intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH - Quan hệ với Trung Quốc

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

196
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nam Hà không liền biên giới với Trung Quốc như Bắc Hà, nên quan hệ ngoại giao của họ Nguyễn ở Nam Hà với Trung Quốc không là vấn đề cấp thiết. Chính quyền họ Nguyễn thành lập ở Nam Hà đầu thế kỷ XVII, tới đầu thế kỷ XVIII mới đặt quan hệ với Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH - Quan hệ với Trung Quốc

  1. Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương tám NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN ( Thế kỷ XVI - XVII ) – phần 2 II- NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN Ở NAM HÀ 1. Quan hệ với Trung Quốc Nam Hà không liền biên giới với Trung Quốc như Bắc Hà, nên quan hệ ngoại giao của họ Nguyễn ở Nam Hà với Trung Quốc không là vấn đề cấp thiết. Chính quyền họ Nguyễn thành lập ở Nam Hà đầu thế kỷ XVII, tới đầu thế kỷ XVIII mới đặt quan hệ với Trung Quốc.
  2. Năm 1702, nhân có thuyền của sứ thần Xiêm sang cống triều đình nhà Thanh Trung Quốc, chúa Nguyễn Phúc Chu gửi một số cống phẩm sang vua Thanh cùng một bức thư như sau: “Hải ngoại Việt quốc thảo mãng thần Nguyễn Phúc Chu, khấu đầu trăm lạy, kính cẩn dâng lời nói về việc ở phương xa, mến ân đức, tỏ lòng thành, hướng theo giáo hóa. Thần nối dõi tổ tiên, mở mang đất đai ở ngoài biển cả đã trải lâu năm, vốn không lệ thuộc vào các nước phương Nam nào cả. Đường sá xa xôi, đất đai nhỏ hẹp, chưa dám bày tỏ với thiên triều... Mồng 2 tháng .9 năm ngoái, thuyền đi dâng nộp lễ cống của nước Xiêm La có đi qua biên giới nước thần, nhân đó mới biết rằng nước ấy đang đem lễ cống đến dâng thiên triều, nên dốc lòng thành giúp
  3. đỡ việc đi cống, sửa chữa thuyền bè, cấp cho lương thực để họ đi đến Quảng Đông. Thần có bài biểu và lễ vật nhân tiện giao cho bọn Hoàng Thín đệ trước lên đốc phủ Quảng Đông khẩn khoản nhờ đề đạt cho. . . Ví bằng được nhà vua ưng thuận, thần sẽ sai ngay bồi thần dâng biểu sang tạ. Thần một niềm ngước trời trông thánh, bao xiết sợ hãi run rẩy chờ đợi mệnh lệnh. Xin kính giãi bày lòng thành kẻ hạ thần để tâu nhà vua nghe biết". (Bài biểu nguyên văn chữ Hán, Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục) Tổng đốc Quảng Đông chuyển tờ biểu về triều. Vua Thanh không ưng thuận quan hệ với chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn khi gửi biểu, có gửi kèm lễ vật cống nạp, gồm có:
  4. Vàng sống nặng 1 cân, 13 lạng, 5 đồng cân. Một khối kỳ nam hương thượng hạng, nặng 5 cân 4 lạng. Hai chiếc ngà voi nặng 350 cân, 50 dây mông hoa. . . Không rõ vua Thanh không ưng thuận quan hệ với chúa Nguyễn thì trả lại cả cống phẩm hay vẫn nhận, không thấy sử sách ghi rõ. Chắc là vẫn nhận! Chúa Nguyễn cũng không quan tâm đến thái độ của vua Thanh từ chối giao hảo. Năm mươi năm sau, chúa Nguyễn có việc giao thiệp với chính quyền địa phương Quảng Đông, nhưng chưa đặt lại vấn đề bang giao với triều đình nhà Thanh. Việc đó là: năm 1747 có nhóm Hoa kiều Lý Văn Quang, Hà Huy, Tạ Tú tụ tập 300 người nổi loạn, mưu đánh chiếm dinh Trấn Biên. Chúa Nguyễn cho quân đánh dẹp, bắt tên cầm
  5. đâu Lý Văn Quang và 57 đồ đảng. Năm 1756, chúa Nguyễn cho đưa nhóm Hoa kiều phản loạn này giả cho Trung Quốc và gửi cho tổng đốc Quảng Đông bức công văn như sau: “An Nam quốc Thuận Hóa, Quảng Nam đẳng xứ tư mục Nguyễn Bất Ninh(chúa Nguyễn xưng tên như vậy, Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục) bái thư gửi thiên triều Mân Chiết tổng đốc, thái tử thiếu bảo lão hiến đài các hạ. . . Khoảng năm Đinh Mão (1747), bọn Lý Văn Quang, Hà Huy, Tạ Tứ, qua chơi đất hẹp của tôi, ngầm mang lòng xằng, lẩn vào trong cõi Gia Định, nhóm họp hơn trăm, càn rỡ, tự tôn tự đại, hoặc xưng đô đốc, hoặc xưng quân sư, ngoài ra đều theo thứ bậc mà đặt trộm tên, toan cướp chiếm ấp tôi, bừa giết biên thần. Nhưng rồi trời chẳng dung tha, thảy đều bị bắt, xử luật bất đạo, tội chết có thừa. Song tạm để hình
  6. chương, giam mà không giết, chính muốn tỏ lòng với thượng quốc, đưa trả bọn kia, để chịu phép thường. . . Lại như thiên tổng Lê Đức Huy, bả tổng Trầm Thần Lang, Hồ Đình Phượng, năm Ất Hợi (1755) mùa đông, bỗng bị sóng gió, trôi dạt vào đất chúng tôi thảy được nhờ đó, đợi đưa về Trung Quốc. Ngờ đâu cùng bệnh không biết thương nhau, cùng hoạn không biết giữ nhau, cùng nhau tranh giành, tố cáo lẫn nhau, đó đều là quan võ của Trung Quốc, không quan hệ đến chính điển ấp tôi, cho nên lời lẽ của hai bên đã phong lại trả về bẩm lên thượng hiến, để tùy xét xử. Trong bốn biển còn người tri kỷ, bầu trời xa coi tựa láng giềng. Kính biếu vật mọn địa phương: trầm hương 5 cân, quạt hoa 5 cái, lụa vàng 5 tấm, ngà voi 1 đôi, yến sào 10 cân, vây cá 30 cân, hải sâm 30 cây, hồ tiêu 30 cân, gậy lụi 20 cây, song hoa 20 cây, các hạng, để tỏ tấm lòng, tưởng mến tiếng hay biết là nhường này! Trời đất cõi xa, lòng son gắn bó. . . ".
  7. Quan hệ ngoại giao giữa chúa Nguyễn và Trung Quốc đã có, nhưng chỉ lỏng lẻo thế thôi, chưa có quan hệ chính thức và có gì gắn bó với nhau. 2. Quan hệ với Chiêm Thành Đầu thế kỷ XVII, họ Nguyễn vào trấn thủ Thuận Hóa, Chiêm Thành cho sứ tới thông hiếu. Họ Nguyễn đương muốn mở rộng khu vực trấn thủ tạo căn cứ vững để chống họ Trịnh ở Bắc Hà nên chỉ sau mấy năm giao hiếu đã xâm lấn Chiêm Thành. Năm 1611, họ Nguyễn đánh Chiêm Thành lần thứ nhất, lấy đất lập phủ Phú Yên; năm 1653, đánh Chiêm Thành lần thứ hai, lấy đất Phan Rang; năm 1693, đánh Chiêm lần thứ ba, lấy nốt đất đai của Chiêm, bắt vua Chiêm là Bà Tranh đưa về Phú Xuân, đổi Chiêm Thành làm Thuận Phủ; năm sau đổi làm trấn Thuận Thành, năm 1697 đặt làm phủ Bình Thuận. Nước Chiêm Thành
  8. không còn. Lãnh thổ thuộc quyền trấn thủ của họ Nguyễn mở rộng từ Thuận Hóa xuống giáp biên giới nước Chân Lạp .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2