mà người nguyên thủy chế tác đã có trong đầu họ trước khi công cụ được hình thành dưới bàn tay chế tác của họ. Khi đem so sánh hiện vật thỏi đá cầm tay ở đây với hiện vật Linga của Ấn Độ (Hình 4), hẳn
  11. chúng có chung từ một cội nguồn mà ra – tức là vật linh, sinh thực của đàn ông. Hình 4: Ảnh của Viện Bảo tàng lịch sử Điều đó còn được thể hiện trong ngôn ngữ, với thuật ngữ chỉ tên những hiện vật công cụ như chiếc “cuốc chim”, lưỡi “cày bướm” - ở đây tên của hai công cụ này là gọi theo tên “chim”,
  12. “bướm” vật Nõ Nường “sinh thực” của đàn ông và đàn bà ở người Kinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0