intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 8

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

163
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

. Bản sắc văn hoá và những yếu tố truyền thống trong cộng đồng dân tộc: Nhìn nhận và khái quát lại những giá trị, những đặc điểm tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng có thể thấy bức tranh tổng quát về quá trình hình thành văn hiến, quốc gia, dân tộc Việt Nam diễn ra trong những điều kiện lịch sử đặc thù về đấu tranh khắc phục những bất lợi của thiên nhiên về lũ lụt hạn hán để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước nhiệt đới, về đấu tranh chống lại sự đe...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 8

  1. Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 8] IV. SỰ HÌNH THÀNH BƯỚC ĐẦU BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC, NHỮNG YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC. QUÁ TRÌNH Ý THỨC DÂN TỘC. 1. Bản sắc văn hoá và những yếu tố truyền thống trong cộng đồng dân tộc: Nhìn nhận và khái quát lại những giá trị, những đặc điểm tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng có thể thấy bức tranh tổng quát về quá tr ình hình thành văn hiến, quốc gia, dân tộc Việt Nam diễn ra trong những điều kiện lịch sử đặc thù về đấu tranh khắc phục những bất lợi của thiên nhiên về lũ lụt hạn hán để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước nhiệt đới, về đấu tranh chống lại sự đe doạ xâm lược, môi hiểm hoạ xâm lược thường xuyên từ ngoài để bảo vệ đất đai quê hương và cuộc sống. Cuộc đấu tranh đó đòi hỏi một sự liên kết, chung sức hành động vì cái chung, vì lợi ích cộng đồng của mọi nhóm tộc, có chung số phận và cùng chung sống trên dải đất này. Quá trình hình thành dân tộc cũng là quá trình hình thành và nâng cao ý thức dân tộc. Ý thức dân tộc thể hiện trước hết ở ý thức về một lãnh thổ chung, ý thức về sự cần thiết và cốt tử phải bảo vệ cái không gian sinh tồn của cộng đồng và cho toàn cộng đồng. ý thức dân tộc còn thể hiện ở ý thức về một cội nguồn chung, một gốc ngôn ngữ chung, một nền văn hoá vật chất và tinh thần chung. ý thức dân tộc xem như là cái thần thái, cái thần sắc dân tộc, ý thức về độc lập dân tộc, về tự chủ của đất nước có chủ quyền. Lòng yêu nước, tình đoàn kết gắn bó là cư sở sức mạnh cho sự bảo tồn và phát triển dân tộc. Ý thức dân tộc và lòng yêu nước đã thấm sâu vào mọi hoạt động, hướng dẫn mọi hành vi ứng xử của con người trong những hoàn cảnh sống cụ thể, tạo ra những giá trị văn hoá mang màu sắc riêng, hình thành hệ giá trị phản ánh bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hoá là những nét văn hoá riêng làm thành hệ giá trị được một dân tộc chấp nhận, được xem là phù hợp và thích hợp với dân tộc đó và được vận hành trong cuộc sống nhằm thoả mãn nhu cầu sống và phát triển của dân tộc trong nền cảnh lịch sử t ương ứng và phù hợp. Trong bản sắc văn hoá dân tộc chứa đựng tính nhân loại, tính khu vực và tính tộc. Tính nhân loại và tính khu vực của văn hoá được đa dạng hoá, được biến đổi và được kết hợp với cái riêng dân tộc và dân tộc đó sáng tạo ra trong những ho àn cảnh lịch sử riêng của mình. Tất cả những cái đó làm thành bản sắc văn hoá dân tộc, chứ bản sắc dân tộc không phải chỉ là những cái gì riêng của dân tộc đó nghĩ ra, làm ra. Như vậy có thể hình dung bản sắc dân tộc của văn hoá như một vòng chính tâm đa sắc, hộ i kết và chiết xuất muôn vàn vòng sáng đa sắc của văn hoá nhân loại. Bản sắc văn hoá Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Nền văn hoá đó, mà những yếu tố làm thành bản sắc luôn được tuyển chọn và chắt lọc, luôn được đổi mới, thêm giàu có và đầy sức sống, phát triển, vươn lên không ngừng.
  2. Văn hoá Việt cổ ở buổi sinh thành và ấu thơ, mang ý nghĩa là nền tảng giá đỡ và bệ phóng cho sự cất cánh của dân tộc và văn hoá ó các thời kỳ lịch sử tiếp theo. Bởi vậy, tìm về cội nguồn và nhận ra cái cốt lõi đầu tiên của bản sắc văn hoá Việt Nam là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm kế thừa, bảo vệ, đổi mới và phát huy những tinh hoa; đẩy lùi, loại bỏ những cái lạc hậu, thiếu văn hoá, thực hiện được chức năng làm nền và định hướng cho cách ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, hành vi...) của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong quan hệ với mình, với người, với xã hội và với tự nhiên 1. Ở bên trên đã chỉ ra cái trường lịch sử, tức môi trường tự nhiên và nền cảnh xã hội, trong đó hình thành các đặc Trưng văn hoá tạo thành bản sắc văn hoá của nền văn minh Việt cổ thời kỳ Đông Sơn, khi ấy đời sống, lẽ sống được người Việt cổ hiểu rất hồn nhiên, nôm na, nhưng cũng thật bản chất, chính xác súc tích và sâu sắc được diễn tả qua ngôn từ đời thường rất ngắn gọn thể hiện hai mạch sống cư bản: việc làm ăn (lao động sản xuất, hoạt động kiếm sống nói chung) và cách ăn ở (nếp sinh hoạt, cách ứng xử, đấu tranh, các quan niệm đạo đức tâm lý, thẩm mỹ, tâm linh...), trong đó làm và ăn được chú ý trên hết, quán xuyến hết thảy. 1 Hà Văn Tấn: Bản sắc văn hoá Việt cổ in trong Văn hoá - phát triển và bản sắc, Hà Nội, 1995, tr. 28. Dựng nghiệp trên một không gian sống rộng lớn và đa dạng với trung tâm hoạt động và hưng khởi là miền đồng bằng sông nước mênh mông tựa núi và tiếp biển. Không gian sinh tồn đặc sắc đã đào luyện nên tính cách, tâm lý hoá thân vào đồng đất và mở rộng cõi bờ với hướng chảy dọc theo các mạch đồng bằng ven biển. Màu nâu của nón áo và đồng đất cùng với màu xanh của đồng lúa và tre làng đã tạo nên sắc thái độc đáo của văn hoá nông nghiệp - xóm làng Việt. Những chứng tích khảo cổ học về nhà ở và mộ táng, cùng với những tài liệu về công điền, về tổ chức làng xã sau này cho thấy vị trí của gia đình như một tế bào xã hội và như một đơn vị sản xuất cư bản. Chính mối quan hệ giữa quyền sở hữu ruộng đất thuộc về làng xã và quyền sử dụng ruộng đất thuộc về cá nhân và gia đình là cư sở và là động lực cho phát triển sản xuất suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành cung cách làm ăn, cách thức tổ chức và truyền thống trong sản xuất nông nghiệp nước ta, mà ngày nay chúng ta đang khai thác và phát huy sức mạnh của kinh tế gia đình. Nhìn sang lĩnh vực thủ công nghiệp, một hiện t ượng nổi lên và bao trùm là các lò thủ công tràn ngập trong các xóm làng nông nghiệp, các làng nghề hoà nhập quyện chặt vào các làng nông. Nền kinh tế tự cấp tự túc phát triển còn ở mức thấp khiến dường như mọi người, mọi gia đình có thể làm ra những đồ dùng tối thiểu dùng cho cuộc sống bản thân và gia đình trong các lúc nông nhàn. Nền kinh tế phụ gia đình này nột thời đã là sự hợp lý, cân bằng hài hoà trong việc điều tiết sức lao động xã hội. Song mặt khác, lại làm chậm lại tốc độ chuyên hoá sản xuất và phân công lao động xã hội lần thứ hai, khiến kinh tế hàng hoá thị trường ra đời muộn và kém phát triển. Trong những nghề thủ công truyền thống được hình thành từ thời Đông Sơn phải kể đến nghề đúc đồng, khắc gỗ, chạm đá, nơi mà óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của nghệ nhân Đông Sơn được thể hiện rõ nlất. Đây
  3. cũng là một mặt, một khía cạnh quan trọng thể hiện tính trí tuệ cao của văn hoá Việt cổ. Tính trí tuệ trong văn hoá hay cũng có thể nói văn hoá trí tuệ, là một nền văn hoá có sức sống, sức vươn lên mãnh hệt, một nền văn hoá có tầm cỡ hay nói cách khác là ở vị trí tiên tiến của thời đại. Kỹ thuật và nghệ thuật trống đồng Đông Sơn là biểu hiện của trí tuệ Việt, đã toả sáng vùng trời Đông Nam Á, góp tạo nên cho nền văn hoá Việt Nam nổi tiếng vì sự bao dung và trí tuệ 1. Sắc thái trí tuệ Việt của văn hoá dân tộc được thể hiện chói lọi nhất trong sự nghiệp chiến đấu, giữ nước. Trong lĩnh vực này thuật giữ nước của người Đông Sơn cũng thật đặc sắc tài ba. Bộ vũ khí Đông Sơn với những lưỡi rìu chiến cong vút những thanh kiếm ngắn, lưỡi dao găm chắc khoẻ, những mũi lao sắc nhọn đủ kích cỡ được tra lắp những cán bằng cây song nhẹ, chắc, bền, dẻo, những mũi t ên đồng ba cánh hình múi khế... đã mách chỉ sở trường đánh gần, tài cung nỏ của chủ nhân nó. Cũng vậy, đời sống sông nước cùng với những con thuyền chiến, thuyền đồng lại nói lên tài đánh thuỷ của người Việt cổ giỏi bơi lội, thạo dùng thuyền. Vị thế và cảnh quan thiên nhiên đất nước cũng như bối cảnh xã hội khách quan tồn tại bên cạnh một nước lớn, một đế chế đang có xu hướng bành trướng mạnh mẽ đã khiến người Đông Sơn, người Việt cổ có thể khai thác, tận dụng thế mạnh thiên nhiên hiểm yếu, rừng rậm, khe vực, đầm lầy... dùng chiến thuật bất ngờ, đánh du kích; huy động sức mạnh và dựa vào sức mạnh toàn cộng đồng để chống lại sức mạnh to lớn gấp bội của đối phương. Bộ đồ tuỳ táng và nghi thức mai táng trong các ngôi mộ Đông Sơn cho ta thấy công cuộc dựng nước và giữ nước, lao động và chiến đấu thấm đậm và nhuần nhuyễn vào nhau tạo thành nếp sống của người Đông Sơn, từ già, trẻ, gái, trai là mầm mống hình thành chiến tranh nhân dân. Trong lĩnh vực nghệ thuật quân sự, thành Cổ Loa có thể coi như hiện thân của tài trí Việt cổ, sự hội tụ và kết hợp nhuần nhuyễn của hai thế mạnh Núi - Âu, tài cung nỏ và Nước - Lạc, thạo thuỷ chiến, giỏi dùng thuyền. Năng lực trí tuệ của người Đông Sơn được thể hiện trong vũ trụ quan của họ, trong đó vũ trụ gồm ba tầng và bốn thế giới được thể hiện trên trống Đông Sơn. ở đó, tầng trên là Trời, bầu trời, Nhiên giới hay Thiên giới được tượng trưng bằng mặt trời ở chính