Văn hóa trong hoạt động mưu sinh của người dân xứ Quảng (nghiên cứu trường hợp ghe bầu)
lượt xem 2
download
Bài viết này nhằm tìm hiểu những giá trị văn hóa liên quan đến hoạt động mưu sinh của cư dân xứ Quảng gắn với phương tiện di chuyển này, tập trung vào nghề đóng ghe bầu, hoạt động du lịch liên quan đến ghe bầu ở Hội An và những tri thức bản địa liên quan đến hoạt động đi buôn bằng ghe bầu, góp phần minh chứng cho tầm quan trọng của ghe bầu trong việc phát triển kinh tế biển xứ Quảng nói chung và cuộc sống mưu sinh của cư dân nơi đây nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa trong hoạt động mưu sinh của người dân xứ Quảng (nghiên cứu trường hợp ghe bầu)
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA NGƯỜI DÂN XỨ QUẢNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP GHE BẦU) Culture in livelihood earning activities of Quang land’s residents (case study of the gourd boat) 1 ThS.NCS Nguyễn Thúy Diễm 1 Giảng viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tây Đô nguyenthuydiem8@gmail.com Tóm tắt — Ghe bầu và các hoạt động mưu sinh liên quan đến phương tiện này đã mang lại sự thuận lợi trong giao thương hàng hải khoảng thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, giúp cư dân xứ Quảng có điều kiện tận dụng lợi thế địa hình ven biển để thông thương, phát triển với quy mô rộng khắp, mang lại nguồn lợi mưu sinh lớn cho người dân địa phương. Bài viết này nhằm tìm hiểu những giá trị văn hóa liên quan đến hoạt động mưu sinh của cư dân xứ Quảng gắn với phương tiện di chuyển này, tập trung vào nghề đóng ghe bầu, hoạt động du lịch liên quan đến ghe bầu ở Hội An và những tri thức bản địa liên quan đến hoạt động đi buôn bằng ghe bầu, góp phần minh chứng cho tầm quan trọng của ghe bầu trong việc phát triển kinh tế biển xứ Quảng nói chung và cuộc sống mưu sinh của cư dân nơi đây nói riêng. Abstract — The gourd boat and the livelihood earning activities related to this means have brought advantages in maritime trade around the XVI to XIX centuries, helping Quang land’s residents to take advantage of coastal terrain to trade and develop on a large scale, bringing great livelihood resources to the local people. This article aims to understand the cultural values related to the livelihood earning activities of Quang land’s residents associated with this means, focusing on the craft of gourd boats, tourism activities related to gourd boats in Hoi An and the indigenous knowledge related to trading by gourd boats, contributing to the importance of these gourd boats in the development of Quang land's marine economy in general and the livelihoods of residents here in particular. Từ khóa — Ghe bầu, hoạt động mưu sinh, văn hóa, xứ Quảng. 1. Giới thiệu Xứ Quảng “Bao gồm Quảng Nam và Quảng Ngãi, tất nhiên là cả Đà Nẵng nữa” (Ngô Đức Thịnh [6]). Trong phạm vi hẹp, Xứ Quảng có thể được hiểu là Quảng Nam và Quảng Ngãi, tồn tại với tư cách là một tiểu vùng văn hóa của vùng văn hóa Trung Bộ. Đi cùng với sự phát triển kinh tế biển là sự xuất hiện của một trong những phương tiện vận chuyển hàng hải quan trọng vào loại bậc nhất nước ta ngay từ giữa thế kỉ XVI – ghe bầu. Đây là một loại thuyền buồm chuyên dùng để đi lại buôn bán ven biển, phổ biến từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo trong đời sống của cư dân miền Trung nói chung, Xứ Quảng nói riêng. Đặc biệt, các hoạt động mưu sinh gắn với ghe bầu của cư dân nơi đây trong hơn ba thế kỉ còn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc. 2. Nội dung 2.1. Về khái niệm văn hóa và ghe bầu 2.1.1. Khái niệm về văn hóa: Hiện nay, có hàng trăm định nghĩa về văn hóa theo nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo góc độ tiếp cận, khái niệm văn hóa có thể quy về hai cách hiểu chính: nghĩa hẹp và nghĩa rộng. 89
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 Với nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo bề sâu (chỉ những giá trị tinh hoa, mang tính tinh thần), bề rộng (chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực, hoặc kiến thức, ứng xử), theo không gian (chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng, miền), thời gian (chỉ những giá trị trong từng giai đoạn) hoặc theo chủ thể (chỉ những giá trị của từng dân tộc, từng nhóm xã hội). Với nghĩa rộng, văn hóa bao gồm tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra. Trong bài viết này, với đối tượng nghiên cứu là hoạt động mưu sinh của người dân xứ Quảng (trường hợp ghe bầu), tác giả chọn cách tiếp cận văn hóa theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn văn hóa với mục đích “vì lẽ sinh tồn” và “nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi hình thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (bản thảo Ngục trung nhật kí, tức Nhật kí trong tù, 1940) trích bởi Trần Ngọc Thêm [9]). 2.1.2. Khái niệm ghe bầu: Huỳnh Tịnh Của [4], trong Đại Nam quấc âm tự vị có giải thích nghĩa về ghe bầu: “Ghe bầu bụng, vác mũi, chính là ghe đi biển”. Còn Vương Hồng Sển thì giải thích thêm: “Ghe đi biển của người xứ Huế; bọn ghe bầu, hiểu là người miền Trung” (Vương Hồng Sển [12]). Trần Văn An trong Ghe bầu trong đời sống văn hoá ở Hội An - Quảng Nam lí giải về tên gọi ghe bầu như sau: “Về ngữ âm lịch sử, chúng tôi thấy rằng “ghe” có thể là biến âm của từ Mã Lai – Nam Đảo “gay”, cũng được dùng để chỉ phương tiện ghe thuyền… Về từ “bầu”, chúng tôi thấy rằng có thể đó là biến âm của từ Mã Lai – Nam Đảo “prau”. Từ này có nghĩa là ghe thuyền Mã Lai, có những đặc điểm nhận dạng riêng như từ điển La – Rousse (Pháp), Bách khoa tự điển (Mỹ) và tập “Blue Book of Coastal Vessles South Viet Nam’, khái quát: Một loại thuyền Mã Lai chạy buồm theo hai hướng gió đều tốt như nhau, có một mái chèo và một lá buồm tam giác hoặc tứ giác” (Trần Văn An [10]). Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ghe bầu là biến âm của hai từ Mã Lai - Nam Đảo: “gay” và “pràu”. “Gay” có nghĩa là ghe thuyền và “prau” là thuyền buồm Mã Lai. Gay đồng thời có thể là biến âm của ghe và pràu biến âm thành bàu. Thuyền prao được từ điển Le petit Larousse ghi nhận một cách giản lược: “Những chiếc thuyền có cấu trúc phỏng theo thuyền prao của Mã Lai”. Còn thuyền prau của Mã Lai được từ điển Encyclopedia Britanica mô tả như sau: “Trong tiếng Mã Lai, từ prao hay prau là thuật ngữ chung dùng để chỉ tất cả các loại thuyền lớn, từ thuyền tam bản hoặc xuồng đến một loại thuyền buồm vuông. Tuy nhiên, theo ngôn ngữ phương Tây, từ prao hay prau được dùng để chỉ một loại thuyền chèo tốc độ mà những tên cướp biển tại Ấn Độ Dương đã thường xuyên sử dụng” (dẫn theo Nguyễn Thanh Lợi [5]). Nhìn chung, có thể hiểu rằng, ghe bầu là loại ghe đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Đây là loại ghe đặc trưng của cư dân miền Trung, ra đời từ giữa thế kỷ XVI, có nhiều nét tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. 2.2. Văn hóa thể hiện trong các hoạt động mưu sinh liên quan đến ghe bầu 2.2.1. Mưu sinh bằng ghề đóng ghe bầu: Cùng với sự phát triển rầm rộ và nhanh chóng của ghe bầu thì các làng nghề đóng ghe bầu cũng tấp nập, đông vui hơn hẳn, chính thức trở thành một trong những nghề nghiệp mưu sinh thịnh hành nhất xứ Quảng thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Lực lượng đóng ghe bầu ở Hội An trước đây khá đông đúc, tập trung chủ yếu ở bờ Nam nhánh sông Thu Bồn chảy qua Hội An, trong đó nổi tiếng nhất là làng mộc Kim Bồng: “Phạm vi hành nghề của thợ đóng ghe bầu 90
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 Hội An khá rộng, bao gồm hầu hết các địa phương Đàng Trong và một số nơi ở Đàng Ngoài. Phương thức hành nghề chủ yếu là lập thành các kíp thợ từ 10 - 20 người đi đóng ghe thuê. Đôi khi có những kíp đứng ra lập thành trại ghe cố định. Ở Hội An vào những năm 1920 - 1930, có 3 trại đóng ghe bầu, ngoài ra còn một số trại đóng các loại ghe khác” theo Nguyễn Thanh Lợi [5]. Làng nghề mộc Kim Bồng không chỉ cung cấp ghe bầu cho địa phương mà còn đóng ghe thuê ở một số vùng lân cận như Thuận Hóa, Đề Ghi, Sông Cầu, Phan Thiết,… thậm chí đi tới cả miền Bắc và miền Nam: “Kim Bồng là một Chu Tượng (nơi đóng ghe) có vai trò rất quan trọng, không những nó cung cấp ghe thuyền để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - thương nghiệp ở phố cảng Hội An mà còn mở rộng phạm vi hành nghề ra đến toàn xứ Đàng Trong” (Trần Văn An [10]). Tuy nhiên, vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIX, sự xuất hiện của tàu thủy, tàu hỏa cùng những chính sách hà khắc của thực dân Pháp khiến cho nghề đóng ghe thuyền, đặc biệt là ghe bầu bị cấm đoán, thậm chí bị tiêu hủy, nhiều người thợ lành nghề phải lâm vào cảnh khốn cùng, tha phương cầu thực: “Năm 1947, thực dân Pháp cấm làng nghề hoạt động, tiêu hủy các phương tiện ghe bầu ở Lý Sơn. Thợ đóng ghe phải phiêu dạt vào đất liền, đến Phú Thọ (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa), Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ), Tam Kỳ (Quảng Nam) để tiếp tục hành nghề. Nghề đóng ghe bầu ở Lý Sơn dần dần bị thất truyền. Hiện nay trong nhà ông Võ Điềm (90 tuổi), một thợ con (thợ phụ đóng ghe bầu) cho cha mình là người Huế - người chuyên đóng ghe bầu ở Bến Đá, xã Lý Vĩnh vẫn còn bàn thờ tổ nghề với mô hình một chiếc ghe bầu” (dẫn theo Nguyễn Thanh Lợi [5]). 2.2.2 Mưu sinh bằng hoạt động du lịch liên quan đến ghe bầu ở Hội An: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, Hội An đã từng là thương cảng trù mật, phát triển hưng thịnh, thu hút nhiều thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Xiêm (Thái Lan), Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… và thuyền buôn tấp nập tụ hội, “trên bến dưới thuyền”. Ghe bầu cũng chính là hình ảnh gắn liền với sự phát triển thương nghiệp hàng hải ở thương cảng nằm bên bờ sông Thu Bồn: “Đến Hội An vào thế kỷ XVII, Thích Đại Sán, một thiền sư Trung Hoa đã mô tả thương cảng Hội An với “cột buồm như rừng tên xúm xít”. Còn Nguyễn Tuân cũng đã khắc họa vào đầu thế kỷ XX rằng: “Trên mặt sông thực là một cái rừng cột thuyền buồm, mành ghe chi chít dây lèo buồm, dây thừng…” trích Quốc Hải [8]. Từ giữa thế kỉ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi khác nhau như chính sách bế quan tỏa cảng của vua Nguyễn, sự xuất hiện của Đà Nẵng và đầu tư của Pháp vào thương cảng này đã khiến cho Hội An bắt đầu suy thoái và đánh mất đi vị thế của mình. Từ đó, hình ảnh những chiếc ghe “bụng chửa” chở đầy ắp hàng hóa xôn xao nơi bến cảng vắng bóng dần. Ông Trần Văn An - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết: “Ghe bầu là biểu tượng sinh động một thời phồn thịnh của đô thị thương cảng cổ xưa. Theo các nhà nghiên cứu, ngoài các bến dọc dài bãi biển miền Trung, những cánh buồm no gió của ghe bầu đã “bay” từ Kẻ Chợ, Thăng Long ở Bắc kỳ; Đồng Nai, Gia Định ở Nam kỳ đến tận Nam Vang - Campuchia và các quốc gia khu vực Đông Nam Á” Quốc Hải [8]. Ngày nay, đến Hội An, người ta lại thấy được hình ảnh của những chiếc ghe bầu tái xuất hiện trên sông Hoài để phục vụ du khách. Ghe bầu lại một lần nữa trở thành một công cụ mưu sinh, hỗ trợ cho văn hóa mưu sinh của cư dân xứ Quảng nói chung, Hội An nói riêng: “Những năm trước, tại các làng quê sông nước Cửa Đại, Cẩm Thanh, nhiều ngư dân đã phát 91
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 hiện vào trục vớt một số chiếc ghe bầu hay vài chi tiết cấu trúc của ghe bầu dưới lòng sông Cổ Cò, Thu Bồn. Và thật mừng, hình bóng của những chuyến ghe bầu xưa cũ cũng đã dần dần xuất hiện trở lại trên sông Hoài, phố Hội thông qua một số ghe thuyền được đóng theo mô hình. Thậm chí, một số người vì đam mê hay gia đình có ông bà từng theo nghề buôn bằng ghe bầu thuở trước đã cất công tìm kiếm và mua lại những chiếc ghe bầu, thuyền rớ ở khắp nơi trên xứ Quảng” Quốc Hải [8]. 2.2.3. Tri thức bản địa liên quan đến hoạt động đi buôn bằng ghe bầu: Dân ghe bầu gắn liền đời sống của mình với sông nước, biển cả và chiếc ghe chở đầy hàng hóa, từng ngày từng giờ phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm như giông gió, biển động, ngầm đá,… nên họ phải tự tích lũy kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm từ những thế hệ đi trước để có được những chuyến hành trình “thuận buồm xuôi gió”. Đó cũng chính là kinh nghiệm mưu sinh của các bạn ghe bầu. Ghe bầu di chuyển bằng buồm nhờ sức gió. Vì thế, để tận dụng sức gió tốt nhất, gió ngược mà ghe vẫn chạy được thì đòi hỏi người cầm lái phải có kĩ thuật điêu luyện: “Những lúc thiếu gió hay gió hơi ngược họ có kỹ thuật chạy “vát” hay chạy “ganh” rất độc đáo. Tức là ghe bầu chạy ngược gió bằng cách kéo xiên xiên cánh buồm, nếu ghe nghiêng thì ganh được đưa hết bên trong, tùy theo độ nghiêng mà người bạn trong ghe chạy ra ngồi trên đòn ganh, nếu ghe nghiêng nhiều hơn thì cùng lúc hai, ba, bốn người chạy ra” (dẫn theo Nguyễn Thanh Lợi [5]). Những kinh nghiệm mưu sinh của các lái phụ thật sự rất hữu ích trong thời điểm không có các phương tiện hiện đại hỗ trợ, giúp các ghe bầu tránh được nguy hiểm trên hành trình dài có khi lên đến hàng mấy tháng trời. Ghe bầu đi buôn là những ghe lớn, chứa nhiều sản vật địa phương, hàng hóa, giá trị kinh tế rất cao nên chủ ghe rất cần những kinh nghiệm quý báu của các lái phụ: “Vận chuyển bằng ghe bầu gặp bao nhiêu nguy hiểm, nên vào thời ấy thì không gì hơn là người lái phụ phải lão luyện và có kinh nghiệm xem hiện tượng đoán thời tiết, giông gió. Ghe bầu ngày trước là biểu trưng cho một cơ ngơi, một tài sản to lớn của những nhà giàu có ven cửa biển, chứ đem so với ghe thuyền đánh cá bình thường ngày nay thì cũng chẳng ra sao” (Vũ Hữu San [11]). Kinh nghiệm đi buôn ghe bầu thường được đúc kết lại bằng những bài vè, bài ca (Vè hải trình, Hải môn ca), đáng quan tâm và có giá trị nhất trong số đó là “Vè các lái”. Đây là bài vè kể rõ gần như đầy đủ tên sông, tên núi, phong cảnh, sản vật địa phương, nơi nào có ngầm đá, cửa sông, chợ búa, bến cảng ven biển để thuận tiện mua bán, đặc biệt là đặc điểm khí hậu từng vùng và nhấn mạnh những nơi nguy hiểm thường xảy ra tai nạn trên hải trình dài từ Bắc vào Nam. Những kinh nghiệm mưu sinh này được đúc kết và truyền lại từ nhiều thế hệ nên ai đi biển cũng rất xem trọng, không kém gì la bàn, bản đồ hay máy dự báo thời tiết trong thời đại ngày nay: “Vè các lái hay còn gọi là Hò các lái, Hò thủy trình là của những người chuyên vào lộng ra khơi xuôi ngược Bắc - Nam. Đây là một bản tổng kết hải trình của các ghe bầu theo tuyến Bắc- Nam và ngược lại. Ghe bầu các lái đi buôn Đêm khuya ngồi buồn, kể chuyện ngâm nga Bắt từ Gia Định kể ra 92
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 Anh em thuận hòa ngoài Huế kể vô Bài vè không chỉ làm vơi nỗi nhọc nhằn của những con người chèo sóng, chém gió dằng dặc đường dài trên biển, mà nó còn có giá trị thực tế to lớn hơn” (Vũ Hữu San [11]). Ngoài những bài vè truyền lại kinh nghiệm đi buôn ghe bầu thì những tri thức dân gian liên quan đến ghe bầu và nghề buôn ghe bầu cũng được chú ý. Đó là những “kinh nghiệm về đóng ghe, về thời tiết biển, về luồng lạch, về kỹ thuật điều khiển thuyền buồm,… Chính nhờ những kinh nghiệm này mà trước đây rất hiếm trường hợp bị bão tố, tai nạn đến mức chìm ghe, chết người xảy ra” (Trần Văn An [10]). Đây thật sự là những tri thức bản địa quý báu mà cho đến ngày nay chúng vẫn còn phát huy giá trị vốn có của nó. 3. Kết luận Sự phát triển nhanh chóng của ghe bầu chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên đặc trưng của tiểu vùng văn hóa xứ Quảng và nhu cầu khai thác nguồn lợi từ tài nguyên biển. Hơn thế nữa, ghe bầu trở thành nguồn lực vật chất, là di sản vật thể phục vụ cho các hoạt động mưu sinh của cư dân sở tại (nổi bật ở nghề đi buôn bằng ghe bầu và nghề đóng ghe bầu), ảnh hưởng lớn đến văn hóa mưu sinh của cư dân tiểu vùng văn hóa này trong khoảng thời gian trên dưới 300 năm. Đồng thời, phương tiện này còn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động phát triển du lịch ngày nay ở Hội An nói riêng, xứ Quảng nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C.Chư, Văn hóa dân gian xã Tịnh Khê, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2010. [2] Đ.H.Yến, “Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch”, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 2018. [3] Đ.Bang, Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế. 1997. [4] H.T.Của, Đại Nam quấc âm tự vị, tome I, Imprimerie Rey Curiol &Cie. 1985. [5] N.T.Lợi, Ghe bầu Nam Trung Bộ và ghe xuồng Nam Bộ, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2014. [6] N.Đ.Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, NXB Trẻ, TPHCM. 2014. [7] Nhiều tác giả, Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văng nghệ dân gian Nam Trung Bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005. [8] Q.Hải, “Ghe bầu xứ Quảng”, 2013. [Trực tuyến]. Truy cập tại địa chỉ http://www.hoianworldheritage.org.vn/vi/news/print/Van-hoa-nghe-thuat/Ghe-bau-xu-Quang- 876.hwh, truy cập ngày 18/4/2019. [9] T.N.Thêm, “Khái luận về văn hóa”, 2014. [Trực tuyến]. Truy cập tại địa chỉ: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/2569-tran- ngoc-them-khai-luan-ve-van-hoa.html, truy cập ngày 06/6/2020. [10] T.V.An, Ghe bầu trong đời sống văn hoá ở Hội An - Quảng Nam, NXB Dân Trí, Hà Nội, 2011. [11] V.H.San, “Ghe bàu và vè thủy trình cận duyên lúc xưa”, 2014. [Trực tuyến]. Địa chỉ https://nghiencuulichsu.com/2014/12/23/ghe-bau-va-ve-thuy-trinh-can-duyen-luc-xua/, truy cập ngày 18/4/2019. [12] V.H.Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội. 1993. Ngày nhận: 14/8/2020 Ngày duyệt đăng: 22/10/2020 93
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Người Thái - Chu Thái Sơn
197 p | 229 | 73
-
Chuyên đề 7 Một số vần đề về công tác tư tưởng, tuyên giáo trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
40 p | 211 | 51
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2
7 p | 168 | 38
-
Văn hóa dân tộc Thái: Phần 2
64 p | 119 | 14
-
Văn hóa truyền thống H’mông trong tiểu thuyết lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy
11 p | 87 | 10
-
Tìm hiểu về văn hóa dân tộc Nùng ở Việt Nam: Phần 1
100 p | 116 | 10
-
Danh nhân Việt Nam: Trần Văn Trà
5 p | 78 | 8
-
Sự biến đổi sinh kế của người Rục ở huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
10 p | 92 | 5
-
Ghe bầu trong văn hóa mưu sinh của cư dân xứ Quảng
12 p | 65 | 3
-
Lối sống - một di sản văn hóa phi vật thể của người Việt
5 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn