Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 3
lượt xem 12
download
Giai đoạn đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc và phía Tây - Nam, xây dựng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ sau năm 1975).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 3
- Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 3] 1.7. Giai đoạn đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc và phía Tây - Nam, xây dựng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ sau năm 1975). Nước Việt Nam vừa độc lập, thống nhất, đang bước vào công cuộc xây dựng trong hoà bình thì các thế lực thù địch mưu toan phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân ta, dùng hành động tiến công xâm lược, gây nên nhiều tội ác man rợ từ hai đầu biên giới phía Tây - Nam và phía Bắc Tổ cuốc Quân, dân ta buộc phải tiếp tục cầm súng bảo vệ Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Trong giai đoạn đất nước đổi mới, các lực lượng vũ trang của ta được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, phù hợp với t ình hình mới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng quốc phòng bảo vệ nền độc lập, tự do và chủ quyền đất nước Việt Nam . Dân tộc ta đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, khi thành công khi thất bại, nhưng lịch sử quân sự nước ta là một quá trình phát triển liên tục, khi hoà bình thì xây dựng tiềm lực, hễ giặc đến là toàn dân, cả nước một lòng đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Nhân dân ta đã vượt qua mọi gian nan thử thách, đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử quân sự luôn luôn là nội dung nổi bật của lịch sử Việt Nam. Tất cả những hoạt động quân sự, trong đó nổi bật là chiến tranh và khởi nghĩa vũ trang yêu nước chống ngoại xâm nói trên đã tô đậm và làm rạng rỡ truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là những cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh dũng và tài giỏi của một dân tộc nhỏ chống lại sự xâm lăng của những thế lực xâm lược to lớn quân đông và giầu mạnh. Lịch sử quân sự Việt Nam để lại những trang oanh liệt, hào hùng - hếch sử anh hùng của một dân tộc anh hùng. 2. Mấy đặc điểm của lịch sử quân sự Việt Nam: 2. 1. Trong tiên trình lịch sử, nạn ngoại xâm là mối đe doạ thường xuyên và nguy hiểm nhất đối với sự sông còn của dân tộc, vì thê, khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm đã diễn ra hầu như liên tục, dựng nước gắn liền với giừ nước là mối quan hệ mang tính quy luật chi phổi quá trình lịch sử quân sự của đất nước ta. Ngay từ cuối thời Hùng Vương, người Việt đã phải chiến đấu chống ngoại xâm và luôn trong tư thế sẵn sàng đánh giặc. Gần như ở triều đại nào, thời đại nào nhân dân ta cũng phải cầm vũ khí đánh giặc giữ nước. Kể từ thế kỷ thứ III Tí.CN đến thế kỷ XX, trong khoảng hơn 22 thế kỷ với hàng chục cuộc chiến tranh giữ nước cùng hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã chiếm tới 12 thế kỷ. Hoạ mất nước có khi kéo dài mấy chục, mấy trăm, thậm chí tới nghìn năm; có những thế kỷ nhân dân ta phải nhiều lần đứng lên đánh giặc. Điều đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian, tần số xuất hiện và số lượng các cuộc kháng chiến giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng ở Việt Nam quá lớn so với nhiều nước khác trên thế giới. Chiến đấu
- chống ngoại xâm vừa là thử thách gay go, ác liệt nhất, vừa thể hiện ý chí quật cường, là niềm tự hào lớn nhất của nhân dân ta. Tất nhiên, chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của lịch sử Việt Nam. Trên trái đất này, có quốc gi nào, dân tộc nào mà trong lịch sử sinh tồn và phát triển của mình lại không có một đôi lần phải chiến đấu để tự vệ? ... Nhưng điều chắc chắn là trong lịch sử nhân loại, hiếm có một dân tộc nào mà quá trình đấu tranh giữ nước lại liên tục, lâu dài và oanh liệt như dân tộc Việt Nam. Do điều kiện đặc biệt về vị trí chiến lược và hoàn cảnh lịch sử của đất nước, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc ta chịu sự chi phối thường xuyên của quy luật dựng nước gắn liền với giữ nước, nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc luôn gắn liền với nhiệm vụ chống lại âm mưu thôn tính và hành động xâm lăng độc ác của kẻ thù bên ngoài. Trong lịch sử, ông cha ta vừa phải chăm lo phát triển kinh tế và mở mang văn hoá, vừa phải luôn củng cố quốc phòng, sẵn sàng ứng phó với hoạ xâm lăng. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-l077), vua Lý Nhân Tông đã căn dặn con cháu: “cần phải sửa sang giáo mác để đề phòng việc bất ngờ”. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285), Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đã làm thơ rằng: “Thái bình tu trí lực, vạn cổ thử giang san” (thái bình nên gắng sức, non nước vững nghìn thu). Vua Lê Thái Tổ sau khi bình Ngô, xây dựng đất nước thịnh vượng, vẫn lo nghĩ: “Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an” (biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên có kế lâu dài) và không quên di chúc cho con cháu đời sau phải “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”. Vua Lê Thánh Tông cho rằng: “Phàm có nhà nước tất có võ bị” và luôn nhắc nhở các quần thần, tướng lĩnh phải bảo vệ từng thước núi tấc sông của vua Thái Tổ đã để lại. Từ những nhận thức đó, nhiều vị vua sáng tôi hiền, giỏi việc nước luôn luôn có những chủ trương lớn nhằm kết hợp dựng nước và giữ nước. Quốc sách “Ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nông), xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn dưới thời Lý, Trần và Lê Sơ là một phương thức xây dựng lực lượng vũ trang thích hợp, liên kết hài hoà giữa “việc binh” và “việc nông”, giữa kinh tế và quân sự. Dựng nước và giữ nước, hai nhiệm vụ khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ; là tiền đề, đồng thời là điều kiện của nhau. Dựng nước đi đôi với giữ nước; dựng nước để giữ nước và ngược lại. Đó là tư tưởng biểu thị nhận thức của người Việt Nam từ xưa đến nay về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó được biểu hiện rõ nét trong diễn trình lịch sử dân tộc Việt Nam và đã chi phối quá trình vận động, phát triển của lịch sử quân sự dân tộc ta. 2.2. Trong phần lớn các cuộc chiến tranh, kẻ thù dân tộc ta là những thế lực xâm lược to lớn, giầu mạnh, có quân đông gấp nhiều lần quân ta; vì thế, dân tộc ta luôn phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Các đối tượng xâm lược mà dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu chủ yếu là những triều đại phong kiến lớn mạnh ở phương Bắc và bọn đế quốc tư bản phương Tây. Dưới thời cổ
- - trung đại, đó là những thế lực xâm lược có cùng một trình độ phương thức sản xuất, điều kiện vật chất và khoa học kỹ thuật quân sự không hơn kém nhau nhiều, nhưng là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế hơn ta, có quân đội đông và thiện chiến. Dưới thời cận - hiện đại, dân tộc ta phải chống lại những đế quốc giàu mạnh, với phương thức sản xuất tư bản hiện đại, có tiềm lực về mọi mặt, phương tiện vật chất, kỹ thuật quân sự tiên tiến. Trải qua các thời đại, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành biết bao cuộc chiến tranh lớn, vì độc lập tự do. Hoàn cảnh lịch sử của mỗi cuộc khởi nghĩa và chiến tranh có khác, nhưng điểm chung xuyên suốt trong cả dọc dài lịch sử dân tộc từ thời cổ đại đến thời hiện đại là: với một nước nhỏ, dân không đông, quân không nhiều mà Việt Nam thường xuyên phải đương đầu, chống lại các thế lực xâm lược có đất nước rộng lớn, dân số nhiều, quân đội thường trực đông và giầu mạnh, đã từng chinh phục nhiều quốc gia lại ở sát biên giới phía Bắc hoặc là những đế quốc tư bản phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự rất mạnh. Dân tộc ta phải chống ngoại xâm trong điều kiện so sánh lực lượng quá chênh lệch. Nước đi xâm lược ngoại trừ vài ba trường hợp là những quốc gia không lớn lắm, so sánh về đất đai, dân số và tiềm lực các mặt không hơn kém nhiều như Nam Việt, (Nam Hán và Xiêm), còn lại là những đế chế giầu mạnh ở phương Đông hay những cường quốc đế quốc tư bản chủ nghĩa ở phương Tây. Đế chế Tần cuối thế kỷ III Tr.CN huy động 50 vạn quân chinh phục các dân tộc Bách Việt, trong đó có một bộ phận lớn tiến vào Văn Lang. Bấy giờ, dân số nước ta chưa đầy một triệu người. Nhà Tống trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1075-1077) đã huy động hơn 30 vạn quân các loại; khi ấy dân số nước Đại Việt có khoảng 4 triệu và quân thường trực có khoảng 5-7 vạn người. Đế chế Nguyên - Mông thế kỷ XIII là một đế quốc giầu mạnh, rộng lớn, đã từng chinh phục khắp các lục địa âu - á. Trong hai cuộc chiến tranh xâm lược nước ta các năm 1285 và 1288, nhà Nguyên đã huy động tất cả trên một triệu lượt quân: cuộc xâm lược năm 1285 có 60 vạn, cuộc xâm lược năm 1288 có trên 50 vạn quân. Lúc đó, nhà Nguyên đã thống trị toàn Trung Quốc, có quân đông tướng mạnh; còn nước Đại Việt có khoảng 5 - 6 triệu dân và quân thường trực của vương triều Trần lúc huy động cao nhất chỉ có khoảng 30 vạn. Cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã sử dụng 29 vạn quân tiến công chiếm đóng Thăng Long, còn quân đội Nguyễn Huệ có chừng 10 vạn. Trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ đôi tròng”, vừa phải chống thực dân Pháp vừa phải chống phát xít Nhật - những thế lực xâm lược lớn mạnh và hiếu chiến. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975), nước Việt Nam còn nghèo, kinh tế còn lạc hậu mà phải chống lại hai đế quốc to, có tiềm lực kinh tế mạnh, có quân đội đông được trang bị đủ loại vũ khí tối tân hiện đại bậc nhất. Đặc biệt, cuộc kháng chiến chống Mỹ là thử thách chưa từng có của dân tộc Việt Nam. Chưa bao giờ quân và dân ta phải chống lại một đạo quân viễn chinh được huy động đông và trang bị hiện đại đến như vậy. Đó là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến
- tranh giải phóng dân tộc điển hình, lâu dài, chống lại thế lực xâm lược lớn mạnh gấp bội lần. Lúc cao nhất đế quốc Mỹ đã huy động trên 60 vạn quân Mỹ và chư hầu, cùng với hàng triệu lính nguỵ được Mỹ tổ chức và trang bị hiện đại. Đây là thời điểm xuất hiện đội quân xâm lược đông nhất, trang bị hiện đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Mặt khác, hầu hết các cuộc chiến tranh xưa nay, quân thù còn có khả năng huy động những đạo viện binh lớn và chi viện các mặt cho chiến trường. Vì thế, trong lịch sử chiến tranh giữ nước, dân tộc Việt Nam thường phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Trong ho àn cảnh đó, muốn chiến thắng quân thù lớn mạnh, Việt Nam phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, đánh giặc trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Đối với dân tộc Việt Nam xưa nay, lực lượng đánh giặc không chỉ là lực lượng quân sự mà còn là lực lượng chính trị, kinh tế và văn hoá. Chế độ chính trị, nền kinh tế, văn hoá và con người Việt Nam luôn luôn là những cơ sở của sức mạnh giữ nước. Sức mạnh đó không chỉ là của riêng nhà nước (triều đình) mà còn là sức mạnh của cả dân tộc được huy động từ mỗi địa phương, mỗi làng xã, động bản và mỗi gia đình ở khắp mọi nẻo miền đất nước (quốc gia tính lực), là sức mạnh truyền thống cả nước đánh giặc (cử quốc nghênh địch). 2.3. Dựa vào dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự toàn dân, cả nước đánh giặc, là phương thức thích hợp nhất, là bài học thành công trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam . Sức mạnh to lớn cho phép một nước nhỏ đánh thắng một kẻ thù lớn mạnh là sức mạnh của cả dân tộc đứng lên bảo vệ và giải phóng Tổ quốc. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thành công từ thới xa xưa đến thời hiện đại của dân tộc ta đều là chiến tranh nhân dân, với nền nghệ thuật quân sự tiêu biểu, nghệ thuật toàn dân đánh giặc, kết hợp sức mạnh chiến đấu của quân chủ lực với sự tham gia đông đảo của các tặng lớp nhân dân, của to àn dân, của cả nước. Trong lịch sử quân sự Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (thế kỷ XIII), chiến tranh giải phóng chống Minh (thế kỷ XV), kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (thế kỷ XX) là những cuộc chiến tranh mang tính nhân dân sâu sắc nhất. Trần Quốc Tuấn và các vua Trần, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta thời hiện đại luôn có tư tưởng quân sự dựa vào dân, xây dựng lực lượng từ dân chúng và tiến hành chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược, tư tưởng "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Chính sách “Ngụ binh ư nông” được vận dụng trong suốt thời Lý, Trần và Lê Sơ là phương thức xây dựng lực lượng vũ trang nằm trong nhân dân, gắn liền với sản xuất, là một chính sách đúng đắn nhằm kết hợp kinh tế với quốc phòng, vừa bảo đảm tập trung lao động nông nghiệp, vừa duy tr ì lực lượng quân đội cần thiết trong thời bình và có thể huy động tối đa trai tráng, nhân lực khi có chiến tranh. “Ngụ binh ư nông” đã giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa quân thường trực và quân dự bị. Khi hoà bình vẫn đủ sức canh phòng, thời chiến huy động được đông đảo quân đội, thực hiện chiến tranh nhân dân, to àn dân là lính. Lực lượng vũ trang, trong đó có quân đội bao giờ cũng giữ vai trò nòng cốt của sức mạnh
- giữ nước. Trong lịch sử, lực lượng đó bao gồm quân triều đ ình, quân các lộ, trấn và hương binh, dân binh các bản làng; trong thời hiện đại, đó là lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Quân chủ lực của triều đình, của Nhà nước là lực lượng trụ cột, có số lượng hợp lý và tinh nhuệ, được xây dựng theo hướng chính quy với phương thức: “quân cần tinh không cần nhiều”. Đó là cơ cấu tổ chức quân sự truyền thống của dân tộc ta, đó là lực lượng vũ trang của nền quốc phòng toàn dân, của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tất nhiên, khi tiến hành chiến tranh, ông cha ta trước kia cũng như Đảng và Nhà nước ta ngày nay đều không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang, vào quân đội mà còn dựa vào lực lượng nhân dân, cả nước đánh giặc. Những nhà lãnh đạo đất nước tài giỏi đều nhận thức được vai trò của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhân dân được coi là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước. Chính vì lẽ đó mà Trần Quốc Tuấn đã đề nghị vua Trần Nhân Tông ngay sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông chưa vội xây thành Thăng Long nguy nga đồ sộ, mà việc cần kíp trước hết phải làm là giảm thuế cho dân, nhất là ở những nơi có chiến tranh tàn phá; thực hiện “chúng chí thành thành”, xây dựng bức thành kiên cố bằng ý chí của nhân dân và ông đã tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc rằng: “ Đến đời Đinh - Lê dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó là một thì... Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt... Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”1. Nguyễn Trái coi dân như nước, nước có thể chở thuyền và nước cũng có thể lật thuyền, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (lật thuyền mới hay sức dân như nước). Ông khuyên vua Lê “nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận, sầu than”. Từ quan điểm: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” mà trong cuộc chiến tranh giải phóng, Lê Lợi và Nguyễn Trái đã có một đội nghĩa binh đông tới 35 vạn, phần lớn là “manh lệ bốn phương tụ hội”; và nghĩa quân Lam Sơn đi đến đâu thì “chật đất người theo, đầy đường rượu bày, dân chúng kéo đến như đi chợ”, “họ nguyện đồng lòng hợp sức, liều chết vây thành diệt giặc”2. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Mình và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ, tập hợp hết thảy mọi người dân yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc, đấu tranh vì tự do độc lập. Tổ quốc trên hết! Dân tộc trên hết! Triệu người Việt Nam như một, dưới ngọn cờ đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sẵn sàng hy sinh tất cả tính mạng và của cải để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Trong kháng chiến chống Pháp nhân dân cả nước nhất tề vùng dậy chống xâm lăng, thực hiện lợi kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”3.
- Trong kháng chiến chống Mỹ, cả dân tộc Việt Nam đứng lên chiến đấu hy sinh vì một chân lý vĩnh hằng: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ của Đảng, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng Việt Nam đã được phát huy và nâng lên gấp bội. Cả miền Bắc và miền Nam, cả hậu phương và tiền tuyến, cả nước đánh giặc. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã tiễn đưa người con cuối cùng của mình ra mặt trận để cứu nước, cứu nhà. Hàng triệu thanh mền nam nữ đã lớp lớp “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hậu phương tuôn người, tuôn của ra tiền tuyến. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết chặt người Việt Nam thành một khối vững chắc để “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Dựa vào dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc trở thành phương thức thích hợp, là chìa khoá thắng lợi trong chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong lịch sử dân tộc ta cũng có đôi ba lần phải chịu thất bại cay đắng khi tiến hành chiến tranh tự vệ, như dưới thời An Dương Vương (thế kỷ II Tr.CN), thời Hồ (đầu thế kỷ XV) và thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX). Một bài học lớn rút ra từ ba lần mất nước nói trên là các vương triều đó đã không có một đường lối chính trị - quân sự đúng đắn để động viên, đoàn kết nhân dân cả nước cùng đừng lên đánh giặc giữ nước. 1. Đại Việt sử ký toàn thơ, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 79. 2. Nguyễn Trái: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 58, 59. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,T.4, Tr.480. 2.4. Dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm bằng ý chí và lòng yêu nước, bằng trí thông minh, t ài thao lược, nhân nghĩa và văn hoá Việt Nam. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đ ã tôi luyện truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân ta. Trước hoạ xâm lăng, thái độ nhất quán của toàn dân, của cả nước là quyết đứng lên chiến đấu “quét sạch nó đi”. Lời tuyên bố của Trần Thủ Độ vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” (1258); những tiếng hô “quyết đánh” của các bô lão vang lên trong Hội nghị Diên Hồng (1284); tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn: “Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã”; gương chiến đấu “sát Thát” của Lê Tần, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toàn và các binh sĩ trong kháng chiến chống Nguyên - Mông; gương lấy thân mình lấp lỗ châu mai của Phan Đình Giót, đem thân mình chèn pháo của Tô Vĩnh Diện trong kháng chiến chống Pháp; khí phách hiên ngang của Nguyễn Văn Trỗi và tiếng hô “nhằm thẳng quân thù mà bắn” của Nguyễn Viết Xuân trong kháng chiến chống Mỹ,... là những biểu tượng sáng ngời chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó chính là tinh thần xả thân vì nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc giống nòi. Dù cho cuộc chiến đấu gay go, phức tạp, thậm chí có lúc thất bại tạm thời, dù cho phải chịu đựng nhiều gian khổ hy sinh, nhưng lòng yêu nước và chí căm thù giặc vẫn rực cháy.
- Lịch sử đã hun đúc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và trở thành truyền thống lâu dài, bất tử. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, là tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất của nhân dân ta. Yêu nước là đá thử vàng, là chuẩn mực giá trị cao nhất của con người, biểu hiện tập trung tinh thần làm chủ rất cao của nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc, quê hương, đối với nền văn hoá lâu đời của cộng đồng, là chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất trong đấu tranh vì sự sống còn của dân tộc. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã sớm trở thành lẽ sống thiêng liêng của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 1. Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và rất hào hùng của mình, dân tộc ta chẳng những đã thắng địch bằng lực lượng vật chất, bằng tinh thần và ý chí chiến đấu kiên cường, bằng nghị lực vượt khó khăn thử thách phi thường mà còn thắng địch bằng cả trí tuệ và tài thao lược Việt Nam. Trong dựng nước và giữ nước, Việt Nam tỏ rõ là một dân tộc giàu tài năng, dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Tài dụng binh, mưu cao, mẹo giỏi, biết địch, biết ta biểu hiện phong phú trong quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng giặc là nội dung bao quát của nghệ thuật quân sự Việt Nam, một nền nghệ thuật truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu chống mạnh xưa nay. Một trường phái nghệ thuật quân sự tiên tiến của dân tộc ta ra đời và phát triển theo yêu cầu ngày càng cao của công cuộc giữ nước. Các nhà quân sự đã tổng kết thành những phương châm lớn, những tư tưởng, lý luận quân sự tiến bộ: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng” (tiên phát chế nhân - Lý Thường Kiệt); “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “dĩ đoản binh chế trường trận” (Trần Quốc Tuấn); “Đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” (Nguyễn Trãi); thần tốc táo bạo “đánh cho giặc không còn một chiếc xe, một mảnh giáp quay về; đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ” (Nguyễn Huệ); “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, “kiên quyết không ngừng thế tiến công”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” (Hồ Chí Minh), v.v.. Tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự dân tộc ta mang sắc thái độc đáo Việt Nam. Những di sản quý giá đó tiêu biểu cho tài thao lược kiệt xuất, cho trí tuệ và tài ba của ông cha, nó từng bước được kế thừa và nâng cao trong tiến trình lịch sử. Thắng lợi trong chiến tranh chống ngoại xâm là thắng lợi của sức mạnh con người mà trước hết là của trí tuệ, tinh thần và văn hoá Việt Nam. Trong lịch sử quân sự dân tộc có những đỉnh cao trí tuệ tiêu biểu. Đó là thời Lý - Trần với các tài năng quân sự lớn như Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn, thể hiện trong kế sách giữ nước, trong cuộc phạt Tống thắng lợi (thế kỷ XI) và ba lần đại phá Nguyên - Mông (thế kỷ XIII); đó là trí tuệ trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV mà tiêu biểu là thiên tài quân sự Lê Lợi và Nguyễn Trãi; đó là tài thao lược của dân tộc hồi cuối thế kỷ XVIII mà người đại diện là anh hùng Quang Trung - Nguyễn
- Huệ, với nghệ thuật dụng binh đặc sắc, t ài giỏi, mưu trí, với cách đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ và mãnh liệt; đó là đỉnh cao trí tuệ Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm, đánh thắng chiến tranh xâm lược của cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới của Pháp và Mỹ. 1. Hồ Chí MinhToàn tập, Sđd, T.6, tr.171. Tinh thẩn cùng trí tuệ Việt Nam, ý chí chiến đấu ngoan cường kết hợp với tài thao lược kiệt xuất càng làm tăng thêm sức mạnh giữ nước, là cơ sở để dân tộc ta lập nên những chiến công vang dội. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Đông Bộ Đầu, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang, Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa, Điện Biên Phủ, Xuân Mậu Thân, Chiến dịch Hồ Chí Minh, v.v. mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như những võ công hiển hách, tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý chí quật cường vì độc lập tự do và trí tuệ tài năng đánh giặc cứu nước, để lại những tấm gương chói lọi và bài học sâu sắc cho muôn đời. Trong quá trình chỉ đạo chiến lược, ở mỗi thời kỳ, mỗi cuộc chiến tranh đều mang những đặc trưng sắc thái Việt Nam và để lại những bài học lớn. Đối với các lân quốc, giới lãnh đạo quốc gia trong các giai đoạn lịch sử luôn cố gắng giừ mối ho à hiếu, thi hành nhiều biện pháp ngoại giao mềm mỏng để duy trì hoà bình, xây dựng đất nước. Khi có nguy cơ bị xâm lược, ông cha chúng ta đều cố sức tránh chiến tranh, hoặc t ìm cách trì hoãn để chuẩn bị lực lượng. Phương châm xử thế là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vì hoà bình và hữu nghị, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, khi kẻ thù đã đẩy dân tộc ta vào thế không còn con đường nào khác, để bảo vệ độc lập và chủ quyền thì chúng ta chấp nhận cuộc thử thách với tất cả quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường của mình. Như một quy luật là trên cơ sở giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường, dân tộc ta biết dùng những biện pháp chính trị, ngoại giao khôn ngoan, thích hợp để kết thúc chiến tranh. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thường kết thúc bằng những trận quyết chiến chiến lược và sau đó là những cuộc thương thuyết, đàm phán để chấm dứt chiến tranh và lập lại quan hệ bang giao giữa hai nước. Tư tưởng kết thúc chiến tranh mang tinh thần đại nghĩa đó được Nguyễn Trãi đúc kết rằng: “Nghĩ về kế lâu dài của nước nhà Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh Sửa hoà hiếu cho hai nước Tắt muôn đời chiến tranh” . . . 1 Đó là tư tưởng nhân văn - nhân nghĩa Việt Nam và cũng nhờ đó mà nhân dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn, bảo vệ vững chắc được độc lập tự do. Last Updated ( Saturday, 10 October 2009 )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử Giáo dục Việt Nam: Chương 4 - Giáo dục Việt Nam từ năm 1975 đến nay
26 p | 328 | 55
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2
7 p | 171 | 38
-
NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH - Quan hệ với Trung Quốc
8 p | 195 | 28
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 4
10 p | 175 | 24
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 8
13 p | 165 | 17
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 7
10 p | 99 | 16
-
Bài giảng Chuyên đề 3: Chế độ quan lại trong lịch sử phong kiến Việt Nam - ThS. Lê Việt Tuấn
0 p | 138 | 15
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 5
9 p | 119 | 14
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 6
15 p | 109 | 10
-
Lịch sử thi cử Việt Nam – PHẦN 1
11 p | 113 | 8
-
Tranh, tượng của các họa sĩ bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
7 p | 160 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kì năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 17 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam Trung Quốc năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 18 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 13 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 23 | 2
-
Mấy suy nghĩ về việc biên soạn lịch sử văn hóa Việt Nam
3 p | 3 | 1
-
Một số ý kiến sơ bộ về việc biên soạn lịch sử văn hóa Việt Nam
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn