intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

172
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử quân sự là quá trình phát sinh và phát triển lĩnh vực quân sự của loài người từ xưa đến nay. Nó là một bộ phận của lịch sử xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa đến nay các hoạt động quân sự của dân tộc ta được hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu và hành động thôn tính bằng bạo lực của bọn xâm lược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2

  1. Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 2] MỞ ĐẦU LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lịch sử quân sự là quá trình phát sinh và phát triển lĩnh vực quân sự của loài người từ xưa đến nay. Nó là một bộ phận của lịch sử xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa đến nay các hoạt động quân sự của dân tộc ta được hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu và hành động thôn tính bằng bạo lực của bọn xâm lược. So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, lịch sử quân sự Việt Nam có bề dày rất lớn, phong phú và nhiều nét đặc sắc. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam cần được xúc tiến mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc của lịch sử dân tộc, để tiếp tục đưa khoa học lịch sử quân sự vươn lên đáp ứng tốt yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 1. Các giai đoạn phát triển của Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm và có ích sử lâu đời. Trong lịch sử Việt Nam, lịch sử quân sự được biểu hiện đậm nét và oanh liệt nhất. Đó là lịch sử quá trình phát sinh và phát triển các hoạt động quân sự của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Việt Nam có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị ‘-quân sự, văn hoá và kinh tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu á nói chung, vùng Đông - Nam á nói riêng. ở một đầu mối giao thông tự nhiên trong vùng, Việt Nam có điều kiện giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn minh khác, trở thành nơi hội tụ nhiều nền văn minh trong khu vực và thế giới. Nơi đây có tài nguyên phong phú, là một địa bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muộn chiếm lấy để thực hiện mưu đồ thực dân của chúng. Các thế lực bành trướng hên tục gây chiến tranh thôn tính nước ta. Vì thế, từ xa xưa hoạt động quân sự của đần tộc ta đã xuất hiện và phát triển, trở thành một nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước ta là một trong những chiếc nôi của loài người, một xứ sở của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, sớm có nền văn hoá bản địa với bản sắc riêng. Thành quả lao động đáng tự hào của người xưa để lại là sớm tạo dựng nên một nền văn hoá - văn minh Việt mà tiêu biểu là văn minh Sông Hồng và văn minh Đại Việt rực rỡ, toả sáng trong vùng. Đó là những nền văn minh cổ xưa nhưng xán lạn, tiêu biểu cho tài năng lao động sáng tạo, những phẩm giá cao quý và truyền thống tinh thần của tổ tiên. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử riêng, Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch hoạ.
  2. Trong lịch sử, dân tộc ta biết bao lần bị phong kiến phương Bắc tiến công xâm lược, nhiều lần và trong nhiều thế kỷ bị đô hộ với âm mưu Hán hoá; rồi đến thời cận đại và hiện đại phải chống nguy cơ âu hoá và Mỹ hoá trong mưu đồ xâm lược của các đế quốc tư bản phương Tây. Vốn có một nền văn hoá bản địa vững bền nên dân tộc ta không bị đồng hoá; những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Bắc hay phương Tây cũng không làm mất được bản sắc riêng của văn hoá dân tộc Việt Nam. Việt Nam còn là một đất nước sớm hình thành dân tộc, sớm thống nhất đất nước và cũng sớm hình thành nhà nước tập quyền. Trước sự đe doạ của thiên tai và giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã cố kết và hợp quần lại để có đủ sức mạnh dựng nước và giữ nước. Công cuộc lao động và chiến đấu gian khổ tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ láng giềng, dòng họ; trong cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc Chính vì thế, người Việt đã sớm nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sông đất nước này là do bàn tay, khối óc và xương máu của biết bao thế hệ xây đắp nên, là tài sản vô giá truyền lại muôn đời. T ình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã nảy sinh và phát triển trên cơ sở đó. Truyền thống quân sự là nét nổi bật của lịch sử Việt Nam. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước, có một quá trình phát triển liên tục, chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm, luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa dựng nước và giữ nước. Suốt dọc dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh thần bất khuất, tự lập tự cường, trí thông minh và tài thao lược; xây dựng nên một nền văn hoá quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có những nỗ lực sáng tạo, đều giành được những chiến công vang dội, lập nên những chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Có thể phân chia các giai đoạn Lịch sử quân sự Việt Nam như sau: 1.1. Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương- An Dương Vương (từ thế kỷ II Tr.CN về trước). Trong giai đoạn này nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện và phát triển bước đầu. Nhân dân Văn Lang - Âu Lạc phải liên tục chống nhiều thứ giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ thứ III Tr. CN) và chống Triệu (thế kỷ thứ II Tr.CN). Vừa dựng nước tổ tiên ta đã phải đánh giặc giữ nước. Qua cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch hoạ, ý thức cộng đồng, ý chí chống ngoại xâm của dân tộc ta đã phát sinh và phát triển. Người Việt đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có bài học chiến thắng quân xâm lược Tần lớn mạnh và bài học mất nước thời An Dương Vương. Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 10 năm của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đã ghi vào lịch sử trang mở đầu của truyền thống quân sự Việt Nam. Thành Cổ Loa và các vũ khí bảo vệ thành như nỏ liên châu là những sáng chế lớn về kỹ thuật quân sự, thể hiện tư duy quân sự độc đáo của nhân dân Âu Lạc.
  3. 1. 2. Giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc, giải phóng dân tộc (Từ thế kỷ II Tr. CN đến thế kỷ X). Thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu đã dẫn đến một thảm hoạ lớn: nước ta bị phong kiến phương Bắc qua nhiều triều đại như Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ và Đường đô hộ. Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm với âm mưu đồng hoá thâm độc của ngoại bang là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với sự mất còn của dân tộc ta. Lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn này chứng tỏ, từ rất sớm người Việt đã có ý thức dân tộc ý chí quật cường và tinh thần bền bỉ đấu tranh bảo vệ giống nòi tổ tiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá lâu đời quyết tâm giành lại tự do, độc lập. Tinh thần và ý chí đó được biểu hiện qua bao cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ách đô hộ, chống sự đồng hoá tàn bạo, thâm hiểm của phong kiến phương Bắc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu tiêu biểu cho khí phách dân tộc, cho ý chí quật cường, quyết tâm “giành lại giang san, cởi ách nô lệ”. Khởi nghĩa Lý Bí thành công dẫn đến sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân, kháng chiến chống Lương (545-550), chống Tuỳ (602) cùng với các cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường như khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), của Mai Thúc Loan (722), của Phùng Hưng (766-791), của Dương Thanh (819-820) và cuộc nổi dậy khôi phục chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905) là những sự kiện lịch sử quân sự tiêu biểu trong quá trình chống Bắc thuộc và chống đổng hoá của nhân dân ta. Hai cuộc kháng chiến chống Nam Hán các năm 931 và 938 do Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm giành và giữ độc lập tự do của cả dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đánh tan giặc Nam Hán (938) là cột mốc lớn kết thúc giai đoạn mất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới của lịch sử quân sự Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập tự chủ từ thế kỷ thứ X. 1.3. Giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV). Nước Đại Việt độc lập đang vươn lên xây dựng một quốc gia văn minh, thịnh vượng, thì ở phương Bắc xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược lớn mạnh và nạn ngoại xâm vẫn không ngừng đe doạ. Nhân dân ta lại phải tiếp tục sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn bó khăng khít trong lịch sử Việt Nam. Năm thế kỷ phục hưng đất nước cũng là một giai đoạn huy hoàng của lịch sử dân tộc ta với bao thành tựu rạng rỡ của nền văn hoá Thăng Long và nhiều võ công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước. Chiến công của Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “loạn 12 sứ quân” thống nhất giang sơn cùng với chiến thắng trong kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo (981), khẳng định chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh Đại Việt dưới
  4. các vương triều Lý 1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407) và Lê SƠ 1428- 1527). Giai đoạn này khẳng định sự phát triển của binh chế và kế sách giữ nước tiến bộ của Nhà nước Đại Việt. Một tổ chức quân sự với nhiều thứ quân ra đời bao gồm cấm quân (quân triều đình), quân các đạo, lộ (quân địa phương) và dân binh, hương binh các làng bản. Lịch sử kỹ thuật quân sự giai đoạn này có bước phát triển mới, từ bạch khí chuyển sang hoả khí. Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đã đạt đến một đỉnh cao chói lọi, thể hiện trí tuệ, tài năng quân sự của dân tộc ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và bài thơ Nam quốc sơn hà - tuyên ngôn độc lập đầu tiên nổi tiếng, chứng tỏ sự phát triển của tinh thần yêu nước, cũng như hành động và nhận thức về chủ quyền của dân tộc ta. Ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thơ, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn phản ánh bước trưởng thành về tư tưởng, lý luận quân sự Việt Nam, của tư duy quân sự gắn nước với dân, dựa vào dân để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Cuộc kháng chiến chống Minh thời Hồ đã để lại bài học sai lầm trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) nêu cao ngọn cờ đại nghĩa, phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất nhân dân sâu rộng. B ình Ngô đại cáo vang động núi sông, thể hiện ước vọng của cả nước: “Mở nền muôn thuở thái bình”. Lịch sử quân sự dân ..tộc thế kỷ X - XV để lại những bài học lớn về tổ chức, xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh nhân dân chống xâm lược, về kế sách và nghệ thuật đánh giặc giữ nước... Kỷ nguyên Đại Việt thật đáng tự hào với bao thành tựu trên cả hai Linh vực xây dựng và bảo vệ đất nước, rực rỡ văn trị, chói lọi võ công. 1.4. Giai đoạn nội chiến, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh giữ nước từ đầu thứ kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Từ thế kỷ XVI, trong khi nhiều nước châu âu chuyển sang giai đoạn phát triển t ư bản chủ nghĩa, thì ở Đại Việt, Nhà nước phong kiến đang bước sang giai đoạn khủng hoảng và trở thành lựe cản của sự phát triển xã hội. Nước ta đắ chìm trong một thời kỳ dài hơn hai thế kỷ bị chia cắt và nội chiến với chiến tranh Lê - Mạc 1543-1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1672). Lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ này tiếp tục phát triển với sự hoàn thiện của các tổ chức quân sự, trang bị vũ khí kỹ thuật, t ư tưởng - lý luận mới trong điều kiện hoả khí phát triển; đặc biệt nổi bật là hoạt động chiến tranh giữa các phe phái phong kiến và những cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức. Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến sự bùng nổ cao trào khởi nghĩa nông dân và đưa đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn phát triển thành một phong trào dân tộc rộng lớn, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia và thực hiện .. thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784 - 1785) và chống Thanh 1788-1789). Quang Trung - Nguyễn Huệ, một thủ linh áo vải của phong trào nông dân trở thành anh hùng dân tộc với tài năng chính trị - quân sự kiệt xuất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoả khí, nghệ thuật tập trung binh lực, hiệp đồng giữa các loại quân với cách định thần tốc, táo bạo trên nhiều mũi, nhiều hướng đã phát huy được hiệu quả chiến đấu rất cao.
  5. Sau khi Quang Trung mất (1792), triều đại Tây Sơn suy yếu và bị Nguyễn Ánh đánh bại. Triều Nguyễn thành lập (1802), đóng đô ở Phú Xuân (Huê) với tên nước là Việt Nam. Nhà Nguyễn tổ chức một quân đội lớn, đắp thành luỹ, đúc nhiều súng thần công, nhằm chống lại các cuộc khởi nghĩa nông dân và đề phòng sự xâm lược của ngoại bang. Nhưng trong bối cảnh thế giới thế kỷ XIX, triều Nguyễn là một vương triều quân chủ chuyên chế bảo thủ, không có khả năng đưa đất nước tiến kịp trào lưu tiến hoá của thời đại mới, làm cho thế nước suy yếu. Vì vậy, từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược. 1.5. Giai đoạn gần 100 năm chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ 1858 đền Cách mạng Tháng Tám 1945). Bước sang thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây, trong đó có Pháp đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và ráo riết tìm kiếm thị trường, tiến hành chiến tranh xâm lược ở Đông Nam á và châu á. Đối tượng cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta từ đây không phải là một quốc gia phong kiến phương Đông nữa mà là một cường quốc tư bản phương Tây đi trước ta một phương thức sản xuất, có nền kinh tế phát triển, có quân đội mạnh với vũ khí trang bị hiện đại. Lịch sử quân sự Việt Nam bước sang giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược. Hoạt động quân sự của dân tộc trong giai đoạn này chủ yếu là đấu tranh vũ trang của quân và dân cả nước chống lại ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của một số vị vua có tinh thần yêu nước thuộc triều đình nhà Nguyễn, của các sĩ phu hoặc những nhà yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; là hoạt động vũ trang cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh sau bao năm bôn ba t ìm đường cứu nước đã trở về Tổ quốc, trở thành lãnh tụ của Đảng và của cả dân tộc. Trong giai đoạn này, lực lượng vũ trang cách mạng ra đời, t ư tưởng quân sự Hồ Chí Minh xuất hiện và trở thành ngọn đuốc soi đường cho các hoạt động vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Sự xuất hiện Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo là nhân tố cơ bản, tất yếu, quyết định những thắng lợi oanh liệt và các bước nhảy vọt lớn trong lịch sử nói chung và lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng. Đảng kết hợp tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân với truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc, đưa sự nghiệp giải phóng đất nước từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng trong vòng 15 năm (1930-1945), cách mạng Việt Nam trải qua cao trào (1930-1931), cao trào dân chủ (1936-l939) cao trào cứu nước trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai (l939-1945) dẫn tới thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám 1945. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Bà Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
  6. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là thành tựu tuyệt vời của ý chí, tinh thần, trí tuệ con người và văn hoá cứu nước, giữ nước Việt Nam. Tinh thần và trí tuệ ấy xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, được nâng lên một tầm cao mới. Nó kết tinh truyền thống quân sự của một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm chống phong kiến bành trướng xâm lược phương Bắc và gần một thế kỷ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Lịch sử quân sự Việt Nam chuyển sang một giai đoạn phát triển mới: giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, bảo vệ nhà nước và chế độ mới ở Việt Nam. 1.6. Giai đoạn 30 năm đấu tranh cách mạng, gồm hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Ngày 23-9-1945 thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, một lần nữa phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời đã đứng trước một thử thách khắc nghiệt như “ngàn cân treo sợi tóc” . Lợi dụng nước ta đang chồng chất khó khăn, bè lũ đế quốc “định hãm ta trong thế cô độc, buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc”. Nhưng Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sách lược tài tình, khéo lợi dụng mâu thuẫn của kẻ địch, tranh thủ ho à hoãn với Pháp để đẩy gần 20 vạn quân Tưởng về nước, chuẩn bị kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cả dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đo àn kết chặt chẽ, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do, với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Từ 1945 đến 1954, quân dân cả nước đã tiến hành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, giành được những thắng lợi rực rỡ, làm thất bại nhiều kế hoạch chiến lược của thực dân Pháp. Lịch sử quân sự dân tộc phát triển lên tầm cao mới, ghi thêm nhiều chiến công lớn. Tiêu biểu là chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947, chiến thắng Biên Giới (1950), chiến thắng Hoà Bình, Tây Bắc (1952) và cuối cùng là chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Chiến công này là mốc vàng lịch sử đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, dẫn đến ký Hiệp định Giơnevơ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam và quy định sau 2 năm, tiến tới hoà bình thống nhất Bắc - Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chứng tỏ sức mạnh của một quân đội kiểu mới, thể hiện một đường lól quân sự và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo của Đảng ta. Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng lên chính quyền tay sai và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn làn sóng cách mạng thế giới, dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam anh hùng với đế quốc Mỹ - kẻ hiếu chiến lớn mạnh và tàn bạo nhất thời đại.
  7. Nhân dân miền Nam đã anh dũng đứng lên. Cả nước cùng đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Miền Nam là tiền tuyến lớn; miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là căn cứ địa, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân và dân Việt Nam anh hùng đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược trải qua năm đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau, làm thất bại bốn chiến lược chiến tranh xâm lược với quy mô ngày càng lớn, với tính chất ác liệt, dã man của chúng. Đòn tiến công chiến lược Mậu Thân 1968, thắng lợi của cuộc tiến công năm 1972, cùng với chiến công xuất sắc của quân dân ta đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa ri, rút quân về nước. Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân và dân cả nước thực hiện trọn vẹn quyết tâm chiến lược “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó “mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất, một biểu t ượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm cỡ quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”1. Đây là giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử quân sự Việt Nam, giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; nâng tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một tầm cao mới. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tí. 5, 6. Last Updated ( Saturday, 10 October 2009 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2