giữa và nổi cao trên mặt trống. Tầng giữa là mặt đất, Trần giới hay Nhân giới, ở đó người và sinh vật cạn được thể hiện trên các vành hoa văn tả thực trên mặt trống. Tầng dưới là Nước và lòng đất, thuỷ giới, âm ty. Nước được biểu hiện qua hình ảnh con thuyền lướt trên tang trống và thế giới âm là ảnh xạ lộn ngược của thế giới Trần... của cải sống với những hình ảnh như cảnh đâm trâu... Mặt trống Đông Sơn còn thể hiện quan niệm về dịch chuyển có thể coi là hệ thông triết học - biểu tượng của người Việt cổ trong đó hai mặt đối lập của sự vật liên tục vận động và chuyển hoá lẫn nhau. Từ đây còn có thể nhìn thấy tri thức về lịch nông của người Đông Sơn với sự chuyển hoá của hai mùa lạnh - nóng, khô- mưa, Đông Xuân - Hè Thu qua các cặp biểu tượng hưu , chim . . . Tất cả cho thấy trí tuệ và năng lực sáng tạo là động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia. Nhưng thành tựu cơ bản nhất, di sản quý giá nhất mà người Đông Sơn đã để lại cho hậu
  4. thế là ở chỗ người Đông Sơn đã tạo lập được, đã định hình được những đường nét lớn, cư bản của một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc Việt, mà ở đó cái thần của nền văn hoá được hun đúc từ hệ thống những giá trị, những bản tính, những phẩm chất, những tính cách, những truyền thông về đức tính kiên nhẫn, cần cù lao động, kiên định, kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng gian khó khi phải đối mặt với một thiên nhiên hà khắc, dữ dằn, lắm lũ lụt, nhiều hạn hán t àn phá mùa màng, nơi ở. Cũng như nhẫn nại chịu đựng áp bức, chờ thời cư vùng lên tự giải phóng. 1 Theo F.Childe: Bài phát biểu tại Hội thảo phương pháp luận về văn hoá trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. Vốn có bản lĩnh và ý chí tạo lập cho mình một nền văn hoá có sức sống mạnh mẽ, tràn đầy trí tuệ lại được tư tưởng Hoá dắt dẫn, người Việt đã tạo được một biệt tài riêng, một tính cách riêng độc đáo là biết biến cái của người thành của mình. Đó cũng chính là tính mở của văn hoá Việt. Dũng cảm cũng là một phẩm chất, một tư chất Việt. Phẩm chất này được nảy sinh trong những bối cảnh tự nhiên và xã hội đã phân tích ở trên. Thời đại Đông Sơn là thời đại mà nhiều cộng đồng người trong khu vực chuyển mình thành giai cấp, thành quốc gia - dân tộc. Quốc gia không phải là một cộng đồng văn hoá tự nhiên, mà là một cộng đồng quyền lực chỗ dựa chủ yếu của quyền lực là sức mạnh quân sự. “Chiến tranh là biện pháp thường dùng để mở rộng hay bảo vệ biên giới vì lợi ích quốc gia”1 và quân sự là lĩnh vực ưu tiên của mỗi quốc gia. Sức mạnh quân sự được thể hiện ở cả hai mặt vật chất và tinh thần: vũ khí, kỹ thuật quân sự và lòng dũng cảm, mưu lược. ở người Đông Sơn cả hai mặt của sức mạnh đó đều thể hiện rất rõ và cái nọ bổ sung, nói cho cái kia. Nét đặc sắc trong văn hoá chiến đấu của người Việt là vai trò không mờ, kém của người phụ nữ, người Mẹ được đề cao trong xã hội Việt cổ truyền. Ngay từ thời kỳ Đông Sơn, hình tượng người phụ nữ đã được tạc lên chuôi kiếm - biểu tượng quyền uy của thủ lĩnh. Chỉ có thể giải thích chân xác hiện t ượng này bằng cách tìm hiểu những yếu tố khách quan dẫn đến hình thành nguyên lý đó. Yếu tố khách quan quyết định đặt người phụ nữ vào địa vị cao, xứng đáng chính là ở năng lực làm ra giá trị cuộc sống của họ (không kể năng lực sáng tạo ra chính bản thân con người). Cái năng lực sáng tạo ra của cải vật chất - nguồn năng lượng sống của họ cũng rất đáng kể, rất to lớn. Trong xã hội nông nghiệp trồng lúa nước cổ truyền, ở ngay khâu sản xuất, cùng với nam giới tham gia vào việc cày bừa, vỡ đất, đắp đập, tát nước... Còn lại ở các công việc khác, các công đoạn khác từ chăm sóc, làm cỏ cho lúa, gặt hái đến chế biến, bảo quản lương thực... ở đấy lao động của phụ nữ nổi trội và quán xuyến tất cả. Cái thực tế mà xã hội cổ truyền thừa nhận “của chồng công vợ” đã tự nó nói lên vai trò không thể coi nhẹ của người phụ nữ trong quan hệ kinh tế. Nguyên lý Mẹ đã ăn sâu trong tâm trí và biểu hiện thành các chuẩn mực trong ứng xử ngoài đời. Khái niệm Mẹ, cái được dùng để chỉ những cái lớn lao,vô tận, nổi trội lên trong biển rừng của cái đồng dạng. Những con sông lớn, con đường lớn, rễ cây lớn, ngón
  5. tay lớn... đều được gọi là sông cái, đường cái, rễ cái, ngón cái và công lao sinh thành, dưỡng dục của người Mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra vô tận. . . Tóm lại, đi vào lớp văn hóa đầu tiên - lớp văn hoá thuộc văn minh sông Hồng - cho thấy người Việt cổ thời Đông Sơn đã tạo được một phổ sắc văn hoá mà nhiều sắc màu trong đó “góp phần xác định tính chất và truyền thống của nhân dân Việt Nam, bản lĩnh và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Nó chứng tỏ, trong linh vực của mình, những đức tính cổ truyền của nhân dân Việt Nam là cần cù, dũng cảm, sáng tạo có sức sống mãnh liệt, có tinh thần tập thể trong lao động và đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm v.v..”2. Đó là những mặt tất, mặt mạnh của văn hoá Việt cần nhấn mạnh, cần đề cao, cần phát huy. Song như vậy không có nghĩa là trong những hằng số văn hoá Việt cổ truyền mà nhiều yếu tố của nó được hình thành từ buổi đầu dân tộc, không có mặt hạn chế, mặt yếu kém, phổ sắc văn hoá chỉ có màu hồng mà không có màu xám nhạt. Bởi lẽ, mọi sự vật trong thế giới này đều không đứng yên mà luôn vận động, hai mặt đối lập của nó đều luôn chuyển hoá lăn nhau, mọi cái tồn tại đều có giới hạn của nó, hụt thiếu hay quá đi đều có khả năng dẫn tới chưa là nó hay không còn là nó nữa. Vấn đề ở chỗ phụ thuộc vào cách nhìn nhận (biện chứng hay máy móc) và vào khả năng điều tiết của con người (nắm được, làm theo quy luật hay chủ quan duy ý chí). Và khi nhận định một hành vi ứng xử, một phẩm chất hay một tính cách tồn tại ở một cộng đồng người nào đó thông qua các thành viên của mình, cần phải xem cái đó là hiện tượng phổ biến ở số đông người hay không. Ví như, đức tính cần cù kiên nhẫn của người Việt, tự nó không thể đẻ ra tính nhu nhược, an phận thủ thường, cam tâm... cùng lắm tính nhẫn nại ở một khía cạnh nào đó cũng chỉ là biểu hiện của sự kiềm chế, cố chịu nhẫn nhục để chờ thời cơ. Trong một con người hay một bộ phận nào đó của cộng đồng có thể có đức tính yếu hèn này, song người Việt Nam nói chung là một dân tộc kiên cường, bất khuất. Nếu khác đi hẳn dân tộc đó đã bị đồng hoá, diệt vong. Lễ hội, giỗ tết là một phong tục đẹp để t ưởng nhớ tổ tiên, suy tôn những người anh hùng. Song cúng bái tràn lan, sùng bái mọi thứ... lại là biểu hiện của mê tín dị đoan, một hoạt động mê hoặc, làm cho tâm thức con người u tối, tốn kém thời gian và tiền của vô ích, cần bài trừ. Cũng vậy, tính dung hoà là giá trị căn bản của văn hóa Việt Nam, nó giúp làm giàu và mạnh cho nền văn hoá và cho dân tộc. Bản tính này cũng dễ dẫn tới thoả hiệp, ba phải, khiến con người trong những trường hợp cụ thể cần tỉnh táo, thận trọng, cảnh giác, phải biết đề phòng cũng như biết điều tiết đúng mức. Tuy nhiên, cùng cần chỉ ra những mặt yếu, mặt hạn chế do ho àn cảnh và điều kiện khách quan hạn chế của lịch sử đem lại và để lại. 1. Nguyễn Tấn Đắc: Văn hoá và thếgiới ngày nay, in trong Phương pháp luận về vai trò của vặn hoá trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. 2. Trường Chinh: Bài nói tại Hội nghị kỷ mềm 10 năm ngày hành lập Viện Khảo học, Tạp chí KCH, số 4, 1978Nếu như tính cộng đồng là sức mạnh của văn hoá Việt, thì ở một mặt nào đó nó cũng mang tính hạn chế, không có sự kích thích cá nhân sáng tạo mạnh mẽ
  6. trong sản xuất vật chất, hạn chế phát triển nhân cách, cá nhân bị chìm đi không kích thích phát triển cá tính, hạn chế tự do và dân chủ trong sinh hoạt cộng đồng 1. Nền văn hoá nông nghiệp ngàn đời đã để lại dấu ấn trong tác phong sinh hoạt lề mề không quý trọng thời gian “tháng giêng là tháng ăn chơi. . .” còn gặp khá phổ biến hiện nay có nguyên nhân sinh thành trong môi trường tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế của một xã hội trồng lúa nhiệt đới; cảnh thanh bình của đồng quê, những chu kỳ nghỉ của sản xuất, những dịp nông nhàn mà kinh tế phụ lại ít phát triển, cách thức tiến hành cũng không đòi hỏi khẩn trương, chuẩn xác về thời gian . . . Phép vua thua lệ làng, là chuẩn mực ứng xử của nền dân chủ xóm làng, một thời đã giữ an bình cho người dân. Hẳn không mấy thích hợp vời công cuộc đổi mới ng ày nay, cần phải có pháp luật, một sự quy định tối thiểu của phẩm chất mà mọi người nhất thiết phải tuân theo 2, cần khắc phục tâm lý cục bộ, họ ta, làng ta nảy sinh do tính tương đối dốc lập, khép kín của các làng xã cổ truyền; cần đặt lệ làng trong phép nước, dưới phép nước... Trên đây là những phổ sắc văn hóa nổi rõ làm thành hệ giá trị của văn hoá Việt cổ thời dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Chúng được hội kết và toả sáng, được tô đậm hay pha loãng trong suốt quá trình vận động, từ khi chỉ là những yếu tố manh nha, tới lúc đã định hình vững chắc, thành truyền thống, thành cư sở của sức mạnh dân tộc, sức mạnh quân sự, của trí tuệ và ý chí con người Việt Nam. Có thể chỉ ra những yếu tố đang trở thành truyền thống hay bước đầu đã định hình thành truyền thống tạo thành sức mạnh quân sự, sức mạnh giữ nước của người Việt thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương. Đó là: Truyền thống thượng võ. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã thường xuyên chú ý rèn luyện thể lực, ý chí và trí tuệ qua các môn đấu cổ truyền như: vật cổ truyền, đua thuyền, bắn súng, nỏ, đâm trâu... được lưu ảnh lại qua những bộ lẫy nỏ bằng đồng, kho mũi tên đồng hàng vạn chiếc, qua hình khắc thuyền đua lướt nhẹ, người chèo khẩn trương sôi nổi trên các trống đồng Đồi Ro, Làng Vạc. . . Cảnh người đang vung r ìu xéo đồng chém vào đầu con trâu bị buộc vào một cột được khắc hoạ trên thân trống đồng Đông Sơn dòng núi tìm thấy ở A Chương Trại (huyện Quảng Nam, Vân Nam), tục này còn tồn tại ở đồng bào Tây Nguyên và còn bảo lưu trong tục cướp búa đánh đầu trâu của người dân xã Chí Tiên (huyện Thanh Ba - Phú Thọ). Những lễ hội vũ trang mừng chiến thắng của người Đông Sơn được khắc hoạ trên nhiều trống đồng. Rồi chuyện về nồi Hầu, một đô vật nổi tiếng, một tướng giỏi của Vua Thục, đã giật giải nhất về thi võ. Và đẹp đẽ xiết bao hình ảnh người dũng sĩ làng Gióng có sức khoẻ vô biên nhổ phăng từng đám tre ngà quất xuống đầu giặc Ân... Kiếm sống và bảo vệ cuộc sống, săn bắt thú rừng và đánh giặc trong điều kiện núi non hiểm trở, khe vực cheo leo, cư động khó khăn... Tận dụng ho àn cảnh đó, người dân sống ở vùng cao đã phát huy sở trường mai phục, dùng cung nỏ tấn công bất ngờ kẻ địch. Cuộc đụng độ và thử thách sống còn đầu tiên của người Việt với quân xâm lược nhà Tần được thư tịch của chính người Trung Hoa ghi lại cho thấy ý chí chiến đấu kiên cường và tài thao lược của người Việt, họ đã bỏ vào rừng, họp nhau chọn bầu người tuấn kiệt làm
  7. thủ lĩnh, đêm đêm xuất quân tấn công bất ngờ vào đồn giặc, thể hiện nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, tập trung sức mạnh tối đa và lợi dụng yếu tố bất ngờ để giành thắng lợi trong một trận đánh cụ thể. Truyền thống toàn dân đánh giặc, trẻ già, trai gái đều vũ trang, biến công cụ ngày thường thành vũ khí chiến đấu. Truyền thống này được khắc hoạ rõ nét, như một hiện tượng phổ biến qua tục mai táng của người Đông Sơn: người chết không kể là người giàu sang hay nghèo khổ, già hay trẻ, nam hay nữ đều thường được chôn theo các vũ khí tuỳ thân. H ình ảnh toàn dân tham gia đánh giặc hay nói bằng ngôn ngữ hiện đại “chiến tranh nhân dân” được minh hoạ bằng thành phần đội quân của Gióng từ người nông dân cầm vồ, người kiếm cá vác cần câu, trẻ mục đồng cưỡi trâu cầm khăng. . . Truyền thống thạo thuỷ chiến, giỏi dùng thuyền, tài bơi lội của người Việt cũng được hun đúc từ thời Hùng Vương. Có thể nhận biết qua hình ảnh các thuyền chiến, chở các chiến binh vũ trang, từng đo àn lướt trên sông nước, có cội rễ từ tập quán sống của người Việt vốn là “dân quen ở nước”, đóng khố không mặc quần, để tiện bơi lội, tay áo ngắn mà xắn lên để tiện việc chèo thuyền. “Người Việt còn dùng thuyền trong việc săn bắt thú rừng qua hình ảnh con chó chạy đón đầu đàn hưu và đoàn người đứng trên thuyền giơ cao tay hò reo xua đuổi được khắc trên nhiều chiếc r ìu đồng Đông Sơn. Hoài Nam Vương Lưu An (thế kỷ II Tr.CN) còn ca ngợi “Người Việt thạo thuỷ chiến, giỏi dùng thuyền”. Phương tiện chiến đấu như thuyền bọc đồng, thuyền đồng của Lạc Vương và bộ vũ khí chiến đẩu gồm nỏ t ên, lao đồng với số lượng lớn và vượt trội các loại hình vũ khí khác như giáo mác, dao, kiếm... cũng mách chỉ về sở trường đánh thuỷ của người Việt thời Hùng. Đó là những yếu tố nổi bật, nói lên nghệ thuật chiến đấu của người Việt cổ. 1. Đình Quang: Văn học nghệ thuật và việc xây dựng con người mới, in trong Văn hoá phát triển và bản sắc, Hà Nội, 1995. 2. Cao Xuân Phổ: Văn hoá trong phát triển. Vân đề phẩm chất cuộc sông, in trong Phương pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. Sức mạnh giữ nước của người Việt cổ còn thể hiện ở tài kết hợp giữa làm ăn và đánh giặc và đã trở thành truyền thống, thành quy luật đấu tranh trong dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bộ vũ khí Đông Sơn đồ sộ, cực kỳ phong phú và đa dạng phản ảnh cuộc sống binh đao, gian truân nhưng hào hùng của dân tộc ở thuở xây nền văn hiến đầu tiên. Truyền thống đó được hun đúc từ thực tiễn lịch sử, đất nước ta đã trải qua quá nhiều binh lửa chiến tranh, thời gian chống giặc ngoại xâm và chống đô hộ nước ngoài lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử 1. Chống xâm lược bằng đấu tranh vũ trang như vậy là quá đỗi trường kỳ và gian lao. Song đấu tranh chống đồng hoá về văn hoá cũng không kém gian truân, đòi hỏi nhiều tâm lực và trí tuệ, khôn khéo và mềm dẻo. Trước khi có cuộc tiếp xúc trực tiếp và cưỡng bức với văn hoá Hán, cư dân Đông Sơn đã có mối giao lưu rộng rãi với các tộc láng giềng gần xa. ảnh hưởng của văn hoá Điền và thế giới đồng cỏ vào qua con đường sông Hồng, từ thế giới Bách Việt vùng Giang Nam vào qua đường biển... Nhiều yếu tố văn hoá ngoại, nổi
  8. lên là vũ khí kỹ thuật quân sự tiên tiến đã được tiếp thu hay đã được Đông Sơn hoá khiến văn hoá này càng thêm phong phú, đa dạng. Bên cạnh kiếm ngắn chuôi tượng kiểu núi Nưa, có kiếm ngắn kiểu Thạch Trại Sơn, tìm thấy ở Thái Nguyên, ở Hà Giang và kiếm hai lưỡi, chuôi ghép, đốc hình chỏm cầu lõm tìm thấy nhiều trên địa bàn người Tây Âu ở Quảng Tây... cũng thấy ở Núi Đèo (Hải Phòng) với các hoa văn trang trí độc đáo được làm bằng đồng, hay những lưỡi kiếm sắt cùng loại Những mũi tên đồng Cổ Loa ba cạnh có trụ là sự phát triển của loại tên đá ba cạnh đã có mặt trong các địa điểm văn hoá Phùng Nguyên và Đồng Đậu, kết hợp với lối xẻ cánh của t ên đồng của thế giới đồng cỏ Â - Âu. Do hạn chế của điều kiện lịch sử, nước vừa dựng, mới củng cố đã phải đương đầu với hiểm họa ngoại xâm, nên người Việt thời Đông Sơn chưa có dịp đẩy mạnh công cuộc hướng ngoại của mình, mà chỉ có nhiều dịp hơn để nhanh chóng cải tiến những cái từ ngoài nhập vào. Dù sao ở đây cũng loé lên tinh thần ham hiểu biết, có trí tiếp thu sàng lọc để bảo vệ và phát triển văn hoá, nói lên “sức mạnh của văn hoá mở” luôn đổi mới của họ. Đó là những yếu tố nói lên trí tuệ Việt trong đấu tranh giữ nước. Còn nhiều yếu tố tinh thần khác góp phần tạo thành sức mạnh quân sự của người Việt thời lập quốc Văn Lang - Âu Lạc. Những dực tính quý báu như kiên cường, bất khuất, bền bỉ, dẻo dai đã giúp cho người Việt có thể đánh thắng kẻ thù nham hiểm, hung ác và mạnh hơn mình gấp nhiều lần. ý thức uống nước nhớ nguồn, sùng kính những người anh hùng có công với nước, với dân, làm tăng thêm trách nhiệm bảo vệ và tiếp nối sự nghiệp của các thế hệ đi trước. Lòng khoan dung, chỉ muốn tự tồn trong thái bình, chấp nhận hy sinh để tự tồn, có sức mạnh, biết dùng sức mạnh nhưng không say sức mạnh, không cuồng tín sức mạnh và nhất là biết tha thứ không hiếu sát khi kẻ địch đã quy thiện. Điều đó chỉ làm tăng thêm cái đại nghĩa của cuộc chiến đấu mà người Việt cổ buộc phải chấp nhận vì sự tồn vong của mình. Một trong những sức mạnh tinh thần quyết định mọi thắng lợi của công cuộc dựng nước và giữ nước của người Việt là truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động để vượt lên mọi thách đố của hoàn cảnh. Tinh thần đoàn kết cộng đồng biểu hiện tập trung và cao nhất ở sự hoà hợp, hợp nhất giữa các nhóm tộc Âu Việt là Lạc Việt, giữa hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc trong cuộc kháng chiến chống Tần. Cột đá thề mà vua Thục dựng trên núi Nghĩa là biểu tượng cho sự đoàn kết nhất trí, cho sự tiếp nối sự nghiệp nhà Hùng. Tính mở, tính dung hoà của văn hoá Đông Sơn được hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh gian khổ lâu dài, luôn có những thách đố đã sản sinh ra những con người Đông Sơn t ình cảm đùm bọc, hợp quần sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau. Tính dung hoà này được vật chất hoá và để lại dấu ấn trong nhiều hiện vật mà sắc tộc của chúng có thể dễ dàng nhận ra như đã thấy ở trên . . . Từ phổ sắc văn hoá đa dạng và độc đáo đã nổi lên những nét đậm tạo thành những truyền thống quý báu là nền tảng sức mạnh trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.
  9. Hệ giá trị văn hoá này, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này được nảy sinh và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ nhờ ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc sớm nảy nở thấm sâu chi phối và tác động mạnh mẽ vào mọi hoạt động của đời sống cộng đồng. Nắm vững tiến trình và những đặc điểm hình thành ý thức dân tộc sẽ nhận chân được quá khứ dân tộc, sức mạnh dân tộc, động viên được quá khứ tham gia vào công cuộc đổi mới hôm nay. 1. Phan Huy Lê: Về quá trình dân tộc của lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1990, Tr.23. 2. Quá trình hình thành ý thức dân tộc: Ý thức dân tộc là phản ánh của tồn tại dân tộc mà tồn tại dân tộc là một thực thể xã hội khách quan, ở đó cộng đồng tộc người có ý thức về cùng chung một nguồn gốc, cùng chung một số phận, một vận mệnh sinh tồn, tự nguyện cố kết lại với nhau cùng tạo ra một lãnh thổ sống chung, sử dụng một ngôn ngữ giao tiếp chung, xây dựng một bộ máy quản lý xã hội nhà nước chung để trước hết thực hiện chức năng điều phối những lợi ích kinh tế chung, bảo vệ sự sống, sự bình an chung của mọi người trong cộng đồng cũng như nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần chung, thể hiện trong một nền văn hoá chung, phản ảnh tâm lý và ý thức chung của cộng đồng. Đó là những mặt mạnh cư bản tạo ra diện mạo dân tộc của một cộng đồng người trong lịch sử và ý thức dân tộc cũng được hình thành, nảy nở hoàn thiện và ảnh hưởng đến từng mặt cư bản đó của dân tộc... ý thức dân tộc thể hiện trước hết ở ý niệm về cùng chung một nguồn gốc, có cùng dòng máu, giống nòi, tổ tiên mà ý niệm về dòng giống được hình thành trên cư sở ý niệm về Đực - Cái, về sự giao hoà giữa cặp đôi sinh ra con người được nhân lên, được tiếp nối nhau sinh hoá mãi mãi. Cư dân Đông Sơn là kết quả của sự hoà huyết giữa hai nhóm loại hình nhân chủng Inđônêdiêng và Nam Á với xu thế vàng hoá ngày càng tăng thể hiện ra ở các nhóm tộc khác nhau mà sử sách và truyền thống dân gian gọi là các (15) bộ lạc thời Hùng Vương sau này, cùng một số thành phần tộc người khác tập hợp thành hai nhóm cộng đồng cư dân chính là Âu Việt và Lạc Việt để đến thời vua Thục được hợp nhất lại thành cư dân Âu Lạc. Trong kho tàng văn học dân gian phong phú của nhiều dân tộc nước ta có nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc các dân tộc. Truyện Quả bầu mẹ của người Xá, truyện Đẻ đất, đẻ nước của người Mường... đều nói về nguồn gốc chung của mình và đều coi nhau là anh em một nhà, mặc dù sự thế xoay vần, vạn vật đổi thay, ho àn cảnh sống cụ thể khác dần đi. Cơ sở nảy sinh ý niệm chung về nòi giống đó là do các dân tộc nước ta đã cùng chung sống lâu đời trong một môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn giống nhau, gặp cùng một cảnh ngộ, có chung một số phận... Những cái đó đã làm tăng tính cộng đồng, tình thân ái, và nghĩa đồng bào được coi là chuẩn mực cao nhất trong quan hệ ứng xử của họ. ở đây, một lần nữa gặp lại lối ứng xử rất Việt, rất phương Đông khi mà quan hệ xã hội được xem là sự mở rộng của quan hệ gia đình. Và đẹp biết bao tình nghĩa đó được khái quát qua hình ảnh được thể hiện thành dân ca: “Bầu ơi thương lấy bí cùng
  10. Dẫu rằng khác giông nhưng chung một giàn”. rồi: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”... Đó là cơ sở sớm nở t ình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Ý niệm dân tộc được thể hiện ở ý niệm về một lãnh thổ chung được nảy sinh trên cư sở ý niệm về địa vực cư trú vùng kiếm sống chung (ý niệm về vùng kiếm ăn riêng này là ý niệm bản năng tự nhiên đã có ở nhiều loài động vật) được nhận thức nâng cao. Bởi lẽ, ý thức về lãnh thổ không đơn thuần là ý niệm về không gian cư trú và kiếm sống thô phác mà lãnh thổ ở đây được hiểu là vùng đất đã có sự đổ công sức mồ hôi và cả xương máu để tạo ra, cải biến và làm phong phú nó, biến nó thành trường sinh thái tự nhiên - xã hội, thành không gian văn hoá. Cuộc chinh phục các đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả của các nhóm cư dân thời Phùng Nguyên - Đông Sơn đầy gian lao vất vả, hiểm nguy, kéo dài nhiều thế kỷ đã hun đúc ở họ ý thức về lãnh thổ, về miền đất thiêng, ở đó con người sống, lao động xây dựng mềm vui và hạnh phúc. Ý thức về lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ cũng là mặt quan trọng thể hiện lòng yêu nước sớm nở của nhân dân ta. Ngôn ngữ là một đặc điểm quan trọng của tộc người. Tuy nhiên, ngôn ngữ dân tộc hay ngôn ngữ quốc gia lại được hình thành trong quá trình hình thành quốc gia; mà quốc gia lại thường mang tính đa tộc. Quốc gia Văn Lang, Âu Lạc được xác định là quốc gia đa tộc, hiện chưa rõ cư dân Âu Lạc nói ngôn ngữ cụ thê nào? Họ có tiếng nói dùng để giao tiếp chung hay không? Ngôn ngữ học mới chỉ cho biết, người Việt cổ hay cư dân Đông Sơn, tức khối cư dân cư bản của nước Âu Lạc, nói một ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ Việt-Mường, ngữ hệ Môn-Khơme (Nam Á) và Tày- thái, có sự dung hợp nhiều yếu tố ngôn ngữ khác. Như trên đã cho thấy, ý thức cộng đồng và ý thức bảo vệ cộng đồng đã nảy nở sớm trong những hoàn cảnh đặc thù của đấu tranh khắc phục tự nhiên và đấu tranh xã hội, là nhân tố quan trọng thúc đẩy hình thành sớm quốc gia, dân tộc. Và Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đã ra đời thể hiện ý thức dân tộc đã phát triển ở mức độ cao, đồng thời ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được xem như là ý thức thường trực và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người. Điều này có thể tìm thấy trong Đại Việt sử lược - tác phẩm sử học xưa nhất của nước ta - đoạn nói về quan hệ của Văn Lang với nước Việt của Câu Tiễn (505-465 Tr.CN) cho biết chính Câu Tiễn đã có lần sai sứ giả xuống dụ vua Hùng thần phục, nhưng bị vua Hùng cự tuyệt. Thái độ kiên quyết chối bỏ ách thống trị ràng buộc của ngoại bang, không chấp nhận bộ máy cai trị áp đặt từ ngo ài, không cam chịu để lãnh thổ bị sáp nhập . . . được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Tần của người Tây Âu, Lạc Việt, rồi chống Triệu của nhân dân âu Lạc và được tiếp nối ở những thế hệ người Việt tiếp theo mà cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với lời tuyên thệ long trọng và đanh thép : Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. . .
  11. Nói lên ý thức dân tộc đã hình thành vững chắc từ rất sớm, coi độc lập, tự chủ là phẩm giá cao quý nhất của người Việt Nam. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời đáp ứng những nhu cầu của xã hội trong việc tổ chức xây dựng những công trình công cộng như đắp đê, đào kênh, vì những lợi ích kinh tế. Lúc này quan hệ trao đổi kinh tế, buôn bán đã được triển khai trong phạm vi cả nước. Những lò thủ công chuyên đã cung cấp sản phẩm rộng rãi cho nhiều miền và cùng nhập nguyên liệu từ nhiều nơi trong nước về. Một bằng chứng hiển nhiên nói lên quan hệ thị trường đã mở rộng ra phạm vi cả nước là sự có mặt của những lưỡi dao găm, những mũi giáo đồng gãy hỏng thuộc loại hình văn hoá Đông Sơn vùng sông Mã, mảnh trống đồng thuộc dòng trống Đông Sơn vùng cao bên cạnh hàng trăm đồ đồng hỏng nát do sử dụng hay đúc lỗi và nhiều đồ đồng nguyên mới đúc chưa sử dụng hay đã sử dụng, cùng nhiều mảnh đồng, thỏi đồng được chứa trong chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp (trống Cổ Loa) phát hiện ở địa điểm Mả Tre trong khu vực thành Cổ Loa được chôn dấu trong lòng đất có lẽ do một biến động xã hội to lớn nào đó. Đó là sản phẩm, nguyên vật liệu của một lò thủ công đúc đồng thuộc trung tâm đúc đồng lớn của kinh đô Âu Lạc. Việc thu gom những đồ đồng hỏng nát để đúc lại, một mặt nói lên truyền thống tiết kiệm của người Đông Sơn, mặt khác chứng tỏ quan hệ thương mại đã có phạm vi hoạt động tầm quốc gia. Quan hệ trao đổi rộng rãi còn thể hiện ở sự thống nhất những đơn vị đo lường chung qua bằng chứng về sự phát hiện ở nhiều nơi: Đào Thịnh (Yên Bái), Làng Cả (Phú Thọ), Đông Sơn (Thanh Hoá) những quả cân bằng đồng có hình dáng kích cỡ giống nhau có niên đại thời Đông Sơn. Những quan hệ kinh tế vừa nêu trên càng củng cố thêm ý thức về cộng động dân tộc đã nảy nở trước đó. Ý thức dân tộc đang hình thành có xu hướng đi vào định hình, ổn định được thể hiện tập trung trong bản sắc dân tộc của văn hoá. Chỉ xét riêng trên bình diện phong tục ở khía cạnh hình thức bên ngoài của con người là linh vực mà tổ tiên ta thời dựng nước đầu tiên chú trọng để phân biệt mình với người. Cái răng, cái tóc là góc con người. Răng đen, tóc dài là Ta, người Việt cổ, để khác với răng trắng, răng bịt vàng, tóc tết đuôi sam là người khác tộc, khác ta. Răng đen thì đã thấy trong nhiều ngôi mộ Đông Sơn như ở Châu Can, Thiệu Dương... (Nguyễn Lân Cường, 1996), tóc dài xoã sau lưng thấy trên các bức tượng của thạp Đào Thịnh, nhiều nhất là ở hình người nhảy múa khắc trên các trống đồng Đông Sơn, tóc dài cuốn sau gáy như ở tượng người cõng nhau thổi khèn tìm được ở khu mộ Đông Sơn. . . Tinh hoa dân tộc, ý thức dân tộc mạnh mẽ nhất được vật thể hoá qua hình tượng trống đồng, trên đó những mặt cư bản của đời sống người Việt cổ được thể hiện: lao động, chiến đấu, yêu đương, giải trí, đua tài, lễ hội, vui chơi. . . và bao trùm lên tất cả của ngôn ngữ trống đồng là khát vọng một cuộc sống tự do, thanh bình. Đó là biểu hiện lòng tự tôn của một cộng đồng người đã tự ý thức về mình, về sức mạnh và khả năng vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Kẻ địch đã nhận ra vật cản đáng ngại trên bước đường bành trướng bá
  12. chủ thiên hạ của chúng và rắp tâm tiêu diệt bằng cách ra sức thu vét trống đồng của người Việt đem phá bỏ đúc thành tượng ngựa như Mã Viện đã làm sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng. Với ý nghĩa là biểu trưng của tâm hồn và ý chí người Việt, trống đồng được cất dấu, được bảo vệ, được lưu truyền ngàn đời qua nhiều thế hệ mãi mãi về sau và để tỏ thái độ phản kháng, người Việt đã nấu chảy tiền của kẻ thống trị để đúc trống mới, to đẹp hơn. Nền văn hoá trống đồng nổi lên đặc sắc như một nền văn hoá của một dân tộc mạnh, có sức sống mãnh liệt được nuôi dưỡng bằng lòng yêu nước thiết tha và ý thức tự hào dân tộc sâu sắc. Chúng ta đã dõi theo những hoạt động, những thành tựu, những chiến công của nhân dân ta trong thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương, thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Những dấu vết lịch sử còn để lại trong lòng đất đọng lại trong tâm khảm người dân, lưu giữ lại trong các sinh hoạt văn hoá truyền thống, ghi chép lại trong sác h sử cho thấy, đây là một thời kỳ hết sức quan trọng trong lịch sử đất nước và dân tộc, thời kỳ mà cộng đồng người chuyển mình thành quốc gia, dân tộc, định hình những tính cách, những phẩm chất cư bản nhất của dân tộc. Những phẩm chất, những tính cách đó được hình thành từ những giá trị, những đặc điểm của nền văn minh sông Hồng, nền văn minh được chuẩn bị và được tạo tiền đề ra đời qua những thành tựu lao động và đấu tranh đầy gian khổ và sáng tạo của tổ tiên chúng ta sinh sống ở đây, tại chỗ, ngay trên mảnh đất này từ hàng chục vạn năm về trước, từ khi những lớp người nguyên thuỷ đầu tiên kiếm sống và bảo vệ cuộc sống mới chỉ bằng những chiếc rìu tay bằng đá, những cây gậy vót nhọn đầu thô sơ cho đến khi những thế hệ tiếp theo biết mài đá làm cho công cụ và vũ khí sắc bén hơn, biết trồng trọt chăn nuôi để tự làm ra sản phẩm nuôi sống mình. Đến thời điểm cách ngày nay khoảng 4000 năm, lúc con người mở mang nông nghiệp ở vùng đồng bằng và biết đúc đồng, cải tiến công cụ và vũ khí thì bước chuẩn bị đã được hoàn thành, đưa đất nước và dân tộc tiến vào văn minh, xây dựng văn hiến, trên cư sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, với kết cấu xã hội nhà - làng - nước. Ở đó, bộ máy quản lý và điều hành xã hội - tức nhà nước - đảm đương những chức năng chủ yếu là tổ chức các công trình công cộng trị thuỷ để phát triển sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và phát triển đất nước. Công cuộc lao động và đấu tranh đầy gian lao và sáng tạo đó đã hun đúc nên những tính cách và phẩm giá cao quý của người Việt Nam: cần cù, bền bỉ, dũng cảm, kiên quyết, bao dung, tình nghĩa, vị tha, khoan hoà, thông minh, hiếu học... là cơ sở sức mạnh tinh thần cùng với những thành tựu trong lao động, xây dựng cuộc sống và đấu tranh bảo vệ cộng đồng và quốc gia tạo thành một nền tảng, một giá đỡ và bệ phóng vững chắc cho sự cất cánh của dân tộc mà ở đó nảy nở những tài hoa, những trí tuệ, tài ứng xử trong dựng nước và giữ nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1