Văn hóa trà của xứ sở nhân sâm - Hàn Quốc
lượt xem 34
download
Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hoá truyền thống mang đậm phong cách Á Đông. Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một thứ đồ uống mang lại sự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, là cách để "khai trí, khai tâm". Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hoá và kết nối lòng người. Sau đây, mời các bạn cùng khám phá văn hóa trà của đất nước Hàn Quốc qua tài liệu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa trà của xứ sở nhân sâm - Hàn Quốc
- Văn hóa trà của xứ sở nhân sâm - Hàn Quốc
- Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hoá truyền thống mang đậm phong cách Á Đông. Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một thứ đồ uống mang lại sự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, là cách để "khai trí, khai tâm". Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hoá và kết nối lòng người. Nhắc đến trà, người ta sẽ gọi tên Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… những cái tên được xem như là đại diện tiêu biểu cho nét đẹp văn hoá trà. Nhưng ở mỗi nơi, thưởng trà lại mang một nét riêng, một cá tính riêng. Đặc biệt, với người dân châu Á, uống trà được nâng thành nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo. Có thể xem mỗi nét đặc trưng của từ việc pha trà, uống trà, thưởng thức trà tạo thành tấm hộ chiếu văn hoá cho từng quốc gia. Thật chẳng sai khi người ta nói, cách uống trà cũng thể hiện cái hồn cách của dân tộc. Hàn Quốc - xứ sở nổi tiếng của nhân sâm thì trà cũng là một nét ẩm thực được ưa chuộng ở quốc gia này. Nghi lễ thưởng trà ở Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng dưới sự tiếp nhận sáng tạo người thưởng thức mang phong cách riêng của Hàn với nghi lễ tìm kiếm sự thư giãn và hài hoà của nền văn hoá Korea hiện đại. Văn hoá thưởng trà
- Korean không quá cầu kỳ và gò bó nhưng vẫn có những nguyên tắc bắt buộc chủ yếu mang đến sự thư giãn cho người thưởng trà. Tất cả hoà trộn tạo thành một nét riêng trong nghệ thuật thưởng trà Korean. Từ xa xưa các bậc vua chúa đã quy định trong tục cúng tổ tiên phải có trà đi kèm. Từ thời vua Suro thuộc Đế chế Geumgwan Gaya (42 – 562) đã có những quy định về việc hành lễ dâng trà mang tính quy tắc. Từ đó đến nay nghệ thuật thưởng thức trà Korean đã có nhiều biến chuyển cho phù hợp nhưng vẫn mang những nét truyền thống nhất định. Không gian trà phải được sắp xếp trong bầu không khí thật sự thanh nhã, gần gũi với thiên nhiên. Một nét đặc trưng trong phong cách thưởng trà Korean là còn ở trà cụ. Mỗi vật dụng để pha trà, thưởng trà cũng góp phần quyết định đến trà phong (phong cách uống trà). Tuỳ thuộc từng mùa trong năm mà nghệ nhân trà dùng các chất liệu trà cụ khác nhau. Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu “katade” có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát “irabo” giữ được nhiệt của nước trà vì phải uống nóng. Chất liệu chủ yếu của các trà cụ là gốm sứ và kim loại với các kiểu dáng đơn giản nhưng thanh thoát, phản ánh sự gắn kết hoà thuận với thiên nhiên. Nổi bật là những trà cụ làm bằng gốm tráng men mà đến nay người ta vẫn ưa dùng tạo thành một phong cách - phong cách gốm Hagi. Khác với Trung Hoa đánh giá chất lượng trà cụ bằng âm thanh gõ chén, bát thì tiêu chí đánh giá của trà cụ Korean lại phụ thuộc vào mẫu mã, đường nét màu sắc, cảm xúc của người nghệ nhân. Ngày nay “mốt mới” của tiệc trà Korea là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun nước nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến được xếp trên bàn suốt năm đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng. Trên bộ đồ trà có các loại chén như: chén tống, chén quân. Chén tống dùng để rót trà ra cho đều, chén quân bé hơn dùng để uống trà.
- Ngay từ những buổi đầu đến với văn hoá trà, trà phong của Korean đã thể hiện sự gắn kết giản dị và tự nhiên chất phác với ít nghi lễ, ít độc đoán, nhiều tự do hơn cho thư giãn và nhiều sáng tạo trong cách thưởng thức nhiều loại trà, trà cụ và đàm thoại. Chính từ đặc điểm đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành sự phong phú đa dạng trong cách bố trí trà thất đậm chất Korean. Không quá quy tắc như trà thất Nhật Bản hay Trung Quốc, trà thất Korean mang nhiều kiến trúc khác nhau, bày trí phù hợp với dụng ý của gia chủ và tùy thuộc theo mùa. Người Hàn Quốc thường đựng trà trong những hũ trà làm bằng sét nặn và phải được tráng men trong lò đốt bằng củi. Trà được xúc ra bằng một thìa gỗ có cán dài. Người Hàn Quốc thích uống trà xanh vì theo họ trà xanh để tự nhiên là giữ được nguyên vị ngọt chát của trà. Chính vì thế họ lựa chọn trà xanh rất cẩn thận, phải là trà búp nhỏ đồng đều, màu xanh tươi tự nhiên. Sau này người ta hay dùng trà xanh ướp các hương khác nhau như hương quế, hương hoa cúc… bên cạnh đó còn có trà sâm. Trong phương pháp pha trà, nước pha trà bắt buộc phải dùng nước suối, bởi họ cho rằng nước suối là nước tinh khiết, bắt nguồn từ thiên nhiên nên giữ được vị nồng ấm tươi ngon của trà. Nước pha trà là nước suối mới lấy về, nước càng đầu nguồn vị trà càng ngon, nước phải được đun sôi bằng củi. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, cách pha trà thể hiện tâm thái của người pha. Người pha trà ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, tập trung tâm ý vào việc pha trà sao cho người khách cảm nhận được thành ý của mình. Trước khi uống trà người chủ nhà tráng chén trà bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện nhiều may mắn.Chủ nhà lần lượt tráng ấm trà, đến chén tống, chén quân, sau đó cho trà xanh vào ấm, rót một lượt nước nóng lên trà với ý định rửa
- sạch bụi bặm rồi nhanh chóng đổ nước đầu đi. Việc đổ nước đầu phải căn đúng thời gian, nếu để lâu thì trà sẽ bị mất vị. Tuỳ thuộc vào mùa hái lá trà mà tính thời gian cho trà ngấm vào chén. Với lá hái tháng sáu thì phải để lâu hơn lá hai tháng tư một chút. Chủ nhà đổ nước vừa độ nóng vào ấm pha trà chờ ngấm 20 giây dến hai ba phút; sau đó đổ vào chén tống cho nước trà đồng đều, rồi chắt vào chén quân để mời khách uống. Một buổi tiệc trà của Hàn Quốc được thực hiện theo nguyên tắc của bốn điều: “Hoà - Kính - Thanh – Tịnh”. Chính vì thế luôn tồn tại nền văn hóa thưởng trà thanh lịch, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Trung Hoa hay Nhật Bản như suy nghĩ của nhiều người. Trà đồng nghĩa với sự tỉnh táo, thư giãn, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Người Hàn Quốc không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm đây là triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử văn hóa. Về quy tắc uống trà trong tiệc trà Korean, khách phải chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng chén của mình sau tượng trưng cho một lời cảm tạ sự tiếp đón của chủ nhà. Khi dùng trà, cầm chén quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà. Sau đó, tay che miệng, chậm rãi hớp một ngụm nhỏ, nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi, đồng thời đọng lại một phần trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Tùy từng tiệc trà cụ thể sẽ có bánh ăn kèm phù hợp với vị của trà. Một nét đặc biệt trong văn hoá thưởng trà của Korean là sự kết hợp hài hoà với văn hoá Thiền Seon, tạo ra một nét rất riêng, rất khác biệt với các quốc gia lân cận.Bữa tiệc trà diễn ra chậm rãi, thanh thoát, có khi kéo dài vài tiếng đồng hồ. Tách trà thơm ở Hàn Quốc từ lâu đã là quà đón khách, là tâm tình của chủ nhà với
- khách viếng thăm, nó còn mang giá trị tinh thần văn hoá sâu sắc, một nét ẩm thực đặc trưng. Vấn vương đâu đấy còn lại chính là những dư ba của vị trà hương quế, trà hoa cúc… lắng lại trong lòng thực khách.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu WTO
5 p | 443 | 214
-
QUY CHẾ PHỎNG VẤN TRÊN BÁO CHÍ
3 p | 352 | 74
-
LOGISTICS KINH DOANH THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 4. QUẢN TRỊ CUNG ỨNG HÀNG HÓA
33 p | 124 | 32
-
BỘ LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 19/2003/QH11 NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
123 p | 131 | 29
-
Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 3
7 p | 137 | 26
-
“Cưới vợ trả của” - tập tục lâu đời của đồng bào Stiêng, Bình Phước
4 p | 117 | 13
-
Cơ cấu dân số tỉnh Tiền Giang qua hai cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, 2009
8 p | 158 | 12
-
Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi ở Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
10 p | 71 | 8
-
Tầm quan trọng và kết quả tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học phổ thông ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam
14 p | 51 | 7
-
Xu hướng biến đổi văn hóa của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay (nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ)
6 p | 82 | 6
-
Nghi lễ cúng trâu và cúng bến nước của tộc người Hrê ở Quảng Ngãi
5 p | 49 | 4
-
Nghệ thuật xây dựng trong trà thất
7 p | 9 | 3
-
Khảo sát thủ pháp học chữ Hán của sinh viên tiếng Nhật
13 p | 87 | 3
-
Đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam hiện nay
5 p | 123 | 3
-
MIỀN NAM HOA KỲ BỊ CHIA RẼ
5 p | 78 | 3
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non trong xu hướng chuyển đổi số: Nghiên cứu ở một số trường mầm non tỉnh Thanh Hóa
8 p | 16 | 2
-
Thấy gì qua thực trạng nạo hút thai và công tác kế hoạch hóa gia đình hiện nay?
0 p | 66 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn